Các trường hợp sử dụng DAO tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Service DAOs hoặc những tổ chức được thành lập để tập hợp và điều phối những cá nhân có kinh nghiệm là một thử nghiệm quan trọng về khả năng cạnh tranh của các DAO với các mô hình tập đoàn truyền thống. Theo tinh thần ban đầu của DAO, các DAO đầu tư đang trở nên phổ biến với các mô hình như Moloch và OpenLaw, cho phép các DAO thành công như MetaCartel, The LAO và FlamingoDAO.
Dù vậy, các DAO này thường chỉ dành cho các nhà đầu tư được công nhận (accredited investors), cản trở các cá nhân khác trong việc điều phối và góp vốn. PartyDAO được thành lập ngay sau khi phát hành PartyBid, là một cơ chế không cần cấp phép ra mắt vào đầu tháng 8 cho phép các cá nhân tiến hành một cuộc đấu giá công khai cho một NFT theo cách không cần tin cậy.
Mở khóa giới hạn của quyền sở hữu tác phẩm nghệ thuật
Trong thế giới vật lý, quyền sở hữu tác phẩm nghệ thuật thường bị giới hạn khi chỉ thuộc về một người và không thể tiến hành đấu giá tập thể. Các quỹ truyền thống góp vốn để đấu giá tập thể và sở hữu các tác phẩm nghệ thuật vật lý bị giới hạn trong việc chỉ một cá nhân được phép trưng bày. Tương tự như vậy, Masterworks là một nền tảng chia nhỏ và bảo mật các tác phẩm – cho phép nhiều bên sở hữu cùng một tác phẩm nghệ thuật, nhưng hiển nhiên khả năng trưng bày vẫn bị giới hạn nhất định.
Tài sản theo phần (fractional asset) và NFTs mở ra quyền sở hữu theo từng phần đối với hầu hết mọi phương tiện hay tác phẩm truyền thông trong thế giới kỹ thuật số. PartyBid là mô hình đầu tiên cho phép xây dựng cộng đồng và đấu giá tập thể. Các nền tảng phân chia tài sản theo phần (fractionalization platform) sẽ trở nên quan trọng như bất kỳ thị trường thứ cấp nào khi có nhiều người tham gia vào không gian NFT.
Partying for NFTs
Gần giống như PleasrDAO, (dự án gần đây đã thu thập album đĩa đơn của Wu-Tang) PartyBid cho phép sở hữu chung và tập thể hóa NFTs. Một người dùng tiến hành một “party” cho một phiên đấu giá NFT mở mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia. Nếu party thắng cuộc đấu giá, họ sẽ được chia từng phần NFT theo tỷ lệ các token ERC-20. Nhưng, nếu cuộc đấu giá bị thua, tiền sẽ được trả lại cho những người đấu giá tương ứng. Để chia nhỏ các NFT, PartyBid dựa vào Fractional, một giao thức hợp đồng thông minh giúp chia các NFT thành các token ERC-20 theo từng phần.
PartyDAO ra mắt thông qua sự kiện huy động vốn cộng đồng Mirror và các token $PARTY đã được phân bổ cho các nhà đầu tư. Một số lượng giới hạn token $PARTY đã được tạo và những chủ sở hữu token sau đó đã thành lập PartyDAO, tổ chức được thành lập để xây dựng và quản lý PartyBid.
Gần đây, PartyDAO đã thông qua đề xuất điều chỉnh vốn – tạo ra nguồn dự trữ token lớn hơn – cho những người đóng góp khi họ tái tham gia trên PartyBid. Kể từ khi ra mắt, 3.421 ETH đã được đóng góp cho 172 party (đấu giá) với 887 ETH là mức đóng góp cao nhất trong một ngày.
Phiên đấu giá thành công lớn nhất là Party of the Living Dead đã tích lũy được 1.201 ETH từ những người đấu giá, chiếm khoảng 35% tổng số ETH đóng góp trên PartyBid. Kể từ đó, số lượng ETH được đóng góp và số lượng party bắt đầu giảm dần – với trung bình khoảng một party được tạo ra mỗi ngày.
Mặc dù sự ra mắt ban đầu của PartyBid đã thu hút sự chú ý đáng kể, nhưng sự chững lại gần đây có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm đội ngũ cốt lõi sa sút, phí gas tăng, khả năng hỗ trợ thị trường hạn chế hoặc làn sóng đấu giá không thành công gần đây. Dù là gì đi nữa, không có gì ngạc nhiên khi một làn sóng người dùng NFT mới sẽ sớm tham gia vào thị trường, đặc biệt là khi Coinbase công bố thị trường NFT của riêng mình.
Trên PartyBid, người dùng chỉ có thể đặt giá NFTs trên Foundation và Zora. Các nhà phát triển có thể sử dụng các hợp đồng MarketWrapper của mình tiến hành các party để tham gia đấu giá ở các thị trường khác, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa hỗ trợ OpenSea – thị trường NFT thứ cấp phổ biến nhất.
OpenSea hiện có hơn 600.000 người dùng đã đăng ký và thực hiện ít nhất một giao dịch, thị trường này có tổng khối lượng giao dịch hàng tháng lên tới 3 tỷ USD trong suốt tháng 8 và tháng 9 năm nay. Việc phát triển để hỗ trợ cho OpenSea hiển nhiên sẽ cho phép nhiều người dùng tạo các party vì hầu hết các dự án phổ biến chủ yếu bán trên OpenSea. Kế hoạch sắp tới của PartyDAO sẽ thực hiện điều đó trong phiên bản tiếp theo của sản phẩm.
Các party thuộc PartyDAO cũng đã tham gia vào một số cuộc đấu giá Nouns, trong đó có 93 cuộc đấu giá còn tồn tại cho đến nay. Nouns là một bộ sưu tập ảnh đại diện chung trên chuỗi và chỉ có một Noun duy nhất được bán đấu giá mỗi ngày – một party đã thu thập thành công Noun 11.
Sở hữu một Noun mở ra quyền truy cập vào Nouns DAO, tại đây một Noun tương đương với một phiếu bầu. Trong trường hợp này, quyền sở hữu theo phần (fractional ownership) mở ra tầng quản trị thứ cấp, nơi cộng đồng những người sở hữu Noun riêng lẻ phải quyết định cách bỏ phiếu trong cộng đồng Nouns rộng lớn hơn.
Tính thiết thực trong Fractionalized World
Điều gì sẽ xảy ra với tính thiết thực khi một NFT được chia nhỏ và nhiều chủ sở hữu hiện nắm giữ các token ERC-20 đại diện cho NFT đó? Nếu có 30 người có quyền sở hữu cùng một NFT thì việc thể hiện quyền sở hữu theo từng phần quan trọng như thế nào? Nếu một máy chủ Discord có quyền truy cập vào NFT (ví dụ: BAYC) thì tất cả các chủ sở hữu theo phần đều có quyền truy cập hay chỉ những chủ sở hữu nắm giữ % cổ phần nhất định được phép truy cập? Và ai sẽ là người quyết định điều đó?
So với tính thiết thực trong tác phẩm nghệ thuật vật lý, NFT có giá trị đối với các nhà sưu tập, những người có thể tạo ra tiếng vang với một dự án hoặc nghệ sĩ. Chủ sở hữu của các dự án NFT cụ thể được chào đón vào một cộng đồng độc quyền của những chủ sở hữu khác, nơi họ có thể tiếp cận các lợi ích, IRL (trong cuộc sống thực) hoặc kỹ thuật số và tiếp cận với các nhà xây dựng và nhà sưu tập khác trong không gian.
Quyền sở hữu theo từng phần mang lại lợi ích như nhau. Ví dụ: chủ sở hữu theo từng phần của bất kỳ dự án NFT nào cũng có thể tham gia và đóng góp vào cùng một cộng đồng với toàn bộ chủ sở hữu NFT (ví dụ: Bored Ape Yacht Club).
Thường thì gaming blockchain hoặc metaverse được xem là trường hợp sử dụng lớn nhất cho NFT khi cơ sở hạ tầng có khả năng tương tác đã sẵn sàng. NFT có thể đại diện cho danh tính của ai đó trong metaverse hoặc một mảnh trong game, nhưng với một nhóm người sở hữu một NFT duy nhất sẽ khó có thể ứng dụng trong trường hợp này. Trong lĩnh vực DeFi, chủ sở hữu theo từng phần có thể dễ dàng cung cấp thanh khoản cho một pool bằng token của họ hoặc tham gia vào yield farming.
Chương tiếp theo dành cho Quyền sở hữu NFT của cộng đồng
Các NFT blue chip thường đắt tiền như Punks, BAYC, Beeple,… Khả năng tham gia đấu giá các NFT cực kỳ khan hiếm này thường không dễ tiếp cận đối với hầu hết các nhà giao dịch. Đấu giá tập thể làm giảm đáng kể rào cản gia nhập và rủi ro. Mặt khác, đấu giá cộng đồng cũng có lợi cho đa số cá voi (người sở hữu lượng lớn một hoặc nhiều tài sản kỹ thuật số). Ngoài những gì đóng góp vào pool, họ có thể thu thập đóng góp từ những người tham gia khác để tăng cơ hội thắng cuộc đấu giá.
Trong khi BAYC cho phép các chủ sở hữu theo từng phần tham gia vào cộng đồng discord, điều quan trọng là phải xem các dự án NFT khác có tiến hành tương tự hay không.
Nếu các chủ sở hữu theo từng phần được định giá như nhau, tính thanh khoản của NFT sẽ tăng lên, mang lại lợi ích cho tất cả các chủ sở hữu NFT trong quá trình này. Khi thảo luận về thành phần mang tính cách mạng của NFT, hầu hết mọi người đều chọn quyền sở hữu kỹ thuật số và bản chất có thể kết hợp của chúng. Vì vậy, các giao thức sở hữu tập thể và theo từng phần sẽ chỉ dân chủ hóa hơn nữa quyền truy cập vào NFT và đảm bảo rằng quyền sở hữu vẫn mang tính phổ quát, bất kể vị thế tài chính của từng người.
Bài viết được Huyền Trang thuộc FXCE crypto biên tập từ “PartyDAO––Collective Building and Bidding” của Eshita Nandini, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Crypto
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight