Tương tự như các tài sản trong DeFi, non-fungible tokens hay NFTs (token không thể thay thế) cần các công cụ tài chính cơ bản như cho vay, thanh khoản và quản lý tài sản, đây là một lĩnh vực hiện đang được xây dựng. Ngoài ra, trong khi đề xuất giá trị cơ bản của NFTs nằm ở tính độc nhất của chúng thì khả năng có thể thay thế rất quan trọng để tăng tính thanh khoản và tài chính hóa NFTs.
Nguồn: The NFT Stack by Messari
Các liquid token (các token có tính thanh khoản cao) có hàng nghìn người mua và bán, nhưng mọi giao dịch NFTs yêu cầu một người mua và một người bán duy nhất – do đó có thanh khoản thấp hơn. Cho đến nay, các dự án tập trung vào việc tài chính hóa NFTs đang cố gắng làm cho các token không thể thay thế trở nên càng thay thế được (và có tính thanh khoản) càng tốt.
Tính Thanh Khoản Của NFT
Tương tự như các sản phẩm sưu tầm thuần túy, như thẻ trao đổi bóng chày, NFTs phải đối mặt với vấn đề kém thanh khoản, đặc biệt là đối với các dự án ít được quan tâm và bị đánh giá thấp. Mặc dù thị trường NFTs đang trên đà phát triển, nhưng tiềm năng cho tài sản này vẫn chưa được khai thác tối đa. Khối lượng giao dịch NFTs đã vượt 13 tỷ USD chỉ tính riêng trên Ethereum và sẽ tiếp tục tăng theo thời gian khi các loại tài sản mới được mã hóa trên blockchain.
NFTs bluechip (ví dụ: Punks) có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường nhưng phần lớn các nhà sưu tập không thể tiếp cận được vì chúng mang tính tập trung và đắt tiền.
Các Giao Thức Thanh Khoản NFTs
Hầu hết các giao thức thanh khoản NFTs thực hiện một trong hai cách tiếp cận. Cách tiếp cận đầu tiên là tạo thanh khoản bằng cách cho phép tạo ra các pool thanh khoản nơi các cá nhân có thể gửi các NFT tương tự vào pool và nhận lại vào bất kỳ thời điểm nào. Lợi ích của các giao thức như NFTX và NFT20 giúp chúng trở thành marketplace được xây dựng trên các pool thanh khoản cho một nhóm tài sản.
Cách tiếp cận thứ hai được thực hiện bởi Unicly và Fractional là chia nhỏ một NFT thành nhiều phần/mảnh riêng lẻ để giao dịch dưới dạng các token có thể thay thế (ví dụ: chia nhỏ 1 NFT thành 10.000 token có thể thay thế).
Cách tiếp cận thứ hai tạo ra thanh khoản cao hơn bằng cách giảm giá để có được một phần của toàn bộ NFT, tương tự như cách Robinhood chia nhỏ cổ phiếu để một cá nhân không phải mua 1.000 USD cổ phiếu Tesla và thay vào đó có thể mua 2 cổ phiếu lẻ của Tesla ở mức 100 USD.
Bốn giao thức thanh khoản NFT hàng đầu là NFTX, NFT20, Unicly và Fractional hiện đang nắm giữ tổng giá trị khóa (TVL) gần 80 triệu USD.
Lưu ý, cách tính TVL cho NFT20 có thể thấp hơn vì nó không ảnh hưởng đến giá trị của NFT như đối với NFTX. Tuy nhiên, tổng TVL được báo cáo của NFT20 là khoảng 9 triệu USD, vẫn còn kém NFTX hiện đang ở mức 15 triệu USD trong TVL. Ngoài ra, tính thanh khoản theo từng phần không tính đến các vault token bị khóa trong các pool.
Unicly hiện chiếm thị phần lớn nhất trong số bốn giao thức với 43% TVL. NFTX dẫn dắt NFT20 trong số các giao thức pool thanh khoản. Thị phần Fractional đã tích lũy đáng kể từ khi ra mắt gần đây vào cuối tháng 7.
Pool Thanh Khoản và Các Giao Thức Thị Trường NFT
Có hai giao thức pool thanh khoản chính mà chúng ta sẽ tìm hiểu là NFTX và NFT20.
NFTX
NFTX là một thị trường và giao thức thanh khoản cho phép mua bán các NFT.
Người sưu tập có thể gửi toàn bộ NFT vào một vault NFTX và mint (đúc) các token có thể thay thế (vToken) đại diện cho giá trị của NFT. Tại bất kỳ thời điểm nào, người sưu tập có thể sử dụng vTokens để mua một tài sản ngẫu nhiên từ bên trong vault. Ngoài ra, một cá nhân có thể đổi lại một token cụ thể từ cùng một vault bằng cách trả thêm phí.
Để kiếm được phí từ các giao dịch vault, người sưu tập phải stake vTokens của họ vào pool thanh khoản tương ứng (ví dụ: SushiSwap). Mỗi khi một cá nhân bán hoặc mua một NFT, những người đã stake sẽ nhận được một khoản phí.
Một tính năng của mô hình NFTX cho phép người dùng có được tính thanh khoản tức thì cho các NFT có tính thanh khoản vToken cao. Ví dụ: chủ sở hữu BAYC có thể gửi ngay Bored Ape của họ vào vault NFTX để lấy BAYC vTokens. Tuy nhiên, thay vì stake BAYC vTokens, chủ sở hữu có thể bán token trên một sàn giao dịch phi tập trung như SushiSwap.
Nếu thanh khoản kém, chủ sở hữu NFT có thể bán NFT với giá thấp hơn trên một sàn giao dịch như OpenSea, tuy nhiên, khả năng có được thanh khoản tức thì thường đáng giá hơn so với khoản lỗ dự kiến.
Gần đây, NFTX cũng đã hợp tác với Futureswap để cung cấp các hợp đồng vĩnh cữu hay perpetuals trên NFTs, điều này cho phép các nhà đầu tư thực hiện phái sinh long/short của NFTs được đại diện trong NFTX Vault.
NFT20
NFT20 là một sàn giao dịch NFT phi tập trung cũng cho phép các cá nhân giao dịch, bán và hoán đổi NFT. Tương tự như NFTX, NFT20 cho phép chủ sở hữu NFT thêm NFT của họ (ví dụ: Cryptopunk) vào pool thanh khoản và đổi lại họ nhận được các token ERC20 có thể thay thế (ví dụ: 100 token $Punks) cho pool cụ thể.
Bằng cách sử dụng các token có thể thay thế (ERC20), một cá nhân có thể mua NFT (ví dụ: CryptoPunk) trong pool tương ứng hoặc bán chúng qua một sàn giao dịch như Uniswap.
Hơn nữa, các token NFT ERC20 có thể được sử dụng để LP vào một pool trên SushiSwap hoặc Uniswap nhằm tăng tính thanh khoản của các token có thể thay thế, do đó làm cho NFT cơ bản trở nên thanh khoản hơn.
Một số pool NFT20 nhất định có các chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản trong token gốc MUSE của NFT20. Trong số các pool NFT hiện có của NFT20, Boring Banana’s Co, Cyber Kongz, Wrapped Moon Cats và Gutter Cats chiếm khoảng 50% tổng giá trị của NFT trong giao thức.
Token Quản Trị – MUSE
Token quản trị gốc của NFT20 là MUSE có mức cung 1 triệu token với 500.000 token được phân phối cho cộng đồng những người đã chơi game Very Nifty vào tháng 9 năm 2020. Ngoài ra 300.000 token được dành riêng cho các chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản. Trong số 200.000 token còn lại, 50% (100k) được phân phối cho NFT20 DAO và 50% dành cho nhóm sáng lập.
Mỗi lần một NFT được thêm vào giao thức NFT20, 100 token được mint với 5% số token được phân bổ cho giao thức NFT20. Giao thức NFT20 bán token ERC20 NFT lấy ETH, sau đó số ETH này được sử dụng để mua MUSE. Cuối cùng 50% MUSE đã mua được phân bổ cho những người stake MUSE.
Vấn Đề Giá Sàn (The Floor Problem)
Giá sàn là giá trị thấp nhất hoặc tối thiểu mà một tài sản trong bộ sưu tập có thể bán – là một chỉ số được theo dõi rộng rãi trong NFT. Trong số các bộ sưu tập như Punks hoặc BAYC, giá sàn thường được đặt bởi các tài sản có độ hiếm thấp trong bộ sưu tập.
Các giao thức như NFTX và NFT20 tạo ra các pool cần bao gồm tất cả các NFT sàn trong một bộ sưu tập vì khi một người dùng gửi một NFT có giá trị hơn trong một bộ sưu tập vào một pool, NFT đó sẽ được mua và/hoặc thay thế bằng NFT ít giá trị hơn. Ví dụ: nếu ai đó gửi một zombie Punk (có giá trị nhất) vào Floor Punk NFTX Vault, một người sưu tập khác sẽ ngay lập tức mua token Floor PUNK để mua Zombie Punk.
NFTX cố gắng giảm vấn đề giá sàn bằng cách tạo ra các thông số trong một vault NFTX yêu cầu NFT có các tiêu chí cụ thể (ví dụ: tính năng, bản ghi,…). NFTX thực hiện việc này bằng cách cho phép người sưu tập tạo nhiều vault cho các loại NFT khác nhau. Ví dụ: một floor vault Cryptokitty cũng như một vault Generation 0 Cryptokitty, nơi chỉ những Cryptokitties có siêu dữ liệu phản ánh thế hệ 0 mới được thêm vào vault.
NFT20 cố gắng giải quyết vấn đề giá sàn bằng cách cho phép người bán NFT tạo một phiên đấu giá Hà Lan (hay đấu giá giảm dần) phi tập trung trong nhóm tài sản NFT20 để nhận được nhiều token ERC20 hơn từ các dự án NFT đó.
NFTX Và NFT20
Mặc dù cả hai giao thức đã tồn tại được hơn một năm, nhưng bản nâng cấp V2 của NFTX vào cuối tháng 6 đã khá thành công trong việc tích lũy NFT. Trong vài tháng, NFTX đã hấp thụ đáng kể lượng lớn NFT có giá trị cao với các Vault thanh khoản hàng đầu của mình bao gồm CryptoPunks ($PUNK), HashMasks ($MASK) và CryptoPhunks ($PHUNK).
Ngược lại, NFT20 sở hữu nhiều NFT hơn trong pool thanh khoản của mình, tuy nhiên các NFT này thường ít giá trị hơn (TVL của nó thấp hơn đáng kể so với NFTX) và tăng trưởng NFT của giao thức đã bị chững lại trong vài tháng qua.
Trong vài tháng qua, phí cho NFT20 đã giảm đáng kể và trong khi phí từ NFTX cũng giảm, vẫn duy trì ở mức 50% so với mức cao nhất mọi thời đại của tháng 8.
Đáng chú ý, tất cả các khoản phí từ các vault NFTX được tích lũy cho những người stake trong vault trái ngược với NFT20, nơi các khoản phí từ marketplace được tích lũy trực tiếp cho tất cả những người stake MUSE. Mặc dù không cần thiết phải thu phí trực tiếp ở giai đoạn hiện tại đối với các giao thức Tài chính hóa NFT, nhưng NFTX có một lộ trình đáng tin cậy đối với việc tạo ra phí trong tương lai.
Các Giao Thức Phân Mảnh NFT (NFT Fractionalization)
Phân mảnh tài sản ngày càng phổ biến trong hệ thống tài chính truyền thống. Các tài sản tài chính truyền thống từ bất động sản, mỹ nghệ đến dòng tiền đang tạo ra các giải pháp sáng tạo để chia nhỏ các loại tài sản này nhằm thu hút nhiều người tham gia hơn.
Nguồn: Jump Capital
Mặc dù có những startup hiện tại đang cố gắng phân mảnh tài sản bằng cách sử dụng các mạng và hệ thống độc quyền của riêng họ, nhưng các mạng lưới tiền mã hóa (crytonetworks) cung cấp các giải pháp tốt hơn, cởi mở hơn, với thanh khoản cao và có thể kết hợp được.
Một số giao thức đã sử dụng các token phân mảnh, trong đó Niftex là một trong những giao thức đầu tiên. Nó cho phép chủ sở hữu NFT tạo “shards” (các phần nhỏ) của NFT thành các token có thể thay thế. Niftex gần đây được mua lại bởi một nhóm không xác định, nhưng tình hình hiện tại cho thấy bên mua có thể là một sàn giao dịch lớn. Trong lúc đó, người dùng có thể truy cập shards của họ nhưng không thể tạo ra các phần nhỏ mới.
Trong khi đó, có hai giao thức chính hiện dẫn đầu trong mảng NFTs phân mảnh là Unicly và Fractional.
Unicly
Unicly là một nền tảng không cần cấp phép cho phép người dùng kết hợp bộ sưu tập NFTs và chia nhỏ chúng thông qua việc tạo uTokens. Các mảnh nhỏ của bộ sưu tập (token ERC-721 và ERC-1155) sau đó có thể được giao dịch, cùng với một AMM và được sử dụng để tham gia yield farming ngay trên Unicly thay vì phải tìm đến sàn giao dịch của bên thứ ba.
Sau khi một bộ sưu tập NFT được mã hóa, bộ sưu tập cụ thể (ví dụ: uPunks, là token ERC-20 đại diện cho bộ sưu tập NFTs) sẽ bị khóa trong các smart contract của Unicly cho đến khi có đủ số lượng chủ sở hữu chọn mở khóa bộ sưu tập.
Vault lớn nhất trên Unicly là JennyDAO, đã chọn sưu tập và quản lý tất cả các NFTs của họ trên Unicly. Token uJenny được sử dụng để quản lý ngân quỹ của DAO. Hiện tại, DAO phải đạt đến ngưỡng 50% để mở khóa bộ sưu tập.
Sự tăng đột biến số lượng NFTs phân mảnh tương ứng với mức đỉnh của chu kỳ thị trường NFTs trong năm nay. Đã có sự suy giảm nhẹ trong việc sử dụng Unicly, một phần là do sự ra mắt và phổ biến của đối thủ cạnh tranh lĩnh vực phân mảnh NFT – Fractional.
Token $UNIC
Unicly đã có một buổi ra mất gần như là fair launch vào tháng 5, trong đó 90% token $UNIC có sẵn thông qua khai thác thanh khoản cho cộng đồng và 10% dành cho nhóm phát triển cốt lõi. $UNIC có thể kiếm được thông qua việc stake UNIC, chuyển đổi nó thành xUNIC.
Ngoài ra, 0.05% phí của tất cả khối lượng trên sàn giao dịch Unicly được dùng để mua lại $UNIC. Tỷ lệ mint hàng tháng của token $UNIC giảm 5% để đảm bảo nguồn cung không bao giờ đạt 1 triệu.
Fractional
Fractional cho phép bất kỳ ai mua, bán và mint NFTs được phân mảnh. Chủ sở hữu của một NFT hoặc bộ sưu tập NFTs có thể sử dụng Fractional để phân chia nhỏ (các) token của họ. Một curator về cơ bản là người quản lý tài sản cho mỗi NFT hoặc bộ sưu tập sau khi phân mảnh và thu phí từ mỗi cuộc đấu giá.
Người sưu tập có thể chia nhỏ NFT thành các token có thể thay thế, những token này có thể kết hợp để đổi lấy NFT hoặc NFT cơ sở có thể được mua với giá cao hơn giá khởi điểm. Bất kỳ người mua nào cũng có thể đặt giá trên NFT hoặc nhóm các NFT với giá khởi điểm được đặt bởi đa số người nắm giữ theo từng phần của NFT đó.
Ví dụ: nếu Art Blocks Curated Bundle có giá trị thực là 175 ETH, nhưng giá khởi điểm là 230 ETH, các chủ sở hữu token của Art Blocks bundle tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ hoạt động mua bán nào của toàn bộ bundle trừ khi ai đó đặt giá ít nhất 230 ETH.
Nếu các chủ sở hữu một phần của NFT muốn bán toàn bộ NFT, trước tiên họ bỏ phiếu chọn giá khởi điểm. Nếu có một giao dịch mua lại (buyout) hoặc một khoản ETH được gửi vào lớn hơn hoặc bằng giá khởi điểm, chủ sở hữu một phần của NFT sẽ có thể đổi token của họ lấy lượng ETH đó. Hiện tại, có 2,277 NFT bị khóa trên nền tảng.
Cho đến nay, Fractional đã ghi nhận hơn 1.5 tỷ USD khối lượng giao dịch token phân mảnh, một số liệu khá ấn tượng khi giao thức chỉ mới mắt gần đây.
Tương tự như hầu hết các giao dịch, long tails (những tài sản có giá trị nhưng khan hiếm) là một trong những câu chuyện dài trong đó một vài bộ sưu tập NFTs trên Fractional chiếm tỷ lệ khối lượng lớn. Hai meme Doge NFT và Etherrock # 72 – chiếm hơn 300 triệu USD về khối lượng.
PartyBid, một giao thức cho phép bất kỳ ai tạo một “party” để đặt giá chung trong bất kỳ phiên đấu giá mở nào, sử dụng smart contracts của Fractional để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đặt giá. PartyBid gần đây đã bắt đầu hỗ trợ đấu giá trên Opensea, đây là điều mà chúng ta hy vọng sẽ mang lại nhiều hoạt động hơn trên PartyBid và Fractional.
Unicly Và Fractional
Unicly được thành lập trước Fractional, và vẫn đang có số vault và TVL cao hơn nhiều. Tuy nhiên, kể từ tháng 6, Unicly đã chứng kiến sự sụt giảm lớn trong TVL (khoảng 50%), điều này có thể là do những người chơi mới tham gia vào thị trường và giành được phần lớn NFT mà trước đây Unicly thường giành được.
Lưu ý, biểu đồ ở trên xem xét các vault trên Fractional có thể có nhiều NFTs, nhưng tổng số NFTs bị khóa trong Fractional vẫn chỉ khoảng 10% tổng số NFTs bị khóa trong Unicly. Tương tự như trường hợp của NFT20 và NFTX, cả NFTX và Fractional đều sở hữu ít NFTs hơn, nhưng NFTs / các bộ sưu tập mà họ sở hữu thường có giá trị hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt chính giữa hai giao thức liên quan đến những gì người dùng có thể làm sau khi nhận được token phân mảnh của họ; với Fractional, người dùng có thể bán hoặc lấy token cho bên thứ ba, chẳng hạn như SushiSwap.
Mặt khác, Unicly là một AMM cho phép người dùng stake hoặc tham gia yield farming với uTokens của họ. Mặc dù có ít chức năng hơn Unicly, nhưng Fractional lại thân thiện với người dùng hơn nhiều, đặc biệt là đối với những người dùng NFT mới.
Thế Giới Của Các Token Phân Mảnh
Ngay cả khi chuyển từ NFT sang một token phân mảnh, có thể thay thế, vẫn có rất nhiều trường hợp sử dụng thú vị bên ngoài DeFi mà chủ sở hữu có thể tham gia. Cũng như với NFTs, các hệ thống có thể được áp dụng để:
- Gia nhập cộng đồng hoặc DAOs
- Nội dung có thể mở khóa với các phần chia nhỏ
- Cung cấp tiền bản quyền
- Ảnh đại diện trong Game
defragment.art là một dự án hackathon ETHLisbon cho phép những quản lý Fractional vault tạo NFTs phái sinh mới có thể được mint bởi các chủ sở hữu theo từng phần của NFT gốc. Điều này mở ra tiện ích cho cộng đồng NFTs phân mảnh cũng như cơ hội xây dựng và quản lý cùng nhau.
Lưu Ý Về Cầu Nối Trao Đổi NFTs Và Các Giao Thức Phân Đoạn
Mặc dù các giao thức này vốn đang cạnh tranh trong lĩnh vực NFTs, nhưng việc ứng dụng chúng không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Như đã đề cập, mỗi danh mục thanh khoản NFTs có một bộ chức năng khác nhau tùy thuộc vào sở thích của người dùng về những gì họ muốn đạt được.
Ví dụ: NFTX có thể phù hợp hơn với các loại tài sản NFT cụ thể. Sorare phát hành hàng tá thẻ giống nhau cho cùng một người chơi, tất cả đều có giá trị như nhau. NFTX hoặc NFT20 cũng có thể được sử dụng để cải thiện giá sàn của các bộ sưu tập NFT với số lượng tài sản sàn cao.
Ngược lại, chia nhỏ các NFT thông qua các bộ sưu tập hoặc riêng lẻ cho phép các DAO tạo danh mục đầu tư gồm các tài sản khác nhau (BAYC + floor Punks + non-floor Punks) để có khả năng tạo ra một nhóm NFT có giá trị và thanh khoản hơn.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhiều giao thức trong số này giống nhau về cách chúng cung cấp thanh khoản – tạo ra các pool thanh khoản cho một danh mục các NFT có giá trị duy nhất (Fractional và Unicly) hoặc NFT riêng lẻ (NFTX và NFT20) trong một bộ sưu tập có giá trị tương tự. Dù vậy, các giao thức này đang cạnh tranh để có thanh khoản, điều này sẽ tự kết hợp giữa một số giao thức.
Tương Lai Của Thanh Khoản NFTs
Khi thị trường NFTs tiếp tục phát triển và có thêm người dùng mới, vấn đề thanh khoản cho NFTs cần phải được giải quyết một cách triệt để. Tài chính hóa NFTs hiện đang được giải quyết thông qua các giao thức thanh khoản và phân mảnh.
Khi các loại tài sản truyền thống được phát hành dưới dạng NFT, các giao thức tài chính hóa sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Hơn nữa, khi các tài sản không thể thay thế được chấp nhận làm tài sản thế chấp trong các giao thức DeFi như Maker hoặc Compound, việc tìm cách để thêm các tài sản không thể thay thế này vào hệ thống có khả năng tạo ra những cải tiến có ý nghĩa trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thanh khoản.
Quan trọng là khả năng kết hợp sẽ cho phép các giao thức NFT tài chính hóa này phát triển hơn nữa và tích hợp với các giao thức khác. Fractional đã tận dụng Party Bid để cho phép người lạ huy động vốn từ cộng đồng và mua NFTs như Nouns. Ở những dự án khác, Genie tổng hợp trên NFT20 và NFTX để cung cấp tính thanh khoản tức thì cho NFT và tạo điều kiện cho các giao dịch theo số lượng lớn.
Điều này tiếp tục cho phép thực hiện các hoạt động NFTs dễ dàng như floor sweeping – mua một tập hợp lớn các NFT giá sàn từ một bộ sưu tập nhất định. Các giao thức thanh khoản NFT hiện tại sẽ có cơ hội hưởng lợi đặc biệt từ các giao thức mới tận dụng các tính năng hiện có và mở ra các hành vi người dùng độc đáo.
Bài viết được bạn Huyền Trang thuộc FXCE Crypto biên tập từ “The Financialization of NFTs” của tác giả Eshita Nandini & Mason Nystrom, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin
NFT được từ điển Collins chọn là từ khóa của năm, chứng tỏ đây là một xu hướng tài chính quan trọng đang được quan tâm lớn từ cộng đồng