Các cuộc thảo luận trong tháng đầu tiên của năm 2021 xoay quanh chủ đề xây dựng một mạng internet phi tập trung, thường được gọi là Web3:
- WhatsApp thông báo sẽ bắt đầu chia sẻ dữ liệu với công ty mẹ Facebook
- Uganda đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn tất cả các nền tảng mạng xã hội
- Mỹ đang trong giai đoạn sửa đổi đầu tiên khi họ tính đến việc cấm Tổng thống Trump khỏi Twitter và cấm quyền kiểm duyệt của Parlor (một Twitter cánh hữu thay thế) sử dụng máy chủ AWS và xóa khỏi cửa hàng ứng dụng của Google và Apple.
Đây là những chủ đề đáng lo ngại và ngày càng trở nên quan trọng để tìm hiểu.
Các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp sống được là nhờ các dịch vụ quảng cáo của Facebook và các đề xuất của Google Search do các ông lớn công nghệ cung cấp. Các nghệ sĩ và nhân viên kinh tế sáng tạo phải đối mặt với nguy cơ bị bóp tương tác hàng ngày trên các trang web như Spotify, Instagram và TikTok.
Đây không phải là những vấn đề mới, nhưng đã phát triển trong vài năm qua khi nhiều hệ tư tưởng và phe phái phân cực xung đột với nhau. Sự phát triển của các công ty độc quyền về công nghệ tập trung và sự xâm phạm ngày càng tăng của họ đối với quyền tự do cá nhân và kết quả kinh doanh đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi Internet từ trạng thái hiện tại – Web2 – sang giai đoạn tiếp theo, Web3.0.
Nguồn gốc của Web3.0
Nguồn gốc của Web3.0 đã bị lãng quên từ lâu. Thuật ngữ này ban đầu được đặt ra vào năm 2014 và trở nên phổ biến vào năm 2018 bởi Gavin Wood, nhà đồng sáng lập Ethereum và là nhà sáng lập Polkadot; tuy nhiên, tinh thần của nó thậm chí có từ khi Satoshi vẫn còn tham gia vào Bitcoin và ủng hộ sự phát triển của một Hệ thống Tên miền (DNS) phi tập trung được gọi là BitDNS.
“Tôi nghĩ rằng BitDNS có thể trở thành một mạng lưới và blockchain hoàn toàn riêng biệt, nhưng chia sẻ sức mạnh CPU với Bitcoin.” – Satoshi (2010)
DNS từ lâu đã là một dịch vụ tập trung được kiểm soát bởi các tổ chức như Verisign và Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) do Bộ Thương mại Hoa Kỳ giám sát. Quyền kiểm soát đơn phương của DNS, cho phép mọi người tương tác với internet, đã được sử dụng để thực thi quyền IP, ngăn cấm các trang web bán tài liệu có bản quyền, kiểm duyệt các trang web tự do ngôn luận như WikiLeaks và thu giữ tên miền (địa chỉ IP) mà không có thủ tục thích hợp.
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp kiểm duyệt này đều tiêu cực, nhưng bản chất chủ quan chính là điểm chung. Thông thường, các quyết định kiểm duyệt hay không luôn chịu ảnh hưởng bởi những người ở cấp cao nhất thuộc chính phủ và những người vận động hành lang từ các tổ chức đa quốc gia lớn nhất, những người có thể không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của công chúng.
Satoshi đã nhận ra điều này, những người đam mê Bitcoin ban đầu cũng vậy. Vào năm 2011, một fork của Bitcoin có tên là Namecoin đã hình thành từ các cuộc thảo luận ban đầu của diễn đàn Bitcoin với mục đích cho phép các miền cấp cao nhất chống kiểm duyệt (ví dụ: .com) tại địa chỉ miền .bit.
Nhìn lại thì Namecoin đã đi trước thời đại. Các dịch vụ proxy hoặc tiện ích mở rộng (như MetaMask ngày nay) được yêu cầu để xem các trang web miền .bit, khiến Namecoin khó sử dụng. Bitcoin, chưa bàn đến, một blockchain khác được áp dụng chính thống là một giấc mơ xa vời. Hầu hết mọi người thậm chí không muốn có trang web hoặc miền cá nhân của riêng họ vào năm 2011.
Mặc dù Namecoin thất bạt, gần một thập kỷ sau, các blockchain mới hơn và các dịch vụ phi tập trung có thể đã sẵn sàng để thành công. Những cải tiến mới này đang cho phép một Internet phi tập trung ở mức độ mà trước đây không thể tưởng tượng được. Trong khi vẫn còn giữ các đặc tính ban đầu của một Internet phi tập trung, Web3 ngày nay đã phát triển cùng với công nghệ.
Tầm nhìn cho Web3.0 ngày nay
Để nhận xét ngắn gọn thì Web3.0 chính là kỷ nguyên tiếp theo của Internet. Web 3.0 là một sự thay đổi mô hình hướng tới một Internet dân chủ hơn – một Internet được quản lý bởi tập thể chứ không phải bởi các tập đoàn và các lợi ích đặc biệt.
Web3 thể hiện thông qua các công nghệ mới, chẳng hạn như tiền mã hóa, thực tế ảo và thực tế tăng cường, AI, v.v. Được hỗ trợ bởi các công nghệ mới, phong trào Web 3 được dẫn đầu bởi sự thay đổi cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá Internet. Web3 là tất cả những gì liên quan đến việc tạo ra một Internet hoạt động cho mọi người, do mọi người làm chủ.
Vấn đề của Internet ngày nay
Mặc dù Internet đóng góp tích tực tới cuộc sống của hàng tỷ người, nhưng nó phần lớn được kiểm soát bởi các tổ chức lớn và chính phủ. Các vấn đề toàn cầu – như tập trung hóa internet – không chỉ do một yếu tố gây ra, mà là vô số lý do. Trong bài viết này, hãy cùng thảo luận một cách ngắn gọn về một số lý do đó.
Khả năng kiếm tiền kém từ các dịch vụ giá trị
Giá trị được tạo ra bởi một dịch vụ internet không làm cho nó sinh lời. Xem xét truyền thông trực tuyến và mạng xã hội như một ngành công nghiệp. iMessage là một dịch vụ vô cùng giá trị được Apple cung cấp miễn phí vì không có cách nào để kiếm tiền từ dịch vụ một cách hiệu quả.
Gần như mọi mạng xã hội đều cung cấp dịch vụ giao tiếp miễn phí và không hạn chế giữa người dùng. Giao tiếp miễn phí đã trở thành một dịch vụ bắt buộc và do đó, người dùng không sẵn sàng trả tiền cho nó. Ngoài ra, những gã khổng lồ công nghệ lớn như Apple và Facebook có thể trang trải chi phí dịch vụ nhắn tin nhờ doanh thu từ các nền tảng và sản phẩm khác của họ.
Một số mạng xã hội như Facebook đã tìm thấy các mô hình quảng cáo thành công trong khi các ứng dụng truyền thông khác như Reddit, Quora, Stack Overflow, Kik Interactive, Telegram và Discord thì không. Snapchat vẫn không có lãi.
WhatsApp, một trong những dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất trên thế giới với hơn 2 tỷ người dùng, được Facebook mua lại vì tốc độ tăng trưởng người dùng mạnh mẽ hơn là sự cải tiến nền tảng công nghệ. Việc mua lại chủ yếu nhắm vào cuộc chơi đường dài là có được người dùng và đích đến là dữ liệu từ những người dùng đó.
Không có gì ngạc nhiên khi Whatsapp gần đây đã cập nhật các điều khoản dịch vụ trong chính sách bảo mật của công ty. Theo các điều khoản, công ty hiện đang chia sẻ nhiều dữ liệu khách hàng hơn với công ty mẹ Facebook. Phản ứng dữ dội sau đó đối với WhatsApp / Facebook đã khiến Signal, một ứng dụng nhắn tin riêng tư mã nguồn mở nhận được số lượt tải xuống kỷ lục.
Nguồn: Forbes
Signal, không giống như những ứng dụng nhắn tin khác, nó không chia sẻ bất kỳ dữ liệu nào với các nhà phát triển hay tổ chức. Tuy nhiên, giống như hầu hết các ứng dụng nhắn tin, Signal không có lộ trình rõ ràng để kiếm tiền.
Vẫn chưa rõ liệu công ty có kết hợp token economics nào trong tương lai hay không, mặc dù chúng tôi đã thấy một số ứng dụng nhắn tin (như Kik Interactive, Telegram) cố gắng và thất bại trong việc kiếm tiền từ nền tảng của họ bằng cách phát hành token, tuy nhiên việc này phần lớn bị cản trở bởi hành động pháp lý.
Sự Độc quyền Cơ sở hạ tầng
Dịch vụ đã trở thành phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng. Các phần chính của cơ sở hạ tầng Internet như dịch vụ nhắn tin thì khó để kiếm lợi nhuận hoặc doanh thu sau thuế vì người tiêu dùng và nhà phát triển yêu cầu quyền truy cập miễn phí hoặc giá rẻ.
Những dịch vụ có giá trị này được hỗ trợ bởi vì các dòng doanh thu độc quyền – như Google Search và Facebook Ads – cho phép các công ty này trả trước hàng chục đến hàng trăm triệu đô chi phí mà họ cần để chạy các dịch vụ.
Điều này đã dẫn đến độc quyền tự nhiên ở các lớp dữ liệu và phân phối của internet:
- Các trung tâm dữ liệu cung cấp quyền truy cập vào tính toán và lưu trữ dữ liệu giá rẻ và nhanh chóng hầu hết được kiểm soát bởi các nhà cung cấp như Amazon Web Services (AWS), Google, Microsoft và Alibaba.
- Dịch vụ đăng ký tên miền chuyển địa chỉ IP như 8193.93.1 thành một tên dễ đọc hơn như Messari.io cũng do ICCAN kiểm soát.
- Hầu hết các công ty và dự án mã nguồn mở đều dựa vào Github để lưu trữ mã của họ và quản lý phát triển phần mềm.
- Việc phân phối các ứng dụng di động bị giới hạn bởi các nhà sản xuất điện thoại dưới dạng cửa hàng Google và Apple App. Mặc dù các sản phẩm và dịch vụ này là “tùy chọn” nhưng chúng thường là bắt buộc đối với bất kỳ loại quy mô hoặc thành công nào của doanh nghiệp. Nếu bạn đang xây dựng một công ty, bạn cần các nguồn tài nguyên rẻ nhất và khả năng phân phối rộng rãi nhất.
**Độc quyền tự nhiên (natural monopoly) là tình huống trong đó kinh tế quy mô có ý nghĩa quan trọng và chi phí sản xuất chỉ có thể tối thiểu hóa nếu toàn bộ sản lượng của ngành do một nhà sản xuất cung cấp.
Khi các nền tảng và dịch vụ mở rộng, cuối cùng chúng sẽ vượt qua ranh giới từ việc cung cấp một dịch vụ tùy chọn sang một phần cơ sở hạ tầng quan trọng. Internet ngày nay (Web2) đã vượt qua một vài ranh giới. Gần như không thể chặn đóng góp cho nền tảng. Các ưu đãi thì ngược lại. Các quy tắc của cuộc chơi cần phải thay đổi.
Quy định lỗi thời và sai lệch
Những quy định chắc chắn cung cấp một giải pháp tiềm năng cho sự tập trung hàng loạt các dịch vụ Internet và cơ sở hạ tầng. Thật không may, các công ty và tổ chức lớn thường vận động các nhà lập pháp để ngăn chặn bất kỳ thay đổi quan trọng nào có lợi cho người tiêu dùng. Mặc dù các quy định về GDPR gần đây là một bước tiến tích cực, nhưng chúng không giải quyết được nhiều vấn đề ở trên. Đáng tiếc, niềm tin vào các chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhằm phá bỏ sự độc quyền của các dịch vụ internet đều bị đặt nhầm chỗ.
Tính Tập trung dữ liệu và thông tin
Tôi đã viết nhiều về dữ liệu. Cụ thể, dữ liệu vô giá trị như thế nào nếu không được phân loại và dán nhãn cũng như cách dữ liệu có lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn dữ liệu cho phép các công ty độc quyền về công nghệ tổng hợp nhiều dữ liệu hơn và cuối cùng sử dụng dữ liệu đó cho các ứng dụng và dịch vụ khác, từ đó thu hút nhiều dữ liệu người dùng hơn. Lực hấp dẫn dữ liệu đảm bảo rằng các công ty như Google và AWS có thể tiếp tục kiếm tiền hiệu quả hơn từ dịch vụ của họ và lấy đi thông tin giá trị của người dùng.
Bản chất silo (nhóm các dữ liệu có sự liên quan với nhau một cách có tổ chức và cô lập chúng khỏi người khác) của các đường dẫn dữ liệu và API cũng có nghĩa là những người tham gia sẽ không có quyền truy cập vào những thông tin có giá trị và về cơ bản đánh gục những người mới tham gia ở vạch xuất phát.
Internet Services Stack Phi tập trung
Web3.0 biểu hiện thông qua đa dạng các tiêu chuẩn và mạng (tức là Ethereum, IPFS & Filecoin, HNS, WASM, Swarm, v.v.). Những công nghệ mới này tạo nên cái được gọi là Web3 Stack.
Web3 Stack sử dụng các thành phần của internet stack hiện có (ví dụ: TCP / IP), ngoại trừ việc nó đi kèm với các lớp bổ sung được kích hoạt bởi các công cụ mã hóa.
Nguồn: Multicoin Capital
Một số lớp hoàn toàn mới, chẳng hạn như các blockchain lớp 1 và mạng sidechain. Các lớp khác là các lớp hiện có được xây dựng trên hoặc sử dụng mạng lưới blockchain (ví dụ: mạng lưu trữ như Filecoin).
Nguồn: Multicion Capital
Các công ty và giao thức crypto đã và đang xây dựng các phiên bản phi tập trung của cơ sở hạ tầng internet bao gồm: lưu trữ dữ liệu phi tập trung, dịch vụ tên miền và kết nối internet cuối cùng.
Lưu trữ tệp phi tập trung: Sự thống trị của AWS
Các nền tảng phi tập trung sẽ chỉ thành công nếu chúng có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng phi tập trung. Do đó, việc lưu trữ và tính toán dữ liệu phi tập trung là cần thiết cho sự phát triển của Web3.
Cloud và lưu trữ dữ liệu là những dịch vụ quan trọng đối với các công ty. AWS là một nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng nhưng không ai muốn bàn luận, chiếm khoảng 32% thị trường. Sự thống trị của AWS gây ra khó khăn do chi phí chuyển đổi cao đối với các công ty được kiểm duyệt bởi AWS.
Như đã thấy gần đây trong trường hợp của Parlour, một khi AWS thu hồi các dịch vụ lưu trữ, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và đám mây khác có khả năng từ chối doanh nghiệp/trang web. Điều này được xem là một vấn đề lớn đối với các ứng dụng hoặc giao thức phi tập trung nếu chúng được coi là bất hợp pháp để sử dụng hoặc vận hành.
IPFS (InterPlanetary File System) là một trong những dịch vụ lưu trữ tệp phi tập trung đầu tiên được chấp nhận. IPFS không sử dụng blockchain mà là một mạng lưới giúp các nút (người dùng hoặc bên thứ ba) dễ dàng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Nhiều dịch vụ và giao thức khác nhau đã xuất hiện để nâng cao việc áp dụng IPFS.
Pinata là một dịch vụ của bên thứ ba giúp các nhà phát triển pin (ghim) – quá trình lưu trữ thông tin – dữ liệu vào các nút IPFS. Ngược lại, Filecoin là một mạng blockchain sử dụng IPFS nhưng bổ sung thêm các ưu đãi crypto-economic để giúp các nút truy xuất và cung cấp thông tin nhanh hơn.
Nói một cách tổng quát, IPFS cung cấp một cách để phá vỡ HTTPS, chuyển hướng nội dung trong khi các công cụ mã hóa như Filecoin, Sia, Storj, Arweave, et al. đang hướng tới việc thay thế các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng như DropBox và Amazon.
Trong khi các hệ thống lưu trữ dữ liệu phi tập trung được xem là những cải tiến, các giải pháp trên đã đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc trong vài năm qua. IPFS tiếp tục được chấp nhận và Filecoin cuối cùng đã ra mắt vào năm 2020. Ngoài ra, Sia và Arweave đều đã hoạt động được một thời gian và bắt đầu ưu tiên phát triển các ứng dụng mà tận dụng được dịch vụ đám mây của họ.
Đáng chú ý, Arweave, Filecoin hay Sia đều sử dụng blockchain riêng (hoặc trong trường hợp của Arweave là blockweave) làm lớp nền tảng cho các giải pháp lưu trữ ứng dụng và dữ liệu phi tập trung. Sự cân bằng/thỏa hiệp của mỗi mạng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của bài viết này, nhưng nói chung, nó tập trung vào việc lưu trữ tệp tạm thời và dài hạn cũng như cách mỗi mạng tối ưu hóa loại dữ liệu được lưu trữ.
Khi công cụ dành cho nhà phát triển của các dịch vụ đám mây phi tập trung mở rộng, các nhà phát triển của các nền tảng khác sẽ bắt đầu tích hợp các giao thức này. Mirror, một nền tảng xuất bản phi tập trung và do người dùng sở hữu sắp ra mắt, lưu trữ tất cả các blog của người dùng trên blockweave của Arweave.
Sia giúp việc tải nội dung lên nền tảng lưu trữ của họ trở nên đơn giản và kết quả là giờ đây, bất kỳ ai cũng có thể đọc Tuyên ngôn Web3 (Web3 Manifesto) phiên bản gốc trên Skynet của Sia. Sia Skynet là một giao thức mở cho phép lưu trữ phi tập trung các ứng dụng và dữ liệu. Skynet thậm chí còn tạo ra Skynet App Store, được sử dụng để xem và tải xuống bất kỳ ứng dụng nào được xây dựng trên Skynet chạy trên blockchain Sia.
Các mạng lưu trữ phi tập trung vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, tuy nhiên, sự tăng trưởng liên tục là điều đáng để khích lệ.
Dịch vụ và Hệ thống Tên miền Phi tập trung
Blockchain vốn dĩ tạo ra các đăng ký tài sản lớn và một trong những tài sản gốc kỹ thuật số lớn nhất là tên miền. Tên miền là tài sản kỹ thuật số ánh xạ địa chỉ IP thành các tên dễ đọc hơn (ví dụ: 13.57.64.34 thành Messari.io)
Ngành công nghiệp dịch vụ tên miền là một ngành trị giá hàng tỷ đô, nơi mà các công ty đăng ký tên miền hiện tại đang duy trì tính độc quyền đối với địa chỉ IP. Verisign là một trong những công ty đăng ký DNS lớn nhất khi giữ độc quyền đối với “.com” và “.net”, những tên miền này hiện đang chiếm 44% thị trường.
Công ty đăng ký DNS, GoDaddy trước đây đã chặn hoặc tạm ngưng các tài khoản DNS bằng cách viện dẫn các điều khoản dịch vụ của họ “có quyền chấm dứt quyền truy cập vào các dịch vụ của GoDaddy bất kỳ lúc nào, vì bất kỳ lý do gì mà không cần thông báo”.
Bên cạnh các tổ chức đăng ký tên miền, Hệ thống tên miền (Domain Name System – DNS) được kiểm soát bởi ICANN, hệ thống này điều phối và phân bổ địa chỉ IP cũng như tên miền cấp cao nhất (TLD). ICANN tồn tại để ngăn chặn tin tặc hoặc các cuộc tấn công hướng người dùng internet đến các trang web độc hại.
Vì ICANN quản lý Root Server (Máy chủ gốc) và Registrars manage TLD Servers (Nhà đăng ký quản lý Máy chủ TLD), họ có thể hướng người dùng đến trang web thích hợp và ngăn chặn các vụ tấn công. Đây rõ ràng là một đặc điểm của tính tập trung, mặc dù nó phục vụ một mục đích có giá trị. Việc kiểm soát miền của một số công ty như Verisign hạn chế quyền truy cập vào giá của những miền cạnh tranh.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn có mối quan hệ chặt chẽ với ICANN; trong quá khứ đã kiểm duyệt và nắm quyền sở hữu các tên miền cấp cao nhất, thường là từ các trang web cờ bạc trực tuyến. Tên miền là tài sản vô cùng có giá trị nhưng không được kiểm soát bởi các công ty và cá nhân sử dụng chúng. Thay vào đó, những miền này được thuê hàng năm trong một quy trình khai thác giá trị.
Như chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc của Web 3, DNS phân quyền là một trong những ý tưởng ban đầu mà ngay cả Satoshi cũng là người ủng hộ. Những đặc tính ban đầu của Namecoin vẫn chưa bị lãng quên, nhưng việc triển khai kỹ thuật đã được điều chỉnh cho phù hợp.
Dịch vụ Ethereum Name
Ethereum cho phép các hợp đồng thông minh cung cấp khả năng lập trình cao hơn khi đăng ký và sử dụng tên miền. Nếu tên miền chỉ là một tài sản kỹ thuật số, thì Ethereum cho phép khả năng lập trình của tài sản đó.
Dịch vụ Ethereum Name (ENS) là một cơ quan đăng ký tên miền ánh xạ một tên có thể đọc được (ví dụ: name.eth) tới một địa chỉ Ethereum. So với các nỗ lực đăng ký tên miền ban đầu như Namecoin, ENS không thay thế DNS mà tìm cách tích hợp Ethereum vào hệ thống DNS hiện có được kiểm soát bởi ICANN.
Về cơ bản, ENS đang phân cấp việc đăng ký và các nhà đăng ký của hệ thống tên miền. Tuy nhiên, không giống như GoDaddy của hệ thống DNS, ENS không thể thu hồi địa chỉ .eth của người dùng vì người dùng tự kiểm soát tên miền của họ (trừ khi họ ngừng thanh toán). Hơn nữa, các miền ENS có thể được sử dụng với IPFS để ánh xạ tới nội dung thông qua cầu nối EthDNS. Ngoài ra, cầu nối EthDNS tạo ra một điểm cuối DNS-over-HTTPS hỗ trợ trực tiếp .eth như một TLD, nghĩa là cuối cùng .eth có thể được tích hợp vào hệ thống DNS hiện có với .eth TLD.
Unstoppable Domains
Các Miền không thể Ngăn cản (Unstoppable Domains) tạo ra các miền blockchain, tương tự như ENS, thay thế các địa chỉ tiền mã hóa bằng một tên có thể đọc được. Ngoài ra, địa chỉ Unstoppable Domains có thể được sử dụng cho các trang web trỏ nội dung từ mạng lưu trữ phi tập trung đến một miền. Vì các miền blockchain này không phải là một phần của hệ thống tên miền cấp cao nhất (TLD) DNS, nên hầu hết các công cụ tìm kiếm trên internet hiện không truy vấn hoặc hiển thị các trang web được liên kết với các miền blockchain.
Cần có plugin hoặc tiện ích mở rộng của trình duyệt để xem miền blockchain trên công cụ tìm kiếm tiêu chuẩn cho đến khi hệ thống DNS tích hợp các miền này. Unstoppable Domain cũng giúp bạn dễ dàng cắm vào IPFS bằng cách liên kết một hàm băm IPFS (bài đăng trên blog, văn bản trang web, v.v.) với địa chỉ unstoppable domain.
Handshake
Tương tự như Namecoin, Handshake – một fork của Bitcoin, cụ thể là bcoin. Handshake nhằm mục đích thay thế gốc DNS toàn cầu bằng một DNS được quản lý và phân phối bởi một hệ thống blockchain. Handshake, không giống như hệ thống DNS hiện có, không cần một cơ quan tập trung xác định địa chỉ IP nào là hợp lệ hoặc ánh xạ tới một trang web cụ thể.
Nguồn: Coindesk, Steve McKie/Handshake
Giống như hệ thống DNS truyền thống, Handshake phân bổ các tên miền cấp cao nhất (TLD), chẳng hạn như .com hoặc .org, những tên miền này sau đó có thể sử dụng cho các trang web hoặc địa chỉ crypto. Bất kỳ ai cũng có thể mua quyền đối với TLD thông qua hệ thống đấu giá của Handshake bằng native currency của Handshake, HNS. Những người chiến thắng cuộc đấu giá có quyền đăng ký TLD dưới các khóa mật mã của họ (ví dụ: địa chỉ ví) bằng cách nhập một cặp vào blockchain của Handshake, hoạt động như một chứng chỉ có thẩm quyền.
Ban đầu, Namecoin cũng đã cố gắng thay thế lớp TLD, nhưng TLD đã trải qua những thay đổi đáng kể trong suốt những năm từ 2011-2013. Ngoài ra, những người chấp nhận Namecoin ban đầu đều đã tập trung lại – mua và nắm giữ – trên các tên trang web phổ biến nhất và các tên miền hiện có, điều này không cho phép các chủ sở hữu tên miền hiện có áp dụng giải pháp thay thế dựa trên blockchain mới này.
Handshake và Namebase – một sàn và một tổ chức đăng ký giúp các cá nhân đăng ký miền trên chuỗi khối Handshake – nhằm giảm thiểu những vấn đề này.
Handshake và Namebase đã lưu trữ tất cả 1.500 TLD ICANN hiện có để duy trì khả năng tương thích ngược với lớp DNS hiện tại. Điều này có nghĩa là nếu Google quyết định họ muốn ánh xạ địa chỉ IP Google.com của họ thành Handshake, họ có thể làm như vậy thay vì phải trả phí cho một tên miền hoặc tìm một địa chỉ .com mới.
Thú vị hơn, Handshake đang tích hợp với các nền tảng như Skynet của Sia để cung cấp cả dịch vụ lưu trữ và DNS phi tập trung.
Nguồn: Namebase
Sự kết hợp giữa lưu trữ tệp phi tập trung/lưu trữ web và DNS giúp tạo ra một thế giới mà thông tin không thể bị kiểm duyệt bởi người trung gian, những tổ chức cho thuê hoặc chính phủ. Điều quan trọng là sự kết hợp của hai hệ thống này tạo ra một mạng internet hiệu quả hơn, nơi các quyền tài sản kỹ thuật số được tôn trọng, dữ liệu được chia sẻ và nội dung của người dùng có thể kiếm tiền nhiều hơn. Các dịch vụ phi tập trung giúp tạo ra một mạng internet cho mọi người, do mọi người quản lý.
Kết nối và Internet Chặng cuối
Kết nối chặng cuối là thành phần quan trọng cuối cùng của việc phân cấp các dịch vụ và hệ thống internet.
Last mile là một thuật ngữ chung để chỉ chặng cuối cùng của mạng lưới giao hàng nhằm mang lại dịch vụ cho người dùng cuối, thường là người tiêu dùng trung bình. Ví dụ, truyền hình cáp là một dịch vụ chặng cuối. Xe tay ga Lime hoặc Ubers đều là dịch vụ vận chuyển chặng cuối, đưa khách hàng từ chặng cuối hành trình (ví dụ: nơi họ xuống ở ga tàu điện ngầm/xe lửa) đến điểm đến của họ. Các dịch vụ này thường là các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn và yêu cầu cơ sở hạ tầng hoặc mạng lưới lớn và quy mô theo thời gian.
Internet chặng cuối vẫn đang tồn tại, nhưng đã lỗi thời và ở nhiều khu vực của Mỹ vẫn sử dụng cáp đồng, có chức năng hạn chế (như tốc độ, băng thông, v.v.) vẫn đang thống trị thế giới viễn thông. Ngay cả Google, công ty đã cố gắng chạy cáp quang để cải thiện kết nối internet, phần lớn đã chuyển hướng sang mô hình internet không dây do chi phí. Nhưng chúng ta có thực sự muốn Google kiểm soát toàn bộ mạng internet, từ cơ sở hạ tầng đến cloud để tìm kiếm? Dĩ nhiên là không.
Các dịch vụ internet phi tập trung đang ở giai đoạn sơ khai, chọn sử dụng lợi ích chính được cho phép thông qua các công cụ mã hóa – cộng đồng lớn gồm các cá nhân độc lập điều hành cơ sở hạ tầng từ khắp nơi trên thế giới.
Andrena
Andrena đang kích hoạt một mạng không dây ở các thành phố và thị trấn nơi người dùng sở hữu các điểm phát sóng (thiết bị phần cứng) cung cấp Internet cho người tiêu dùng lân cận. Chủ sở hữu điểm phát sóng được thưởng từ việc cung cấp quyền truy cập internet và có thể kiếm thu nhập thụ động hoặc chi trả các hóa đơn của họ.
Ví dụ: Một chủ nhà hoặc chủ sở hữu nhà cho thuê thương mại có thể đầu tư vào phần cứng thiết bị điểm phát sóng để cho phép tất cả người thuê tham gia vào mạng không dây Andrena và trả tiền cho chủ nhà để sử dụng dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, một người thuê căn hộ có thể mua một điểm phát sóng nhỏ hơn mà vẫn cung cấp đủ cho cả lượng truy cập internet của hàng xóm để bù đắp chi phí tiêu thụ internet cá nhân của mình.
Mục tiêu cuối cùng của Andrena là thay thế các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có dấu hiệu đánh cắp thông tin người dùng như AT&T và Comcast bằng một nhà cung cấp dịch vụ internet mở và do cộng đồng sở hữu. Andrena sử dụng mạng lưới blockchain mã nguồn mở để điều phối các nút mà không cần sử dụng ISP tập trung và đảm bảo cung cấp băng thông đã thỏa thuận cho người dùng.
Althea
Althea sử dụng một mạng lưới ăng-ten để cung cấp dịch vụ truy cập internet cho các cộng đồng nông thôn hoặc thành thị. Khi một người có ăng-ten đặt trên mái nhà của họ (còn được gọi là nút Althea), họ sẽ được chia sẻ doanh thu từ nhóm các bên liên quan (là những người sở hữu cơ sở hạ tầng) nhờ vào việc lưu trữ phần cứng.
Doanh thu này được tạo ra từ những người sử dụng dịch vụ internet. Một điểm khác biệt chính giữa Althea và Andrena là Althea cho phép các ISP hiện có sử dụng mạng của mình, trong khi mạng Andrena thì ngăn chặn các ISP.
Althea đã và đang sử dụng mô hình kinh doanh hợp tác trong đó một nhóm người tham gia ở nông thôn mua ăng-ten và từ từ giới thiệu những người hàng xóm hòa mạng. Bằng cách tập trung vào các khu vực bị tước quyền sở hữu về mặt địa lý, Althea cung cấp cho các cộng đồng quyền truy cập Internet tốt và rẻ hơn so với những gì họ thường có.
Vượt lên cả khả năng kết nối Internet
Khả năng kết nối Internet mở rộng không chỉ đơn giản là truy cập wifi. Hầu hết các thiết bị bạn sử dụng hàng ngày đều yêu cầu một số hình thức kết nối không dây bao gồm kết nối Bluetooth, lime scooters, huy hiệu ID, GPS, dịch vụ định vị, v.v.
Helium
Helium là một mạng không dây mở, được xây dựng trên chuỗi khối Helium, chuỗi này được điều hành bởi một mạng lưới các thiết bị phần cứng (nút) duy trì mạng và truyền dữ liệu. Helium triển khai mạng không dây LoRaWAN mở, cho phép kết nối qua các khoảng cách xa hơn mà tiêu tốn ít băng thông hơn.
HNT – tiền mã hóa của Helium được đốt để sử dụng Data Credits giúp truyền dữ liệu qua mạng không dây LongFi của Helium. Mạng không dây của Helium nhắm đến các thiết bị IoT và có thể được sử dụng cho các dịch vụ như chuyển tiếp thông tin, giám sát cảm biến hoặc định vị địa lý. Các thiết bị hỗ trợ Helium không yêu cầu hợp đồng di động để chuyển tiếp dữ liệu cảm biến trở lại ứng dụng.
Mạng Helium được sử dụng cho các dịch vụ khác nhau bao gồm:
- Nobel Systems sử dụng Helium để cho phép kết nối mạng cho Ứng dụng đỗ xe GeoViewer của họ, một giải pháp IoT để xác định xem rằng trong thời gian thực, các điểm đỗ xe đã được sử dụng hay đang trống trong các khu đô thị lớn.
- Mạng của Helium cho phép Airly theo dõi chất lượng không khí trên toàn cầu để gửi thông báo hoặc cảnh báo cho công chúng cập nhật về chất lượng không khí tại địa phương của họ.
- CareBand, một thiết bị có thể đeo được dùng để giám sát vị trí dựa vào mạng không dây LoRaWAN của Helium.
Foam
Dịch vụ định vị và GPS là những công nghệ kết nối quan trọng được sử dụng trong chuỗi cung ứng, thông tin liên lạc của chính phủ, thị trường tài chính và các hệ thống kinh tế quan trọng được sử dụng hàng ngày. Giao thức Foam – do Foamspace phát triển – cung cấp các công cụ để kích hoạt bản đồ có nguồn lực từ đám đông và các dịch vụ vị trí phi tập trung.
Khi khả năng phục hồi của các dịch vụ định vị dựa trên GPS ngày càng tăng, các chính phủ và doanh nghiệp quốc tế sẽ hướng tới các cách để nâng cao chuỗi cung ứng, mạng IoT và các lĩnh vực bằng cách tìm kiếm các dịch vụ bổ sung cho dịch vụ GPS. Foam cho thấy cơ hội để giảm sự phụ thuộc của toàn cầu vào GPS vệ tinh bằng cách tạo ra một mạng lưới các thiết bị phần cứng định vị mặt đất do cộng đồng điều hành.
DeFi – Điều kiện tiên quyết cho Web3.0
Điều kiện tiên quyết đầu tiên cho Web 3.0 là tạo ra Internet native money. Bitcoin và Ethereum đã nổi lên như một loại tiền Internet của tương lai và không ngạc nhiên khi coi đó là nơi làn sóng đổi mới và thử nghiệm đầu tiên đang diễn ra. Chủ đề lớn hơn về Tài chính phi tập trung (DeFi) thì cấp thiết cho sự phát triển của Web3.
Các hệ thống tài chính của blockchain và cơ sở DeFi (DeFi primitives) như các AMMs, khai thác thanh khoản (liquidity mining, stablecoin và quản trị có thể sẽ cần thiết cho việc áp dụng nhiều hơn các nền tảng Web3, cho dù chúng là mạng xã hội hay nền tảng lưu trữ dữ liệu).
Một khi hệ thống tài chính của Web3 được bảo đảm, các cải tiến và mô hình kinh doanh mới sẽ giúp định hình lại các sản phẩm và dịch vụ internet hiện có.
Kết luận: Phát triển Web3.0
Ta có thể dễ dàng cảm thấy không hài lòng và tức giận với giới tinh hoa ở tập đoàn, chính phủ hoặc bất kỳ ai thao túng Internet để thu lợi cho bản thân. Điều này khá dễ hiểu, nhưng tôi không nghĩ đây là quan điểm đúng.
Internet sơ khai cần những người tiên phong và các doanh nghiệp để phát triển các công cụ làm cho Internet có thể truy cập được và họ nhận được phần thưởng xứng đáng cho giá trị mà họ đã tạo ra. Rõ ràng rằng không phải bất kỳ ai cũng có thể dự đoán được kết quả từ hành động của bản thân.
Cryptonetworks, với các giao thức mã nguồn mở và mạng do cộng đồng sở hữu, mang đến cơ hội để cấu trúc lại Internet thành một hệ thống mang lại lợi ích cho nhiều người hơn trên khắp thế giới. Có lẽ đó là một tầm nhìn chưa thực sự chín chắn, nhưng nó đáng để phấn đấu ngay cả khi kết quả cuối cùng có phần không như kỳ vọng.
Khi chúng ta tiếp cận một thế giới ngày càng được kiểm soát bởi công nghệ, điều quan trọng là chúng ta cần phải thiết kế ra những hệ thống mà có thể điều chỉnh thành các lợi ích có lợi cho tập thể. Quá trình chuyển đổi từ Internet hiện tại – Web2.0 sang Web3.0 – là một quá trình đa dạng về cơ bản sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với Internet. Các quyết định mà các doanh nhân, kỹ sư, doanh nghiệp, nhà thiết kế và công dân Internet đưa ra ngày hôm nay sẽ truyền tải và ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Bài viết được Ellie Nguyễn thuộc FXCE Crypto biên tập từ “The Origins of Web3 And Why It Matters More Than Ever” của tác giả Mason Nystrom, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Crypto
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop