Công nghệ giúp thị trường tài chính thế giới phổ biến rộng rãi hơn. Nó cũng cho phép tốc độ truy cập nhanh, rẻ, và không cần cấp phép.
Mặc dù với Robinhood, khả năng tiếp cận đến thị trường tài chính của những nhà đầu tư nhỏ lẻ đã được tăng cao. Tuy nhiên Robinhood và các ứng dụng tương tự chưa thực sự được phân phối hoàn toàn và cũng chưa khả dụng ở những nơi kém phát triển trên thế giới.
Các giao thức phi tập trung như Mirror V2 hy vọng sẽ đánh dấu chấm hết cho sự độc quyền của các công ty cung cấp dịch vụ tài chính bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Dân chủ hóa Thị trường Tài chính
Lãi suất chưa chiết khấu của thị trường chứng khoán Mỹ chưa bao giờ tăng cao, tuy nhiên đối với một vài thị trường, lãi suất chưa chiết khấu đã ở các mức kỷ lục.
Chứng khoán Mỹ nói riêng và thị trường tài chính toàn cầu nói chung phát triển rất nhanh, chúng đã mang lại lợi nhuận vượt trội cho những nhà đầu tư dài hạn và cơ hội kiếm lời cho các nhà đầu tư ngắn hạn do tính biến động và thanh khoản sâu của chúng.
Hình dưới cho chúng ta thấy chỉ số NASDAQ đã tăng gấp đôi kể từ khi COVID xảy ra.
Mặc dù kém hiệu quả hơn nhiều loại tiền mã hóa, các cổ phiếu tăng trưởng của chứng khoán Mỹ như Tesla và Square đã tăng mạnh trong năm nay, đánh dấu đợt thị trường tăng trưởng (bull market) kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008-9. Chỉ số NASDAQ đã tăng hơn 10 lần kể từ đó; cổ phiếu Amazon cũng đã tăng 45 lần.
Trong khi các nhà đầu tư bị thu hút bởi chứng khoán Mỹ vì lợi nhuận dài hạn của chúng, thì các nhà giao dịch với tần suất cao hơn lại ưa thích sự biến động cũng như tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu Mỹ (Equity Market) và thị trường ngoại hối (FX Market).
NASDAQ và NYSE cùng có giá trị vốn hóa thị trường là 45,7 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2020, chiếm khoảng 40% tổng giá trị của thế giới. Thị trường ngoại hối (FX) giao dịch hơn 6,6 nghìn tỷ USD mỗi ngày.
Tuy nhiên, 2 thị trường này bị quản lý chặt chẽ bởi các quy định theo từng khu vực pháp lý và các áp lực về phí hay khối lượng lệnh tối thiểu, điều này gây ra những gián đoạn thị trường (Market Disruption).
Mặc dù các công ty Fintech mới như Robinhood đã phần nào dân chủ hóa việc đầu tư và giao dịch bằng cách miễn các khoản phí giao dịch và cho phép mua cổ phiếu nhỏ lẻ tại Mỹ, tuy nhiên các ứng dụng này chỉ phổ biến cho cư dân của một số quốc gia. Còn như tại Đông Nam Á – thị trường mục tiêu chính của Mirror, nhà đầu tư rất khó có thể tiếp cận được với các cổ phiếu nước ngoài.
Ngay cả ở Mỹ, sự cố Gamestop gần đây đã cho thấy điểm yếu của Robinhood đó là không thể cung cấp một dịch vụ tức thời cho khách hàng: việc xử lý sự cố trong 2 ngày trên thị trường cổ phiếu Mỹ đã khiến đối tác của họ bị ngắt truy cập vào thị trường.
Sự chậm trễ trong việc nhận và chuyển lệnh trung gian – Mô hình kinh doanh của Robinhood, đã gây tranh cãi về khả năng mang lại best execution cho khách hàng. (Best execution nhắc đến nghĩa vụ bảo vệ khách hàng, trong đó nhà môi giới phải thực hiện lệnh theo cách có lợi nhất cho khách hàng.)
Mirror V2 phản chiếu Tài sản trong Thế giới Thực vào Crypto
MakerDAO và Synthetix tiên phong trong việc neo token vào tài sản trong thế giới thực. Ban đầu, họ chỉ hỗ trợ các token được neo với USD, nhưng sau đó nó đã được phát triển để hỗ trợ các “tài sản tổng hợp” khác.
Mirror Protocol tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra token tài sản tổng hợp dựa trên các tài sản tài chính trong thế giới thực thông qua Blockchain Terra.
Những token tài sản tổng hợp (mAsset) “mirrored” này có thể được giao dịch 24/7 ở nhiều nền tảng bao gồm TerraSwap DEX của Terra, Uniswap, cũng như nhiều loại DEX và sàn giao dịch tập trung khác.
mAssets có thể được đúc và giao dịch trên toàn cầu mà không cần cấp phép, kiểm duyệt và với chi phí thấp, trên nhiều blockchain khác nhau bao gồm Terra, Ethereum, Binanance Smart Chain, Solana, Polygon và Harmony.
Với cơ sở hạ tầng của tài chính truyền thống, việc chuyển đổi tiền mã hóa sang chứng khoán hay tiền mặt có thể mất nhiều ngày và yêu cầu vô số thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên với Mirror Protocol, mAssets và các tài sản tiền mã hóa khác có thể dễ dàng được hoán đổi trong cùng một giao thức và từ cùng một ví, giúp cho mọi quyết định tái phân bổ tài sản trở nên nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém.
Kể từ khi ra mắt v1 vào tháng 12 năm 2020, mAssets của Mirror đã tập trung vào các loại tài sản mã hóa Layer 1, cổ phiếu và ETF. Hiện tại, những người sở hữu MIR có thể bỏ phiếu để đưa vào Whitelist bất kỳ tài sản thực mới nào dưới dạng mAsset: sau hiện tượng bán non GME và AMC đợt đầu, mGME và mAMC chính là 2 tài sản thực đầu tiên được cộng đồng thêm vào.
Mirror ra mắt phiên bản v2 trên mainnet của Terra vào ngày 25/06/2021. Báo cáo này tập trung vào phiên bản mới nhất, nêu bật những cải tiến của Mirror.
Source: Mirror.finance
Giao thức Mirror
Terra Blockchain cung cấp nền tảng cho Mirror. Terra là một blockchain dành riêng cho các ứng dụng được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK cung cấp các algorithmic stablecoin (Stablecoin được tạo ra nhờ thuật toán).
Trong những tháng gần đây kể từ khi Smart contract bắt đầu đi vào hoạt động, Terra đã phát triển một hệ sinh thái các ứng dụng xung quanh nó để tận dụng các stablecoin của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ứng dụng tài chính.
Mirror là ứng dụng lớn đầu tiên được ra mắt trên Terra và là chất xúc tác hàng đầu cho sự tăng trưởng stablecoin UST của Terra, hiện tại UST là tài sản thế chấp hàng đầu cho các mAssets.
Source: Smart Stake
mAsset phải được đúc trước khi có thể giao dịch. Người dùng cần gửi tài sản thế chấp để tạo vị thế nợ có thế chấp (collateralized debt position – CDP). Ở v1, tỷ lệ vay trên tài sản (loan-to-value) tối thiểu được yêu cầu là 150% bằng UST để có thể đúc và duy trì mAsset.
Tuy nhiên ở Mirror V2, tài sản thế chấp đủ điều kiện đã được mở rộng, chấp nhận token quản trị của Mirror – MIR, token gốc của Terra – LUNA và token giao thức cho vay của đối tác Anchor – ANC. Những tài sản này mang tính rủi ro hơn, vì vậy yêu cầu mức thế chấp gấp 1,33 lần khi thế chấp bằng UST, tương đương với mức 200%.
aUST – một USD stablecoin đang mang lại lợi nhuận lớn cho Anchor cũng đã được chấp nhận là tài sản thế chấp đủ điều kiện với mức thế chấp tối thiểu 150%.
Chi phí cho mỗi yêu cầu trên giao thức là 1,5% bao gồm việc thực hiện rút tiền từ CDP, và thanh lý tài sản.
Một vấn đề thường gặp trên các giao thức tài sản tổng hợp đa thế chấp là mức phí bảo hiểm cao (Sau đây được gọi là premium – khoản phí bù đắp cho sự biến động của tài sản thế chấp).
Các giao thức tài sản tổng hợp luôn dựa trên mức chênh lệch giá (arbitrage) để giảm thiểu rủi ro. Khi mAsset được định giá cao hơn tài sản thực, các nhà giao dịch được khuyến khích đúc, bán mAsset và mua tài sản tài chính. Điều này gây tốn kém và đòi hỏi dòng tiền phải được chuyển qua nhiều thị trường khác nhau và rủi ro có thể xuất hiện với những thị trường không cho thế chấp chéo (cross-collateralized).
Ngoài ra, arbitrage cũng sẽ không thể thực hiện được khi thị trường tiền mặt đóng cửa. Cuối cùng, với việc chi phí đúc không bằng không, đồng nghĩa với việc phí premium có thể tự duy trì trong một thời gian đáng kể.
Phí bảo hiểm mAsset thậm chí còn có xu hướng tồn tại lâu hơn trong Mirror, vì phần thưởng farming của các LP sẽ khuyến khích các hợp đồng mAsset dài hạn.
Mirror V2 được đẩy mạnh hơn bằng cách tạo phần thưởng được tính toán theo thuật toán để tạo ra một token không thể giao dịch, sLP (“Short LP”), bao gồm một vị thế short mAsset, sau đó nó được bán ngay vào Terraswap AMM. mAsset được đại diện bởi sLP token không thể bị loại bỏ khỏi Terraswap.
Các LP thu được lợi nhuận từ các giao dịch trên mức giá từ nguồn cấp dữ liệu (oracle). Việc đúc sLP làm tăng tỷ lệ của cặp mAsset/UST trong Pool thanh khoản của nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), làm giảm áp lực lên giá AMM của mAsset.
Chức năng sLP mới này đã dẫn đến phí premium có phần nhỏ hơn và ít biến động hơn kể từ khi được áp dụng cho đến nay:
Các ưu đãi để đúc và ký quỹ mAssets cũng như các vị thế short sLP được thanh toán bằng MIR token của Mirror. Việc cung cấp thanh khoản bằng mAssets và UST giúp cho TerraSwap tạo ra những pool thanh khoản dài hạn.
Những famer lâu năm, những người đảm nhận vị trí LP (Liquidity Provider) trên TerraSwap DEX, sẽ kiếm được hoa hồng từ Terraswap cũng như phần thưởng MIR. Phần thưởng khi farming ngắn hạn được rút ra từ hoa hồng LP cộng với một phần trong phần thưởng dài hạn – lên đến 40% khi mức phí premium tăng lên.
Source: docs.mirror.finance
Với mức phí premium 6,25%, những người nắm giữ sLP nhận được tối đa 40% tổng phần thưởng LP cộng thêm sự biến động phí premium khi đóng vị thế short. Kể từ khi v2 giới thiệu về các short sLP, APY ngắn hạn biến động mạnh khi các biện pháp khuyến khích điều chỉnh để giảm phí premium.
Tuy nhiên, cơ chế này có vẻ hiệu quả. Đó là mối quan hệ (tương quan cao) giữa phí premium và APY của một tài sản. Phí premium để đúc ra mSLV – tài sản dựa trên một Silver ETF (Silver ETF, quỹ đầu tư chủ yếu vào các tài sản bạc vật chất), đã ở trong phạm vi nhỏ kể từ khi ra mắt phiên bản V2.
Cơ chế shorting thông qua sLP token gây ra một số phức tạp.
UST sẽ được trả về khi các khoản tiền gửi sLP được khóa trong 2 tuần. Sau đó, để đóng và burn một sLP token, shorted mAsset cần được cung cấp và đốt. Phí 1,5% được tính khi hoàn tất.
Biểu đồ APY ở trên cũng cho thấy lợi nhuận LP trong ngắn hạn hay dài hạn vẫn giữ ở mức trên 20%, nhờ các ưu đãi của MIR.
Source: Mirror.finance
Hiện có 27 mAssets với tổng giá trị vốn hóa thị trường 433 triệu USD sau khi một ARK Invest được thêm vào cuối tháng 7:
Thêm một cải tiến nữa ở V2 là cho phép đúc và giao dịch tài sản trước IPO, như FTX đã làm với Coinbase. Để làm được việc này các khoản tiền gửi sLP buộc phải khóa trong vòng hai tuần để thị trường có cơ hội ổn định trước khi các mAssets bị đốt và thu lợi nhuận.
Tăng trưởng và Cạnh tranh
Mirror còn khá mới mẻ đối với thị trường tài sản tổng hợp Blockchain.Tuy nhiên Synthetix và UMA đều đã có những kinh nghiệm qua một số năm phát triển.
Synthetix cũng tập trung vào việc đào các token bị chi phối bởi các USD và EUR stablecoin lần lượt là sUSD và sEUR, cũng như ETH và BTC tổng hợp. Bốn (4) loại tài sản này chiếm đến 735 triệu USD vốn hóa thị trường và được giao dịch chủ yếu trên Curve và Kwenta.
Mirror không đúc bất kỳ stablecoin nào và hiện có 13 triệu USD trong các synths token layer 1 bao gồm DOT, ETH và BTC. Trong khi đó, Synthetix cho phép đúc và giao dịch tài sản thế giới thực, một trong số ít đó là sTSLA, được giao dịch một cách khá thường xuyên.
UMA nhằm mục đích trở thành một bộ công cụ linh hoạt để đúc ra các token dựa trên nhiều loại tiền thưởng từ đơn giản cho đến phức tạp: về cơ bản là bất kỳ thứ gì mà một oracle có thể đo lường.
Cho đến nay nó chưa bao gồm cổ phiếu hoặc ETF, tuy nhiên đã có một khối lượng giao dịch nhỏ của một loại chỉ số trong 10 cổ phiếu được WallStreetBets chọn. Và một điều chắc chắn rằng các giao thức như Yam Finance hay PerlinX sẽ khởi chạy hệ thống tài sản tài chính thế giới thực trong tương lai bằng cách sử dụng công nghệ của UMA.
UMA đặc biệt tìm cách giảm thiểu việc sử dụng nguồn cấp dữ liệu oracle bằng cơ chế “priceless”.
Thay thế cho một stablecoin, SNX đã được sử dụng để thế chấp tổng hợp trên Synthetix, vì vậy tỷ lệ thế chấp vượt mức tối thiểu cao hơn nhiều so với Mirror. Chính hiệu quả sử dụng vốn của Mirror và việc tập trung vào các tài sản tham chiếu off-chain đã cho phép Mirror bắt kịp Synthetix về tổng giá trị bị khóa (TVL).
Mặc dù vậy, Synthetix vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ gần như gấp đôi so với Mirror. Và theo như báo cáo mới nhất, Synthetix vẫn dẫn đầu với khối lượng gấp 4 lần trong tuần qua. Hầu như điều này không xảy ra với tài sản trong thế giới thực.
Trên thực tế, UST của Terra và Euro cạnh tranh tương đương với các đồng của Synthetix. sUSD chiếm xấp xỉ ¼ tổng vốn hóa thị trường tài sản tổng hợp dài hạn của Synthetix, và sEUR cũng tương tự thế. sETH và sBTC có thể sẽ bị hạn chế sử dụng hơn khi thị trường trở nên hiệu quả hơn.
Các sàn giao dịch tập trung như Binance, Bittrex và FTX đã ra mắt giao dịch chứng khoán tổng hợp. Tuy nhiên, tài sản tổng hợp phi tập trung sẽ luôn được ưa chuộng bởi những người xuất thân từ DeFi, những người lo ngại về quyền riêng tư và ở những nơi mà sàn giao dịch tập trung có vấn đề về pháp lý.
Chúng ta có thể thấy vào tháng 4, Binance đã cho ra đời hệ thống các token cổ phiếu được Coinbase tổng hợp, tuy nhiên chỉ 3 tháng sau, họ đã thông báo rằng sẽ rút khỏi nhiều thị trường sản phẩm phái sinh, cũng như các token chứng khoán tổng hợp.
Mirror Tokenecomics
Token thưởng MIR là nền tảng cho sự phát triển của giao thức Mirror: Trong 3 đến 5 năm tới, lạm phát MIR sẽ trở thành món hời cực lớn đối với các nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn cũng như những người tích cực trong quản trị.
Phần thưởng sẽ làm tăng nguồn cung token từ 78.000.000 hiện tại (chỉ dưới 60 triệu ban đầu được airdrop vào tháng 12/2020) lên 370.575.000.
Các MIR token đã được airdrop sẽ thuộc về cộng đồng, đội Dev và những nhà sáng lập tại Terraform Labs, tuy nhiên quyền kiểm soát giao thức lại nằm trong tay những MIR staker.
Đối với quản trị, để có quyền đề xuất, người dùng cần phải stake 100 MIR và để được biểu quyết thì yêu cầu MIR. Với v2, những người bỏ phiếu sẽ được thưởng thêm 50% phần thưởng MIR, nhằm đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi và cho phép sở hữu nhiều phiếu bầu hơn để đạt đến số đại biểu 10%.
MIR staker cũng có thể kiếm được MIR được tạo ra từ các vị thế CDP, khi người dùng rút tài sản thế chấp của họ. Hiện tại phí rút là 1,5%.
Thách thức phía trước
Có lẽ rào cản lớn nhất đối với chứng khoán mã hóa tổng hợp chính là các quy định, quy chế của Mỹ. Những chính sách của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã không còn quá xa lạ với tiền mã hóa, Chủ tịch Gary Gensler gần đây đã tuyên bố rằng các công cụ theo dõi chứng khoán chỉ được phát hành bởi các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng điều mà SEC quan tâm là ngăn không cho các chứng khoán chưa đăng ký tiếp cận với công chúng không am hiểu về thị trường chứng khoán. Mặc dù vậy, phạm vi tiếp cận của SEC thực sự khá hạn chế. Mọi quy định sẽ không áp dụng cho thị trường Đông Nam Á – mục tiêu chính của Mirror.
Ngoài ra, Robinhood và công ty môi giới chiết khấu như TD Ameritrade đều là những đối thủ cạnh tranh gay gắt ở Mỹ. Hơn nữa, hàng hóa, tiền tệ và chỉ số phải tuân theo quy định tại Hoa Kỳ bởi CFTC, chứ không phải là SEC.
Để phù hợp hơn với người dùng DeFi của các tài sản tổng hợp, Uniswap đã loại bỏ tài sản Synthetix, UMA và Mirror khỏi giao diện người dùng.
Mặt khác, Uniswap chưa bao giờ được coi là một thị trường lớn đối với mAssets của Mirror, mặc dù giao thức Uniswap vẫn có thể cung cấp thanh khoản khi được truy cập thông qua Dapps của bên thứ ba.
Nói một cách rõ ràng, ngay cả khi các quy định không rõ ràng và có rất nhiều điều kìm hãm đối với các sàn tập trung như Binance hay Uniswap gặp phải, thì các đối thủ cạnh tranh mới trong lĩnh vực tài sản tổng hợp vẫn liên tục xuất hiện như Deus Finance trên Ethereum.
Dù vậy, cộng đồng Terra/Luna/Mirror, được dẫn dắt bởi Do Kwon của Terraform Labs đã lập ra kế hoạch đầy tham vọng cho sự đổi mới hơn nữa trong v3.
Mirror Roadmap
Cộng đồng, Dev và ban lãnh đạo đặt ra ba tiêu chuẩn quan trọng cho kế hoạch sắp tới.
1/ Mirror đang tìm cách cải thiện giao diện người dùng front-end. WallStreetBets (WSB) một dự án nhằm nâng cấp giao diện người dùng đã liên kết với giao thức Mirror. WSB đã thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư trẻ và năng động hơn đến với Robinhood và một số công ty tương tự.
Việc giao dịch trở nên rẻ và dễ dàng hơn đã giúp Robinhood tăng trưởng mạnh mẽ, báo cáo trong S1 cho thấy rằng số lượng người dùng đã phá đỉnh và đạt 20 triệu lượt đăng ký. Mirror đang tìm cách tạo ra DeFi với những điểm tương tự như thế.
2/ Những nhà đầu tư chuyên nghiệp đều yêu thích sử dụng đòn bẩy trong thị trường chứng khoán thực để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy và yield-farming dựa trên đòn bẩy trong DeFi thì khó khăn hơn nhiều.
Hiện tại Mirror đang tăng cường phát triển quan hệ đối tác với các giao thức khác trong hệ sinh thái Terra. Trong đó có Mars Protocol, giao thức này sẽ cho phép farming với lợi suất đòn bẩy đối với các mAssets, song song đó thì dự án Levana Finance sẽ bổ sung đòn bẩy cho việc giao dịch mAssets.
3/ Mục tiêu cuối cùng là khả năng composability – khả năng các ứng dụng hoặc giao thức có thể tương tác với nhau mà không cần cấp phép.
mAssets là các composable token có thể được kết hợp dễ dàng để tạo thành các token khác. Token Sets đã ra mắt chỉ số mAsset FAANG trên Ethereum, Nebula, Phuture và những dự án khác đang tập trung vào việc mở rộng các sản phẩm tài chính được mã hóa dựa trên mAsset.
Cũng giống như các quỹ ETF, nơi tập hợp các cổ phiếu đơn lẻ dành cho các nhà đầu tư, có lẽ mIndexes cũng sẽ dẫn dắt các danh mục mAssets.
Đối với dự án, kế hoạch và quan hệ đối tác của Mirror, Terraform Labs sẽ cố gắng để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn AMM. mAssets ít biến động hơn khá nhiều so với hầu hết các tài sản tiền mã hóa khác. Vì vậy, thanh khoản AMM thụ động truyền thống thậm chí còn kém hiệu quả về vốn hơn so với tiền mã hóa.
Nếu Terraswap có thể phát triển từ mô hình AMM thụ động như hiện tại thành Uniswap v3 tiếp theo, thì hiệu quả sử dụng vốn mang lại sẽ thu hút nhiều nhà cung cấp thanh khoản hơn và tạo ra thị trường có chiều sâu hơn để thu hút các nhà giao dịch.
Có lẽ lý do tốt nhất để sử dụng synths là tính linh hoạt mà chúng mang lại. Theo nhà sáng lập Do Kwon, Terraform dự định cung cấp các usecase cho các tài sản truyền thống “trước đây vốn rất nhàm chán”. mAssets có thể được sử dụng để thế chấp, lợi tức và đòn bẩy.
Chỉ có thời gian mới cho biết tài sản tài chính có thể lập trình sẽ được sử dụng như thế nào trên DeFi, trên Terra hoặc trên các layer 1 khác và thậm chí cả layer 2 sắp tới.
Bài viết được bạn Ellie Nguyễn thuộc FXCE Crypto biên tập từ “A Gaze into Mirror V2” của tác giả Rasheed Saleuddin, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin