Trước khi đi sâu vào các đặc điểm kỹ thuật của các dự án như bridge và các dịch vụ cross-chain khác, chúng ta cần làm nổi bật một số điểm chính sẽ được thảo luận trong bài viết này:
- Những điều cần chú ý trong việc xây dựng một cross-chain bridge?
- Tại sao gần như không thể phát triển một cross-chain bridge không cần độ tin cậy (trustless)?
- Những lựa chọn có sẵn tốt nhất để xây dựng một giải pháp như vậy là gì?
- Liệu rằng bản thân các cross-chain bridge có phải là giải pháp cross-chain tốt nhất không?
- Loại cơ sở hạ tầng chính cần thiết để xây dựng một thứ giống như một công cụ thanh khoản đa chuỗi (multi-chain liquidity)?
Mục đích của bài viết này là cung cấp thông tin chi tiết về một số trở ngại mà mình hiện đang thấy trên thị trường và những điểm cần cải thiện. Tất cả các thông tin trong bài đều theo quan điểm cá nhân.
Bài viết này được viết với giả định rằng chúng ta đều đồng ý và rõ ràng tại sao các cross-chain bridge lại quan trọng với cross-chain metaverse. Nếu như còn điều gì cần thắc mắc về bridge thì có thể tham khảo bài viết của cointelegraph.metaverse
Một vũ trụ số hỗn loạn của cơn điên về blockchain
Sẽ không ai còn ngạc nhiên về việc Ethereum không còn là blockchain duy nhất khóa hàng tỷ giá trị trong DeFi. Vấn đề của mạng Etherum đã xảy ra trong nhiều năm nay là phí giao dịch cao và tốc độ xử lý thấp. Điều này là tiền đề cho các Etherum Virtual Machine (EVM) sidechain khác như Binance Smart Chain, Polygon, Fantom, Avalanche phát triển mạnh mẽ, và hơn thế nữa là chúng ta đã vượt ra khỏi EVM blockchain để chuyển sang các non-EVM blockchain như Solana, Polkadot, v.v.
Không gian đang đổi mới về quy mô và phân cấp, và người dùng cũng đã di chuyển theo.
Khi nhìn lại blockchain trong thời gian này, chúng ta sẽ thấy được rằng nó giống với những ngày đầu tiên của mạng internet, khi tất cả còn đang thu hẹp lại trong các LAN – thông tin bị bó hẹp và phân mảnh, sự chia sẻ dữ liệu chỉ diễn ra cục bộ.
Ảnh chụp của hệ sinh thái Web3 cho thấy sự phân mảnh của việc thanh khoản kém trên các cặp cross-chain, chưa có một sự tích hợp liền mạch giữa các blockchain để tạo ra một thị trường hiệu quả. Để đột phá, cần những thứ kết nối chúng với nhau, điều này thúc đẩy sự ra đời của những dự án cross-chain bridge.
Một giải pháp cross-chain là cần thiết để kết nối tất cả các blockchain này một cách liền mạch. Thị trường đã đề xuất một giải pháp là atomic swap, đó là một thiết lập hoàn toàn trustless (không cần sự tin cậy hay đặt niềm tin vào bên thứ 3). Tuy nhiên, giải pháp này đã không đạt được nhiều thành công như một số người có thể hy vọng, điều này dẫn đến sự phát triển của các centralized và decentralized bridge.
Vì vậy, chúng ta hãy xem lý do tại sao sự thay đổi này xảy ra và các tùy chọn để xây dựng một bridge sao cho đáp ứng các yêu cầu cho một giải pháp cross-chain thành công.
Atomic swaps
Khái niệm đầu tiên về giao tiếp cross-chain bắt đầu với atomic swaps, lần đầu tiên được lên ý tưởng vào năm 2013. Giao dịch atomic swaps đầu tiên sau đó được tiến hành vào năm 2017 giữa Decred và Litecoin. Để biết sơ lược về atomic swaps, hãy xem phần giải thích này:
Quá trình thực hiện atomic swaps
- Tim sở hữu 10 LTC trên blockchain của Litecoin và Joy sở hữu 10 LTC trên blockchain của Bitcoin. Và Tim có nhu cầu đổi 10 LTC lấy 10 BTC.
- Tim nói với Joy rằng “Ê làm cái Atomic Swaps đổi 10 LTC của tớ lấy 10 BTC nhé!”. Joy đồng ý.
- Cả hai bắt đầu mở một kênh giao dịch. Tim sẽ tạo ra một contract có địa chỉ rõ ràng và một chìa khóa an toàn. Contract này xem như một cái két sắt và chìa khóa kia sẽ giúp mở két sắt.
- Tim bắt đầu gửi số LTC của mình vào địa chỉ của hợp đồng. Sau đó nhận lại một hàm băm (hash).
- Tim sẽ gửi hàm băm này tới Joy. Joy sẽ bắt đầu tạo một hợp đồng tương tự Tim nhưng trên blockchain của Bitcoin dựa trên hàm băm mà Tim đã gửi.
- Joy gửi số BTC vào hợp đồng vừa tạo.
- Từ thời điểm này, Tim có thể nhận được BTC bằng cách sử dụng khóa để “ký” vào hợp đồng mà Joy tạo. Ngay sau đó, Joy sẽ biết được khóa của Tim một cách tự động. Và Joy dùng khóa này để “ký” vào hợp đồng mà Tim đã tạo và nhận về LTC.
- Như vậy quá trình giao dịch atomic swaps hoàn tất.
Atomic swaps là một quá trình trustless, có nghĩa là không sự tham dự của bên thứ ba trong quá trình bắc cầu hoặc hoán đổi. Trong bất kỳ thiết kế atomic swaps nào, toàn bộ quá trình nên được tiến hành theo cách này. Trong quá trình atomic swaps thì cả hai bên phải thực hiện các yêu cầu của giao dịch, được xác định trong smart contract. Nếu một trong hai bên không đáp ứng các yêu cầu, time-locked smart contract sẽ hoàn lại tiền cho người dùng còn lại.
Nhưng atomic swaps không nhận được sự yêu thích của người dùng vì nó không tốt về trải nghiệm người dùng và tính thanh khoản (tìm người để giao dịch). Khi chúng ta muốn đổi 1 BTC sang 15 ETH, chúng ta sẽ phải tìm một người sẵn sàng đổi chính xác số lượng ETH này với BTC. Đây là một quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, rủi ro trong quá trình swap cũng là điều khiến người dùng suy nghĩ.
Giả sử bạn đã thực hiện giao dịch nhưng đối tác không thực hiện, tài sản của bạn sẽ bị khóa trong một thời gian khá lâu (lên đến hàng giờ) trước khi được trả lại bởi time-locked contract. Cụ thể hơn các bạn có thể xem ở đây.
Nhưng các điều trên không có nghĩa là không có dự án atomic swaps không thành công. Đối với một giải pháp cross-chain cung cấp atomic swaps thì việc cần có một UX đơn giản và dễ sử dụng, nơi người dùng không cần phải lo lắng về việc tìm ai đó để giao dịch là mục tiêu hàng đầu. Một đại diện có thể nhắc đến ở đây là Uniswap đã thành công với atomic swap khi giải quyết được mục tiêu trên. Như vậy, mục tiêu đầu tiên của một giải pháp cross-chain thành công là có một trải nghiệm giống với Uniswap.
Cross-chain Bridges
Vì những vấn đề của atomic swap, các giải pháp cross-chain mới đã chuyển hướng sang xây dựng cross-chain bridge. Về cơ bản, các dự án được thiết kế dưới dạng bridge đều sử dụng chung 1 cơ chế là lock, mint và burn. Người ta có thể tạo token ERC20 được gắn với giá trị của tài sản bridge (tức là xBTC hoặc yBTC hoặc bất kỳ dự án nào).
Những “wrapped” token này được hỗ trợ bởi tài sản gốc được quản lý bởi một hoặc nhiều thực thể. Khi người dùng muốn chuyển tài sản từ chain này sang sang chain khác, các bridge sẽ thực hiện lock tài sản ở chain gốc, sau đó mint một “wapped” token cho người dùng. Sau khi người dùng chuyển ngược trở lại, họ sẽ burn “wrapped” token đi, sau đó unlock trả lại tài sản ở chain gốc.
Trong thực tế, để các bridge hoạt động hoàn hảo thì thiết kế của chúng sẽ phức tạp hơn nhiều. Phần tiếp, chúng ta sẽ xem xét thiết kế của các cross-chain bridge.
Các loại cross-chain bridge
Nếu xét thiết kế theo mục đích của các bridge thì chúng ta có thể phân chia các bridge thành 4 loại, mỗi loại có những lợi ích và nhược điểm riêng
Asset-specific
Đây là bridges với mục đích duy nhất là cung cấp quyền truy cập vào một tài sản cụ thể từ một external chain. Những tài sản này thường là tài sản “wrapped” được thế chấp đầy đủ bởi tài sản gốc, theo cách thức có giám sát hoặc không giám sát.
Bitcoin là tài sản phổ biến nhất được kết nối với các chain khác, với bảy bridges khác nhau chỉ trên Ethereum. Những cầu nối này dễ triển khai nhất và có thanh khoản tốt, nhưng lại hạn chế về chức năng và cần triển khai mới khi kết nối tới blockchain mới. Ví dụ: wBTC.
Chain-specific
Đây là các bridge nối giữa hai chain cụ thể thường hỗ trợ các hoạt động đơn giản xung quanh việc lock/unlock token trên chuỗi nguồn và mint các tài sản được “wrapped” trên chuỗi đích.
Những bridge này thường có thời gian đưa ra thị trường nhanh hơn vì ít phức tạp nhưng chúng không dễ mở rộng và không thể thực hiện được đối với các blockchain khác nhau về đồng thuận (concensus). Một ví dụ là Polygon’s PoS bridge, cho phép người dùng chuyển tài sản từ Ethereum sang Polygon và ngược lại, nhưng chỉ giới hạn ở hai chain đó.
Application-specific
Đây là ứng dụng cung cấp quyền truy cập vào hai hoặc nhiều blockchain, nhưng chỉ để sử dụng trong ứng dụng đó. Các ứng dụng này thường có mã nguồn nhỏ; thay vì có các phiên bản riêng biệt của toàn bộ ứng dụng trên mỗi blockchain, nó thường có các “light adapter” mô-đun trên mỗi blockchain đó. Như vậy, nó có thể truy cập đến tất cả những blockchain mà nó được phép kết nối, điều này hình thành hiệu ứng như mạng internet.
Nhược điểm của những ứng dụng này là khó có thể mở rộng chức năng của ứng dụng cho các ứng dụng khác (ví dụ: lending sang exchange). Ví dụ về ứng dụng dạng này là Compound Chain và Thorchain, đang xây dựng các blockchain riêng biệt dành riêng cho việc cho vay và trao đổi chuỗi chéo.
Generalized
Một giao thức được thiết kế đặc biệt để truyền thông tin qua nhiều blockchain. Thiết kế này mang hiệu ứng mạng lưới vô cùng mạnh mẽ vì độ phức tạp O(1) – một dự án chỉ cần tích hợp 1 lần sẽ cho phép nó truy cập vào toàn bộ hệ sinh thái trong bridge.
Hạn chế là một số thiết kế thường đánh đổi tính bảo mật và phi tập trung hóa để có được hiệu ứng mở rộng này, điều này có thể gây ra những hậu quả phức tạp không mong muốn cho hệ sinh thái. Một ví dụ là IBC, được sử dụng để gửi thông điệp giữa hai chuỗi không đồng nhất (có đảm bảo tính cuối cùng).
Theo phân loại về mục đích của các cross-chain bridge thì chúng ta có thể thấy rằng những dự án nằm trong phần asset-specific/chain-specific/application-specific sẽ phát triển rất nhanh và đưa ra được các sản phẩm sớm, nhưng nếu xét về khía cạnh tiềm năng thì generalized bridge mới là nhà vô địch trong các dự án cross-chain bridge.
Centralized hay Decentralized?
Nên lựa chọn centralized hay decentralized? Để đưa ra quyết định, chúng ta cần hiểu rõ sự đánh đổi của một giải pháp như vậy. Trên lưu ý này, chúng ta cùng thử so sánh các sàn CEX và DEX để rõ ràng hơn.
Các sàn giao dịch tập trung, hay CEX, đã đạt được sức hút lớn trong thập kỷ qua do tính dễ sử dụng, tốc độ và thanh khoản của chúng. Mặc dù chúng vẫn có vài khía cạnh thiếu hụt, chẳng hạn như quyền riêng tư và KYC, nhưng sàn vẫn thu hút được hàng triệu người dùng. Tuy nhiên, CEX không phải không có rủi ro.
Multicoin Capital nêu ra những vấn đề chính với các sàn giao dịch tập trung và mình tin rằng nó có thể được ngoại suy cho bất kỳ giải pháp lưu ký tập trung nào, chẳng hạn như bridge:
- Rủi ro về sàn: Trong trường hợp sử dụng các sàn tập trung, người dùng hoàn toàn mất toàn quyền kiểm soát tiền của họ trong một thời gian. Có nhiều rủi ro liên quan đến nó, bao gồm dự trữ phân đoạn (fractional reserves), sàn phá sản,…
- Tốc độ giao dịch: Để giảm thiểu rủi ro về sàn, người dùng có thể rút tài sản của họ sau mỗi giao dịch. Nhưng việc này ngoài trừ chi phí và giới hạn về số lượng, nó còn mất thời gian, điều này khiến người dùng có thể bỏ lỡ các cơ hội khi biến động giá.
- Luật pháp: Vì các sàn giao dịch tập trung phải tuân theo các quy định của địa phương nên việc hủy niêm yết các tài sản cụ thể là khá thường xuyên. Bên cạnh đó, trong những trường hợp nghiêm trọng, các sàn giao dịch phải chấm dứt mọi hoạt động và điều đó có thể là mối đe dọa đến sự an toàn của tiền của người dùng.
- Nguy cơ tấn công: Mặc dù các sàn giao dịch tập trung thực hiện việc luân chuyển tiền (chuyển từ ví này sang ví khác) khá thường xuyên, họ vẫn là người duy nhất nắm giữ tiền của người dùng, do đó trở thành mục tiêu chính của tin tặc.
Lý tưởng nhất là một công ty nổi tiếng và có uy tín có thể tạo ra một centralized bridge và giảm bớt hầu hết các vấn đề này, nhưng giải pháp centralized này, như đã nhắc đến bên trên, sẽ tạo ra những rủi ro mới xung quanh khả năng thanh toán.
Thông thường, để chứng minh sự minh bạch của các bridge, có thể kiểm tra số lượng token chuyển vào và số lượng “wrapped” token họ đã mint ra. Nhưng trong trường hợp của các sàn, việc thông kê là quá khó vì không có cách nào để chứng minh số lượng token mà người dùng đã gửi vào và rút ra khỏi sàn.
Nếu nói cụ thể hơn thì các sàn này có thể tạo ra nhiều “wrapped” token hơn số lượng dữ trữ của chúng và cộng đồng không thể chứng minh điều này. Để giải quyết vấn đề này, sàn Binance đã lock một số tài sản trên Etherum như “bằng chứng về dự trữ” để đảm về khả năng thanh toán của mình.
Ngược lại với các sàn giao dịch tập trung là các sàn giao dịch phi tập trung, viết tắt là DEX. Đặc điểm chính của các sàn giao dịch phi tập trung là người dùng chủ động kiểm soát tiền của chính họ. Đây là một hình thức tự lưu ký, là một cải tiến lớn so với cơ sở hạ tầng tập trung hiện tại.
Lần đầu tiên, mọi người trên toàn thế giới có thể trao đổi token một cách đáng tin cậy mà không gặp bất kỳ rủi ro nào đối với đối tác. Bằng cách nhìn vào các ví dụ thực tế, chúng ta có thể thấy tác động sâu sắc của các sản phẩm này trên thị trường.
Vì vậy, mục tiêu của các dự án cross-chain nên là phi tập trung hóa tối đa. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các thiết kế của 1 decentralized cross-chain bridge.
Decentralized bridges
Về cơ bản, decentralized bridges chính là một pool chứa tài sản được quản lý bởi một nhóm validator, số lượng validators càng lớn thì bridge càng decentralized. Người dùng deposit tài sản từ chain này vào pool, validators xác minh giao dịch đó và pool sẽ mint wrapped token ở chain khác.
Khác biệt lớn nhất giữa decentralized bridge nằm ở cách validator được khuyến khích và cách đảm bảo độ chính xác của thông tin. Làm rõ hơn khác biệt là mạng lưới relay tham gia vào chuyển đổi tài sản phải là permissionless và cách chúng đạt được sự đồng thuận.
Một số bridge sử dụng cơ chế Proof of Stake cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở validator. Các mạng PoS này có thể là những mạng hiện có hoặc những mạng mới được hình thành đặc biệt cho mục đích giao tiếp xuyên chuỗi. Ví dụ: Matic PoS, deBridge và Anyswap đều tận dụng các blockchains PoS hiện có là Matic, Chainlink và Fusion.
Ngược lại cũng có những bridge lựa chọn xây dựng mạng lưới từ đầu như Axelar. Trong môi trường đồng thuận PoS, các validator được khuyến khích để chạy các node nhằm lấy phí giao dịch. Họ bắt buộc phải thực hiện chính xác giao dịch nếu không phần tài sản họ stake sẽ bị mất.
Những mô hình này có một rủi ro là tài sản được sử dụng để stake phải lớn để relayer không dám giả mạo giao dịch. Ngoài ra, khi lượng giao dịch ngày càng lớn, số lương tài sản cần stake sẽ càng tăng lên, điều này khiến cho các bridge này không hiệu quả về vốn.
Có một số bridge có relayer hoàn toàn là trustless. Trong trường hợp này, relayer vẫn cần thiết để truyền thông tin từ chain này sang chain khác, nhưng bridge không dựa vào chúng để đảm bảo độ chính xác của thông tin. Thay vào đó, những cầu nối này sử dụng on-chain light client xác minh thông tin được chuyển tiếp và theo đó gọi các chức năng lock/mint/burn.
Ví dụ: Rainbow Bridge của NEAR. Chúng ta sẽ xem xét liệu có thực là trustless ở phần tiếp theo.
Liệu có một dự án cross-chain đạt được trustless?
Một ví dụ về một dự án cross-chain đạt được trustless đang hoạt động là Rainbow Bridge, một khái niệm mới được giới thiệu bởi Near.
Ý tưởng cốt lõi đằng sau Rainbow Bridge là nó sử dụng hai light client:
- Một light client Ethereum được triển khai trong Rust dưới dạng NEAR contract;
- Một light client NEAR được triển khai trong Solidity như một Ethereum contract;
Hình ảnh ở trên cung cấp một hình dung về bridge với thiết kế light client. Về cơ bản, một blockchain light client là một kỹ thuật hoặc một triển khai của kỹ thuật này để giám sát trạng thái của blockchain mà không cần thực hiện tính toán quá nhiều, nhưng vẫn có thể kiểm tra trạng thái mà nó đang theo dõi một cách tin cậy. Một điều mới ở đây chính là có thể theo dõi và xác minh trạng thái với một lượng nhỏ tính toán.
Lưu ý rằng, ngoài các hợp đồng thông minh mà họ triển khai các light client, Rainbow Bridge có hai dịch vụ được gọi là relay thường xuyên gửi các header cho light client. Eth2NearRelay gửi từng header đến hợp đồng EthOnNearClient và Near2EthRelay sẽ gửi một header sau mỗi 4 giờ đến hợp đồng NearOnEthClient. Tham khảo thêm: https://near.org/blog/eth-near-rainbow-bridge/
Phân tích kỹ hơn thì thiết lập trustless này đi kèm với một số đánh đổi:
- Mọi block từ mỗi chain cần được xác minh liên tục. Hiện tại, Rainbow Bridge xác minh block header NEAR 4 giờ/1 lần (nếu không sẽ tốn rất nhiều tiền) có nghĩa là người dùng cần đợi 4-6 giờ cho các giao dịch NEAR với ETH của họ;
- Không thể thực sự xây dựng một bridge với thiết kế này giữa ETH và BSC hoặc ETH và Polygon, do không tương thích về sự đồng thuận;
- Cần phải có phương pháp để xử lý với các edge case của hai chain kết nối đến như khi forks, chain split,… Nó làm tăng độ khó rất nhiều cho giải pháp.
Rainbow không thực sự là trustless, mà là gần trustless, nó dựa vào các kỹ thuật chống gian lận để đạt được trustless. Khi chúng ta nói về khả năng tương tác của blockchain, thì Rainbow đang không phải là một giải pháp hoàn toàn thỏa mãn mọi tiêu chí (quá lâu).
Phân loại các giao thức có khả năng tương tác
Như ở trên mình có nhắc đến thông tin rằng các decentralized bridge sử dụng các tập validator để xác minh giao dịch, như vậy mức độ bảo mật của bridge dựa trên các validator. Mình có thể chia nhỏ tất cả các giao thức tương tác thành ba loại bao quát dựa trên validator:
Light Client & Relays
Nhóm này là những bridge chạy một ứng dụng light client của một chain trong VM của chain khác và ngược lại. Light client này đóng vai trò xác minh thông tin được chuyển tiếp giữa các chain. Near Rainbow Bridge chính là một thành viên của nhóm này như đã trình bày ở phần trước.
Dựa vào việc sử dụng light client, nhóm này có những lợi thế và nhược điểm sau:
Thuận lợi:
- Đạt được trustless vì light client là người xác nhận thông tin
- Cho phép truyền thông báo tổng quát đầy đủ giữa các chain.
Nhược điểm:
- Dựa vào cơ chế tin cậy hoặc đồng thuận cơ bản của chain để hoạt động, do đó, nó phải được xây dựng tùy chỉnh cho từng loại chain.
External validators & Federations
Thường có một nhóm validators giám sát địa chỉ “hộp thư” tại chain nguồn và theo sự đồng thuận, thực hiện một hành động tại chain đích. Việc chuyển nội dung thường được thực hiện bằng cách khóa nội dung trong hộp thư và tạo ra số lượng tương đương của nội dung đó trên chuỗi đích. Đây thường là những bonded validators với token riêng biệt làm mô hình bảo mật.
Ví dụ bao gồm Thorchain, Anyswap, Biconomy, Synapse, PolyNetwork, EvoDeFi và nhiều loại khác.
Thuận lợi:
- Cho phép truyền thông điệp tổng quát đầy đủ giữa các chain.
- Có thể dễ dàng mở rộng sang bất kỳ chain nào trong hệ sinh thái Ethereum.
Nhược điểm:
- Người dùng hoặc LP hoàn toàn tin tưởng vào external validators với số tiền/dữ liệu của họ. Có những rủi ro về kinh tế như đã nêu trong phần “Decentralized Bridges”.
Liquidity networks
Điều này tương tự như một mạng ngang hàng (P2P) trong đó mỗi node hoạt động như một “bộ định tuyến” chứa một “kho” nội dung của cả chuỗi nguồn và đích.
Các mạng này thường tận dụng tính bảo mật của blockchain cơ bản; thông qua việc sử dụng các cơ chế khóa và tranh chấp, người dùng được đảm bảo rằng các bộ định tuyến không thể chạy trốn bằng tiền của người dùng. Do đó, các mạng thanh khoản như Connext có thể là một lựa chọn an toàn hơn cho những người dùng đang chuyển một lượng lớn giá trị.
Hơn nữa, loại bridge này có thể phù hợp nhất để chuyển tài sản xuyên chuỗi vì tài sản do bộ định tuyến cung cấp là tài sản gốc trên chain gốc chứ không phải tài sản phái sinh, không thể thay thế hoàn toàn cho nhau.
Thuận lợi:
- Bảo mật do security hoàn toàn được hỗ trợ bởi chain gốc
- Dễ mở rộng ra các chain khác
Nhược điểm:
- Chỉ hỗ trợ truyền token. Không thể truyền thông báo tổng quát giữa các chain
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể thấy được rằng mỗi thiết kế đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Không có một thiết kế là toàn vẹn cho đến bây giờ. Để đánh giá một bridge thì mình sẽ dựa trên các yếu tố sau:
- Bảo mật: Các giả định về độ tin cậy và khả năng tồn tại, khả năng chịu đựng các tác nhân độc hại, sự an toàn của tiền của người dùng và khả năng phản xạ.
- Tốc độ: Độ trễ để hoàn thành giao dịch. Thường có sự cân bằng giữa tốc độ và bảo mật.
- Khả năng kết nối: Lựa chọn chain đích cho cả người dùng và nhà phát triển, cũng như các mức độ khó khăn khác nhau để tích hợp thêm một chain mới.
- Hiệu quả sử dụng vốn: Kinh tế xoay quanh vốn cần thiết để đảm bảo hệ thống và chi phí giao dịch để chuyển tài sản.
- Tính xác thực: Khả năng chuyển các tài sản cụ thể, trạng thái phức tạp hơn hoặc thực hiện các lệnh gọi hợp đồng xuyên chuỗi.
Tương lai của blockchain bridges
Trong khi bridges mở ra sự đổi mới cho hệ sinh thái blockchain, chúng cũng gây ra rủi ro nghiêm trọng nếu các dự án đốt cháy giai đoạn nghiên cứu và phát triển.
Vụ tấn công Poly Network đã chứng minh tầm quan trọng về kinh tế tiềm ẩn của các lỗ hổng và các cuộc tấn công, chúng ta nên hy vọng mọi thứ sẽ không trở nên quá tồi tệ trước khi có một giải pháp hoàn thiện.
Mặc dù đây là một bối cảnh mà những dự án về bridge liên tục xuất hiện dẫn tới sự phân mảnh và cạnh tranh cao đối với các nhóm xây dựng bridge, tất cả vẫn nên giữ kỷ luật trong việc ưu tiên bảo mật theo thời gian đưa ra thị trường.
Trạng thái lý tưởng sẽ là một bridge đồng nhất cho mọi thứ, nhưng có khả năng không có thiết kế cầu “tốt nhất” duy nhất và các loại cầu khác nhau sẽ phù hợp nhất với các ứng dụng cụ thể (ví dụ: chuyển tài sản, gọi hợp đồng, đúc token).
Bridges tốt nhất sẽ là những bridge an toàn nhất, được kết nối với nhau, nhanh chóng, tiết kiệm vốn, hiệu quả về chi phí và khả năng chống kiểm duyệt. Đây là những đặc tính cần được tối đa hóa nếu chúng ta muốn hiện thực hóa tầm nhìn về “internet của các blockchain”.
Những dự án về bridge hiện tại có thể có những ưu điểm, cũng tồn tại những nhược điểm. Nhưng có một điểm chung là họ đều đang nỗ lực để tăng cường các ưu điểm này, cũng như khắc phục những nhược điểm vốn có. Công nghệ đang tiến bộ từng ngày, hãy cùng chờ đón trong một tương lai tươi sáng hơn!
Bài viết được FXCE Crypto biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Crypto
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop