TOKENOMICS TRONG GAMEFI LÀ GÌ?
Tokenomics trong gamefi được ví như một loại chính sách tiền tệ ứng dụng cho các dự án game trên blockchain, giúp cung cấp thông tin cho việc phân tích các nhân tố và bối cảnh trước khi đầu tư vào các dự án game đó, đồng thời điều tiết được dòng tiền trong hệ sinh thái của các gamefi.
THÀNH PHẦN CỦA TOKENOMICS
Cung token
- Tổng cung: tổng lượng token đang lưu thông và đang bị khóa trừ đi số lượng token đã bị burn.
- Cung lưu thông: tổng lượng token đang lưu thông trên thị trường.
- Cung đối đa: tổng lượng cung sẽ tồn tại, bao gồm cả những token sẽ được khai thác hoặc có sẵn trong tương lai.
Một số dự án game có lượng cung token tối đa được xác định sẵn từ đầu và không thể thay đổi, cơ chế cố định lượng cung tối đa giúp phần nào giảm được nguy cơ lạm phát của token đó trong tương lai
Trong khi đó, những token có lượng cũng tối đa không giới hạn có thể mang lại cho các nhà đầu tư niềm tin về một dự game án có định hướng lâu dài.
Vốn hóa token
Marketcap = circulating * token price
Fully Dilluted Market Cap = Total supply * Token price
Vốn hóa là yếu tố quan trọng tác động lên khả năng tăng trưởng của token và dự án game.
Ví dụ: Axie Infinity
Tổng cung tối đa giới hạn: 270,000,000 Token
Tổng cung: 270,000,000 Token => chưa có lượng AXS nào được burn
Cung lưu thông trên thị trường: 60,907,500 Token
Vốn hóa thị trường của Axie tại thời điểm ngày 6/12: 60,907,500*$104.35 = $6,355,625,462
Ví dụ: Smooth Love Potion
Tổng cung tối đa không giới hạn
Tổng cung = Cung lưu thông trên thị trường: 3.18B token
Vốn hóa thị trường của Axie tại thời điểm ngày 6/12: 3.18B*$0.03815 = $121,392,325
Token Allocation
Về cơ bản, token trong một dự án game sẽ được phân bổ cho các thành phần dưới đây:
Pool Reward
Phần token sẽ được phân phối như phần thưởng cho các hoạt động trong gameplay.
Reward pool lớn thể hiện game sẵn sàng chia sẻ 1 lượng reward tương đối hấp dẫn với người dùng, tuy nhiên nếu reward pool quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lượng cung token ra thị trường gây lạm phát và là yếu tố làm token giàm giá
Tỉ trọng của pool reward hợp lý là từ 20-40%
Team
Đội phát triển dự án, bao gồm Founder, Deverloper, Marketer, Advisor… Nếu tỉ lệ này quá thấp, đội ngũ dự án sẽ không có động lực để phát triển và đi theo dự án lâu dài; Tuy nhiên nếu tỉ lệ này cao sẽ ảnh hưởng đến tính phi tập trung của dự án, vì lúc này, token đã bị chi phối quá nhiều bởi một cá nhân hay tổ chức, dẫn đến không còn giá trị thật của token (khả năng bị làm giá cao).
Phần token phân phối cho team dự án lý tưởng nhất là vào khoảng 20% tổng cung
Foundation reserve
Quỹ dự trữ của dự án game, là những khoản token được dự trữ để phát triển hoặc bổ sung tính năng cho sản phẩm game trong tương lại, có thể bao gồm cả mkt, buy back and burn, future investor,,,
Thông thường tỉ trọng của quỹ dự trữ này chiếm từ 20-40% tổng cung
Seed sale/ Private sale/Public sale
Lượng token dành cho các đợt mở bán để huy động vốn vào việc phát triển sản phẩm của dự án game. Token sẽ được phân phối cho những quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ đầu tư lớn, và có tiếng tăm, đầu tư vào dự án trong giai đoạn này.
Tỷ trọng cho presale hợp lý vào khoảng 15-20%
Airdrop/Retroactives
Phần thu hút được người dùng ban đầu và quảng bá sản phẩm của mình, dự án thường dành một phần token để tặng cho cộng đồng. Phân phân bổ này cũng dùng để tặng thưởng cho những người chơi tham ra testnet, đóng góp cho dự án game.
Lượng token phân phối trong Airdrop chỉ nên chiếm 1 tỉ trọng rất nhỏ, khoảng 1-2% tổng cung.
Token Release
Mỗi dự án sẽ có lịch trình release khác nhau, nhưng thời gian release token có thể chia thành 3 lịch trình như sau:
- Release token trong vòng 1 năm: dự án release hết 100% token trong vòng 1 năm có thể khiến nhà đầu tư lo ngại về việc đội ngũ dự án không đồng hành lâu dài với sản phẩm, đồng thời, lượng token lớn được unlock trong thời gian ngắn có thể gây làm phát, ảnh hưởng đến giá trị của token và dự án.
- 3-5 năm: đây là số năm phù hợp để release 100% token, giúp thúc đẩy động lực phát triển của team phát triển dự án và cả holder. Đây là khoảng thời gian phân phối mà phần lớn dự án game blockchain trên thị trường đang lựa chọn, vì tính hợp lý và cân đối được giữ quyền lợi của dự án và cộng đồng. Hơn nữa, với tính chất đặc trưng, thay đổi nhanh chóng của các dự án game, thời gian release token có thể nhanh hơn các dự án thông thường, khoảng thời gian dưới 3 năm để release 100% token có thể được coi là hợp lý.
- Trên 10 năm: Ngoại trừ BTC có niềm tin lớn nhất từ cộng đồng, những dự án lên lịch release token quá dài sẽ không tạo động lực cho holder. Trong một thị trường biến động mạnh như crypto, hàng năm chứng kiến rất nhiều sự đào thải của các dự án, cũng như rất nhiều dự án mới ra đời, nhiều nhà đầu tư khó lòng đủ niềm tin vào một dự án để có thể hold token đến trên 10 năm, và cũng khó có thể đảm bảo một team dự án có thể làm việc hiệu quả trong từng ấy thời gian.
Token Sale
- Seed sale: Là đợt mở bán token đầu tiên của dự án, phần lớn trong giai đoạn này, sản phẩm của dự án đều chưa hoàn thiện, các quỹ đầu tư vào dự án trong giai đoạn này thường là những quỹ đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro cao để nhận được lợi nhuận lớn.
- Private sale: Ở giai đoạn này, sản phẩm của dự án đã được hoàn thành và ra mắt thị trường, thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư lớn và nổi tiếng.
- Public sale: Đợt mở bán token cho cộng đồng, các dự án có thể tự trực tiếp huy động vốn (hình thức ICO của những năm 2017-2019) hoặc huy động vốn thông qua các sàn giao dịch hoặc một bên thứ 3 (hình thức IEO, IDO của năm 2020-2021)
- Fair launch: hình thức phân phối token cho cộng đồng bằng việc tặng thưởng, airdrop cho những người có đóng góp cho dự án như: người dùng trải nghiệm sản phẩm và người dùng trung thành của dự án. Điều này giúp giảm tình trạng xả hàng của hình thức seed sale và private sale, giúp giữ được giá trị cho token. Tuy nhiên, những nhà phát triển theo hình thức này cần một nguồn lực đủ lớn để hoàn thành dự án mà không cần các vòng gọi vốn seed sale và private sale.
Token usecase
Token trong game tham gia trong ecomic trong game như
- Summon nhân vật.
- Phí tham gia các hoạt động trong game.
- Nâng cấp nhân vật, items.
- Chế tạo items, mint NFT.
- Token phần thưởng giúp user có thu nhập.
- Là đồng token chung để giao dịch trên mkt place và thanh toán trong game.
Ngoài ra, token trong GameFi còn thực hiện các chức năng về tài chính phi tập trung như
- Staking: Phần lớn các dự án hiện nay đều hỗ trợ staking cho các native token của mình để tạo động lực cho các nhà đầu tư hold token lâu hơn vì được phân phối thêm token như một khoản lãi.
Ngoài ra, người dùng có thể stake token để được tham gia vào các đợt mở bán trên nền tảng. Hoặc quyền lợi được tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng NFT, và những quyền lợi khác để tăng động lực của người dùng mang token đi stake, nhằm làm giảm lượng cung trên thị trường
- Quản trị: Các holder có quyền đề xuất và biểu quyết những sự thay đổi cho nền tảng mà họ tham gia. Những thay đổi này có thể liên quan đến phí giao dịch, thời hạn release token, hoặc cả những vấn đề lớn hơn, như mở rộng dự án sang 1 blockchain mới. Để có thể đề xuất các vấn đề lớn, holder cần sở hữu một lượng token rất cao; vì vậy phần lớn các ứng dụng quản trị của token thời điểm này dừng lại ở việc biểu quyết các vấn đề có tính lợi ích thiết thực với các holder.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TOKENOMICS
Phân phối token
Chính sách phân phối của tokenomics giúp các dự án gamefi phân phối được token của mình đến những người dùng tiềm năng. Nếu không phân phối được đồng coin của mình đến những người dùng quan tâm, dự án có khả năng sẽ thất bại vì không ai muốn sử dụng nó.
Chính sách phân phối token của tokenomics phù hợp sẽ thu hút người dùng tham gia mua token đó để đầu tư vào dự án.
Bình ổn giá token
Token trong gamefi thường có tính biến động mạnh, bởi tính chất của các dự án game thời điểm hiện tại mang tính trendy kéo theo độ fomo lớn của thị trường. Bên cạnh đó, nếu chính sách trả thưởng trong game không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của token: Reward cao sẽ hút được user nhưng phải đối mặt với vấn đề lạm phát, reward thấp cân đối được yếu tố lạm phát nhưng sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế với user.
Chính sách của tokenomics sẽ giúp dự án điều tiết được dòng tiền trong dự án game.
Dự phòng cho tương lai
Rất nhiều đội dự án đã không hoàn thành được dự án của mình như ý định ban đầu, bởi có những thứ giờ đây đang cần thiết cho dự án của họ, có thể sẽ không còn có ích trong tương lai.
Đối với một dự án game, sự thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều cơ chế token để giữ được giá trị của token đó theo thời gian, khi lượng người chơi gia tăng và cơ chế reward được điều chỉnh, sự phát triển nhanh chóng của các dự án gamefi cũng nảy sinh những nhu cầu thay đổi trong việc tiếp cận và quản lý token.
Tokenomics hiểu được làm cách nào để 1 dự án có thể giải quyết các vấn đề trong tương lai và đưa ra giải pháp phù hợp cho các dự án.
Single Token và Dual Token trong Gamefi
Single Token
Token là loại tiền tệ sử dụng duy nhất trong game tham gia trong tất cả hoạt động của game: Quản trị, Staking, giao dịch trong marketplace, phần thưởng.
Điểm mạnh
– Đơn giản hóa tiền tệ trong game, chỉ cần 1 loại tiền tệ có thể tham gia tất cả hoạt động của game. Dễ dàng và tiện lợi cho người tham gia game.
– Nhu cầu sử dụng token trong game cao để tham gia các hoạt động trong game thì có thể khiến giá token được duy trì và tăng cao.
Điểm yếu
– Khi Economic trong game xây dựng không bền vững, mất cân đối khi reward quá cao khiến token từ pool reward được unlock ra nhiều và liên tục khiến nguồn cầu không hấp thụ được nguồn cung sẽ gây ra hiện tượng lạm phát làm giảm giá token.
– Nếu gameplay không hấp dẫn, chiến lược không rõ ràng từ nhà phát hành game không thu hút user mới cũng như giữ chân user cũ thì tvl giảm, khiến giá token sẽ suy yếu theo. Khi giá token giảm làm giảm nguồn thu nhập của game thủ thì sẽ mất lượng user à panic sell.
Dual Token
- Mô hình Dual Token là mô hình sử dụng 02 token trong dự án nhằm tránh các vấn đề về tuân thủ quy định pháp lý và chia hệ sinh thái trong game thành 02 token để tăng khả năng sử dụng của token trong game.
- Sử dụng token trong Dual – Token economy:
+ Token có Chức năng Quản trị: Người sở hữu token có thể tham gia quản trị trò chơi, staking và farming để nhận được các phần thưởng thụ động của game. Token có chức năng quản trị thường có nguồn cung cố định.
+ Token của Game: được dùng để trả thưởng cho các nhiệm vụ trong trò chơi, trả phí hoặc các loại giao dịch khác trong game. Token trong game thường có nguồn cung không giới hạn.
- Ưu và nhược điểm của Mô hình Dual Token:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
TOKENOMICS OF SINGLE-TOKEN MODEL – THE CASE STUDY OF RADIO CACA (RACA)
Cung token và Vốn hóa token
– Tổng cung tối đa giới hạn: 443,478,491,084 Token
– Tổng cung: 442,472,501,083 Token => đã có một lượng Raca được burn, điều này cũng tương ứng với việc Raca liên tục thông tin về việc buy back và burn token của mình.
– Cung lưu thông trên thị trường: 181,85B Token => lượng Raca lưu thông trên thị trường chiếm khoảng 40% tổng cung
– Vốn hóa thị trường của Raca tại thời điểm ngày 6/12: 181,85B*$0,004568 = $830,667,936 => So với Axie Infinity vốn hóa là 6B USD, vốn hóa của Raca có thể tăng lên 7 đến 8 lần nữa, tương đương mức giá có thể đạt được của Raca là 0.013-0.033, tương ứng với lượng supply token ở thời điểm max supply và thời điểm hiện tại
Token Allocation
Raca V1 allocation theo hình thức fairlaunch. Token allocation của V1 không có ngân sách cho marketing, pool thanh khoản, burn… và các hoạt động khác của dự án. Đây cũng là lý do mà Raca V1 rớt giá mạnh sau khi ra thị trường.
V1: 0x043b49749e0016e965600d502e2177ca2d95b3d9
Sau khi nhận ra vấn đề về tokenomics của v1, dev đã chuyển sang Raca v2 với smart contract mới. Token allocation của Raca có các lần thay đổi được liệt kê như dưới đây:
Buy back and burn 11.4%: Dự án có ngân sách khá lớn cho việc mua lại và burn token để giữ giá token. Đến thời điểm hiện tại, Raca đã burn khoảng 5 đợt, và dev thông báo còn 9 đợt burn nữa trong tháng 12 này. Trước đây khi mới cơ cấu lại Raca V2, ngân sách cho việc Burn chiếm 10%, tuy nhiên mới được điều chỉnh là lên 11,4% vào cuối tháng 11.
Có 1 vấn đề là thời điểm giữa tháng 11, team đã bị partner scam mất 1 lượng Mon và NFT bán tháo ra ngoài trị giá 400M Raca ~ 4M USD thời điểm đó, dẫn đến việc giảm giá của Raca. Có thể đây là lý do mà dev điều chỉnh lại % ngân sách cho burn lên thêm 1% nhằm thu hồi lượng Raca bị đẩy ra thị trường 1 cách không mong muốn, nhằm điều tiết lại thị trường.
Team giữ 6% vesting trong vòng 3 năm: lượng giữ token của team hơi ít so với các dự án thông thường, có thể phần nào ảnh hưởng đến commit của team đối với dựa án. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, team đang làm việc khá tốt và rất nỗ lực với dự.
Public market investor: 29.3% – Raca là 1 dự án có giá trị NFT (bao gồm cả NFT phân phối và NFT trong game) khá lớn so với các dự án khác; đôi khi user cá nhân mới tham gia thị trường với số vốn hạn chế không thể tham gia đầu tư vào các NFT này được. Vì vậy Raca có phân bổ 1 phần ngân sách cho các public mkt investor để có thể có thêm nhiều đối tượng user tham gia cộng đồng
Token Release
Future Investors: Vesting trong vòng 3 năm
Marketing & operation: Vesting trong vòng 3 năm.
Team & development: Vesting trong vòng 3 năm.
Farm: Trả tuyến tính trong vòng 1 năm
Thời gian vesting từ 1 đến 3 năm phù hợp với dự án game.
Token Sale
Raca không có chương trình sale token, token được phân phối hoàn toàn theo hình thức fairlaunch, điều này phần nào thể hiện được tiềm lực tài chính của dự án, khi mà dự án hoàn toàn không cần gọi vốn từ bên ngoài.
Tuy nhiên hình thức Fairlaunch ban đầu thể hiện sự hạn chế nhất định đối với dự án, và đã được đội ngũ phát triển khắc phục cũng như cơ cấu lại.
Token usecase
Dự án tận dụng được rất nhiều usecase cho token của mình:
Tham gia mua các NFT
NFT được dự án phân phối: cơ chế thúc đẩy nguồn cầu của các NFT này là mức reward rất lớn cho người sở hữu nó (airdrop Tesla Truck, USM Land, Metamon, MBP và các vật phẩm có giá trị ngoài đời thực…)
Tham gia mua NFT trong mini game của dự án: Metamon, egg, dimond, potion: cơ chế thúc đẩy cầu của các NFT này reward cao, nhanh hoàn vốn, và cơ hội được sử dụng trên USM – game chính của dự án còn chưa được bật mí.
Trong game Metamon, reward không mint thêm token Raca, mà reward mint thêm NFT. Bởi vậy, vấn để của Raca là giải quyết lượng NFT được mint ra, cụ thể là Egg để k bị lạm phát trứng. Các cách thức mà Dev áp dụng để kích cầu trứng:
- Giảm mức độ reward từ 1 ngày được 1 quả trứng còn 3 ngày 1 quả trứng => lượng trứng mint ra thị trường thấp dần, cung giảm; tương ứng với đó là ROI của người chơi cũng giảm dần
- Điều tiết lượng cung trứng và giá trứng trên thị trường bằng các cơ chế thưởng các NFT hiếm trong trứng như LMPB hoặc mở trứng ra RacaPunk hay mở trứng trong game ra Mon sẽ được airdrop USM… nhằm giảm lượng cung trứng ra thị trường.
Cần xem xét lại tỉ lệ mở ra NFT hiếm, vì nếu tỉ lệ không đủ hấp dẫn sẽ dẫn đến việc nhu cầu trứng giảm (player không mua trứng để mở trứng lấy phần thưởng nữa) và cung tăng (ng chơi k mở trứng mà bán toàn bộ ra thị trường)
Bằng cách điều tiết này, mong muốn của Dev là NFT lưu thông quay vòng trong mkt place và game mà không bị bán tháo ra ngoài gây lạm phát. Tuy nhiên phản ứng của thị trường vẫn sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ reward.
Cầu NFT chỉ tăng khi reward lớn và cung NFT giảm theo các chính sách của dev đồng nghĩa với cầu Raca tăng để có cơ hội sở hữu các NFT này, dẫn đến tăng giá token. Nếu không có reward hợp thị hiếu, sẽ dễ dẫn đến tình trạng bán tháo NFT và bán tháo token, gây tình trạng lỗ kép cho nhà đầu tư.
Nâng cấp Mon trong game
Người dùng dùng Raca để mua Potion và Dimond nhằm nâng cấp sức mạnh cho Mon, tăng reward và tìm kiếm cơ hội lên USM. Có thể nói USM đang được coi là át chủ bài của dự án, và là điểm neo cho dự án ở thời điểm hiện tại.
Staking/Locking
Raca vừa công bố cơ chế taking Raca hoặc Lock Raca để nhận NFT là Box MPB và Land trên USM:
o Box MPB – 1000 box: Stake 100M Raca trong 365 ngày
o Land – 20k land: Stake 2M Raca trong 60 ngày
o Stake Metamon từ 3 tháng đên 12 tháng (tùy thuộc số mon từ 5 đến 500 mon) để được nhận land
Hiện tại trên Etherscan top 11 ví đầu giữ 97% lượng token, 44 ví đầu giữ 63% token. Lượng holder nắm giữ nhiều Raca trên thị trường gây áp lực khá lớn cho dự án, cơ chế stake để nhận Box và Land kỳ vọng giúp dự án giữ được lượng token lớn giảm áp lực chốt lời trong những tháng cuối năm và đầu năm.
Các sự kiện tương ứng với phản ứng giá của Raca
Về cơ bản, cơ chế burn không có nhiều tác dụng với phản ứng giá của thị trường, mà chủ yếu giá tăng hay giảm là do tin từ game và cơ chế game của dự án. Chứng tỏ người dùng rất quan tâm đến game và lợi nhuận trong game, chỉ có 1 phần nhỏ hold hoặc đầu cơ token.
Tokenomics of Dual – Token Model – The Case of Axie Infinity
Axie Infinity hay Axie là game play-to-earn “kỳ lân” trong thế giới game khi đạt được doanh thu trên 1,6 tỷ USD chỉ sau 3 năm hoạt động. Axie là game moblie và PC lấy cảm hứng từ Pokemon. Trong game, người chơi sẽ nuôi các chú Axie để chiến đấu và có thể tạo ra vương quốc thú cưng của riêng mình.
Điều đặc biệt của Axie là người chơi có thể vừa giải trí vừa kiếm thu nhập bằng cách nuôi, thu thập và nhân giống các thú cưng Axies của bạn để bán ra thị trường và sử dụng tài nguyên trong game để giao dịch.
Tính đến tháng 7 năm 2021, Axie có 568 nghìn người dùng Discord và 450 nghìn người dùng trung bình hàng ngày (DAU) của chính trò chơi. Axie Infinity thu được doanh thu tương đương với các Giao thức DeFi khác. Axie đã tạo ra một nền kinh tế trong game “khủng”, đặc biệt là so với các thế giới ảo trên nền tảng blockchain khác như Decentraland, SomniumSpace, Cryptovoxels và Sandbox.
Trên thực tế, chi phí ban đầu tham gia game trở nên đắt đỏ là rào cản gia nhập với người chơi mới, đã có sự hình thành 1 loại hình ngân hàng với tên gọi Yield Guild để giúp người chơi không đủ vốn bắt đầu hành trình với Axie.
Axie Infinity là ví dụ điển hình về mô hình Dual Token trong Gamefi.
Axie cung cấp 02 token: SPL và AXS, cả hai đều được cung cấp dưới dạng ưu đãi dành cho người chơi.
- AXS: token quản trị ERC-20 cho vũ trụ Axie với nguồn cung tối đa là 270 triệu. AXS cung cấp giá trị cho hệ sinh thái Axie Infinity, nơi người chơi có thể mua token trực tiếp từ các sàn giao dịch tiền điện tử và chủ sở hữu token AXS có thể tham gia vào các hoạt động quản trị trong trò chơi và đặt cược token của họ trên nền tảng để đạt được phần thưởng thụ động.
- SLP (Small Love Potion): token tiện ích với nguồn cung cấp không giới hạn có thể được sử dụng bởi người chơi Axie Infinity để thực hiện các nhiệm vụ trong trò chơi như trả phí nhân giống cho Axies (nhân vật trò chơi) và mua Axies từ thị trường.
Token $AXS – Governance Token
Cung token và Vốn hóa token
Source: coingecko, https://stake.axieinfinity.com/
Lượng token ban đầu phát hành là 59,985 triệu (22% tổng cung dự án).
Theo kế hoạch phân phối của Dự án, đến thời điểm hiện nay (tháng 12/2021), Dự án sẽ phân phối 114,8 triệu ra token ra thị trường.
Trên thực tế, số lượng token lưu hành trên thị trường là 60,9 triệu token (23% tổng cung dự án).
Dự án đã giảm số lượng token lưu hành trên thị trường thông qua:
- Sử dụng chi phí thu từ marketplace và breeding (Lai tạo giống Axie – Mỗi Axie có thể được breed (phối giống) tối đa 7 lần. Mỗi lần breed có giá 1 AXS hoặc SPL) để buy back token. Tổng thu đến nay của AXS từ 02 nguồn trên là: Market Fee: $151 triệu; Breeding: $1,18 tỷ;Axie Presale: $501M, Land Sale $579M
- Staking token bằng cách đưa ra APY hấp dẫn. Hiện nay đã có 20,6 triệu $AXS được staked với giá trị lên tới 2,21 tỷ USDT.
Market cap của Axie đã đạt $6,5 tỷ, đứng đầu trong top 10 game. Giá token $AXS phụ thuộc vào độ phổ biến của Axie. Cơ chế mua bán, trao đổi vật phẩm, nguồn lực NFT và Axie đã giúp đẩy giá token AXS. Đặc biệt sau khi Axie khởi động chương trình staking với tỷ lệ APY hấp dẫn, giá $AXS có sự tăng trưởng ấn tượng. Ngoài ra, việc Axie liên tục gọi được số vốn đầu tư kỷ lục từ các backer nổi tiếng cũng là một nguyên nhân đẩy giá $AXS.
Token Allocation
Token Release Schedule
Bảng và Biểu đồ dưới đây minh họa mức phát hành AXS tối đa có thể trong những năm tới và tổng nguồn cung sẽ không bao giờ vượt quá 270.000.000.
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 114,8 triệu token được bơm vào thị trường. Hiện nay, Dự án đang thực hiện 1 số biện pháp để giảm phát và giữ giá token (thông qua việc staking và buy back).
Từ kế hoạch trả token của Axie, có một số mốc quan trọng đối với cung lưu thông của $AXS và sẽ ảnh hưởng đến giá của $AXS, cụ thể như sau:
- Tháng 12/2022: Dự án trả 65% tổng cung, trong đó toàn bộ token private sale sẽ được trả cho nhà đầu tư;
- Tháng 12/2024: Dự án trả 92,4% tổng cung, trong đó toàn bộ token dành cho advisor sẽ được trả.;
- Tháng 06/2025: Dự án trả 99% tổng cung, Dự án unlock toàn bộ token dành cho team và các quỹ khác, ngoại trừ một phần nhỏ token giữ lại dành cho staking pool.
Token usecase
Các chức năng chính của $AXS
- Đồng tiền quản trị: Chủ sở hữu token AXS có thể đóng góp token của họ và bỏ phiếu về các vấn đề quản trị.
- Staking: người chơi sẽ có thể đặt cược AXS của họ và nhận phần thưởng hàng tuần (tương tự như tiền gửi / đóng góp).
- Payment : Người chơi có thể sử dụng token AXS để thực hiện thanh toán trong trò chơi
Token $SLP – Token trong Game
Không có giới hạn về lượng token được phát hành.Tổng cung hiện đang lưu hành là 3,1 tỷ
Market Cap của $SLP là 130 triệu USDT.
Usecase :
- Reward in game
- Payment in breed
Mục đích của $SLP chỉ phục vụ tiện ích trong game. Tuy nhiên, việc không giới hạn về cung token phát hành sẽ là nguy cơ gây lạm phát đối với token này. Ở nội dung tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế economics của game và xem xét liệu $SLP có thực sự bị lạm phát hay không?
Economics trong Game và Cơ chế “chống lạm phát” của Axie
Cơ chế Economics trong Game Axie
Cách thức vận hành
- Hoạt động kinh tế ở Axie infinity hiện đang dựa vào hai chức năng: chiến đấu và nhân giống.
- Để chiến đấu, người chơi cần tổ chức đội một đội Axie (gồm 3 Axie NFTs) và sẽ được thưởng token SLP để giành chiến thắng.
- Hệ sinh thái có ba hình thức tương tác trong một vòng khép kín liên quan đến người chơi, Axies (NFTs) và các token của Dự án (AXS và SLP). Vòng xanh và vàng trong biểu đồ đại diện cho mức tiêu thụ giá trị và tạo giá trị của hệ thống.
Trong vòng lặp bên ngoài được đại diện bởi vòng tròn màu xanh lá cây đi ngược chiều kim đồng hồ – người dùng khi tham gia hệ sinh thái mua Axies theo giá thị trường bằng USDT. Khi tham gia, user tiêu dùng token AXS và SLP để nhân giống và tạo nhiều nhiều Axie (NFT).
Vòng lặp bên trong màu cam đi theo chiều kim đồng hồ đại diện cho cách giá trị tự vận động trong hệ sinh thái. Người chơi có thể tạo ra thu nhập thông qua việc bán NFTs hoặc bằng cách thu được token SLP và AXS thông qua trận chiến. Tiền vào hệ thống thông qua user mua token để có được NFTs để chơi và rời khỏi hệ thống khi user bán NFTs hoặc $AXS.
Cách tạo ra thu nhập trong game
Nhiệm vụ “daily quest” sẽ mang lại thu nhập cho đội chơi với 03 NFTs là 50 $SLP. Ngoài ra, user có thể thu thêm 100 $SLP từ nhiệm vụ adventure. Nhiệm vụ Arena sẽ mang lại trung bình 80 $SLP cho người chơi. Bảng dưới là ước lượng thu nhập của user theo ngày. (giả thiết dựa trên giá $SLP ngày 29/7/2021)
- Chi phí tối thiểu để tham gia game với đội chơi 3 NFT là 1083 $ (361$/NFT) trong khi thu nhập người chơi có thể thu được theo giả thuyết trên à 52,9$/ngày, tương ứng 1,600 $/tháng.
Hiện tại thì Axie Infinity đã thay đổi cơ chế, giảm 1 nữa reward daily quest từ 150 xuống 75 SLP, giá SLP giảm xuống còn 0,04 → thu nhập mỗi ngày 3$/ngày, tương ứng 90$/tháng.
- Breeding: 02 NFT sẽ lai giống để tạo ra NFT thứ ba. Một Axie duy nhất có thể được nhân giống bảy lần, nhưng chi phí breeding tăng lên sau khi trải qua một chu kỳ giống. Trứng cần 05 ngày để chín và họ hàng gần không được lai giống với nhau. Vòng nhân giống đầu tiên có thể chỉ tốn 25$, nhưng đến vòng thứ bảy thì giá sẽ là 500$ bằng $SLP.
- Nếu hàng tháng 2700 $SLP và 24 $ AXS, tổng trị giá là 1629 USD. Nếu giá NFT là 361$ – điều này có nghĩa là một người chơi có thể tạo ra NFTs trị giá khoảng 2166 $ trong một tháng. Sau khi giảm trừ do chi phí phát sinh cho token SLP và AXS và sẽ là $ 537. Thu nhập chơi game là 1587$, gamer có thể kiếm được khoảng 2124 $/tháng. Trong trường hợp này, tôi giảm giá chi phí ban đầu là $ 1083 cho 3 Axie ban đầu vì đó là một tài sản trong tay tiếp tục xoay. Trong điều kiện là user luôn có 03 Axie để chơi và không bán.
- Như vậy, trong nền kinh tế của Axie Infinity, có 03 đòn bẩy liên tục tương tác với nhau: giá của Axie, $SLP (được dùng để nhân giống) và $AXS (token quản trị dự án).
Giải thích chu kỳ giá của $SLP
Giai đoạn 1 -> 2: Trò chơi vừa được ra mắt và có rất ít game thủ trong nền kinh tế nội bộ. Giá của các tài sản vẫn ở mức thấp nhưng sự gia tăng ban đầu được nhìn thấy nhờ những người chấp nhận sớm mua token AXS và Axie NFTs để bắt đầu chơi game.
Giai đoạn 2->3: Những người chơi sớm của trò chơi bắt đầu cạnh tranh với nhau và bắt đầu mua nhiều AXS và NFTs hơn để cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Điều này làm tăng triệt để nhu cầu về tài sản cơ bản. Game được nhiều người biết đến.
Giai đoạn 3->4: Tất cả mọi người đều nói đến Axie. Truyền thông tung hô Axie và chi phí chơi game trở nên đắt đỏ với người mới. Nhưng nguồn cung NFT mới bắt đầu mang lại giá thấp hơn.
Giai đoạn 4->1: Do lợi tức đầu tư thấp hơn, các gamer tham gia trò chơi chỉ vì mục đích thương mại bắt đầu thoát khỏi trò chơi hoàn toàn. Điều này đưa giá trở lại mức mà các gamer mới thực sự thích sử dụng sản phẩm có thể nhập lại.
Đánh giá doanh thu Dự án tại thời điểm hiện tại
Thống kê dưới cho thấy doanh thu đạt được từ game với nguồn thu từ giao dịch land, axie, axs. Đáng chú ý là sau khi đạt đỉnh vào tháng 08/2021, doanh thu game đang có dấu hiệu giảm dần.
Các biện pháp để “chống lạm phát” và khuyến khích người chơi của Axie Infinity
Chi phí chơi game tăng và giải pháp : Giá token $AXS và các vât phẩm trong game tăng theo thời gian là rào cản đối với người mới và thậm chí với những người đang chơi game. Rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của người dùng (yếu tố hấp dẫn của play-to-earn game). Do vậy, Team Sky Marvis đã nỗ lực để giảm chi phí cho người dùng
- Yield Guild: 1 hình thức “Ngân hàng NPT” để giúp người mới chơi có đủ điều kiện tham gia gia game khi chi phí ban đầu để tham gia game đang trở nên quá đắt đỏ.
- Ra mắt Ronin Sidechain (Wallet) và Katana Dex (AMM)- giảm chi phí giao dịch hàng ngày và tăng sự thuận tiện cho user.
Tháng 11/2021, Axie ra mắt Ronin là sàn giao dịch dành riêng cho game Axie nhằm kết nối game với thị trường giao dịch AXS, SLP và thú NFT và sàn Dex Katana nhằm tạo điều kiện các giao dịch tài sản trong game với chi phí thấp hơn các sàn giao dịch bên ngoài. Katana đã thu hút được hơn 1 tỷ USD thanh khoản, với khối lượng giao dịch mỗi ngày đạt trên 100 triệu USD.
- Buy back: Axie sử dụng lợi nhuận từ game để mua lại token AXS nhằm ổn định giá token.
Staking là cách thức Axie reward cho cộng đồng. Người chơi sẽ nhận được phần thưởng $AXS khi lock token sử dụng staking dashboard của AXS. Sơ đồ dưới đây thể hiện quy trình staking của $AXS.
Theo quy trình trên, doanh thu và $AXS thu được từ game và $AXS được stake từ người chơi sẽ được chuyển vào Community Treasury. Hiện nay, đã có 21,3 triệu token $AXS (trị giá 2,44 tỷ USD) được stake trong Quỹ này. Việc staking $AXS sẽ đảm bảo cho user quyền được biểu quyết việc sử dụng Community Treasury. APY hiện nay của $AXS hiện đang ở mức cao nên hấp dẫn người staking: 114%
APY hiện nay của $AXS hiện đang ở mức cao nên hấp dẫn người staking: 114%
Giá token $SLP, $AXS và các sự kiện chính của Dự án
1/2/2021 – Khởi Chạy Ronin Mainnet : Sky Mavis giải quyết vấn đề phí gas trên Ethereum bằng cách chuyển toàn bộ nền kinh tế của Axie Infinity sang Ronin.
Tháng 5/2021, Sky Mavis công bố gọi vốn Series A thành công 7.5 triệu USD. với sự tham gia của các quỹ Libertus Capital, 500 Startups Vietnam, Collaborative Funds, tỷ phú Mark Cuban và nhà sáng lập Reddit Alexis Ohanian, và điều này cũng đã được ghi nhận AXS đạt được ATH 82.21$ với vốn hóa 5.7 tỷ USD vào đầu tháng 9.
Tháng 7/2021 : Tuy nhiên $SLP bị lạm phát khiến cho giá trị của đồng SLP mất 87% giá trị sau 2 tháng. Khiến cho việc SLP rớt giá từ 0.34$ ( 13/7 ) -> 0.0551$ ( 21/9 ).
Tháng 10/2021 Triển khai tính năng staking cho đồng AXS : giá token Axie đã tăng trưởng vượt bậc, thiết lập kỷ lục mới ở mức 155.27 USD vào ngày 04/10. Trang thống kê của Axie cho biết tính đến 08:20 AM ngày 05/10, đã có hơn 12,7 triệu AXS (trị giá hơn 1,73 tỷ USD) được người dùng mang đi staking, với lợi suất là 184%.
Chiều ngày 05/10: Sky Mavis xác nhận đã gọi vốn 152 triệu USD từ nhóm các nhà đầu tư lớn, dẫn đầu là quỹ đầu tư tiền mã hóa a16z thuộc Andreessen Horowitz. Và cuối ngày 30/10 thì giá hiện là 147.29$
4/11/2021: Khởi chạy Katana , The Ronin Dex. : Ronin đã có thêm tiện ích với việc triển khai sàn giao dịch phi tập trung (DEX) của riêng mình. Axie Infinity sẽ triển khai nền tảng DEX Katana, ra mắt token riêng cho sidechain Ronin.
Với phiên bản đầu tiên của Katana, người dùng có thể hoán đổi token Smooth Love Potion (SLP), Axie Infinity (AXS) cùng với Wrapped Ethereum (WETH) và USDC Coin (USDC). Giá SLP đã tăng trưởng mạnh khi từ 0.067$ -> 0.136 trong vòng 24h. Tuy nhiên điều nay không giúp được SLP bị sụt giảm lại sau nhiều cú điều chỉnh của thị trường và khả năng lạm phát vẫn chưa giải quyết được.
Giá $AXS sau khi được nhà phát hành thông báo về việc phát triển Ronin Dex cũng đã lập mốt kỉ lục mới trên mức 166.09$, vượt qua mức đỉnh ath trước đó khi có những tin được báo trước và đẩy AXS lên mức ath cao nhất hiện giờ là 164.58$. Và sau khi được điều chỉnh thì giá AXS hiện đang sw quanh vùng 141$ và giá SLP 0.0596$
Key findings
Việc nhà phát hành game chia ra dual token để giải quyết các đề trong game cũng như vấn đè quản trị đã giúp cho việc đòng coin chính liên tục được tang giá phá ath cũng như các event liên tục được cập nhật giúp cho AXS tạo ra những cú lội ngược dòng trong mùa quý 3.
Tuy nhiên ở đây ta thấy usecase của SLP ( token in game ) quá đơn giản không giải quyết được nhiều vấn đề cho những người chơi dẫn đến tình trạng lạm phát thời gian dài và điều đó cũng là ván đề chưa thể giải quyết được với các game có 2 token khác.
Axie Infinity hiện là 1 trong những game phát triển nhất thế giới hiện giờ tuy nhiên nếu như không giải quyết được vấn đè lạm phát token ở token ingame thì vấn đề thoái trào của game sẽ là điều có thể thấy được trong tương lai gần.
Nhu cầu sử dụng token trong game cao để tham gia các hoạt động trong game thì có thể khiến giá token được duy trì và tăng cao.
MỘT SỐ CASE STUDY ĐIỂN HÌNH KHÁC
– Ccar : từ lúc ra mắt thì đã có usecase cho token như staking, chỉnh sửa gameplay để khắc phục lạm phát. Game ra theo đúng tiến độ Roadmap, kết hợp các sự kiện giúp giữ giá. Sau khi điều chỉnh, việc list gate.io đã giúp game tăng trở lại.
– CryptoZoon: thu nhập của DEV đến từ việc bán trứng, và fee. Thời gian đầu ra mắt game bị lạm phát, DEV đã Buy back và burn, cùng với việc nâng cấp ra game version 2.0 cùng nhiều usecase đã giúp cho token game tăng giá mạnh, nhưng sau đó cũng đã bị lạm phát và phải sinh ra thêm dual token nhưng cũng không bền vững.
– Thetan Arena: việc kết hợp các sự kiện: open beta, game tốt, marketing cũng việc bán box đã làm giá THG tăng,nhưng khi ra game, THG đã giảm 50% so với ATH. còn token THC là token reward thì bị xả liên tục, giá hiện tại đang -75% so với ATH
Bài viết được FXCE Ventures biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin