Tất cả chúng ta đều biết Yearn là công cụ tổng hợp lợi nhuận (yield aggregator) theo phương châm “set-it-and-forget-it” đang chạy trên các giao thức DeFi tạo ra lợi nhuận (yield-generating protocol) hàng đầu như Compound, Aave, Curve và Convex.
Người dùng có thể kiếm tiền một cách thụ động chỉ với một cú click chuột. Trong các Vault của Yearn, những chiến lược gia liên tục cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận cao nhất vì họ sẽ được thưởng 50% doanh thu. Theo thời gian, giao thức dần gắn liền với lợi tức (yield) và trở thành tên tuổi danh tiếng trong ngành, Yearn được biết đến như một nguồn lợi nhuận có rủi ro tối thiểu hàng đầu.
Nhưng chúng ta chưa biết gì về Yearn? Điều gì đằng sau nó? TVL (tổng lượng giá trị tài sản khóa lại) của Yearn tăng 11 lần kể từ đầu năm 2021, nhưng mức tăng trưởng này là do đâu? Đó là một vấn đề quan trọng phải hiểu trong việc đầu tư token, theo lý thuyết truyền thống, không có giá trị nào hơn giá trị chiết khấu của các dòng tiền trong tương lai.
Và sự tăng trưởng trong tương lai được xác định ở tiền ký quỹ – vậy ai là người gửi tiền ký quỹ cho Yearn?
Yearn là gì?
Trước tiên, hãy phân tích các sản phẩm của Yearn.
- Vaults: giao thức hàng đầu được phần lớn người dùng sử dụng và chiếm 67% TVL của Yearn. Người dùng gửi tiền vào một vault xác định cho mỗi tài sản có các chiến lược lợi nhuận cơ bản được thực hiện để triển khai vốn. Các vault V1 bị giới hạn bởi chiến lược đơn lẻ (single strategy) nên từ đó không còn được dùng nữa. V2 đã ra mắt vào đầu năm và cung cấp công cụ tổng hợp lợi nhuận phức tạp hơn khi được vận hành bởi nhiều chiến lược lợi nhuận.
- Earn: Bản chất tương tự như vault nhưng thậm chí còn đơn giản hơn. Ban đầu nó tập trung vào các tài sản ổn định mà người dùng có thể ký gửi và những tài sản được chuyển đổi giữa các giao thức thị trường tiền tệ, tùy thuộc vào giao thức nào mang lại lợi nhuận cao nhất.
- Iron Bank (IB): IB là một giao thức thị trường tiền tệ tập trung vào việc phục vụ người dùng và giao thức. Người dùng có thể gửi tài sản đã được phê duyệt làm tài sản thế chấp để kiếm lợi nhuận từ những người đi vay hoặc tự mình đi vay các tài sản khác. Người dùng giao thức có thể được đưa vào whitelist để tạo điều kiện cho việc vay nợ dưới tài sản thế chấp.
- Special: Đây là phần mềm tổng hợp dành cho các doanh nghiệp ngoài ngành. Special bao gồm yGov và yveCurve TVL.
TVL đã tăng đáng kể từ tháng 3 đến tháng 5 với hơn 4 tỷ USD. TVL của Vault V2 mới chiếm đa phần là 68% tương đương với 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ tháng 5, giá trị các vault V2 gần như đi ngang cho đến giữa tháng 9, thời điểm mà TVL của Vault một lần nữa bắt đầu leo dốc tăng trên 31% vào giữa tháng 10.
Ở đây chúng ta có hai giai đoạn phát triển khác biệt trong các vault V2. Một là vào đầu năm từ khoảng tháng Ba đến tháng Năm, và giai đoạn hai gần đây, bắt đầu vào giữa 09/2021. Chắc chắn bất kỳ ai trong thị trường crypto đều biết, cả hai giai đoạn này là thời điểm giá ETH và BTC tăng đáng kể; điều này đặt ra một câu hỏi – sự tăng trưởng là do nguồn tiền ký quỹ mới đổ vào hay chỉ đơn giản là sự tăng giá cơ bản?
Yearn có các vault riêng biệt cho từng tài sản mà nó hỗ trợ. 7 vault giữ 100 triệu USD tiền ký quỹ và chiếm hơn 76% TVL vault V2. Tài sản được hỗ trợ trong các vault này bao gồm các stablecoin hàng đầu như USDC, DAI, USDT và các token có vốn hóa thị trường hàng đầu như ETH và stake ETH như WBTC.
Việc tách các vault này ra thành vault tài sản ổn định và vault tài sản biến động, cũng như tập trung vào lượng token gốc cho thấy tiền ký quỹ ở đây tăng một cách tự nhiên bất kể giá cả đang tăng.
Nhìn vào giai đoạn phát triển V2 đầu tiên từ tháng 3 đến tháng 6, cả tiền gửi của stablecoin và các tài sản biến động đều tăng đáng kể. Lượng stablecoin ký quỹ đã tăng gần 5 lần trong thời gian này và thêm gần 1 tỷ USD TVL mới. Tiền gửi ETH và stETH (yvCurve-stETH) đã tăng gần gấp 3 lần và thêm 400 nghìn USD vào lượng TVL mới.
Thời kỳ tăng trưởng thứ hai có sự khác biệt rõ rệt. Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, lượng token stablecoin trong các vault thực sự đã giảm dù có sự gia tăng mạnh mẽ về các khoản ký quỹ token mới trong các vault ETH – đặc biệt là vault yvCurve-stETH. Hơn 670 triệu USD (170 nghìn ETH) đã được thêm vào vault stETH trong thời gian từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10: Tăng 6 lần trong 30 ngày.
Xu hướng tăng trưởng gần đây ngày càng rõ ràng, các vault V2 hàng đầu đạt mức TVL cao kỷ lục (hơn 100 triệu USD TVL, chiếm hơn 76% TVL V2). TVL của USDC đã giảm 9% trong 90 ngày qua. DAI đã tăng nhẹ 2%. Còn TVL của ETH và stETH đã tăng lần lượt hơn 118% và 109% trong cùng một khung thời gian.
Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: Hai giai đoạn tăng trưởng khác biệt của các vault Yearn V2 với các nguồn tăng trưởng khác nhau – Giai đoạn 1 bị ảnh hưởng nặng nề bởi tiền gửi stablecoin trong khi Giai đoạn 2 chỉ có ETH và stETH thúc đẩy. Tuy nhiên, bất chấp sự khác biệt về nguồn tăng trưởng, cả hai giai đoạn đều có chung một tính chất đặc biệt chính là độ rõ nét về sự tăng trưởng.
Tiền gửi stablecoin đã tăng gần như thẳng đứng trong suốt tháng 4. stETH và ETH đã tăng tương tự nhau kể từ giữa tháng 9. Với những động lực tăng trưởng nhanh và tập trung như vậy, một câu hỏi khác được đặt ra là: một câu hỏi khác được đặt ra là liệu có thêm nhiều người mới gửi tài sản hay đây là kết quả của một số ít người gửi lượng lớn tài sản?
Để nắm rõ được việc phân bổ tài sản trong các vault V2 hàng đầu, nhiều nhóm gửi tiền khác nhau được chia thành các nhóm theo lượng TVL được nạp từ một địa chỉ duy nhất.
Ví dụ: người gửi tiền đóng góp từ 1 USD đến 100k USD là một nhóm, từ 100k USD đến 500k USD là một nhóm khác, 500k USD đến 1 triệu USD là một nhóm nữa, v.v… Cách làm này chỉ ra mối quan hệ khác biệt giữa các kiểu người gửi tài sản mà Yearn có trong vault V2 của mình: sự tập trung tài sản.
Mặc dù có hơn 6,220 người gửi tiền đang hoạt động trong các vault V2 hàng đầu và 2 tỷ USD tương đương 76% TVL của các vault này đến từ 30 địa chỉ, mỗi địa chỉ đã gửi trên 10 triệu USD. Mỗi 10 triệu USD được gửi từ một địa chỉ riêng lẻ và không phải là tiền của người có quan hệ với đội ngũ, đó là tiền từ các giao thức.
1,5 tỷ USD tương đương 57% TVL của bảy Vault V2 hàng đầu đến từ 18 giao thức tích hợp với đối tác đã định đanh (identified partner protocol integrations). Các đối tác ngoại vi của giao thức đang muốn đặt phần TVL quan trọng vào các vault của Yearn để biến lợi nhuận kiếm được trở thành một thành phần thiết kế trong các giao thức của họ.
Alchemix là giao thức gửi tiền nhiều nhất cho Yearn, đóng góp gần 600 triệu USD TVL cho vault yvDAI và yvWETH. Một mình họ đóng góp hơn 76% DAI TVL và 44% yvWETH TVL.
Giao thức Alchemix nhận các khoản ký quỹ thế chấp và số tiền lớn từ khoản thế chấp này sẽ được gửi vào vào các vault kiếm lợi nhuận của Yearn. Lợi tức được tạo ra trên tài sản thế chấp sẽ tự động được dùng làm thanh khoản cho khoản nợ chưa thanh toán của người dùng trong Alchemix.
Sushi’s BentoBox là giao thức đóng góp lớn thứ hai với hơn 583 triệu USD được gửi vào các vault yvUSDC, yvUSDT, yvWETH và yvCurve-stETH. BentoBox là một giao thức của Sushi, nó hoạt động như một giao thức base-layer để các giao thức khác xây dựng trên đây.
Tính năng chính của nó là dùng để phân bổ những khoản tiền gửi nhàn rỗi theo các chiến lược mang lại lợi nhuận – một trong số đó là Yearn Vaults. BentoBox là giao thức gửi tiền nhiều nhất trong vault yvUSDC, đóng góp một phần ba cho yvWETH TVL và gần một phần hai trong 674 triệu USD yvCurve-stETH TVL.
Các khoản tiền gửi ETH và stETH đáng chú ý nhất là phần lớn chúng được gắn với một giao thức số liệu (meteoric protocol) được xây dựng trên trang Ứng dụng Kashi – Abracadabra của BentoBox. Cả yvWETH và yvSTETH đều là hai trong số ba tài sản thế chấp hàng đầu được sử dụng trong Abracadabra để hỗ trợ MIM stablecoin.
Trên thực tế, Abracadabra (thông qua Sushi’s BentoBox) và Alchemix đóng vai trò quan trọng trong hai giai đoạn tăng trưởng đã nêu ở trên. Alchemix, lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 3 với vault DAI, đa phần chịu trách nhiệm cho việc mở rộng quy mô lớn của DAI trong Yearn ở giai đoạn tăng trưởng đầu tiên.
Abracadabra đã tăng TVL của mình lên gấp 5 lần từ giữa tháng 9, đây chính là yếu tố thúc đẩy cho giai đoạn tăng trưởng thứ hai của Yearn, đa phần được tạo thành từ các khoản tiền gửi mới của stETH và ETH.
Một mối liên hệ khác giữa hai giao thức này là sự liên kết của chúng với câu chuyện DeFi 2.0. Điều quan trọng là phải hiểu các cơ chế thúc đẩy câu chuyện này để hiểu cách Yearn đang gia tăng sức ảnh hưởng của mình trong hệ sinh thái.
Ngoài các tính năng giá trị được kiểm soát bởi giao thức (protocol-controlled value – PCV), thì các giao thức được liên kết với DeFi 2.0 phần lớn sử dụng các vault token kiếm lợi nhuận của Yearn (yvTokens) như một mảng thiết kế để làm cho các quy trình hiện có hiệu quả hơn.
Abracadabra sử dụng tài sản mang lại lợi nhuận (yield-bearing assets) để hỗ trợ các vị thế nợ thế chấp. Alchemix sử dụng lợi nhuận từ Yearn để tự hoàn trả các khoản vay. Còn Frax sử dụng lợi nhuận từ Yearn để thế chấp cho stablecoin của mình. Ribbon sử dụng Yearn yvUSDC làm tài sản thế chấp để bán các chiến lược đầu tư quyền chọn có cấu trúc (structured option).
Yearn đã phát triển hiệu quả nhờ việc trở thành công cụ tổng hợp lợi nhuận của mọi người và chuyển sang vai trò là đối tác chi phối lợi nhuận cho các giao thức khác. Ta có thể khẳng định rằng Yearn đã tìm thấy điều phù hợp với thị trường và phần lớn sự tăng trưởng của họ đến từ giao thức Yield-as-a-Service (B2B), chứ không phải là một giao thức người dùng cuối (end-user protocol) (B2C).
Điều này không phải hoàn toàn không được dự kiến. Nhìn lại tháng 3, trước khi có giai đoạn tăng trưởng đầu tiên, Yearn đã công bố chương trình hợp tác trong đó các giao thức đối tác góp vốn vào vault của Yearn có thể được trả lại một nửa doanh thu đã tạo ra (sau khi họ đạt 50% doanh thu).
Sự thành công về chương trình hợp tác phụ thuộc vào cách Yearn định vị mình trong hệ sinh thái. Yearn có thể cung cấp một tích hợp duy nhất và đáng tin cậy cho các giao thức khác để mang lại lợi nhuận và tránh lãng phí thời gian, tích hợp rủi ro không được đề cập khi tự quản lý và duy trì các chiến lược. Nó phục vụ như một giao thức phân bổ vốn hoàn toàn theo ý của người dùng và các giao thức đều như nhau.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Yearn là về mức độ giá trị cung cấp cho hai bên khác nhau, được thể hiện trong nguồn số liệu tăng trưởng của Yearn. Đối với người dùng, lợi nhuận từ Yearn là mục tiêu cuối cùng. Đối với các giao thức, lợi tức là một phương tiện giúp đạt được mục đích, một công cụ được sử dụng để tạo ra một sản phẩm mới – thứ tạo ra giá trị và sự hiệu quả.
Giai đoạn tiếp theo
Việc phát triển của Yearn từ giai đoạn này phần lớn phụ thuộc vào V3 UI, chiến lược multi- chain và khả năng bảo vệ vị thế.
Gần đây, Yearn đã phát hành bản beta V3 UI vào tháng 9 và giới thiệu một số thay đổi quan trọng, tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng, khả năng mở rộng, áp dụng multi-chain và tích hợp B2B. Phần lớn các bản cập nhật giao diện người dùng V3 nằm trên kiến trúc back-end của nó.
Một bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) mới được giới thiệu giúp đơn giản hóa việc tổng hợp dữ liệu on-chain và off-chain trong Yearn. Nó đơn giản hóa quá trình tích hợp không chỉ cho Yearn mà còn cho các đối tác của nó.
Multichain là một bước ngoặt to lớn của kiến trúc giao diện người dùng V3 mới. Hiện tại, kiến trúc back-end đang khả thi, Yearn đã thông báo vào đầu tháng 10 rằng nó sẽ được triển khai trên Fantom, sau đó là trên nhiều chuỗi EVM khác (miễn là họ có nguồn lợi nhuận an toàn, đáng tin cậy).
Cho đến nay, Yearn đang giữ vững vị thế của mình trong DeFi như một công cụ tổng hợp lợi nhuận hàng đầu. Điều này được chứng minh bằng khả năng điều khiển mô hình phí 2/20 dẫn đầu ngành, mô hình này đã tạo ra doanh thu giao thức DeFi lớn thứ tư trong 180 ngày qua mà không cần bất kỳ gói kích thích thanh khoản nào.
Việc duy trì sự thống trị của Ethereum khi mở rộng sang các vị thế hàng đầu trên khắp các hệ sinh thái với những nguồn lợi nhuận tiềm năng, các đối tác giao thức và các đối thủ cạnh tranh mới sẽ là câu hỏi tiếp theo mà Yearn cần giải quyết.
Bài viết được Hồng Mai thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Yearning for Yearn” của tác giả Dustin Teander, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Crypto
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin