Giới thiệu
Ngành công nghiệp video game đang phát triển đa chiều.
Trải nghiệm người dùng đang dần thay đổi. Các trò chơi trực tiếp đã nhường chỗ cho game online lan rộng khắp toàn cầu. Các nguyên bản thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) ngày một đưa người chơi đắm chìm vào thế giới kỹ thuật số thay thế trải nghiệm thực không giới hạn.
Nhiều mô hình kinh doanh cũng đang phát triển. Kiếm tiền từ hình thức bán bộ trò chơi thực trong cửa hàng đã nhường chỗ cho hình thức bán vật phẩm trong game và quảng cáo trong các trò chơi free-to-play. Giải đấu eSports và dịch vụ streaming như Twitch lần đầu tiên mang đến cho các game thủ một “phần” doanh thu từ ngành công nghiệp gaming.
Trong khi đó, một xu hướng mới đang nổi lên.
Hơn mười năm sau khi Bitcoin ra đời, công nghệ blockchain vẫn đang được tận dụng để định nghĩa lại trải nghiệm game cho developer cũng như người chơi. Nhờ những cải tiến như token không thể thay thế (non-fungible token hay NFT) và smart contract, developer có bộ công cụ mới để phát triển trải nghiệm chơi game kết hợp các đặc tính kinh tế liên quan.
Sự ra đời của công nghệ blockchain đã đặt ra những câu hỏi mới. Cơ cấu thưởng nào phù hợp với lợi ích của developer, người chơi và khán giả? Việc tạo ra các tài sản kỹ thuật số có đơn thuần chỉ để cung cấp cho developer một phương thức kiếm tiền mới trích từ tiền thuê của các game thủ không? Hay nó mang đến cho game thủ những trải nghiệm chơi game thú vị và có giá trị hơn?
Mọi dấu hiệu về các blockchain-based gaming (trò chơi dựa trên công nghệ blockchain) phổ biến nhất hiện nay đã chứng minh tính khả thi ở nhiều cấp độ cao hơn, và cho thấy tiềm năng ứng dụng rộng rãi công nghệ blockchain trong ngành công nghiệp video game. Tương lai ngành công nghiệp non trẻ này có thể phát triển đến như thế nào sẽ thể hiện qua cách công nghệ được tích hợp và tác động đến trải nghiệm game hiện tại.
Ủy quyền bởi Forte Labs, Inc.
Forte xây dựng công nghệ kinh tế cho ngành game. Nền tảng đầu cuối (end-to-end) của Forte cho phép kinh tế cộng đồng chuyển mình, tạo ra hệ thống mà lợi ích của game developer và người chơi được gắn kết, xây dựng cộng đồng game lành mạnh và bền vững. Đội ngũ gồm những thành viên kinh nghiệm trong ngành (như Unity, Ngmoco, Riot Games, Electronic Arts, Sony và Rockstar Games).
Forte hiện đang làm việc với hơn 30 game developer nổi tiếng trong ngành để tái cấu trúc nền kinh tế trong game. Một đối tác tiêu biểu là Jeff Tunnell, nhà sáng lập Dynamix, studio đứng sau Starsiege: Tribes. Ngoài ra, Gallium Studios – công ty phát triển game thành lập bởi Will Wright (người tạo ra The Sims), gần đây đã hợp tác với Forte để tung ra Proxi – trò chơi mới dựa trên blockchain và trí tuệ nhân tạo. Các đối tác developer đã công bố trước đây bao gồm Hi-Rez Studios, Penrose, nWay, GC Turbo, Other Ocean, Kongregate, Magmic và DECA Games.
Nghiên cứu bởi
The Block Crypto, Inc. – The Block là công ty dịch vụ thông tin được thành lập vào năm 2018. Bộ phận nghiên cứu, The Block Research, sản xuất nội dung nghiên cứu về tài sản kỹ thuật số, fintech và các ngành dịch vụ tài chính.
Liên hệ
The Block
Email: support@theblockcrypto.com
Twitter: @TheBlock__
The Block Research
Email: research@theblockcrypto.com
Twitter: @theblockres
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin cảm ơn Forte vì đã ủy quyền báo cáo này và hỗ trợ quá trình nghiên cứu. Chúng tôi cũng biết ơn những người đã chia sẻ quan điểm của họ về chủ đề này, bao gồm những cá nhân đã được phỏng vấn trong quá trình nghiên cứu:
Robby Yung từ Animoca Brands
Jeff Zirlin từ Axie Infinity
Piers Kicks từ Bitkraft Ventures
Jon Jordan từ Blockchain gaming podcast
Mikhael Naayem và Jackie Rubin từ Dapper labs
Linda Chew, Miguel Vias và Robert Nam từ Forte
Chris Clay & Samara LeMerle từ Immutable
Josh Chapman từ Konvoy Ventures
Rudy Koch từ Mythical Games
Andrew Steinwold từ Sfermion
Jesse từ Splinterlands
Dirk Leuth từ Upland
Gabby Dizon từ Yield Guild Games
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những ai đã hỗ trợ sản xuất báo cáo này tại The Block – Larry Cermak, John Dantoni và Rebecca Stevens. Cuối cùng, xin cảm ơn Aleksander Hamid đã hoàn thành xuất sắc việc thiết kế báo cáo. Các tác giả, Andrew Cahill và Saurabh Deshpande, đang nắm giữ các token sau được đề cập trong báo cáo như ATOM, AXS, BTC, ETH và SOL.
Các tác giả
Andrew Cahill Saurabh Deshpande
Linkedin Linkedin
Giới thiệu chung về Blockchain-Based Gaming
Định nghĩa về Blockchain-Based Gaming
Trớ trêu thay, blockchain-based gaming có thể được định nghĩa rộng ra là trải nghiệm game ứng dụng công nghệ blockchain ở dạng này hay dạng khác. Cho đến nay, ứng dụng chủ yếu được tập trung vào việc phát hành và chuyển giao các tài sản trong game. Những tài sản này này gồm NFT đại diện cho các vật phẩm trong game, và các fungible token (có thể thay thế) làm phần thưởng, chuyển nhượng giá trị và đôi khi, cấp quyền quản trị cho chủ sở hữu trong game.
Ranh giới giữa cách gọi “blockchain-based game” và “traditional game” dự kiến sẽ ngày càng mờ nhạt trong thời gian tới khi các tài sản kỹ thuật số được tích hợp liền mạch hơn vào trải nghiệm game và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, các bên liên quan trong hệ sinh thái blockchain-based game ngày nay, được nêu bên dưới, có thể sẽ không đổi.
Phân khúc Blockchain-Based Gaming
Các blockchain Layer 1 cho phép phát hành và chuyển giao tài sản như NFT và token có thể thay thế trong game. Chúng trải rộng từ các nền tảng đa dụng như Ethereum đến các nền tảng chuyên dùng để phát hành NFT như Flow và Wax.
Mặc dù các nền tảng này ở cấp thấp nhất của phân khúc, nhưng các đặc tính hiệu suất và bảo mật của chúng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các bên liên quan ở trên.
Người chơi thường chịu phí giao dịch khi tạo ra tài sản trong game và chuyển chúng trên các nền tảng Layer 1. Chi phí giao dịch cao trong thời gian dài trên Ethereum – nền tảng lớn nhất hiện nay, đã thúc đẩy nhiều studio game lựa chọn tạo ra các giải pháp blockchain của riêng mình để phát triển cơ sở người dùng nhanh chóng và ngăn ngừa mọi hạn chế về khả năng mở rộng.
Ví dụ, Dapper Labs ra mắt Flow blockchain sau sự tắc nghẽn trên Ethereum do cơn sốt CryptoKitties bùng nổ vào cuối năm 2017. Ngoài ra, Sky Mavis đã ra mắt Ronin, một giải pháp Ethereum sidechain hậu thuẫn mô hình kinh tế của blockchain-based game phổ biến nhất hiện nay – Axie Infinity.
Ngoài những vấn đề về hiệu suất, tính phi tập trung của các nền tảng blockchain cơ bản là một yếu tố quan trọng mà các game thủ và developer cần quan tâm. Các yếu tố khác không đổi, nền tảng có mức độ phi tập trung cao hơn sẽ đảm bảo khả năng chống kiểm duyệt và đặc biệt là mức độ bảo mật cao hơn khi giao dịch giá trị trong game.
Giải pháp mở rộng Layer 2 và các sidechain thường nhằm mục đích tăng khả năng mở rộng của nền tảng Layer 1, bằng cách chuyển giao dịch khỏi nền tảng Layer 1 sang các blockchain riêng biệt. Chúng bao gồm các giải pháp rollup, chẳng hạn như Arbitrum, kế thừa tối đa tính bảo mật của nền tảng Layer 1 cơ bản, đến các sidechain như Ronin có cơ chế bảo mật độc đáo của riêng mình, gần giống như các nền tảng Layer 1 độc lập.
Nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và công cụ cung cấp giải pháp giúp game developer dễ dàng kết hợp công nghệ blockchain vào trò chơi của mình. Các giải pháp này gồm cơ sở hạ tầng ví vô cùng quan trọng để lưu trữ và chuyển giao tài sản trong game qua các nền tảng, chuyển đổi tiền pháp định thành tiền mã hóa và ngược lại (on-ramp và off-ramp), dịch vụ quản lý rủi ro như các giải pháp Know Your Customer (KYC) và Anti-Money Laundering (AML).
Các Developer Studio tạo và duy trì phần mềm giao diện game. Trong một số trường hợp, chẳng hạn nhà cung cấp giải pháp như Dapper Labs, các studio này tích hợp trực tiếp công nghệ blockchain vào các trò chơi của mình. Nếu không thì, các developer cũng có thể làm việc với nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và công cụ như Forte để cung cấp các dịch vụ này.
Trò chơi và ứng dụng trải rộng từ các ứng dụng như NBA Top Shot, chuyên thu thập và giao dịch thẻ, các game thế giới ảo như mua đất trên Decentraland, đến các trò chơi chiến đấu như Axie Infinity. Phần 3 của báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các loại blockchain-based game khác nhau trên thị trường hiện nay.
Marketplace là nơi người chơi đúc, mua và giao dịch các vật phẩm trong trò chơi (chủ yếu là NFT).
Tài sản dựa trên blockchain bao gồm các NFT và tài sản crypto có thể thay thế được dùng để trải nghiệm game. Chúng được phát hành trên nền tảng Layer 1, các sidechain và giải pháp mở rộng quy mô Layer 2, có thể được giao dịch và mua bán trực tiếp giữa người dùng với nhau trên toàn cầu 24/7.
Tài sản Fungible vs. Non-Fungible
Như các tài sản truyền thống, tài sản trên blockchain ứng dụng trong game có thể được phân ra là fungible (có thể thay thế) hoặc non-fungible (không thể thay thế).
Các tài sản Fungible thường có thể hoán đổi cho nhau và có thể dễ dàng chia thành các khoản nhỏ hơn.
Ví dụ, một tờ USD có thể hoán đổi với một tờ USD khác và có thể được chia nhỏ thành cent, những cent này cũng có thể hoán đổi cho nhau. Tương tự, một Bitcoin (BTC) được chấp nhận để đổi một BTC khác và có thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn. Đơn vị nhỏ nhất của BTC được gọi là “satoshi”, tương đương với 1/100.000.000 của một BTC.
Các tài sản Non-fungible là độc nhất và không thể thay thế cho nhau hay dễ dàng phân chia.
Ví dụ, một ngôi nhà có nhiều đặc tính như mảnh đất, lịch sử cư trú và xây dựng khiến nó trở nên khác biệt với những ngôi nhà khác. Và dù trên lý thuyết một ngôi nhà có thể được chia nhỏ, nhưng nó thường được coi là một tài sản duy nhất. Tương tự, con mèo kỹ thuật số CryptoKitties trong hình trên là duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau trên cơ sở 1:1. Chúng có ngày sinh, nguồn gốc khác nhau, và thậm chí “đặc điểm” hình dạng và màu mắt cũng khác nhau.
“Ví dụ, nếu bạn mua Mona Lisa ngoài đời thực … bạn bè có thể đến sao chép bức tranh. Nhưng một chuyên gia nghệ thuật nào đó có thể đến để xác minh tác phẩm nguyên bản … Trong thế giới kỹ thuật số, nếu bạn có một hình ảnh và sao chép hình ảnh đó, không ai biết người sở hữu hình gốc là ai. Tuy nhiên, giờ đây điều đó có thể thực hiện được nhờ công nghệ blockchain (và các NFT)” – Nikil Viswanathan, CEO tại Alchemy
NFT thực sự là gì?
Dù việc phân định tài sản có thể và không thể thay thế thường dựa trên kiểm tra vật lý (ví dụ bằng cách quan sát điểm khác biệt giữa hai ngôi nhà), NFT cho phép xác thực kỹ thuật số theo phương pháp trust-minimized (giảm thiểu nhu cầu tin tưởng vào trung gian) tận dụng công nghệ blockchain. Nikil Viswanathan đã giải thích rất tốt sự khác biệt này.
Nếu NFT là đại diện cho quyền sở hữu, điều này đương nhiên sẽ đặt ra câu hỏi: “các đối tượng mà chúng đại diện có cùng nằm trên blockchain hay không?”
Câu trả lời hầu hết là “không” trong mọi trường hợp. Nhìn chung, việc lưu trữ dữ liệu trực tiếp trên Ethereum và hầu hết các blockchain khác không phải là cách tối ưu tài nguyên tính toán.
Ví dụ, mỗi SSTORE opcode tốn 20.000 gas (1/1.000.000 của một ETH) để lưu trữ một byte dữ liệu trên Ethereum. Giả sử giá mỗi ETH ở mức $2500, cần tốn khoảng $50k để lưu trữ 1 megabyte hình ảnh trên Ethereum. Vì vậy, bản thân các tệp dữ liệu không được lưu trữ trên blockchain, thay vào đó thì siêu dữ liệu (metadata) đại diện cho chúng. Siêu dữ liệu, thường là một URL lưu trữ các tệp dữ liệu thực hoặc tệp media thô, liên kết một NFT với điều nó đại diện trên thực tế.
Vì thế, vai trò của các NFT gần như là “hồ sơ xác thực dựa trên blockchain” hay “chứng nhận sở hữu kỹ thuật số”. Các tài sản đầu tiên được NFT đại diện là tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, collectible (vật phẩm sưu tầm) và tài sản trong game, tuy nhiên, nó sẽ không dừng lại ở đó. Theo lý thuyết, ta có thể dùng NFT để trao quyền sở hữu bất kỳ thứ gì.
Ý tưởng về khả năng phân chia làm cho việc phân biệt NFT và fungible token trở nên phức tạp hơn. Mặc dù NFT thường đại diện cho một đối tượng duy nhất có thể xác minh, quyền chủ sở hữu có thể được phân chia thành fungible token, đại diện cho các cổ phần của một NFT.
Ví dụ: mỗi CryptoKitty là một tài sản dạng NFT trên blockchain – duy nhất và xác minh được, đồng thời, nó có thể được chia thành nhiều cổ phần đại diện bằng các fungible token. Các fungible token này hiện có thể hoán đổi cho nhau và cũng có thể được tiếp tục chia nhỏ thành các cổ phần nhỏ hơn nữa.
Điều gì thúc đẩy sự phát triển blockchain gaming?
Dù mới nổi lên gần đây như một hiện tượng phổ biến, NFT đã bắt đầu được thử nghiệm và cải tiến từ rất sớm. Blockchain-based collectible nổi lên, token được tiêu chuẩn hóa và các sàn giao dịch ra đời đều là những bước phát triển quan trọng làm tiền đề triển khai NFT trong các blockchain-based game.
Collectible (Vật phẩm sưu tầm)
Tháng 03/2012, Coloured Coins được giới thiệu như một giao thức cho phép phát hành các tài sản khác nhau (như cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thông minh, kim loại quý, hàng hóa) trên Bitcoin blockchain.
Một năm sau, các collectible đầu tiên được phát hành trên cơ sở hạ tầng blockchain với sự ra mắt của Counterparty – nền tảng tương tự Coloured Coins bổ sung các chức năng giao dịch. Các Rare Pepe Meme, những chú ếch hoạt hình, là một trong những collectible phổ biến nhất được phát hành trên Counterparty.
Tháng 06/2017, Larva Labs, một studio phát triển collectible, đã giới thiệu phiên bản cải tiến Tiêu chuẩn ERC-20 – fungible token của Ethereum cho phép team gắn identifier độc nhất vào token.
Ứng dụng cải tiến này, Larva Labs đã tạo ra 10.000 hình ảnh collectible có độ phân giải cao với tên gọi CryptoPunk để thử nghiệm về chứng nhận quyền sở hữu. Khoảng bốn năm sau, các CryptoPunk collectible miễn phí ban đầu này, đã trở thành một trong những collectible kỹ thuật số được săn lùng nhiều nhất và mở bán với giá hàng triệu USD cho từng hình.
Tháng 11/2017, Dapper Labs, công ty công nghệ chuyên về NFT, đã ra mắt CryptoKitties, một game dựa trên Ethereum. Trong đó, người chơi có thể thu thập, giao dịch và nhân giống mèo kỹ thuật số mà vẫn duy trì quyền sở hữu bất biến. CryptoKitties không chỉ đơn giản đại diện cho sự thành công trong giai đoạn đầu. Theo các developer tại Dapper Labs, có thời điểm, game ước tính chiếm đến 25% hoạt động trên Ethereum và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng ươm mầm cho sự phát triển của NFT.
Chuẩn hóa token
Cuối 2015, các tiêu chuẩn cho token đã xuất hiện lần đầu tiên. Do đặc tính toàn cầu của mạng blockchain như Ethereum, nên các cơ chế phối hợp là cần thiết để phát triển hiệu ứng mạng.
Tiêu chuẩn token quy định các thuộc tính nhất định cho blockchain token, chẳng hạn như loại token mà chúng đại diện (fungible hay non-fungible), cách chuyển token sang tài khoản khác cũng như cách truy xuất các số liệu như tổng nguồn cung token. Hình dưới phác thảo 03 cấu trúc token nổi bật nhất được sử dụng trên Ethereum: ERC-20, ERC-721 và ERC-1155.
Tháng 11/2015, lần đầu tiên tiêu chuẩn ERC-20 được đề xuất. Tiêu chuẩn này đã cung cấp cho các developer một giải pháp vượt trội để tạo fungible token trên mạng lưới Ethereum, token này có thể dễ dàng được giao dịch với các token khác theo cùng một tiêu chuẩn. Bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn này, token được hỗ trợ dễ dàng bởi các ví như Metamask và MyEtherWallet. Nó cũng nhanh chóng được chấp nhận là một giải pháp phù hợp với các nhà phát hành token trên Ethereum.
Tháng 01/2018, Tiêu chuẩn ERC-721 được đề xuất. ERC-721 hỗ trợ cho phần lớn các NFT đã được tạo ra trên Ethereum cho đến nay. Các ERC-721 token là duy nhất và không thể thay thế. Vì vậy, giá trị hai token thuộc cùng một hợp đồng có thể khác nhau, phụ thuộc vào chủ sở hữu trước đó, niên đại, xếp hạng trong hệ sinh thái hay các thuộc tính khác.
Tháng 06/2019, Tiêu chuẩn ERC-1155 được đề xuất. ERC-1155 là một tiêu chuẩn multi-token, không xác định khả năng thay thế của token. Nó sử dụng một smart contract duy nhất, đại diện cho nhiều token (cả fungible và non-fungible), trong khi ERC-20 và ERC-721 đòi hỏi triển khai hợp đồng riêng biệt cho từng loại token hoặc nhóm token.
Tiêu chuẩn ERC-1155 đã thu hút nhiều sự chú ý, đặc biệt đối với dòng game mà người dùng tạo ra một số lượng lớn tài sản, chẳng hạn như The Sandbox. Tận dụng một smart contract duy nhất cho nhiều loại token, tiêu chuẩn này cho phép nhóm các giao dịch, và nhờ đó, giảm chi phí thường phải trả trên Layer 1 tới 90%.
Sàn giao dịch và Cơ sở hạ tầng
Tháng 12/2017, OpenSea, sàn giao dịch NFT lớn nhất thế giới, đã ra mắt. Nhờ sự phát triển vượt trội của NFT trong năm nay, giá trị giao dịch trên sàn OpenSea đã bùng nổ. Tổng khối lượng giao dịch NFT trên nền tảng đã vượt quá 3 tỷ USD chỉ trong tháng 8, từ 280 triệu USD hồi tháng 7.
Tháng 04/2021, Immutable, công ty phát hành Gods Unchained – game card chiến đấu, đã tung ra giải pháp mở rộng Ethereum Layer-2 đầu tiên được thiết kế riêng cho NFT, Immutable X.
Phát triển blockchain game
Phát triển blockchain-based game xuất hiện từ đầu năm 2018 với sự ra đời của các game như Axie Infinity. Axie Infinity được xây dựng dựa trên các game trước đó như CryptoKitties, thêm vào các gameplay mạnh hơn như chiến đấu và ứng dụng mô hình kinh tế phức tạp hơn.
Tháng 02/2020, Decentraland chính thức phát hành nền tảng công khai. Dù Decentraland vốn được tạo ra từ đầu năm 2015, nhưng nó đã được chuyển đổi qua nhiều vòng lặp thành một thế giới ảo, mà bất động sản kỹ thuật số ở đó đã chứng kiến giá tăng rõ rệt.
Tác động của Blockchain đến ngành công nghiệp Gaming
Hàng loạt game khác nhau đã ra đời dù ngành công nghiệp gaming trên blockchain vẫn còn sơ khai.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi đa số blockchain-based game đều xoay quanh các ý tưởng cốt lõi nổi bật từ video game truyền thống.
NBA Top Shot xây dựng trên mô hình “collect and trade”, phổ biến ở các game card bóng chày và đấu trường collectible khác trong nhiều thập kỷ.
Axie Infinity xây dựng dựa trên mô hình game “breed and battle” mà Pokémon đã tiên phong từ những năm 90.
Sorare, game mà người chơi mua và trao đổi card cầu thủ và phát triển các đội bóng, xây dựng dựa trên mô hình “draft and compete” phổ biến trong các giải đấu thể thao giả tưởng. Cuối cùng, game thế giới ảo như Decentraland và Somnium Space đưa game thủ vào những thế giới thay thế như Second Life và The Sims.
Nhiều game tương tự các thể loại phổ biến hiện nay. Tuy vậy, điểm quan trọng nhất phân biệt chúng với các video game truyền thống là việc sử dụng bearer asset (quyền sở hữu thuộc về người nắm giữ) trên blockchain.
Giao dịch tài sản
Nhờ sự ra đời của công nghệ blockchain, tài sản trong game được xây dựng trên nền tảng blockchain toàn cầu và không cần cấp phép, thay vì trên cloud hoặc lưu trữ dữ liệu tại chỗ được kiểm soát bởi các công ty phát triển video game. Điều này cho phép người dùng sở hữu trực tiếp các vật phẩm trong game và toàn quyền (không thể thu hồi) kiểm soát việc sử dụng.
Sàn giao dịch NFT và tài sản kỹ thuật số cung cấp cho người chơi nguồn vốn không tưởng, để khai thác giá trị từ trải nghiệm game bằng cách mua và giao dịch những vật phẩm này trên toàn cầu 24/7.
Các game developer cũng được lợi khi sử dụng các tài sản dựa trên blockchain. Từ khuôn khổ giao dịch vật phẩm trong game hiện nay, một hoạt động được biết đến như “khai thác vàng” đã trở nên phổ biến.
Việc khai thác vàng đòi hỏi người chơi phải bán tài khoản hoặc tiền tệ trong game ở thị trường phi chính thức hoặc phi tập trung, hạn chế cơ hội kiếm tiền của developer ở thị trường thứ cấp và khiến người chơi dễ bị lừa đảo. Nhờ thị trường tài sản game kỹ thuật số, developer sẽ hiểu hơn khối lượng giao dịch tài sản và mã hóa tiền bản quyền thành các NFT, sao cho trong mỗi lần bán tiếp theo, họ nhận được một phần doanh thu dưới dạng phí bản quyền.
Ngoài tăng cơ hội kiếm tiền cho developer, mã hóa tài sản trong game còn mở ra nhiều cơ hội cho người chơi. Một số người dùng đã đưa tài sản game vào hoạt động trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi). Các nền tảng như Yield Guild Games cho phép vay mượn tài sản trong game, người chơi không có vốn cần trả trước để mua vật phẩm vẫn có thể tham gia game bằng cách chia sẻ một phần thu nhập với người cho vay vật phẩm.
Ứng dụng mô hình kinh doanh
Việc giới thiệu các blockchain-based asset đến với video game mở ra tiềm năng cho những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới dành cho developer và nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho game thủ.
Đến năm 2010, mô hình kinh doanh phổ biến nhất cho ngành công nghiệp gaming là pay-to-play (trả tiền để chơi), qua đó, các development studio và nhà phát hành kiếm tiền từ doanh số trò chơi trả trước, hoặc đôi khi từ lượt đăng ký. Hợp tác với nhãn hàng để quảng cáo trong game rất hiếm gặp. Người chơi rất ít hoặc không có cơ hội để khai thác giá trị từ game ngoài hứng thú trải nghiệm chơi game.
“Free-to-play (chơi miễn phí), xét cho cùng, từng bị coi là mô hình kinh doanh cực đoan, ít nhiều cũng làm giảm doanh thu cho game và tệ nhất, sẽ nuốt chửng cả ngành công nghiệp. Dù vậy, thời gian đã chứng minh đây là mô hình kiếm tiền tốt nhất và là động lực cốt lõi đằng sau sự phát triển văn hóa video gaming. ” – Matthew Ball, Managing Partner tại EpyllionCo
Lịch sử phát triển các mô hình kinh doanh video gaming | |||
Pay to Play (những năm 70) | Free to Play (từ 2010) | Ứng dụng Blockchain (từ 2020) | |
Doanh thu của developer |
|
|
|
Các game thủ kiếm tiền |
|
|
|
Động lực thúc đẩy |
|
|
|
Ví dụ |
Nhờ sự ra đời của mô hình free-to-play vào những năm 2010, các nhà phát hành bắt đầu cho ra mắt một số trò chơi không phải trả trước. Theo các mô hình này, các giao dịch mua vật phẩm hay nâng cấp năng lực trong game và quảng cáo tạo nên phần lớn doanh thu cho các studio phát hành. Các dịch vụ streaming và e-sports nổi lên như đòn bẩy kiếm tiền cho các game thủ, dù chúng chỉ giới hạn cho những người ưu tú nhất.
Fortnite là một ví dụ hữu ích về mức độ thành công của một số mô hình kinh doanh free-to-play này. Ra mắt vào tháng 07/2017, nó thu về hơn 5 tỷ USD trong năm đầu tiên. Ngoài ra, từ chưa có người dùng ở thời điểm đầu năm 2017, game đã thu hút đến 80 triệu người dùng tích cực hàng tháng trong năm sau. Wow!
Ứng dụng Blockchain
Mọi dấu hiệu đều cho thấy việc ứng dụng blockchain vào gaming đang tiếp nối xu hướng free-to-play thay đổi triệt để ngành công nghiệp này. Cho đến nay, mô hình play-to-earn – người chơi có khả năng kiếm phần thưởng từ game dưới dạng các blockchain token, đã được ứng dụng phổ biến hơn bởi các game developer.
Nhưng theo thời gian, việc ứng dụng blockchain để phát triển game có thể sẽ mở ra nhiều use case đa dạng bên ngoài mô hình này. Ngoài ra, có khả năng mô hình ứng dụng blockchain sẽ kết hợp nhiều yếu tố từ các mô hình gaming trước đây như pay-to-play (bán token trước) và free-to-play bắt đầu chơi mà không cần phí trả trước. Ví dụ, các trò chơi như Axie Infinity, được nghiên cứu trong phần sau của báo cáo, kết hợp các yếu tố pay-to-play và play-to-earn.
Tokenomics trong game
Nhiều game hiện nay áp dụng mô hình kinh tế phức tạp của blockchain token để xác định các bên nào liên quan tại thời điểm nào khai thác giá trị xuyên suốt vòng đời game trong hệ sinh thái gaming. Trong những năm tới, cộng đồng gaming dự kiến sẽ ngày càng chú trọng sự cân bằng giữa trải nghiệm chơi game thú vị và yếu tố khuyến khích người chơi cũng như developer tham gia.
Trong khi cấu trúc thưởng khuyến khích của các blockchain-based game vẫn còn sơ khai hay số lượng lớn chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm, hình trên cung cấp góc nhìn tổng quan về các thành phần vận hành khác nhau tạo nên một hệ sinh thái gaming ngày nay.
Các thành phần chính trong các hệ sinh thái này và tương tác giữa chúng:
Game developer phân phối hoặc bán các vật phẩm, tiền tệ trong game và token quản trị cho người chơi, từ đó, tạo ra doanh thu. Các development studio này cũng thường giữ vai trò quan trọng trong việc ra quyết định quản trị của cộng đồng gaming tương ứng và nắm giữ lượng lớn token quản trị của trò chơi.
Người chơi sử dụng các vật phẩm và đôi khi, kiếm được token thưởng trong game xuyên suốt quá trình chơi. Do người chơi toàn quyền kiểm soát tài sản trong các game này, họ có thể bán các vật phẩm trong game trên thị trường thứ cấp, đồng thời trả một khoản phí và tiền bản quyền cho quỹ cộng đồng.
Guild (Đội nhóm hay liên minh) mua các vật phẩm trong game, cho thuê đổi lấy phần thưởng trong game mà người chơi kiếm được. Do giá của các vật phẩm cần thiết để tham gia một số game tăng lên đáng kể, các guild cung cấp cho những game thủ (không muốn hoặc không thể thu thập các vật phẩm cần thiết) cơ hội tham gia trải nghiệm game.
Các cơ chế quản trị, vẫn còn sơ khai, đang bắt đầu xuất hiện. Nhờ sự ra đời của token quản trị, những người tham gia, nắm giữ và stake hay khóa token quản trị, có thể bỏ phiếu quyết định các thay đổi, nâng cấp trải nghiệm chơi game và cách quỹ cộng đồng được phân bổ.
Case Study: Axie Infinity
Phần lớn các blockchain game ngày nay, về cốt lõi, vay mượn nhiều cơ chế từ các ứng dụng DeFi. Các ứng dụng này hiển nhiên khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ bằng phần thưởng tài chính. Theo đó, đối tượng chính của các ứng dụng gaming này thường là các tác nhân tài chính và người đam mê crypto – có thể quan tâm đến “yield farming” hơn là tận hưởng chính game ấy.
Axie Infinity, game “breed and battle” lấy cảm hứng từ Pokémon, là một ví dụ điển hình. Game được tạo ra từ đầu năm 2018 bởi Sky Mavis, một công ty phát triển video game có trụ sở tại Việt Nam. Trong bốn tháng qua, tổng số người dùng hoạt động đã bùng nổ, tăng gấp 16 lần từ 60.000 (tháng 04) lên đến 1,4 triệu vào cuối tháng 08. Sàn giao dịch NFT, nơi trao đổi tất cả các vật phẩm non-fungible trong game (các nhân vật Axie, đất đai, v.v.), gần đây đã vượt 1 tỷ USD khối lượng giao dịch luân phiên trong ba mươi ngày.
Axie Infinity hoạt động như thế nào?
Bắt đầu từ layer cơ sở của phân khúc blockchain gaming được trình bày ở đầu báo cáo, Sky Mavis đã ứng dụng chiến lược tương tự như Dapper Labs, công ty tạo ra Flow blockchain, vào việc xây dựng blockchain của riêng mình với tên gọi Ronin để hỗ trợ cho Axie Infinity.
Bằng cách xây dựng Ronin blockchain, team Sky Mavis đã giảm thiểu các chi phí thông thường (phí giao dịch khi chuyển và trao đổi tài sản trên blockchain), cung cấp trải nghiệm người dùng thân thiện nhất và mở rộng quy mô cộng đồng của mình.
Tuy nhiên, việc chuyển sang một chain mới cũng đi kèm vài bất cập. Cơ chế Sybil resistance của Ronin sidechain là Proof of Authority (PoA) được cấp phép, thay vì Proof of Work (PoW) hay Proof of Stake (PoS) được ứng dụng bởi nhiều chain hàng đầu.
Theo mô hình Sybil resistance PoA của Ronin, tất cả các thực thể tham gia bảo mật mạng (các validator) cần phải được Sky Mavis cấp quyền. Animoca Brands, Binance, Sparq, Nonfungible.com, Sky Mavis và Ubisoft là một số thực thể đã tham gia xác thực Ronin blockchain.
Với validator set được cấp phép và số thực thể độc lập hạn chế tham gia quá trình đồng thuận, các sidechain như Ronin kém phi tập trung hơn các Layer-1 hàng đầu và dễ bị kiểm duyệt hơn. Team Sky Mavis đã thông báo, trong tương lai, nền tảng này sẽ kết hợp các đặc tính từ PoS và có thể ứng dụng các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2, nhằm nỗ lực tăng cường tính phi tập trung và bảo mật của mạng lưới trong dài hạn.
Các token chính được phát hành trên Ronin song song với game Axie:
Làm thế nào để sử dụng những tài sản này trong game?
Axie – hệ nhân vật trong Axie Infinity là các quái vật hoạt hình với một số thuộc tính khác nhau, như tiện ích trong game hay độ hiếm. Người chơi cần ba Axie để tham gia Axie Infinity.
Smooth Love Potion (SLP) được dùng để nhân giống ra các Axie mới và được phát thưởng trong quá trình chơi game. Sau khi sở hữu ít nhất ba Axie, game thủ sử dụng SLP để tạo ra Axie mới, loại bỏ chúng vĩnh viễn khỏi lưu thông (có thể hiểu là burn/đốt SLP).
Số lượng SLP bị đốt cho mỗi lần nhân giống phụ thuộc vào số giống của Axie bố mẹ, trong khoảng từ 150 SLP đến cao nhất là 3.150 SLP. Người chơi càng lai tạo nhiều Axie, họ sẽ cần phải dùng càng nhiều SLP cho các lần nhân giống tiếp theo.
Axie Infinity Shard (AXS) hiện nay chủ yếu được dùng để nhân giống Axie mới; cụ thể, cần có 2 AXS cho mỗi lần nhân giống cùng một số lượng SLP nhất định. Trong tương lai, AXS sẽ được sử dụng để bỏ phiếu cho các nâng cấp hệ sinh thái và cung cấp cho chủ sở hữu quyền quyết định cách quản lý nguồn vốn từ quỹ game.
Terra, các mảnh đất được mã hóa, là nhà và căn cứ hoạt động của các Axie. Người chơi có thể mua, thuê và phát triển chúng.
Cơ hội và rủi ro nào cho các mô hình gaming này?
Chiến đấu với máy tính (Adventure Mode) hay trận chiến giữa người chơi và người chơi (Arena Mode) là hai trong số những phương thức người chơi có thể kiếm phần thưởng (chủ yếu tính bằng SLP) phổ biến hơn cả.
Các bảng dưới đây nêu bật một số động lực chính của mô hình play-to-earn mà Axie Infinity đã ứng dụng bằng cách thưởng SLP. Số giờ chơi mỗi tuần, số SLP được thưởng và có lẽ, quan trọng nhất, giá SLP token ở thị trường thứ cấp là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng kiếm tiền của người chơi.
Rõ ràng, một số yếu tố khác không được đề cập trong phân tích giả định này sẽ quyết định toàn bộ thu nhập cuối cùng mà game thủ có thể đạt được khi chơi Axie Infinity.
- Giá của các Axie, SLP và các tài sản khác trong game tăng hoặc giảm đáng kể, có tác động nhất định đến thu nhập
- Người chơi SLP có khả năng kiếm được bao nhiêu sau mỗi giờ chơi game – hàm số xác định độ hiệu quả thời gian trong game, có thể thay đổi đáng kể thu nhập
- Tiến độ lịch phân phối phần thưởng trong game, có tác động nhất định đến thu nhập
- Số lượng Axie mà người chơi sở hữu cũng ảnh hưởng đến mức SLP mà họ có thể kiếm được. Game thủ sở hữu càng nhiều Axie thì sở hữu năng lực kiếm tiền càng cao
Dựa trên giả định trên, không có gì đáng ngạc nhiên khi mô hình play-to-earn đã tạo ra nhiều lợi nhuận như vậy trong những tháng vừa qua. Tùy thuộc vào giao điểm của các biến trong mô hình, người chơi Axie có thể tạo ra thu nhập thực chất, trong một vài trường hợp, có thể vượt mức thu nhập hiện tại của họ. Ví dụ, theo dữ liệu từ World Bank, Philippines, nơi ghi nhận khoảng 60% cơ sở người dùng của Axie Infinity, có GDP bình quân đầu người là ở mức 3.300 USD.
Rủi ro
Giá SLP giảm có lẽ là rủi ro đáng quan tâm nhất trong mô hình kinh tế play-to-earn của Axie vì chúng tác động trực tiếp đến giá trị thu nhập thực tế.
Như biểu đồ dưới, giá SLP đã dao động đáng kể. Từ đầu năm đến giờ, giá giao dịch SLP ở mức thấp nhất là 0,01 USD và cao nhất là 0,36 USD. Điều gây chú ý hơn cả những biến động giá này chính là tỷ lệ phát hành SLP token mới đáng kinh ngạc. Trên cơ sở YTD, tổng lượng SLP đã tăng lên 24 lần trong lưu thông.
Mặc dù sự tăng trưởng nguồn cung nhanh chóng này không đến từ hư vô, do cơ sở người dùng của Axie cũng đã mở rộng đáng kể, nhưng việc phát hành SLP thưởng đã vượt xa mức SLP đốt. Sự gia tăng nguồn cung nhanh chóng có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm giá SLP.
Vì thế, một mức độ phản hồi (reflexivity) nhất định tồn tại trong các mô hình trò chơi như Axie Infinity. Giá SLP tăng làm tăng giá trị thu nhập thực, khuyến khích nhiều người đến chơi hơn, thúc đẩy nhu cầu SLP và có thể tăng nhân giống làm giảm lượng SLP phát hành ròng.
Ngược lại, vòng phản hồi này cũng có nhược điểm. Giá SLP giảm làm giảm giá trị thu nhập thực, động lực cho người chơi ít đi, giảm cầu và có thể tăng lạm phát SLP do hoạt động nhân giống Axie chậm lại và ít SLP bị đốt hơn.
Được minh chứng qua các trích dẫn dưới đây từ website Axie Infinity, mô hình kinh tế của game còn lâu mới trở thành hiện thực. Việc theo dõi sự phát triển của mô hình kinh tế này trong thời gian tới sẽ làm rõ thực hư khả năng resilience (ngăn ngừa rủi ro, chống cự và phục hồi sau biến động) của một số play-to-earn tokenomics.
“Gần đây, số lượng SLP phát ra so với bị đốt đã mất cân đối… Chúng tôi có thể tăng số SLP cần thiết cho mỗi lần nhân giống trong tương lai nếu cán cân đốt và phát hành vẫn thiên về thặng dư SLP.” Website Axie Infinity, ngày 09/08/2021
Ở một số khía cạnh, mô hình kinh tế play-to-earn có thể quay về mối lo ngại lâu nay về việc pay-to-win trong ngành công nghiệp gaming – nơi người chơi có vốn có lợi thế trong game hơn đáng kể so với người không có vốn. Ngoài khả năng tác động không mấy tích cực đến hành vi của người chơi, biến động giá tiền tệ trong game cũng đặt vấn đề về rủi ro và bất định với người dùng.
Bất kể những bất ổn xung quanh mô hình kinh tế của một game như Axie, các rủi ro về quy định và tuân thủ – được nêu trong phần “Thách thức cho việc ứng dụng”, cũng đáng chú ý khi nhắc đến các game play-to-earn như Axie Infinity.
Hiện trạng Blockchain Gaming
Axie chỉ là một trong nhiều blockchain-based game đã xuất hiện trên thị trường. Phần tiếp theo trình bày một số dữ liệu liên quan đến các game khác và thị trường nói chung.
Dữ liệu blockchain
Dựa trên dữ liệu thu thập từ DappRadar, các blockchain-based game nói chung có mức độ sử dụng tương đương với các ứng dụng DeFi với hơn 5 triệu người dùng hàng tuần.
Giao dịch vật phẩm trong game tại thị trường thứ cấp là một ước tính khác về tương tác của người dùng qua từng trò chơi khác nhau. Trên đây là khối lượng giao dịch NFT hàng tuần trên thị trường thứ cấp của một số game hàng đầu: Axie Infinity, Sorare, Alien Worlds, Upland Collectibles và Splinterlands.
Qua giá trị giao dịch hàng tuần với số lượng người dùng ở mỗi trò chơi này, ta có thể thấy người dùng đang giao dịch bao nhiêu trong game. Như bên dưới, các game như Axie Infinity đã cho thấy người dùng giao dịch các vật phẩm trong game giá trị khoảng 600 USD hàng tuần, tiếp đến là Sorare ở mức 275 USD.
Dữ liệu gọi vốn
Các công ty hàng đầu tại thị trường blockchain gaming đã huy động hàng trăm triệu USD trong năm vừa qua. Nhiều công ty được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu và một số công ty đã trở thành “unicorn” vào năm 2021, với định giá vượt 1 tỷ USD.
Nguồn vốn cho các công ty blockchain-based game bùng nổ vào năm 2021. Các vòng gọi vốn riêng của Sorare ($680MM Series B), Dapper Labs ($305MM Series C, $250MM Series D) và Forte ($185MM Series A) trong năm 2021 đã vượt qua tổng các khoản huy động vốn trong ngành công nghiệp blockchain-based game được ghi nhận ở những năm trước.
Do chênh lệch thời gian giữa việc gọi vốn và ra mắt sản phẩm mới, mọi dấu hiệu đều cho thấy năm 2022 và 2023 là những năm đầu tiên các blockchain-based game được triển khai.
Thách thức cho việc ứng dụng
Trải nghiệm người dùng
Hầu hết các blockchain-based game tạo trải nghiệm phức tạp bậc nhất cho người mới bắt đầu. Nó đòi hỏi nỗ lực đáng kể từ người dùng, thông thạo các dịch vụ ví và quản lý mật khẩu, chi phí trả trước và có lẽ, quan trọng nhất là sự kiên nhẫn và bền bỉ của người chơi. Ví dụ, sau đây là một số bước tiêu biểu mà người chơi phải thực hiện trước khi chơi một game như Axie Infinity:
- Thiết lập ví Ethereum chẳng hạn như Metamask và lưu trữ seed phrase (mật khẩu dự phòng) thật an toàn
- Mua ETH bằng tiền tệ truyền thống trên một sàn giao dịch tập trung và gửi đến Metamask, chi phí tùy thuộc vào từng quốc gia, hoặc mua ETH qua giải pháp thẻ tín dụng của Metamask
- Tạo ví trên chain tùy chỉnh của game hoặc giải pháp mở rộng Layer 2 và một lần nữa lưu trữ seed phrase thật an toàn
- Tạo tài khoản trên trang web của game bằng ví
- Liên kết ID email với tài khoản trò chơi
- Gửi ETH hoặc token vào ví game sẽ phát sinh phí giao dịch
- Tải game về nếu cần
- Mua các vật phẩm cần thiết trong game
Ngoài ra, khi người chơi hoàn thành các bước này, chất lượng trải nghiệm gaming thực tế (đi sâu vào cách chơi/chiến lược, đồ họa, độ phức tạp, v.v.) sẽ thô sơ hơn nhiều so với các game truyền thống lâu đời hơn. Quá trình thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm người dùng của blockchain game ngày nay và game truyền thống sẽ đòi hỏi sự đổi mới về nhiều mặt.
Phân phối
Theo ước tính từ Newzoo – công ty nghiên cứu gaming, 2,8 tỷ người chơi game trên điện thoại di động, 1,4 tỷ trên PC và 0,9 tỷ trên máy chơi game. Kiểm soát tập trung đối với các nền tảng phân phối cho di động, cụ thể là Play Store (Android) và App Store (iOS), có thể đặt ra thách thức cho tầm nhìn peer-to-peer (ngang hàng) và lấy người dùng làm trọng tâm của các blockchain-based game.
Ví dụ, trước đây Apple tính phí phân phối 30% cho các development studio trên doanh số bán tài sản trong game. Điều này đã gây ra tranh chấp kéo dài với các game developer như Epic Games về tính công bằng và hợp pháp. Tuy nhiên, Apple gần đây đã dàn xếp một vụ kiện tập thể với các app developer ở Mỹ. Sau đó, các developer sẽ được phép giới thiệu các tùy chọn thanh toán thay thế qua email cho gamer, do đó, có thể tránh được khoản hoa hồng khổng lồ cho app store.
Theo dõi những bước tiến trong thị trường phân phối mobile game như thế này sẽ ngày càng quan trọng trong những năm tới. Các blockchain-based game suy cho cùng nhằm cho phép developer và game thủ toàn quyền kiểm soát trải nghiệm và lợi ích kinh tế trong game, điều này hoàn toàn trái ngược với bản chất nền tảng được kiểm soát của mobile game ngày nay.
Khả năng tương tác multi-chain
Trạng thái phân mảnh của hệ sinh thái blockchain hiện nay đặt ra thách thức đối với interoperability (khả năng tương tác) liền mạch được hình dung trong metaverse tương lai. Cho đến nay, đã nổi lên hàng chục nền tảng Layer 1, các sidechain và giải pháp mở rộng Layer 2 khác nhau đang phát triển hệ sinh thái dựa trên blockchain tương ứng của riêng chúng.
Các cross-chain bridge (cầu nối các blockchain), cho phép người dùng chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác, là ví dụ lớn nhất về khả năng tương tác ở layer cơ sở ngày nay. Trong khi các giải pháp này tăng khả năng tương tác, chúng chỉ được xây dựng trên một chain riêng biệt theo chain cơ sở và đòi hỏi nỗ lực đáng kể để người dùng chuyển tài sản qua các chuỗi.
Sự ra đời của các giao thức giao tiếp xuyên chuỗi tổng quát hơn, như giao thức IBC (Inter Blockchain Communication protocol) của Nền tảng Layer 1 Cosmos, sẽ tiếp tục được quan tâm theo dõi trong tương lai. Thường được ví như giao thức TCP/IP của internet, IBC được phát triển không chỉ để chuyển token cross-chain, mà còn cung cấp các tính năng khác như biểu quyết cross-ledger và ủy quyền tài khoản (delegation).
Những tính năng này có thể thúc đẩy tốc độ tương tác trong hệ sinh thái multi-chain và giảm bớt các xung đột hiện nay (như tốn kém, chậm và phức tạp) thường do số lượng trung gian tham gia. Tuy nhiên, một layer cơ sở blockchain thực sự có thể tương tác vẫn xa vời thực tế tại thời điểm này.
Tuân thủ pháp lý và quy định
Developer và người dùng video game dựa trên blockchain phải tuân thủ các bộ luật và quy định chắp vá về hoạt động vận hành tài sản kỹ thuật số. Và tùy thuộc vào cụ thể từng game, họ cũng có thể phải tuân theo luật cờ bạc hoặc quy định cụ thể về game khác. Việc tuân thủ toàn diện các chế độ quy định và luật pháp phân tán này sẽ đòi hỏi hành động và nguồn lực đáng kể từ các cộng đồng blockchain gaming.
Luật chuyển tiền
Các game developer studio cho phép mua tiền tệ trong game và các hàng hóa kỹ thuật số khác có thể phải tuân theo các quy định về chuyển tiền.
Tại Hoa Kỳ, Financial Crimes Enforcement Network (FinCEN), văn phòng thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ, quản lý Bank Secrecy Act (Đạo luật Bảo mật Ngân hàng hay BSA) nhằm ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố. BSA yêu cầu nhà điều hành, bao gồm cả những người tham gia vào việc tạo, lấy, phân phối, trao đổi, chấp nhận hoặc chuyển tiền ảo, phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, như triển khai các chính sách KYC và AML.
Dù FinCEN vẫn chưa nêu rõ đối tượng nhất định tham gia thị trường NFT (ví dụ người tạo, người bán, đại lý, nhà vận hành sàn giao dịch) có hay có thể phải tuân thủ các yêu cầu AML hay không, vẫn có khả năng NFT sẽ phải chịu giám sát theo quy định.
Trên trường quốc tế, Financial Action Task Force (Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế hay FATF), cơ quan giám sát liên chính phủ thiết lập tiêu chuẩn AML, đã ban hành bản hướng dẫn cập nhật về tài sản ảo vào tháng 03/2021, có thể áp dụng cho NFT. Trong bản cập nhật này, FATF đã mở rộng phạm vi tài sản ảo từ “tài sản có thể thay thế” sang “tài sản có thể chuyển đổi và hoán đổi cho nhau”.
Ở từng tiểu bang, định nghĩa về yếu tố cấu thành chuyển tiền khác nhau theo từng trường hợp. Nói chung, khi các doanh nghiệp “Kinh doanh dịch vụ tiền tệ” (Money Services Business) theo định nghĩa của tiểu bang, họ phải có giấy phép chuyển tiền MTL từ tiểu bang đó.
Quy định về chứng khoán
Các công ty phát triển game có phát hành token trong game, dù fungible hay non-fungible, đều có thể phải tuân theo quy định về chứng khoán tùy thuộc vào phương thức cung cấp và phân phối token của họ.
Tại Hoa Kỳ, các giao dịch chứng khoán được quy định bởi Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch (Securities and Exchange Commission hay SEC). Một tài sản nhất định dựa trên blockchain có nằm trong tầm ngắm của SEC hay không thường được quyết định bằng Howey Test – xác định một giao dịch có cấu thành hợp đồng đầu tư hay không.
Nói chung, nếu người dùng trả tiền để có được token (đại diện cho quyền sở hữu hoặc quyền quản lý các mặt hàng kỹ thuật số) với kỳ vọng lợi nhuận dựa trên nỗ lực của bên thứ ba, thì các token này có thể được hiểu là hợp đồng đầu tư và nhà phát hành của chúng sẽ tuân theo luật chứng khoán.
Quy định về thuế
Vào năm 2014, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (Internal Revenue Service hay IRS) đã ban hành thông báo rằng tài sản kỹ thuật số (tiền ảo) được coi là tài sản được đánh thuế thu nhập liên bang. Theo đó, mọi giao dịch, bất kể quy mô như thế nào, đều phải chịu thuế trên thặng dư vốn.
Cho đến nay, IRS vẫn chưa có lập trường chính thức về việc tính thuế NFT. Có thể các NFT sẽ bị đánh thuế tương tự như tiền ảo. Ngoài ra, NFT có thể bị đánh thuế tương tự các đồ sưu tầm như tem, đồ cổ hoặc thẻ game ở mức 28%, cao hơn đáng kể so với thặng dư vốn dài hạn.
Do số lượng lớn giao dịch được thực hiện trong trải nghiệm game và giá trị của chúng tương đối thấp so với các use case tài chính khác, việc tuân thủ chính sách thuế có thể là một thách thức đáng kể đối với game thủ cũng như các development studio.
Hơn cả Gaming
Định nghĩa “Metaverse”
Blockchain gaming và “Metaverse” là những thuật ngữ thường xuất hiện cùng nhau. Nhưng người ta thực sự muốn nói gì khi đề cập đến metaverse? Và nó ở đâu trên blockchain?
Xác định metaverse là một thách thức. Theo cách hiểu nào đó, nó đã tồn tại ở đây rồi. Mỗi ngày trôi qua, mọi người ngày càng dành nhiều thời gian online hơn. Các hình thức truyền thông kỹ thuật số, giải trí và UX mới đang làm tăng số lượng và chiều sâu tuyệt đối của trải nghiệm kỹ thuật số mà con người có thể tiếp cận mỗi ngày.
Nhưng theo cách hiểu khác, đó là một thực tế xa vời. Ví dụ game thế giới mở truyền thống như Minecraft và thế giới kỹ thuật số trên blockchain như Decentraland khác xa với tưởng tượng về digital world nhập vai trong các bộ phim như Ready Player One và The Matrix.
Mặc dù không có định nghĩa thống nhất về metaverse, nhưng định nghĩa bởi những người dẫn đầu trong ngành công nghiệp gaming và đầu tư có thể cung cấp một góc nhìn hữu ích:
“Phương tiện truyền thông xã hội 3D thời gian thực, nơi mọi người có thể tạo và tham gia vào trải nghiệm được chia sẻ một cách bình đẳng trong nền kinh tế xã hội.” – Tim Sweeney, CEO tại Epic Games
“Một không gian ảo kiên cố, quy mô vô hạn với nền kinh tế và hệ thống nhận diện riêng của nó.” – Jonathan Lai, Partner tại a16z
“Một trạng thái kế thừa mobile internet … [Ở đó] sẽ không còn ‘Before Metaverse’ và ‘After Metaverse’. Thay vào đó, nó sẽ dần xuất hiện qua thời gian khi các sản phẩm, dịch vụ và khả năng khác nhau tích hợp và kết hợp lại.” – Matthew Ball, Venture Capitalist tại Epyllion Co, Makers Fund
Nhờ sử dụng blockchain gaming để giao dịch giá trị ngang hàng qua hạ tầng blockchain trên cơ sở công khai và chia sẻ, “các xu hướng metaverse ngày nay” có lẽ là cách tốt nhất để mô tả vị thế của blockchain gaming giữa những xu hướng rộng hơn.
Các xu hướng Metaverse ngày nay
Một số xu hướng hiện nay đã làm sáng tỏ độ nổi bật của metaverse dù nhiều năm nữa phiên bản hoàn thiện mới có thể thành hình và còn nhiều thách thức phải đối mặt. Xu hướng tham gia các cuộc thi eSports và tụ họp ảo là một định lượng về sự tăng trưởng của nó.
Liên Minh Huyền Thoại thu hút lượng người tham gia khổng lồ trong World Championships chứng tỏ vốn dĩ các sự kiện kỹ thuật số chính thống đã phát triển đến như thế nào. Tương tự, các cuộc tụ họp lớn trong môi trường hoàn toàn kỹ thuật số, với những trải nghiệm và tương tác được chia sẻ, đại diện cho sự kiện tương tự metaverse nhất hiện nay.
Ví dụ, các buổi concert ảo đã thu hút đông đảo người tham gia và mang lại trải nghiệm vô cùng phong phú. Tháng 04/2020, rapper Travis Scott đã tổ chức một concert ảo với hơn 12 triệu người tham dự (gấp 100 lần quy mô sân vận động NFL lớn nhất) trên Fortnite.
Vài ngày trước concert, người chơi Fortnite có thể thấy một sân khấu đang được xây dựng tại trên bãi biển Sweaty Sands. Sự kiện bắt đầu bằng một pre-show mà người chơi có thể chiến đấu trước khi Scott xuất hiện. Trong suốt chương trình, người chơi bay vòng quanh hành tinh, bên dưới là một người máy – phiên bản kỹ thuật số khổng lồ của Scott. Khi bài hát “Highest in the Room” vang lên, đám đông cùng với người máy khổng lồ này cùng chìm xuống dưới mặt nước.
Với sự ra đời của công nghệ blockchain, dấu hiệu cho những trải nghiệm phong phú hơn ngày càng trở nên rõ ràng.
Metapalooza, sự kiện ảo vào tháng 01/2021, có lẽ là một trong những ví dụ rõ nhất về việc metaverse vận hành hết năng suất. Người tham gia trang bị tai nghe VR, tham gia sàn giao dịch live art bán NFT phân đoạn với một DJ diễn live. Mọi người cũng tham gia săn lùng scavenger, trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ, tìm các vật phẩm được ẩn giấu xung quanh bảo tàng ảo.
Điểm thu hút chính của Metapalooza là cuộc đấu giá trực tiếp các tác phẩm nghệ thuật do Metapurse, công ty đầu tư mạo hiểm, đưa lên.
Metapurse đã mua 20 tác phẩm nghệ thuật của Beeple, nghệ sĩ người Mỹ với tác phẩm kỹ thuật số “Everydays – The First 5000 Days” được bán với giá kỷ lục 69 triệu USD tại sàn đấu giá Christie. Ngoài ra, công ty đã mua các lô đất cao cấp trên Decentraland, Somnium Space và Cryptovoxels để xây dựng các bảo tàng ảo trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.
Quyền sở hữu 20 tác phẩm này và các bảo tàng nghệ thuật ảo được gộp vào một NFT gọi là B.20, sau đó được chia nhỏ thành 10 triệu token. 25% trong số các token này được bán hết chỉ sau vài giây trong một cuộc đấu giá trực tiếp tại sự kiện.
DJ 3LAU, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ, đã chơi nhạc xuyên suốt sự kiện và giao lưu với người hâm mộ thông qua Discord. Sự kiện còn có sự xuất hiện của các diễn giả như chính Beeple, Jason Bailey – art analyst và co-founder ClubNFT, Duncan Cock Foster – co-founder Nifty Gateway.
Nhà cung cấp cơ sở hạ tầng
Một số thách thức vẫn tồn tại dù chắc chắn các development studio với ngân sách lớn đều cân nhắc triển khai blockchain vào các game của mình. Quản lý cơ sở hạ tầng ví, dịch vụ khôi phục tài khoản, quy định chưa chắc chắn và rủi ro danh tiếng quanh hoạt động của một số mô hình blockchain gaming ngày nay đều là những mối lo chính với các studio game lớn và doanh nghiệp phát triển ứng dụng cho thị trường đại chúng.
Giảm bớt xung đột do triển khai công nghệ blockchain cho cả người chơi và developer sẽ xúc tác tự nhiên đến việc ứng dụng blockchain gaming. Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đang giải quyết nhiều thách thức từ công nghệ blockchain (dịch vụ ví, dịch vụ tuân thủ, v.v.). Điều này giúp game developer xây dựng các blockchain-based game dễ dàng hơn, hoặc có tiềm năng kết hợp công nghệ blockchain vào nền tảng game hiện có của mình.
Ví dụ, Forte là một nền tảng phát triển blockchain game được cấp phép để tạo tiền tệ và NFT, tuân thủ đạo luật bí mật ngân hàng, chuyển tiền, chống rửa tiền và các quy định khác ở Hoa Kỳ và tại các khu vực pháp lý chọn lọc khác.
Nền tảng Forte giúp các nhà phát hành và game developer thiết lập tài khoản người dùng hợp pháp, cho phép người chơi nắm giữ giá trị được lưu trữ, mua và giao dịch tài sản kỹ thuật số, hoặc chuyển tiền, tùy thuộc vào cơ chế của sàn giao dịch trực tuyến, game hay thế giới ảo cụ thể.
“Chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra nền tảng giúp mọi game developer, bao gồm cả các nhà phát hành lớn nhất thế giới, dễ dàng kết hợp công nghệ blockchain vào game của mình, cho phép người chơi sở hữu hàng hóa và tiền tệ kỹ thuật số, và giao dịch với nhau, có quyền sở hữu thực sự và, tạo ra các nền kinh tế phát triển mạnh mà cả người chơi và nhà phát hành đều có thể hưởng lợi,” – Josh Williams , CEO tại Forte
Quy mô thị trường gaming
Gaming đã có cơ sở người dùng khổng lồ và được dự đoán sẽ vượt qua 3 tỷ người chơi video game vào năm 2022.
Theo DappRadar, ước tính có khoảng 1.000 blockchain-based game đã ra đời cho đến nay, một tỷ lệ rất nhỏ trong hơn 1 triệu video game riêng lẻ hiện nay, theo nghiên cứu từ GamingShift. Theo đó, ngay cả khoảng phần trăm nhỏ ứng dụng công nghệ blockchain, cũng có thể đại diện mức tăng trưởng lớn về số lượng người dùng so với cấp độ hiện tại.
Phát triển theo từng thế hệ
“Thế hệ bùng nổ dân số cho rằng “dịch vụ tốt” là dịch vụ tương tác và giao hàng tận nơi. Gen Z lại cho rằng “dịch vụ tốt” là không cần phải tương tác với một con người nào cả.” – Ari Pau, BlockTower Capital
Tốc độ ứng dụng blockchain-based game và rộng hơn là sự phát triển của metaverse sẽ được thúc đẩy bởi các thế hệ trẻ. Như biểu đồ trên cho thấy đến nay, Millennial và Gen Z là nhóm tiêu thụ video gaming hay rộng hơn là các hình thức giải trí hiện đại tương tự metaverse lớn nhất.
Sự thông thạo của giới trẻ với các phương tiện kỹ thuật số và hơn thế nữa, sự sẵn sàng và ước muốn thử nghiệm các công nghệ mới như blockchain, là những yếu tố bị đánh giá thấp, nhưng lại có thể thúc đẩy ứng dụng blockchain gaming.
Kết luận
Từ cung cấp cho người dùng toàn quyền kiểm soát các tài sản cho đến kích hoạt các cơ cấu thưởng khuyến khích mới trong game, công nghệ blockchain đang mang đến cho cộng đồng gaming bộ công cụ mới để tăng cường và cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số.
Vì ngành công nghiệp blockchain gaming vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, rất khó để dự đoán cuối cùng công nghệ được triển khai như thế nào trên các trải nghiệm gaming và tương tự game. Phân tích cấu trúc tokenomic hỗ trợ cho các game play-to-earn như Axie Infinity nêu bật một số động lực cho việc ứng dụng, cũng như những rủi ro và sự bất định vốn có trong một số mô hình blockchain-based gaming ngày nay.
Nói rằng blockchain-based gaming có “xu hướng metaverse” có lẽ là cách tốt nhất để định vị nó giữa các xu thế rộng hơn, hướng tới trải nghiệm kỹ thuật số nhập vai đặt người dùng làm trung tâm. Mặc dù metaverse vẫn là một khái niệm chưa định hình, các ví dụ về trải nghiệm văn hóa chia sẻ và thuần kỹ thuật số trong báo cáo này đã xác nhận dấu hiệu hình thành của nó.
Dù blockchain-based gaming phát triển nhanh chóng và NFT tăng trưởng rộng hơn vào năm 2021, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với một số thách thức để được ứng dụng rộng rãi. Từ trải nghiệm game thô sơ, đến quy trình tích hợp phức tạp và tốn thời gian, thiếu các giải pháp tương tác, một tầm nhìn đầy đủ về metaverse sẽ đòi hỏi cải tiến nhiều mặt và quan trọng nhất là cần thời gian.
Tuy nhiên, với 3 tỷ người dùng, ngành công nghiệp gaming đã có cộng đồng khổng lồ, am hiểu công nghệ với độ tương tác cao. Tích hợp thành công công nghệ blockchain vào một hoặc một số game hàng đầu hiện nay có thể cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong việc ứng dụng. Nhờ sự bùng nổ vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trong năm qua, mọi dấu hiệu đều cho thấy số blockchain-based game mới được triển khai sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới.
Bài viết được Mydreamiedreamer thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Blockchain-Based Gaming: A Primer”, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Crypto
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight