Năm 2022 đã có một khởi đầu rất hot. Vốn hóa thị trường crypto giảm 11% trong tuần đầu tiên của năm. Top 100 token DeFi hàng đầu thậm chí còn giảm nhiều hơn với 12%. Tuy nhiên, một nhóm ngành trong DeFi đang hoạt động đặc biệt tốt vào năm 2022 – đó là options (giao dịch quyền chọn). Thay vì giảm thì các giao thức quyền chọn đã tăng vượt trội hơn hẳn với giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng chung ở mức 66% vào đầu năm nay.
Đây là cách khởi đầu một năm mới không thể nào ấn tượng hơn.
Bối cảnh thị trường của nhóm Options
Một phần nguyên nhân giúp các giao thức Options có thể vượt xa so thị trường chung một cách đáng kể đến thời điểm này trong năm nay là ở điểm xuất phát. Các giao thức quyền chọn được định giá tương đối thấp so với các giao thức DeFi khác.
Ví dụ: Ribbon Finance đã kết thúc quý với vốn hóa thị trường dưới 100 triệu USD và có tỷ lệ giá trên doanh thu (price to sales ratio) là 2x. Uniswap, Yearn và những dự án khác có vốn hóa thị trường lưu thông với tỷ lệ giá trên doanh thu khoảng 4x.
Phần lớn lý do cho sự khác biệt về giá là do việc áp dụng tương đối chậm các giao thức quyền chọn on-chain so với các lĩnh vực DeFi khác.
Tuy nhiên, việc áp dụng chậm ban đầu đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ tăng trưởng TVL cho các giao thức quyền chọn đã vượt trội hơn đáng kể so với DeFi cho đến Q4.
Trong tháng 12, các giao thức quyền chọn đã tăng TVL lên 86% trong khi toàn bộ DeFi TVL thực sự giảm 1.5%. Trong cả quý, các giao thức quyền chọn đã tăng TVL thêm 412% so với mức tăng trưởng 278% trong DeFi TVL.
Mặc dù các giao thức quyền chọn tăng trưởng tương đối mạnh mẽ nhưng vẫn còn một khoảng cách xa so với mức độ được chấp nhận trong nền tài chính truyền thống. Xem quyền chọn như một thị trường khổng lồ trong tài chính truyền thống là chưa đủ.
Options có một vai trò quan trọng trong nền tài chính hiện đại và được sử dụng bởi các nhà tạo lập thị trường, quỹ đầu cơ, cho đến các nhà giao dịch cá nhân. Cụ thể trong thị trường giao dịch quyền chọn cá nhân, 45% doanh thu quý 3 của Robinhood nhờ hoạt động giao dịch quyền chọn trên nền tảng của họ.
Options đã được chứng minh vừa phổ biến vừa mang lại lợi nhuận cho Robinhood, ứng dụng có cơ sở người dùng gần giống với người dùng crypto thông thường. Khoảng 19 triệu người dùng hoạt động hàng tháng của Robinhood tạo ra doanh thu 656 triệu USD hàng năm cho nền tảng này.
Với tiềm năng lợi nhuận lớn và sự liên kết của sản phẩm với các nhà giao dịch cá nhân, giao thức và hệ sinh thái nào đang dẫn đầu trong việc nắm bắt thị trường này?
Trước tiên, hãy bắt đầu bằng cách chia nhỏ các loại giao thức khác nhau trong lĩnh vực Options.
Tổng quan hệ sinh thái Options
Các giao thức quyền chọn on-chain phần lớn bao gồm hai loại. Thị trường (marketplace) và structured product (sản phẩm tài chính cấu trúc là những công cụ đầu tư tổng hợp được tạo ra để đáp ứng nhu cầu không thể thực hiện nếu sử dụng các công cụ tài chính tiêu chuẩn trên thị trường).
Thị trường là các giao thức tạo ra hợp đồng quyền chọn thực sự và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán quyền chọn. Tính thanh khoản bảo đảm cho mỗi quyền chọn có thể được lấy từ nguồn truyền thống trong đó người dùng cá nhân bán quyền chọn (write options) bằng tiền ký quỹ hoặc nguồn từ một pool thanh khoản thụ động (passive liquidity pool).
Các giao thức như Opyn, PsyOptions và Zeta đều hoạt động theo orderbook truyền thống trong khi hầu hết các giao thức thị trường quyền chọn khác như Dopex, Lyra, Premia và Hegic sử dụng phương pháp pool thanh khoản.
Các giao thức structured product được xây dựng trên các thị trường quyền chọn và cung cấp các vault để người dùng gửi tiền vào. Mỗi vault thực hiện một chiến lược tìm kiếm lợi tức dựa trên các quyền chọn đã xác định, loại bỏ sự trừu tượng hóa việc quản lý rủi ro và định giá phức tạp cho người dùng. Tương tự như cách Yearn thực hiện các chiến lược yield farming cho các thị trường tiền tệ và sàn giao dịch dựa trên các vault của họ.
Selling covered-call hoặc cash-margined put là những structured product vault nổi bật nhất được sử dụng trong lĩnh vực này. Các Covered-call tạo ra lợi nhuận cho một token bằng cách bán các quyền chọn mua (selling call options) với giá thực tế cao hơn giá token hiện tại (out-of-the-money call options).
Người mua quyền chọn trả phí cho hợp đồng Options, phí này được chuyển trở lại vault để tích lũy lợi nhuận cho người gửi tài sản vào vault. Các cash-margined put cũng tương tự nhưng theo hướng ngược lại. Stablecoin được gửi vào vault và được sử dụng để đảm bảo các quyền chọn bán (put options) dựa trên một token có giá thực hiện thấp hơn giá trị hiện tại.
Cho đến nay, các structured product vault đã thúc đẩy phần lớn việc áp dụng các giao thức quyền chọn on-chain. Việc mua và bán các quyền chọn đơn thuần với nhiều mức giá thực tế (strike prices) khác nhau đã không hấp dẫn người dùng crypto. Các structured product loại bỏ tất cả sự phức tạp của underwriting options, pricing options, juggling strike price và thay thế tất cả bằng một vault gửi tài sản và sinh ra lợi nhuận đơn giản.
Không chỉ người dùng cá nhân sử dụng các vault structured options (quyền chọn có cấu trúc). Các giao thức đang hợp tác với các giao thức quyền chọn có cấu trúc để thực hiện quản lý kho bạc và tạo vault cho chủ sở hữu token của nó. Việc sử dụng các Options Vault để tạo ra lợi nhuận thay vì các staking vault thông thường sẽ thúc đẩy hiệu suất, giảm lạm phát tổng thể và áp lực bán đối với token của giao thức.
Với các structured product vault đang thúc đẩy phần lớn việc áp dụng On-chain Options, đi vào chi tiết các giao thức này để hiểu người dùng đang sử dụng hệ sinh thái smart contract nào và giao thức cụ thể nào đang thu hút nhiều người sử dụng nhất.
TVL hệ sinh thái
Tất nhiên, Ethereum có TVL lớn nhất trong các structured product. Đây là nơi có giao thức structured product được sử dụng rộng rãi đầu tiên, Ribbon Finance. Ribbon đã phổ biến hóa các structured product trong crypto và sau đó thống trị lĩnh vực này cho đến quý 4 khi các giao thức khác bắt đầu ra mắt.
Được dẫn dắt bởi một dự án đang phát triển nhanh chóng như Dopex, Arbitrum là hệ sinh thái lớn thứ hai dành cho các structured product. Arbitrum có TVL tổng thể ít hơn đáng kể (1.7 tỷ USD) so với các dự án Layer 1 (5 tỷ USD – 143 tỷ USD) vì vậy việc sản phẩm quyền chọn có TVL cao thứ hai cho thấy các giao thức có sự liên kết người dùng tương đối mạnh mẽ trong hệ sinh thái.
Dopex là giao thức quyền chọn lớn nhất trên nền tảng cho đến nay và là động lực cho phần lớn sự tăng trưởng. Việc tăng giá token của giao thức đã thúc đẩy phần lớn hiệu quả hoạt động của lĩnh vực quyền chọn trong năm nay (vốn hóa thị trường tăng 85% từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 9 tháng 1).
Solana đã có hai giao thức mới ra mắt vào tháng 12, cả hai đều đã thu hút được nguồn vốn đáng kể trong vài tuần kể từ khi ra mắt. Friktion và Katana cung cấp các structured products vault tương tự và cung cấp nhiều loại tài sản được hỗ trợ. Cả hai giao thức đều cung cấp 14 vault khác nhau so với 7 của Ribbon và 4 của Dopex và 3 của StakeDAO.
Ribbon tiếp tục thống trị các structured options chiếm hơn một nửa TVL. Sau khi bắt đầu quý với việc chiếm gần như toàn bộ TVL trong ngành, vị trí thống lĩnh thị trường của dự án đang giảm dần. Điều đó không phải là một cú sốc đối với quá trình tăng trưởng của Ribbon, dự án không chỉ phát triển rất ấn tượng theo đúng nghĩa của nó mà còn nhằm làm nổi bật sự gia tăng vượt bậc của các giao thức khác trong lĩnh vực này trong quý.
Ribbon Finance
Ribbon Finance là một giao thức structured product truyền thống chạy trên thị trường của Opyn. Trên cơ sở hàng tuần, mỗi một vault trong số 7 vault của Ribbon sử dụng vốn ký gửi để bảo lãnh Options trên Opyn, sau đó được bán hoặc đấu giá và phí bảo hiểm thu được sẽ được trả lại cho vault dưới dạng lợi tức. Trong Q4, Ribbon đã tạo ra hơn 11 triệu USD phí bảo hiểm cho các vault.
Trong tháng 9, giao thức này đã phát hành phiên bản V2 của các vault và gần đây đã chuyển toàn bộ tài sản sang các phiên bản V2. Giống như V1, các vault V2 thực hiện các chiến lược bán quyền chọn hàng tuần. Những thay đổi trong V2 là một động thái nhằm phi tập trung hóa lựa chọn giá thực hiện của vault, thay đổi cấu trúc tính phí (fee structure) và cho phép meta-vault (chia sẻ phí cho các giao thức xây dựng chiến lược trên Ribbon vault).
Thay đổi cấu trúc tính phí từ phí rút tài sản sang mô hình phí quản lý và hiệu suất (management and performance fee) (2% và 20%) gắn kết chặt chẽ hơn mục tiêu của giao thức với người dùng và cho phép các chiến lược có thể bổ trợ lẫn nhau tốt hơn trên Ribbon.
Ribbon Finance tiếp tục là một nhóm phát triển sáng tạo trong lĩnh vực này và là nhóm đầu tiên giới thiệu sản phẩm kết hợp lợi tức với yvUSDC của Yearn.
Thay vì bán quyền chọn bán (selling put options) so với USDC, tài sản thế chấp USDC của người dùng được chuyển đổi thành yvUSDC mang lại lợi nhuận, giúp tăng tổng lợi nhuận của vault bằng cách tìm nguồn cung từ nhu cầu vay trong hệ sinh thái cũng như lợi suất phí quyền chọn (options premium yield).
Ngoài việc đổi mới các loại sản phẩm được cung cấp, Ribbon thúc đẩy chiến lược mở rộng sang các chain khác như Avalanche vào tháng 12/2021 và đã đề xuất kế hoạch triển khai trên Solana trong thời gian tới.
Dopex
Dopex có lẽ là dự án có lộ trình (roadmap) sáng tạo và tham vọng nhất trong số tất cả các dự án trong lĩnh vực này khi định giá giao thức đã tăng vọt lên mức vốn hóa thị trường lưu hành cao nhất trong tất cả các giao thức quyền chọn, mặc dù hiện tại dự án không có mức sử dụng lớn nhất.
Cách thức hoạt động của giao thức cũng khá độc đáo. Thay vì sử dụng tài sản gửi để bảo lãnh các tùy chọn trên một giao thức khác, Dopex tạo nguồn thanh khoản và bảo lãnh các tùy chọn trên cùng một giao thức.
Sản phẩm chính của dự án là SSOV (Single Staking Options Vaults) hoạt động như một loại structured options. Hàng tháng, người dùng có thể gửi tài sản vào các vault và chọn mức giá thực hiện (strike price) mà họ muốn cung cấp thanh khoản. Sau thời gian ký gửi, tài sản được sử dụng để bảo lãnh các quyền chọn với các mức giá thực hiện khác nhau mà người dùng khác có thể mua trong thời gian đó.
Đó là một cách tiếp cận chi tiết hơn đối với các covered call, cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn so với các vault thiết lập và quên dự án đi (set-it-and-forget-it) được sử dụng bởi Ribbon (với chi phí phức tạp). Hiện tại, chỉ các covered call mới được hỗ trợ cho bốn tài sản như: DPX, rDPX, ETH và gOHM.
Phí trên Dopex không được tính cho những người gửi tài sản vào vault mà là cho những người mua quyền chọn đây là điểm khác biệt rõ rệt so với các giao thức khác. 20 bps phí được thu khi mua một quyền chọn và thêm 10 bps phí được thu khi thực hiện một quyền chọn mang lại lợi nhuận vào cuối epoch.
Sự sáng tạo của Dopex liên quan đến cả mô hình dual token (DPX và rDPX) và cách dự án sử dụng lượng token thưởng.
Các vault SSOV nhận được phần thưởng DPX cũng như phí thực hiện hợp đồng quyền chọn, kết hợp một cách hiệu quả các vault stake pool điển hình và các vault quyền chọn. Theo roadmap, Dopex đang có kế hoạch triển khai mô hình veDPX rất phổ biến, theo đó phần thưởng được chuyển đến các vault dựa trên trọng lượng biểu quyết (voting weight) của các token DPX đã lock.
Khi các giao thức tiếp tục hợp tác với Dopex để tạo ra các vault SSOV (OHM là giao thức đầu tiên), mô hình này sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi các giao thức kiếm được DPX để khuyến khích tính thanh khoản cho các pool của mình.
Options Vaults cho phần thưởng về mặt lý thuyết có thể trở nên phổ biến hơn khi các giao thức dường như loại bỏ cơ chế sinh lợi nhuận từ lạm phát token thưởng gây ra sự pha loãng giá token và tăng áp lực bán đối với mô hình bán quyền chọn mua đối với tài sản thường xuyên hơn hơn.
rDPX là Dopex Rebate Token và được phát hành như một khoản bồi thường cho các nhà bảo hiểm phát hành quyền chọn bị mất vốn trong epoch với tỷ lệ 30% thiệt hại để bù đắp rủi ro cung cấp vốn. Tuy nhiên, usecase của rDPX được lên kế hoạch lớn hơn nhiều so với tiện ích của token rebate đơn thuần.
Dopex có kế hoạch thêm các tài sản tổng hợp (synthetic asset) vào nền tảng và sử dụng rDPX làm tài sản thế chấp hỗ trợ để mint một stablecoin dpxUSD được sử dụng trong suốt giao thức. rDPX đang tiến hành tái cấu trúc chính thức, trong đó chi tiết thiết kế token sẽ được phát hành vào cuối tháng 1.
Ngoài thiết kế giao thức, Dopex có một vài ý tưởng thú vị trong lộ trình về cách sử dụng các quyền chọn trong DeFi. Một trong những lưu ý đặc biệt là áp dụng các quyền chọn cho Curve gauge emission. Thay vì các quyền chọn được sử dụng để đầu cơ về giá của token khi hết hạn, các quyền chọn sẽ được sử dụng để đầu cơ dựa trên những thay đổi trong trọng số Curve của token thưởng CRV.
Cái gọi là Curve War đều xoay quanh ý tưởng kiểm soát CRV đáng kể để chuyển phần thưởng trực tiếp đến các pool AMM do người biểu quyết lựa chọn (khuyến khích tính thanh khoản trong các pool đó). Bằng cách cung cấp các quyền chọn về tỷ lệ phần thưởng của CRV theo pool, người dùng hoặc giao thức có thể tạo ra nguồn lợi nhuận gián tiếp trên lượng token CRV thưởng thay vì cạnh tranh để có được phiếu bầu veCRV.
StakeDAO
StakeDAO ban đầu như một công cụ tổng hợp lợi nhuận (yield aggregator) tương tự như Yearn nhưng gần đây đã thêm các vault structured product vào bộ sản phẩm của mình.
Trong khi các vault tổng hợp lợi nhuận truyền thống tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong TVL của giao thức, giao thức cũng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong các vault structured options trong suốt Quý 4 và trở thành một trong những giao thức lớn nhất trong lĩnh vực này.
StakeDAO hiện đang cung cấp ba vault, tất cả chúng đều hoạt động tương tự về bản chất với các vault của Ribbon. Cả hai giao thức đều sử dụng Opyn làm thị trường quyền chọn để bảo hiểm các quyền chọn của mình.
Điểm khác biệt chủ yếu của StakeDAO ở cách kết hợp lợi tức từ các vault tổng hợp lợi tức (yield aggregation vault) và các vault quyền chọn của mình. Sau đó, tài sản được gửi vào các vault quyền chọn của StakeDAO sẽ tự động được gửi vào các vault tạo lợi nhuận thụ động tương ứng trên nền tảng để tạo ra thêm lợi tức bổ sung.
StakeDAO cũng độc đáo ở việc sử dụng Frax làm stablecoin để bảo lãnh put-selling vault của mình. Ngoài lợi nhuận được tạo ra từ phí bảo hiểm quyền chọn và vault Frax thụ động của StakeDAO, người dùng có thể stake token LP của họ trên Frax để có thêm lợi nhuận.
StakeDAO cũng khác với Ribbon ở mô hình tính phí. Ribbon chuyển sang mô hình phí quản lý và hiệu suất trong khi StakeDAO hiện không tính phí nền tảng đối với tài sản hoặc lợi nhuận mà tính một khoản phí rút tài sản 50 bps đối với các vault.
Friktion
Ra mắt vào giữa tháng 12, Friktion là giao thức structured product lớn nhất trên Solana với hơn 90 triệu USD trong TVL. TVL tăng gần 50% vào đầu năm, tăng từ 66 triệu USD vào cuối năm.
Đó là khoảng tăng trưởng (growth profile) 30 triệu USD trong TVL mới sau mỗi 15 ngày. Dự án vận hành một kiến trúc structured product truyền thống tương tự như Ribbon. Các quyền chọn được bảo lãnh trên nhiều nền tảng khác nhau và được bán hàng tuần hoặc hai tuần một lần.
Yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của dự án là khả năng thêm các thị trường mới rất ấn tượng. Friktion có 14 vault quyền chọn đang hoạt động và hỗ trợ nhiều tài sản đa dạng hơn so với các giao thức dựa trên EVM thường tập trung vào các sản phẩm ETH và BTC.
Friktion có các vault chứa các tài sản như Luna, FTT, các tài sản phái sinh SOL và các token trong hệ sinh thái Solana DeFi khác. Khả năng mở rộng quy mô các quyền chọn có sẵn được thúc đẩy bởi khả năng bán quyền chọn cho các nhà tạo lập thị trường off-chain thông qua Channel RFQ (không giới hạn đối với các loại tài sản thế chấp được hỗ trợ của thị trường quyền chọn on-chain như psyOptions).
ThetaNuts
ThetaNuts có lẽ là dự án có chiến lược cross-chain tích cực nhất so với bất kỳ giao thức structured options nào. ThetaNuts đã triển khai trên Ethereum, BSC, Avalanche, Polygon, Fantom, Boba, Aurora,… và nhiều dự án khác trong thời gian tới.
Mặc dù dự án không thống trị ở bất kỳ thị trường nào, nhưng lợi ích của giao thức là ở việc triển khai trên các chain trước mà không có giao thức quyền chọn đối thủ nào khác hiện đang ra mắt. Chiến lược cross-chain của giao thức đã giúp tích lũy hơn 44 triệu USD trong TVL cuối năm với phần lớn số tiền đó đến từ việc triển khai trên Ethereum.
ThetaNuts hiện cũng không tính phí cho các vault của mình. Dường như giao thức sử dụng một cuộc đấu giá quyền chọn off-chain tương tự, cho phép dự án cung cấp các tài sản riêng biệt cho các quyền chọn của mình vì giao thức không giới hạn đối với tài sản thế chấp hỗ trợ trực tuyến trong các giao thức thị trường quyền chọn.
Katana
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi hackathon Solana Ignition vào đầu năm 2021, Katana đã ra mắt vào giữa tháng 12 và đã trở thành structured options lớn thứ hai trên Solana vào cuối năm với hơn 37 triệu USD trong TVL. Giao thức cung cấp một bộ sản phẩm cực kỳ tương tự như Friktion với cả hai hỗ trợ tổng cộng 14 chiến lược vault khác nhau trên các tài sản tương tự như Luna, FTT, các tài sản phái sinh của Solana và token Solana DeFi.
Katana cũng đã tích cực trong việc theo đuổi quan hệ đối tác quản lý ngân quỹ với các DAO khác nhau. Injective và Katana gần đây đã công bố quan hệ đối tác quản lý ngân quỹ, trong đó Katana sẽ cung cấp các vault quyền chọn cho INJ và hỗ trợ tạo ra lợi tức cho ngân quỹ thông qua phí bảo hiểm quyền chọn. Ngoài Injective, Katana công bố nhiều mối quan hệ đối tác với các giao thức dựa trên Solana nhằm thúc đẩy khả năng triển khai vốn.
Premia
Premia còn khá khiêm tốn về mặt TVL nhưng đã triển khai một phương pháp DeFi thú vị — cách tiếp cận nguyên bản cho các quyền chọn. Tương tự như Dopex, các quyền chọn bảo hiểm thanh khoản được lấy từ các nhóm thanh khoản trên giao thức.
Người dùng có thể gửi tiền vào các pool thanh khoản và kiếm được lợi nhuận khi các quyền chọn được mua dựa trên các khoản tiền này. Do đó, Premia không dựa vào thị trường quyền chọn on-chain cũng như không tìm nguồn người mua off-chain và dựa vào nhu cầu quyền chọn trên giao thức của nó.
Giao thức hiện cung cấp 3 thị trường cho người dùng và được triển khai trên cả Ethereum, Arbitrum và BSC. Tuy nhiên, việc triển khai trên Ethereum và Arbitrum chiếm phần lớn TVL với gần một nửa đến từ mỗi hệ sinh thái.
Mặc dù có số liệu TVL tương đối nhỏ, nhưng nền tảng này đã hoạt động hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh thu phí từ nguồn vốn của nó. Ngoài ra, do giao thức không được chú ý, các quyền chọn có xu hướng giao dịch thấp hơn 10% – 20% so với các sản phẩm tương đương trên các giao thức như Dopex.
Tổng Kết
Khi DeFi bão hòa và lợi tức do nhu cầu vay sử dụng đòn bẩy giảm dần, phí bảo hiểm quyền chọn có một usecase mạnh mẽ để đẩy mạnh việc cung cấp phí bảo hiểm vượt trội với rủi ro tối thiểu. Đặc biệt là khi các giao thức bắt đầu tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ các nhà phát triển token bên ngoài lượng token thưởng, điều này làm loãng và tăng áp lực bán liên tục đối với token của dự án.
Các giao thức quyền chọn đã được định giá khá thấp so với tổng thể DeFi với nhiều giao thức quyền chọn hàng đầu dưới mức vốn hóa thị trường 100 triệu USD. Việc áp dụng các giao thức dựa trên quyền chọn đang bắt đầu thay đổi nhanh chóng vì Quý 4 đã chứng kiến các giao thức quyền chọn thu hút tỷ lệ tăng trưởng TVL cao hơn nhiều so với hệ sinh thái DeFi tổng thể.
Điều đáng chú ý là mức độ của quyền chọn mua on-chain. Thành công của Robinhood trong các quyền chọn cổ phần là do các nhà giao dịch bán lẻ mua và bán các quyền chọn trên nền tảng của Robinhood trong khi phần lớn việc áp dụng DeFi chỉ là gửi tài sản đơn thuần vào các pool chiến lược quyền chọn.
Điều này có nghĩa là các giao thức DeFi buộc phải tìm người mua (thường là các nhà tạo lập thị trường) off-chain để tạo ra lợi tức phí bảo hiểm hợp đồng quyền chọn. Các giao thức như Dopex, Lyra, Premia đều được xây dựng trên nền tảng người dùng trực tiếp mua và bán các tùy chọn trên giao thức, do đó, sự thay đổi hành vi của người dùng là điều tối quan trọng nếu các nền tảng này muốn mở rộng mức định giá đáng kể.
Bài viết được Huyen Trang thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Overview of Options Vaults” của tác giả Dustin Teander với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin