Tìm hiểu về Lãi suất Cố định
Các sản phẩm tài chính thu nhập cố định (Fixed income financial product) có mức lãi suất cố định cho đến khi đáo hạn. Ngày nay, các sản phẩm này chính là là nền tảng trong hệ thống tài chính toàn cầu khi các tín phiếu kho bạc (Treasury bills), tiền giấy và trái phiếu của Mỹ đều có một mức lãi suất cố định, an toàn cho người cho vay.
Trong khi các sản phẩm TradFi khác như trái phiếu lãi suất hấp dẫn bù đắp lợi tức và mức rủi ro cao hơn, thì chính sự kết hợp lợi tức và rủi ro tương đối thấp được cung cấp bởi Chứng khoán đảm bảo bằng kho bạc (Treasury-backed securities) là điều đã tạo ra nhịp độ kinh tế cho việc cho vay trên toàn cầu.
Dù vậy vẫn tồn tại các lựa chọn thay thế bên ngoài thế giới TradFi. Thị trường crypto nổi tiếng là có lược đồ rủi ro ngược lại – rủi ro cao, phần thưởng cao và hấp dẫn đối với nhà giao dịch tìm kiếm sự biến động. Tuy nhiên, sự phát triển của DeFi và stablecoin đã tạo ra một số dịch vụ dựa trên crypto tương tự như các sản phẩm TradFi.
Vì vậy cho phép thêm nhiều nhà đầu tư đổ xô vào các thị trường được xây dựng trên nền tảng blockchain mà không cần điều kiện tiên quyết là có khẩu vị rủi ro cao. Một trong những giao thức giúp thu hẹp khoảng cách thông qua việc triển khai tính năng cho vay lãi suất cố định là Notional Finance.
APY của Notional Finance là bao nhiêu? Một mức hấp dẫn hơn 10% (trên nhiều loại tài sản).
Notional Finance là gì?
Notional Finance là một giao thức xây dựng trên Ethereum, cho phép người dùng cho vay và đi vay các tài sản crypto với lãi suất cố định thông qua các pool thanh khoản trên chuỗi.
Nhiệm vụ của giao thức là cho phép hệ sinh thái DeFi tạo điều kiện để thị trường cho vay dài hạn với lãi suất cố định có thể dự đoán được diễn ra dễ dàng hơn, nhằm tiếp tục tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu thay thế với các tiện ích tương đương với hệ thống tài chính truyền thống hiện nay.
Dự án được thành lập vào tháng 1 năm 2020, đi vào hoạt động và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm và các khoản tiền gửi. Vào tháng 4 năm 2021, Notional thông báo kết thúc vòng gọi vốn Series A trị giá $10 triệu, dẫn đầu bởi Pantera Capital. Tại thời điểm gọi vốn, Notional đã thu hút được hơn $17 triệu TVL (Тotal value locked) và thực hiện các khoản vay trị giá $10 triệu.
Vào ngày 6 tháng 7 năm nay, Notional đã công bố bản nâng cấp giao thức có tên Notional V2 được dự kiến ra mắt vào ngày 1 tháng 11. Những thay đổi ở cấp độ cao bao gồm kỳ hạn đáo hạn dài hơn cũng như ngày vay linh hoạt cho người cho vay và người vay, và công bố mối quan hệ đối tác với Compound để cải thiện trải nghiệm từ các nhà cung cấp thanh khoản.
Hoạt động trên giao thức đã bùng nổ trong tuần qua khi Notional đạt gần $1 tỷ trong tổng TVL.
fCash cho phép lợi suất cố định (Fixed Returns)
Notional thành công cung cấp lợi suất cố định cho cả người đi vay và người cho vay thông qua một công cụ giống như trái phiếu zero-coupon được gọi là fCash.
fCash là một token có thể chuyển nhượng và đại diện cho yêu cầu về dòng tiền dương hoặc dòng tiền âm được thanh toán khi đáo hạn. Giao thức hiện hỗ trợ DAI, USDC, ETH và WBTC, đảm bảo mức lợi suất cố định không bị ảnh hưởng bởi hiệu suất thị trường.
Thời gian cho vay được gọi là kỳ hạn, biểu thị thời gian từ khi bắt đầu hợp đồng đến khi đáo hạn. Nhịp độ của kỳ hạn trong V2 là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm. Tuy nhiên tại bất kỳ thời điểm nào, chỉ có một tập hợp con của các tùy chọn kỳ hạn nói trên có thể có hiệu lực cho một loại tiền tệ nhất định.
Xin lưu ý rằng kể từ khi V2 ra mắt vào ngày 1 tháng 11 năm 2021, vẫn chưa có kỳ hạn nào trong số các kỳ hạn này đáo hạn.
Cũng cần lưu ý rằng khoảng thời gian cho đến khi một pool thanh khoản đáo hạn có thể không khớp với kỳ hạn của pool đó. Các kỳ đáo hạn thực tế này của các pool thanh khoản được tính toán như các khoản bù trừ tại một thời điểm tham chiếu xác định, thường sẽ tương ứng với độ dài của các kỳ hạn.
Ví dụ: nếu thời gian tham chiếu là ngày 1 tháng 3 và hiện tại là ngày 15 tháng 3, thì thời gian đáo hạn ba tháng sẽ vẫn là ngày 1 tháng 6, mặc dù thời điểm hiện tại cách thời điểm đáo hạn đó chưa đầy ba tháng.
Cứ mỗi quý tài chính, thời gian tham chiếu sẽ được chuyển về phía trước (roll forward) để phù hợp với thời hạn của khoản vay. Các ngày đáo hạn đang có hiệu lực sẽ không đổi trong suốt quý và chỉ có thể thay đổi tại thời điểm rollover. Vào ngày đáo hạn của một khoản vay, các pool sẽ được gia hạn lại khoảng thời gian của kỳ hạn đó với một ngày đáo hạn mới.
Nếu fCash có thời gian đáo hạn không tương ứng với pool thanh khoản đang hoạt động (tức là nếu thời gian tham chiếu và kỳ hạn có độ dài không bằng nhau), thì nó được coi là cá biệt (idiosyncratic).
Không thể giao dịch fCash cá biệt trên các pool thanh khoản trực tuyến của Notional vì thời gian đáo hạn của nó không khớp với thời gian đáo hạn của bất kỳ pool nào. Người dùng phải đợi chuyển tiếp hoặc tìm orderbook bên ngoài để thực hiện giao dịch, mặc dù tùy chọn đó không khả dụng trong thời điểm hiện tại
fCash luôn được tạo theo cặp là tài sản (asset) và nợ phải trả (liability), đại diện cho các yêu cầu tương ứng của người cho vay và người đi vay vào ngày đáo hạn trong tương lai. Token fCash dương (positive) cho phép những người cho vay có thể mua lại tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai, trong khi fCash âm (negative) thể hiện các nghĩa vụ trong tương lai đối với người cho vay.
Với bản cập nhật V2 gần đây, có một thay đổi đáng kể đã được thực hiện trong với cấu trúc quy đổi, phân biệt đơn vị tiền tệ mệnh giá với đơn vị tiền tệ thanh toán. fCash được định giá bằng bất kỳ token cơ sở nào, nhưng được thanh toán trong một cToken cơ sở riêng biệt. Việc quy đổi fCash khi đáo hạn khoản vay được thực hiện với giá trị token tương đương của cToken, không theo token cơ bản.
Khi tài sản fCash đến ngày đáo hạn, tỷ giá hối đoái thanh toán do Notional đặt ra sẽ xác định khoản thanh toán của cToken dựa trên đơn vị tiền tệ có mệnh giá cơ sở. Tỷ giá hối đoái thanh toán có thể được xác định là cToken / Token Denomination và được thiết lập khi đáo hạn và giữ nguyên sau đó. Phí bảo hiểm của fCash trên mệnh giá tương ứng với lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay.
nTokens giúp điều này thành hiện thực
Một chủ đề nữa mà chúng ta cần đề cập trước khi có thể hoàn thành một giao dịch chính là: nToken. Đây là token có thể kết hợp (composable token) thứ ba mà chúng tôi đã xem xét, nhưng nTokens xây dựng toàn bộ phương án khuyến khích cho các nhà cung cấp thanh khoản trên Notional.
nTokens là các token ERC-20 cho phép người dùng cung cấp thanh khoản trên tất cả các kỳ hạn đang có hiệu lực mà không cần tương tác với các pool thanh khoản cụ thể gắn với một thời gian đáo hạn cụ thể. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) có thể gửi một khoản tiền đơn lẻ vào một pool thanh khoản bằng cách sử dụng cToken để phân phối thanh khoản trên các pool cơ sở và với LP có nToken.
Người sở hữu nToken kiếm được lợi nhuận theo ba cách riêng biệt. Đầu tiên là thông qua mức lãi suất kết hợp từ lãi suất nhận được từ cToken và từ fCash do tài khoản nToken nắm giữ. Mức trung bình này được tính bằng cách sử dụng các mức lãi suất token ở thời điểm đáo hạn khác nhau được tính theo tỷ lệ nắm giữ nToken. Tỷ lệ này sẽ nằm ở đâu đó giữa lãi suất fCash và tỷ lệ cung cToken.
Việc cho vay và đi vay trên các pool thanh khoản dẫn đến những thay đổi lãi suất và điều này cũng gắn liền với những thay đổi trong việc nắm giữ fCash của nToken. Vì việc vay nợ sẽ làm tăng lãi suất nên các tài khoản nToken sẽ nhận được fCash trong khi cToken lại được gửi. Điều ngược lại đúng với việc lãi suất giảm và nhu cầu cho vay lớn hơn.
Nguồn: Notional Finance
Thứ hai, chủ sở hữu nToken có thể kiếm được lợi nhuận thông qua phí thanh khoản truyền thống, các phí này có thể được cân bằng lại nhờ tổn thất tạm thời (impermanent loss). Tiềm năng để nTokens đạt được tổn thất tạm thời là khá thấp nếu xét về tỷ giá hối đoái ổn định của fCash. Điều thứ ba là sự tăng trưởng của token NOTE – token quản trị của Notional, token này được tặng tỷ lệ thuận với tổng thị phần của nToken trong một đơn vị tiền tệ cụ thể.
Có thể tận dụng các nToken để có thêm lợi nhuận vì các token tự động đủ điều kiện làm tài sản thế chấp trên Notional, cho phép người dùng dùng chúng để vay thế chấp và càng tăng hiệu quả sử dụng vốn hơn. Ví dụ: người dùng có thể mint nToken, vay thế chấp chúng, sau đó mint thêm với mức lãi suất cố định. Mặc dù điều này mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng vẫn có rủi ro thanh khoản nếu giá trị của các nToken mà người dùng dùng để thế chấp giảm xuống. Các nToken phải chịu sự biến động về giá phản ánh những thay đổi đối với lợi suất của mình.
Hướng dẫn giao dịch đầy đủ
Có rất nhiều thiết lập, vì vậy để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của fCash, cToken, nToken và hệ sinh thái Notional rộng lớn hơn, tốt nhất chúng ta nên xem qua một ví dụ từng bước đơn giản từ quan điểm của nhà cung cấp thanh khoản, người cho vay , và người vay.
Quan điểm của nhà cung cấp thanh khoản
Các nhà cung cấp thanh khoản là những player quan trọng nhất trong đấu trường Notional vì họ bán các pool thanh khoản với cToken để hoạt động như đối tác của tất cả những người cho vay và người đi vay khác. Bằng cách này, họ nhận được các phần thưởng và chi phí thanh khoản nói trên.
Nếu một LP (Liquidity provider – nhà cung cấp thanh khoản) muốn cung cấp lượng token trị giá 100 DAI vào một pool trong phiên bản V2, họ sẽ thực hiện điều đó thông qua tài khoản nToken của mình. LP trước tiên sẽ mint một cặp token fDAI vào tài khoản nToken của mình.
Bước tiếp theo thông qua tài khoản nToken, họ gửi cDAI (với trị giá chính xác là 100 DAI) và fDAI dương vào pool. Đổi lại, LP nhận được các token thanh khoản đại diện tương xứng cho sự đóng góp của họ vào pool. LP hiện nắm giữ các token thanh khoản, cũng như fDAI âm được mint trong cặp ban đầu.
Nguồn: Notional Finance
Do cấu trúc của các nToken mà một tài khoản nToken có thể tương tác với nhiều pool đáo hạn với chỉ một khoản tiền gửi. Vào bất kỳ lúc nào, LP có thể dùng các token thanh khoản của mình để đổi lấy fDAI dương bù đắp và cDAI có giá trị 100 DAI.
Nguồn: Notional Finance
Quan điểm của người cho vay
Việc cho vay trên Notional khá đơn giản và thường có mức lãi suất tốt hơn so với các giao thức lãi suất cố định khác.
Một lần nữa, chúng ta hãy sử dụng ví dụ về một người cho vay đang mong muốn cho vay 100 DAI. Người cho vay sẽ chuyển 100 DAI thành cDAI và sau đó gửi nó vào một pool được chọn. Đổi lại, họ sẽ nhận được fDAI có thể được mua lại vào một ngày đáo hạn trong tương lai (trong trường hợp này là ngày 1 tháng 12 năm 2021). fDAI được trao đổi sẽ lớn hơn cDAI ban đầu được gửi.
Phần chênh lệch phát sinh chính là tỷ giá hối đoái cố định mà người cho vay nhận được.
Nguồn: Notional Finance
Quan điểm của người vay
Việc đi vay lại hoàn toàn trái ngược với việc cho vay, nhưng có thêm một số điều cần chú ý ở tài sản thế chấp. Trước tiên, người vay mint tài sản thế chấp vào danh mục đầu tư của họ (ví dụ 1 ETH) và sau đó một lần nữa mint các token fDAI vào ngày đáo hạn đã chọn. Tuy nhiên, lần này, người vay bán fDAI dương để đổi lấy cDAI trị giá 100 DAI.
Nguồn: Notional Finance
Do đó, người đi vay phải hoàn trả nghĩa vụ tương lai của mình vào ngày đáo hạn có lãi suất cố định được thể hiện bằng sự chênh lệch giữa lượng fDAI được hoàn trả và lượng cDAI được nhận. Số tiền đã vay được thế chấp hoàn toàn bằng 1 ETH mà họ đã gửi.
Nếu người đi vay không thể duy trì đủ tài sản thế chấp do biến động thị trường thì Notional có thể lấy một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp. Nếu người đi vay không muốn trả khoản vay, họ có thể chọn chuyển thời gian đáo hạn của khoản vay đến một thời điểm khác trong tương lai. Bên thứ ba cũng có thể thay mặt người vay dời thời gian đáo hạn nhưng phải chịu một mức lãi suất phạt bổ sung.
Quản trị thông qua NOTE
Các hoạt động của giao thức, bao gồm cả việc sử dụng các token có thể kết hợp như đã nói phía trên, được kết nối với nhau thông qua token NOTE. Các token NOTE ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2020 thông qua vòng seed round trị giá $1,25 triệu. Việc gây quỹ tiếp tục dưới hình thức Series A trị giá $10 triệu vào tháng 4 năm 2021.
Token quản trị này là token ERC-20 được sử dụng để bỏ phiếu về các thay đổi đối với hợp đồng thông minh Notional. Ngoài việc chỉ định cách phân phối tính thanh khoản, người nắm giữ NOTE cũng bỏ phiếu cho các yêu cầu thế chấp và việc bổ sung các loại tài sản crypto mới vào nền tảng. Tổng nguồn cung của NOTE là 100.000.000 token với sự phân bổ như sau:
- 50,00% cho các ưu đãi thanh khoản
- 23,60% cho nhóm và các thành viên tương lai với lịch trình vesting trong ba năm
- 19,78% cho các nhà đầu tư sớm với lịch trình vesting ba năm
- 6,62% cho các khoản tài trợ phát triển và xây dựng cộng đồng
Notional cũng đã hoàn thành một đợt airdrop cho tất cả người dùng đã vay, cho vay hoặc cung cấp thanh khoản với khối lượng bất kỳ miễn là lớn hơn 50 DAI / USDC kể từ ngày 4 tháng 7 năm 2021. 741 địa chỉ đủ điều kiện nhận phần thưởng trị giá từ 600 đến 1.800 token NOTE.
Một layer phức tạp mà NOTE đã bổ sung là cách các cTokens được phân phối đến các pool cơ sở. Chủ sở hữu của NOTE chỉ định cách phân chia sự cung cấp thanh khoản để quản lý nhu cầu của người dùng cuối. Các pool có thời gian đáo hạn muộn hơn có xu hướng nhận được phần thanh khoản nhiều nhất do có lợi suất cao hơn, và do đó nhận được nhu cầu cao hơn.
Nguồn: Notional Finance
Mặc dù việc đầu tư vào NOTE khác với đầu tư vào các token mang lại doanh thu nhưng các nhà đầu tư vẫn phải đối mặt với rủi ro do hiệu suất tổng thể của giao thức. Là một giao thức cho vay, nhu cầu đối với token quản trị có thể có mối tương quan đồng biến với lượng TVL ngày càng tăng, điều này đóng vai như một máy chủ (proxy) cho hoạt động trên nền tảng.
Tuy nhiên, TVL không gắn với hiệu suất token chặt chẽ như cách thu nhập gắn với với đầu tư chứng khoán công truyền thống. Cho vay với lãi suất cố định khá hấp dẫn khi thị trường nguội đi, nhưng sự chú ý của các nhà đầu tư sẽ mất dần nếu họ có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn ở nơi nào khác.
Do đó, trong thời kỳ suy thoái của thị trường, người ta sẽ mong muốn một chuyến bay đến nơi an toàn giữa các nhà đầu tư crypto, điều sẽ dẫn đến TVL cao hơn trên Notional. Ngược lại, trong một thị trường tăng trưởng, các nhà đầu tư có thể thay thế các tài sản an toàn và chuyển sang các tài sản thay thế rủi ro hơn.
Khả năng bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị của giao thức Notional có vai trò rất quan trọng để cuối cùng giao thức có thể đạt được tính phi tập trung hoàn toàn – NOTE giúp đảm bảo điều này sẽ thành hiện thực.
Hơn nữa, khuyến khích cung cấp thanh khoản để thu được NOTE và sau đó bỏ phiếu về việc thanh khoản nên được phân bổ vào nơi nào. Điều này điều chỉnh các khuyến khích của một số lượng chưa xác định các tác nhân bên thứ ba, đưa Notional đến gần hơn với sự kiểm soát toàn quyền của cộng đồng.
Nhìn vào tương lai
Notional Finance là một dự án hấp dẫn và vẫn đang tiếp tục thu hút được sự quan tâm của DeFi. Sau sự ra mắt thành công của V2, Notional có kế hoạch tiếp tục xây dựng dựa trên các nguyên tắc cốt lõi về bảo mật, tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn.
Gần đây, giao thức đã công bố hợp tác với Immunefi về chương trình bug bounty để giải quyết mọi lỗi nổi bật vẫn còn tồn tại. Về lâu dài, Notional mong muốn sẽ khởi chạy Antonio, một hệ thống xử lý layer 2 tổng quát, vào khoảng quý 2 năm 2022.
Nhiều dự án trong DeFi cố gắng đạt được tính phi tập trung hoàn toàn, và Notional cũng vậy. Nhóm sáng lập dự định theo đuổi chiến lược phân quyền dần dần trong vài năm tới và từ bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát giao thức, chuyển giao nó cho cộng đồng. Notional đang trên đường đạt được mục tiêu này khi phần lớn token NOTE đang được kiểm soát bởi các bên thứ ba chứ không là phải nhóm sáng lập.
Một kẻ thách thức đang đến gần …
Notional là giao thức đặc biệt trong số các giao thức cho vay lãi suất cố định khác ở chỗ nó cho phép người dùng vừa cho vay vừa được vay nhiều loại tài sản crypto khác nhau với các yêu cầu tài sản thế chấp linh hoạt. Tuy nhiên, vẫn có một số đối thủ cạnh tranh mà chúng ta cần quan tâm đến.
BarnBridge (SMART Yield)
BarnBridge cung cấp cho người dùng lợi tức cố định hoặc đòn bẩy trên stablecoin thông qua tích hợp với các thị trường cho vay bên ngoài.
Sản phẩm SMART Yield cho phép các nhà đầu tư tiếp xúc với các pool cấp cao (senior) hoặc cấp dưới (junior), với các pool cấp cao cung cấp lợi tức thấp hơn với mức lãi suất cố định, cho phép người dùng giảm thiểu sự biến động lợi tức như ở các giao thức cho vay khác. Mức lãi suất được xác định bởi tỷ giá thị trường cơ bản, cũng như tỷ lệ giữa các vị thế cấp cao và cấp dưới.
Các chủ sở hữu token cấp dưới cung cấp thanh khoản cần thiết cho những người nắm giữ trái phiếu cấp cao để nhận được lợi tức cố định, nhưng rủi ro có thể xảy ra dưới dạng không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ cấp cao nếu tỷ lệ tiền góp (annuity) của các chủ sở hữu token cấp dưới bị sụt giảm.
Các senior là thành phần lãi suất cố định của SMART Yield và tạo ra thêm lợi tức cho các junior khi tỷ lệ thay đổi của pool nợ cơ sở vượt quá lợi tức đảm bảo trung bình của chủ sở hữu token cấp cao.
Nguồn: BarnBridge
Trái phiếu cấp cao là các token ERC-721 (NFT) được gọi là sBonds và được mint mỗi khi có người dùng gửi tiền vào pool. Sau khi trái phiếu cấp cao đến ngày đáo hạn, chủ sở hữu có thể mua lại tiền gốc và lãi (đại diện cho lãi suất cố định) và NFT sẽ bị đốt.
Lãi suất cho trái phiếu cao cấp được xem như là là tỷ suất thu nhập năm có sẵn cho đợt trái phiếu cận biên tiếp theo được mint, và dao động theo đường trung bình động của lãi suất cơ sở. SMART Yield của BarnBridge là một cách tiếp cận mới để tạo lãi suất cố định trên blockchain và khác với Notional ở một số lĩnh vực chính:
- Trái phiếu cấp cao trên BarnBridge là các token ERC-721 trong khi Notional sử dụng kết hợp token ERC-20 và ERC-1155 để tạo ra lợi tức cố định.
- BarnBridge cung cấp các tranche cho cả lợi tức biến động và lơi tức cố định từ trái phiếu junior và senior tương ứng. Trong khi đó, Notional chỉ cho phép các giao dịch có tỷ giá cố định.
Yield
Yield có một sản phẩm bán ra tương tự như Notional với lãi suất cố định được tạo ra thông qua các công cụ giống như trái phiếu zero-coupon được gọi là fyTokens. Nó được tích hợp hoàn toàn với hệ sinh thái MakerDAO và được dự tính có thể hoàn toàn cho phép việc vay/cho vay lãi suất cố định có thế chấp trong DAI.
Lãi suất được xác định theo cách tương tự như lãi suất của Notional. Tuy nhiên, kể từ khi mảnh ghép này ra mắt, nếu nhìn từ góc độ của người cho vay thì lãi suất của của Notional cho các thời điểm đáo hạn tương tự hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất của Yield.
Nguồn: Yield
Nguồn: Notional Finance
Ngoài sự khác biệt về lãi suất cho vay, một số khác biệt chính khác giữa Yield và Notional bao gồm:
- Việc Notional triển khai các token ERC-1155 để chuyển đổi fCash có nghĩa là các token fCash có cùng thời điểm đáo hạn có thể được hoán đổi cho nhau.
- Yield sử dụng AMM riêng được gọi là Yieldspace để quản lý trượt giá trong khi Notional sử dụng thuật toán độc quyền bao gồm các đường cong logistic.
- Yield chỉ hỗ trợ DAI trong khi Notional hiện hỗ trợ DAI, USDC, ETH và WBTC.
88mph
88mph đóng vai trò trung gian giữa các nhà cung cấp thanh khoản và các giao thức cho vay. Các khoản cho vay có thời hạn ngắn hơn với thanh khoản bị khóa từ bảy ngày đến một năm. Vốn được triển khai tự động cho các giao thức cho vay có lợi tức cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định, do đó tạo ra một mức lãi suất biến đổi.
88mph theo dõi mức lãi suất này và đường trung bình động hàm mũ (EMA) của nó trong khoảng thời gian một tháng, cung cấp 75% đường EMA làm tỷ lệ cố định cho các nhà đầu tư. Giao thức độc đáo ở chỗ nó không trực tiếp cung cấp lợi tức mà thay vào đó nó đóng vai trò người trung gian giữa các pool vốn và các mức lãi suất hấp dẫn. Một số điểm khác biệt chính giữa Notional và 88mph bao gồm:
- Thời điểm đáo hạn của Notional nằm trong khoảng từ ba tháng đến 20 năm trong khi thời điểm đáo hạn của 88mph ngắn hơn nhiều với ngày đáo hạn nằm trong khoảng từ bảy ngày đến một năm.
- Notional trực tiếp cung cấp lợi tức cho người cho vay lấy từ những người đi vay ở phía bên kia của nền tảng. 88mph chỉ đơn giản hoạt động như một người trung gian phân bổ tiền của người dùng đến các tùy chọn cho vay hấp dẫn nhất hiện có.
- Notional hiện chỉ có sẵn trên Ethereum trong khi 88mph có thể được truy cập trên cả Ethereum, Fantom, Avalanche hoặc Polygon (Matic).
Kết luận & Bài học rút ra
Notional Finance rõ ràng chỉ mới bước đầu khởi động và lên kế hoạch phát triển TVL và hoạt động. Đây hiện là giao thức có tỷ lệ lãi suất cố định duy nhất cho phép cả việc vay và đi vay bằng nhiều đơn vị crypto khác nhau.
Hơn hết, các mức lãi suất của giao thức hấp dẫn hơn bất kỳ đối thủ nào, kể cả trong và ngoài DeFi. Lãi suất cố định là một khái niệm mới trong crypto, nhưng nó tương ứng với nền tảng cơ bản của hệ thống tài chính truyền thống trong nhiều thế kỷ.
Trong khi tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm một phương pháp đơn giản để kiếm được lợi suất hấp dẫn từ các tài sản crypto của mình, Notional cũng có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư TradFi đang tìm cách bổ sung danh mục đầu tư của họ. Theo thời gian, chúng ta hãy cùng xem liệu Notional có thể hoạt động như một cầu nối giữa thế giới DeFi và TradFi hay không?.
Bài viết được FXCE Ventures biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin