Điều tồi tệ là Bitcoin Futures ETF được Chính phủ chấp thuận
Việc Bitcoin futures ETFs đã được phê duyệt vào giữa tháng 10 là một điều tồi tệ đối với các nhà đầu tư ngoài Phố Wall. Mặc dù giá danh nghĩa chỉ từ 65-85 điểm cơ bản, nhưng có khả năng rằng những tài sản độc hại này sẽ khiến các nhà đầu tư phải trả gần 5-10%/năm với chi phí ẩn do cấu trúc của chúng, sự biến động liên tục của bitcoin và xu hướng tăng giá dài hạn của thị trường. Bloomberg thậm chí còn lưu ý “máy in tiền mã hóa đã được mở lại” vì các quỹ như BITO của ProShares, XBTF của Van Eck và BTF của Valkyrie buộc phải “tung” các bitcoin futures cơ sở mà các hợp đồng dài hạn luôn được giao dịch ở mức giá cao hơn các hợp đồng ngắn hạn. Hiện tượng “contango bleed” tích luỹ cho các nhà tạo lập thị trường Phố Wall, tạo ra chi phí trực tiếp cho các chủ sở hữu ETF.
Arthur Hayes đăng tải một bài viết tuyệt vời về cách chúng hoạt động như thế nào.
Cấu trúc futures này được cho là cần thiết cho các quỹ ETF về hàng hóa toàn cầu như dầu – khó hoặc không thể trao đổi các tài sản cơ sở (bạn có nhớ sự khủng hoảng năm ngoái khi giá dầu futures giảm do các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi phí lưu kho không?). Nhưng, cấu trúc tương tự khá điên rồ đối với một tài sản như Bitcoin – có cả thị trường giao ngay lành mạnh VÀ cơ chế lưu ký futures đơn giản cho các nhà đầu tư: ví Bitcoin!
Từ ban đầu, ta đã biết rằng ETF Bitcoin mới sẽ là những kẻ thua cuộc. Chỉ cần xem xét các quỹ ETF hàng hoá có cấu trúc tương tự, ta có thể thấy độ kém hiệu quả ở khía cạnh giao ngay có thể xảy ra như thế nào: ETF dầu – USO giảm 38% trong 5 năm qua so với mức tăng 62% của tài sản cơ sở.
Raoul Pal đã chỉ rõ rằng: “Việc phát hành BTC futures ETF là một bước đi tốt, nhưng về cơ bản nó đem lại cho các quỹ đầu cơ một cơ hội lớn để đầu tư chênh lệch giá vì futures sẽ giao dịch ở mức phí lớn trong các giai đoạn tăng giá và họ có thể thu được khoản lợi nhuận đó. Đây là thủ thuật thị trường tài chính lâu đời – bây giờ bạn phải thêm nhiều trung gian mới, tất cả đều tạo ra lợi nhuận như nhà cung cấp ETF, trung tâm thanh toán, nhà môi giới, quản trị viên, kiểm toán viên, công ty luật, CME và các quỹ đầu cơ. Một lần nữa. Phố Wall ngày càng giàu có. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ ngày càng thua lỗ.”
Nếu thật sự trong cái rủi vẫn có cái may, thì (thật trớ trêu) rằng Raoul đã đúng.
Phố Wall thích các sản phẩm mà họ có thể kiếm được lợi nhuận từ đó, và một quỹ ETF giao ngay, vượt trội hơn hẳn, lại không đem lại những nguồn lợi tương tự như vậy. Món hời như BITO và những sản phẩm tương tự có thể khiến các ngân hàng tham gia vào crypto không? Giao dịch cơ bản tạo ra nguồn tiền miễn phí cho họ trong giới hạn quy định chặt chẽ của mình. Giả sử điều này có thể mang lại lợi lợi nhuận lâu dài? Cùng lúc đó, nếu ai đó ngoài những người môi giới có lợi nhuận, thì đó sẽ là người dùng nhỏ lẻ tại Coinbase, không phải người chơi BITO/BTF/XBTF.
Ben Thompson cũng chỉ ra rằng ít nhất giờ đây chúng ta đã biết chi phí quản lý ròng: hàng trăm triệu USD chi phí bù hoãn mua/bán đối với các sản phẩm không có ý nghĩa gì ngoài về pháp lý. Giải pháp thay thế với chi phí thấp hơn thay cho sự điên rồ này, ETF giao ngay là thứ mà Gary Gensler không có khả năng sẽ sớm phê duyệt (xem Chương cuối), dù đây có thể là kết quả hoàn hảo sau một thập kỷ sai lầm về chính sách crypto của SEC.
Các nhà đầu tư đã bỏ lỡ mức tăng giá 1000x trên thị trường bitcoin từ khi anh em nhà Winklevoss lần đầu tiên nộp đơn đăng ký ETF giao ngay của mình ngay giữa năm 2013. Giờ đây họ lại thua 10% một năm cho Phố Wall … với mức tăng thấp hơn nhiều nếu có. Đây mà là bảo vệ nhà đầu tư à?
Tôi đoán rằng chi phí (trước khi loại bỏ các yếu tố sai lệch) cho các sản phẩm này đều sẽ dưới 1%, nhưng chi phí ròng trên hợp đồng sẽ cao hơn 5% vào năm 2022 (độ tin cậy 75%).
Goldman Gary và Reg M Redemption
Một lý do biến Gary Gensler thành kẻ nói dối và lừa đảo là vì khi nói đến bất kỳ lợi ích nào trong việc bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường crypto đều liên quan đến sản phẩm Bitcoin Trust/GBTC của Grayscale, sản phẩm này tiếp tục là sản phẩm bị hiểu sai nhiều nhất trong crypto.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để giải thích ngắn gọn cách thức hoạt động của nó, nhưng phần giải thích có thể sẽ khá dài. Thông tin về quỹ ủy thác đều được công khai, vì vậy bạn cần phải tinh tế để biết được những gì mình đang xem.
Trước tiên, cần hiểu sơ đồ tổ chức:
- GBTC là cổ phiếu lưu động công khai của Quỹ tín thác Grayscale Bitcoin dựa trên hợp đồng giao ngay.
- Quỹ tín thác nắm giữ 40 tỷ USD bitcoin với mức phí hàng năm 2%.
- Grayscale là nhà tài trợ của quỹ và tài trợ cho các quỹ tín thác tương tự.
- Digital Currency Group là công ty mẹ (chủ sở hữu 100%) của Grayscale.
Tiếp theo, bạn cần hiểu sự khác biệt giữa các sản phẩm của Grayscale và ETF thông thường.
Một ETF hàng hóa dựa trên hợp đồng giao ngay thông thường (như GLD của vàng) có “người tham gia được ủy quyền” (môi giới) tạo và mua lại nhóm cổ phiếu bằng cách giao dịch tài sản cơ sở và cổ phiếu mà họ đại diện cho đến khi giá mỗi cổ phiếu bằng net asset value (giá trị tài sản ròng cơ sở hay NAV). Nếu nhu cầu ETF nhiều hơn so với giá cơ sở trong ngày, thì giá cổ phiếu > động lực NAV sẽ thu hút các nhà môi giới mua bitcoin, tạo ra cổ phiếu mới bằng cách gửi bitcoin đó đến phương tiện ủy thác, sau đó bán cổ phiếu mới tạo trên thị trường mở. Khi giá cổ phiếu thấp hơn NAV, ngược lại, nhà môi giới sẽ mua cổ phiếu để trao đổi lại chúng với bên uỷ thác và lấy lại bitcoin. Quá trình này diễn ra hàng ngày để đảm bảo giá thị trường của ETF mô phỏng đúng giá trị tài sản cơ sở, trừ đi phí quản lý của nhà tài trợ.
Các quỹ tín thác Grayscale thì khác.
Cổ phiếu GBTC mà bạn thấy ngày hôm nay, đã được tung ra thị trường thông qua một lỗ hổng trong luật chứng khoán cho phép người được ủy quyền của Grayscale (vẫn còn một chi nhánh DCG khác, Genesis Global Trading) huy động tiền cho quỹ tín thác từ các nhà đầu tư được công nhận, sau đó họ có thể điều chỉnh cổ phiếu GBTC mới được tạo trên thị trường công khai (các sàn OTC, không phải NYSE) sau 6 tháng thông qua Quy tắc 144. Tôi đã thường hay gọi đây là ETF lai hay Fautisan Bargain (Thỏa thuận với quỷ). Nó giống như ETF, nhưng thực tế là 1) cổ phiếu tự do sẽ dần tấn công thị trường OTC với độ trễ 6 tháng và 2) không có cơ chế redemption: lấy lại bitcoin của mình bằng cách trả lại cổ phiếu cơ sở.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, chúng ta sẽ đi vào vấn đề ngay tại đây. Đây là dòng vốn quỹ một chiều.
Lỗ hổng của Quy tắc 144 mở đường cho các nhà đầu tư crypto được ủy quyền đầu tư sớm vào quỹ tín thác Grayscale, sau đó chuyển chúng cho nhà đầu tư nhỏ lẻ với khoản phí premium lớn sau giai đoạn khóa vốn đầu tư. Sau thời gian dài, nhu cầu về phương tiện giao dịch bitcoin được giao dịch công khai đã vượt quá nguồn cung, và cổ phiếu GBTC là lựa chọn duy nhất trong lĩnh vực này, dù SEC vẫn đang xây dựng các đề xuất ETF khác. Phí premium từ thị trường công khai dai dẳng này là một cơ chế huy động vốn tuyệt vời cho các quỹ tín thác của Grayscale và các nhà đầu tư ban đầu đã kiếm được một khoản tiền đáng kinh ngạc từ chênh lệch giá mua và giá bán.Chi phí hàng tỷ USD đè nặng lên nhà đầu tư nhỏ lẻ, hãy thầm cầu nguyện cho SEC.
Premium của GBTC kéo dài lâu hơn RẤT NHIỀU so với dự kiến ban đầu của hầu hết tất cả mọi người. Nhưng khi bitcoin dễ dàng tiếp cận hơn nhiều cho nhà đầu tư tổ chức, giao dịch Grayscale quá tải đã chuyển sang hướng tiêu cực. Cổ phiếu mới được tạo ra tràn ngập thị trường trong quý đầu và tạo ra một đợt giảm giá sâu, dai dẳng.
Hãy nhớ rằng, nếu đây là một ETF thực sự, thì phí premium sẽ không tồn tại, và các nhà đầu tư được ủy quyền sẽ không thể bán phá giá cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nhiều năm (Theo Strike 1, SEC). Điều đó cũng có nghĩa là khoản chiết khấu lớn (và hiện có thể là vĩnh viễn) của quỹ tín thác cho NAV sẽ đóng qua đêm vì các nhà đầu tư sẽ chọn mua lại cổ phiếu GBTC để lấy bitcoin với niềm tin giá trị hơn 15% trên thị trường giao ngay, và sẽ tiếp tục hợp lý như vậy cho đến khi khoảng cách NAV thu hẹp.
Việc Ủy ban từ chối phê duyệt hợp đồng giao ngay ETF tiếp tục đè nặng các nhà đầu tư đang mắc kẹt khi chờ đợi lợi nhuận NAV, có thể sẽ không bao giờ đến, và hiện họ vẫn phải chịu phí 2% hàng năm từ Grayscale. (Theo Strike 2, SEC)
Tuy nhiên, vẫn có một con đường thứ ba và lối thoát cho các nhà đầu tư Grayscale!
Mặc dù Grayscale không thể đồng thời “chào bán liên tục” cổ phiếu mới VÀ cung cấp chương trình mua lại (họ đã nhận hậu quả vì đã làm như vậy năm 2016 … bởi SEC!!!), họ có thể theo đuổi thứ gọi là Reg M redemption (Mua lại theo Quy định M) khi đã tạm dừng việc tạo cổ phiếu mới trong bối cảnh GBTC giảm giá.
Đó là vấn đề – và chính xác nếu bạn đã dự đoán trước sự biến đổi và bỏ lỡ Strike 3 cho SEC – Grayscale CÓ THỂ theo đuổi điều này bất kỳ lúc nào, nhưng không có nghĩa vụ thúc đẩy Reg M redemption, đặc biệt, miễn là họ cũng đồng ý chuyển đổi ETF, mà ETF dựa trên hợp đồng tương lai đã được phê duyệt vào tháng 10.
Grayscale thành công thuật lại một số điều được cho là đúng, nhưng không hoàn toàn là sự thật: “chúng tôi đã gặp rắc rối với chương trình Reg M redemption vào 2016, đó là lý do tại sao chúng tôi tạm ngừng nó” và “thanh khoản khả dụng cho các nhà đầu tư GTBC trên thị trường công khai và chúng tôi đang cố gắng thu hẹp khoảng cách NAV bằng cách chuyển quỹ ủy thác thành một ETF. ” Nó đúng, và là đường lối của chính phủ, nhưng sự thật là một chương trình đổi lại vẫn có thể được diễn ra, nhưng họ chọn không thúc đẩy chỉ một mình nó.
Grayscale xem AUM là đòn bẩy vận hành thay vì là SEC trong âm mưu chuyển đổi ETF của mình, nhưng quan trọng hơn, họ xem nó như một cơ hội lùi lại để tiến xa hơn, đảm bảo hàng tỷ USD và vốn cố định dựa trên cấu trúc Hotel California hiện tại của BIT. Grayscale với tư cách là nhà tài trợ của BIT sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng khi nói đến việc liệu họ có:
- Đệ trình cho việc chuyển đổi ETF (đã làm)
- Theo đuổi chương trình Reg M redemption (sẽ không làm)
- Thanh lý các quỹ tín thác của nó (đúng vậy)
Trong khi đó, mọi giao dịch mua lại GBTC của DCG-Grayscale không phải là dấu hiệu tự tin, nó chỉ là chuyển dịch tiền từ ví này sang ví kia nhằm tránh sự phẫn nộ của cổ đông. Họ không có bất kỳ động cơ nào để cho phép redemption.
Có thể đổ lỗi cho họ không
SEC đang ngủ quên và Gensler là đồng lõa khi cho phép khoảng cách 6-10 tỷ USD giữa GBTC và NAV của quỹ tín thác tồn tại. Grayscale “theo đuổi” một ETF mà họ biết sẽ không đến từ SEC này với mức độ khẩn cấp 0%. “Chúng tôi sẽ không mua lại cho đến khi SEC phê duyệt ETF” là một cách đàm phán thông minh khi họ đang đối phó với kiểu người như Gensler, người sẽ không bao giờ đối mặt với sự phản ứng dữ dội từ truyền thông dù cho từ chối hợp tác. Điều này quá phức tạp để làm cộng đồng dậy sóng, vì vậy, các nhà đầu tư thua, chỉ có Gensler và Grayscale thắng.
Điều đó dẫn đến “tin tức” thường xuyên trong năm nay từ DCG và các thông báo ủy quyền mua lại GBTC. (Tại thời điểm viết bài, họ đã phê duyệt 1 tỷ USD, mặc dù chỉ giao dịch khoảng 400 triệu USD.) Đây không phải là chủ nghĩa anh hùng, vì nó vốn chỉ là một lựa chọn không đi kèm rủi ro.
Các nhà đầu tư không biết có thể nghĩ rằng DCG sẽ thu hẹp khoảng cách NAV (điều không thể với quy mô của quỹ tín thác), nhưng thực tế là a) ETF chuyển đổi và GBTC trở về vốn gốc, DCG nhận lãi GBTC, b) có AUM và DCG *tự thanh toán* (thông qua Grayscale) phí quản lý 2% trên cổ phiếu GBTC của mình, hoặc c) cuối cùng họ cũng triển khai chương trình Reg M redemption hoặc thanh lý BIT và lấy lại số bitcoin theo mệnh giá thời điểm đó.
Sau khi tôi viết về điều này vào tháng trước, một luật sư đã chỉ ra rằng “trường hợp như thế này luôn phải ra tòa, chắc chắn là vậy, đặc biệt nếu Grayscale tiếp tục thu phí mà không quan tâm đến việc chiết khấu. Hãy nhớ rằng họ có nghĩa vụ của người được ủy thác đối với quỹ.” Được rồi, tốt thôi, nhưng hãy nhớ rằng họ có thể tranh luận rằng họ ĐANG thực hiện các bước để thu hẹp khoảng cách thông việc qua mua lại và ứng dụng ETF. Họ có thể sẽ không làm được điều đó. Nhưng tôi nghĩ rằng sẽ công bằng hơn cho các nhà đầu tư mới khi họ được cảnh báo về sự độc hại của các quỹ tín thác mới của Grayscale, vốn đang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.
Dự đoán: Barry Silbert có quan hệ với Gary Gensler. (Độ tin cậy 100%) Grayscale thắng và tiếp tục chế nhạo SEC. Các nhà đầu tư thua lỗ khi GBTC giao dịch với mức chiết khấu trung bình 15%+ so với NAV (độ tin cậy 75%) mà không có chương trình Reg M hoặc ETF (độ tin cậy 95%).
(Bằng chứng khác cho thấy Barry là bậc thầy về thị trường thứ cấp và sự bất cân xứng về mặt pháp lý và thông tin ở đó tạo nên định giá 10 tỷ USD gần đây cho DCG, như một khoản chiết khấu 60-70% cho một công ty bỏ ra gần 1 tỷ USD trong EBITDA hàng năm, và hàng tỷ USD trong bảng cân đối kế toán)
Cơ sở hạ tầng Crypto mảng Dự trữ Cho vay
Luật cho stablecoin và sản phẩm cho vay sẽ là một dấu hiệu tốt cho ngành công nghiệp. Ta đã đánh mất lợi thế khi một số tài sản mà các nhà phát hành và cho vay stablecoin ghi lại trong bảng cân đối kế toán trong năm nay, bao gồm cả cổ phiếu Grayscale!
Tether có thể nắm giữ quá nhiều thương phiếu (xem phần sau của chương này), nhưng tài sản của BlockFi có thể được mở rộng hơn. Tôi sẽ chọn chúng vì a) Tôi gửi tài sản ở đó, vì vậy tôi nghĩ rằng nó an toàn, b) họ đang ở trong tầm ngắm pháp lý, c) họ đã bị phát hiện khi trục lợi tự doanh (prop trade không chỉ có trên lý thuyết), d) họ có nguồn vốn dồi dào (vì vậy các tin đồn mất khả năng thanh toán là không đáng tin cậy) , e) tất cả các thông tin này đều được công khai.
Đây là những gì chúng ta biết về Q1 của BlockFi …
Block báo cáo vào tháng 1 rằng BlockFi chỉ đạt doanh thu $100m vào năm 2020, với khoảng $30m từ GBTC premium từ giao dịch Grayscale và khoảng $55m từ cho vay cho các tổ chức. BlockFi là một trong hai công ty (cùng với Three Arrows Capital), đã đánh sập giao dịch Grayscale đến độ phải khai báo biểu mẫu 13G với SEC.
Trước ngày 11/02, BlockFi đã bắt đầu với 1,7 tỷ USD cổ phiếu GBTC và mức tăng chưa ghi nhận khoảng $150mm. Vài ngày sau, giá GBTC bắt đầu giảm 25% trong hai tuần so với NAV. Bất kể Blockfi đã thu hồi thất bại số tiền chính xác là bao nhiêu trong khoảng thời gian đó, nó ngay lập tức biến thành khoản lỗ chưa ghi nhận $100-150m.
Công ty đã công bố nhận đầu tư $350m trong Series D vài tuần sau đó. Đây chỉ là trùng hợp hay để tăng cường khả năng thanh toán? Tôi nghĩ là sự trùng hợp, nhưng thông báo chắc chắn đã được kiểm tra nhanh chóng.
BlockFi có phải chịu trách nhiệm chính cho việc phá vỡ giao dịch Grayscale không? Sau đây là một lời giải thích hợp lý cho những gì đã xảy ra vào tháng 2:
Khi phí premium GBTC thu hẹp, và chi phí cơ hội tăng lên, team BlockFi đương nhiên sẽ muốn cắt giảm vị thế. Với mức rủi ro quá lớn của BlockFi (hãy nhớ rằng, khoản nợ này sẽ chỉ TĂNG TRƯỞNG khi giá bitcoin tăng cao), việc thu hồi khoản stake của họ có thể gây ra một đợt bán tháo dữ dội dưới dòng mendoza của NAV, cho đến khi team BlockFi cảm thấy thoải mái khi ghi nhận khoản lỗ còn lại và thực hiện một chiến lược để xóa bỏ phần đầu tư thua lỗ còn lại.
Quả thực, đến ngày 24/06, BlockFi đã thoát khỏi khoảng 45% vị thế, nghĩa là họ vẫn có thể thu lợi nhuận nếu giá tăng lại, từ hàng tỷ đô GBTC đang thua lỗ, nắm giữ với mức lỗ 10% chưa ghi nhận, thêm phí quản lý Grayscale 2%, và lãi suất người gửi tiền của BlockFi.
Cũng được rồi!
BlockFi sẽ tiếp tục sống và bảng cân đối kế toán vẫn chịu được cú sốc ngay cả khi vị thế thua lỗ hoàn toàn. Có lẽ giờ đây BlockFi đã hoàn toàn nằm ngoài giao dịch này (tôi nghi ngờ điều đó), và/hoặc nó đã bù đắp cho vụ cược tồi tệ này với các khoản đầu tư DeFi khác và cho vay tổ chức.
Tuy nhiên, thực tế, các báo cáo tài chính trên hồ sơ của *bên thứ ba* làm rõ rằng đây thậm chí còn là một rủi ro tiềm năng đối nhà cho vay hơn 10 tỷ USD crypto có 500k khách hàng nhỏ lẻ. (Nó cũng cho thấy thách thức mà GBTC sẽ phải đối mặt nếu tập hợp lại NAV. Whales sẽ chịu khoản phí 2% và cầu nguyện ETF được chấp thuận, hoặc bán số tiền ở trên, chẳng hạn như 90% NAV.)
Nếu bạn đã nghe về sausage factory, có thể hơi khoan dung khi nói rằng các sản phẩm cho vay crypto ngày nay giống với các quỹ money market – BlockFi rủi ro hơn nhiều – điều này không làm cho các quy định cho vay và stablecoin quá điên rồ về sau.
Matt Levine viết rất hay về vấn đề với Coinbase Lend, và đã đạt được punchline:
“Tôi hiểu đã hiểu được vấn đề. Từ quan điểm Coinbase, khách hàng và hầu hết những người bình thường quan tâm đến crypto: Mọi người muốn cho vay Bitcoin của mình. Nó khác với một loại chứng khoán. Điều gây khó chịu là một luật của Tòa án Tối cao năm 1946 nói rằng nó là chứng khoán… [Nhưng đồng thời] đây không phải là cổ phiếu hoặc trái phiếu ngắn hạn hoặc “trái phiếu kỳ hạn 10 năm” hoặc “hợp đồng đầu tư” hoặc IOU cá nhân hoặc khoản vay hợp vốn. Đó là một tài khoản ngân hàng được thế chấp hoàn toàn với tỷ lệ dự trữ 100%. Các Ngân hàng giữ tiền của bạn, sử dụng nó để tài trợ cho các khoản vay, trả lãi cho bạn, trả lại cho bạn ngay cả khi vỡ nợ, tất cả mọi thứ đều thông suốt cho bạn, v.v. Nó chỉ là một tài khoản ngân hàng. ”
Như tôi đã nói trong chương trước, chúng ta phải giữ vững lập trường! Thật là ngớ ngẩn khi lưu trữ hàng tấn rủi ro trên bảng cân đối kế toán của mình; điều đó có thể gây ra các vấn đề lớn cho khả năng thanh toán; đừng bao giờ tiết lộ nội dung dự trữ hoặc sổ cho vay; và sau đó thứ chờ đợi bạn là không một lời hồi đáp nào từ các nhà hoạch định chính sách. Ta cần bằng chứng về các khoản dự trữ cho người cho vay và người giám sát.
Tôi nghĩ rằng tôi đã đề cập đến vấn đề này trong phần vừa rồi, nhưng tôi nghĩ các nhà cho vay crypto sẽ phải đối mặt với các quy định khắt khe trong năm nay. Các sàn giao dịch B2B (về cơ bản là những người cho vay chứng khoán) sẽ ổn thôi, nhưng những người cho vay nhỏ lẻ có thể không được ưu ái ở Mỹ cho đến cuối năm nay.
CeFi vs TradFi
Tôi vẫn không nghĩ rằng mọi người thực sự hiểu được nó. Các ngân hàng, sàn giao dịch truyền thống, các nhà quản lý tài sản quy mô lớn … tất cả bọn họ đều có thể tham gia vào crypto, có lẽ vấn đề là nhiều loại dịch vụ đã bắt đầu sớm hơn. Nhưng về cơ bản, cuộc chơi đã kết thúc.
Không có các cuộc đàn áp crypto mù quáng, nhiều thương vụ M&A lập kỷ lục, hoặc tương tự, các công ty “CeFi” về crypto đã chiến thắng, và sẽ không thể nào nhượng lại khách hàng tiềm năng của họ cho Phố Wall.
Những rủi ro pháp lý tương tự hiện hữu trong ngành công nghiệp khiến các tổ chức TradFi đứng ngoài lề, cản trở họ phát triển kiến thức doanh nghiệp và cơ sở nguồn nhân lực để cạnh tranh lâu dài trong các dịch vụ tài chính crypto hợp pháp.
Tất nhiên, các công ty sẽ có những phòng ban tiến bộ, các chuyên viên về crypto, và phát hành thông cáo báo chí, nhưng các công ty crypto đơn giản là lớn hơn, nhanh hơn, năng nổ hơn và không bị lung lay do phân tâm cho việc duy trì cơ sở hạ tầng TradFi 50 năm tuổi song song đó. Các tài năng cũng chuyển hướng…sang crypto, nơi chúng ta vẫn đang ở giao đoạn đầu.
Các nhà đầu tư sẽ không thể vay OTC trên Goldman không qua Genesis, do khoản vay 100 tỷ USD trong vòng gần 2,5 năm. Họ không chọn CME thay cho Binance hoặc FTX Binance hoặc FTX cho futures. Họ thậm chí không quan tâm đến Fidelity trước Coinbase (hiện có khách hàng là 10 trên 100 quỹ đầu cơ hàng đầu) dù Fidelity được cho là tốt nhất trong số những người chơi truyền thống khi cải tiến sang crypto. FDIC sẽ sử dụng Anchorage để quản lý thanh lý trật tự (Orderly Liquidation) của ngân hàng.
Đến đây là hết.
Chúng ta chả gặp trở ngại gì khi chờ đợi các tổ chức tham gia crypto, chúng ta mới là những mối đe dọa đánh bại họ. (Tôi vô cùng vui vẻ khi nghĩ đến các nhân viên ngân hàng truyền thống kênh kiệu “blockchain không phải bitcoin” năm 2015 đã thua cuộc mỗi khi tranh cãi với mình.)
(Thông điệp gửi đến những nhà hoạt động vì TradFi: đừng để sự cứng rắn của tôi làm bạn nản lòng! Bạn giúp chúng tôi đưa crypto vào các tổ chức của mình bằng cách nào đó! Bạn sẽ là một anh hùng crypto ở công ty, bạn sẽ được nhận thưởng, được thăng chức – khi quyết định rời đi và tham gia vào một công ty crypto. Hãy nhớ rằng: bạn đang trong vòng sơ tuyển cho vị trí tiếp theo của mình trên DeFi.)
CEX Ed
Sự tăng trưởng của sàn giao dịch phi tập trung đã trở nên tồi tệ. Các protocol này thường cung cấp trải nghiệm người dùng (phạm vi tài sản, khả năng truy cập) tốt hơn so với các đối thủ tập trung và chúng đã làm rất tốt trong việc tăng thanh khoản từ sàn giao dịch không thành công trên toàn cầu (Chainalysis cho biết có khoảng 200 CEX đã đóng cửa so với năm trước, xuống khoảng 650).
Động lực DEX sẽ vẫn tồn tại đối với các tài sản crypto dài hạn và các công cụ tài chính tổng hợp mới, vì các thị trường phi tập trung xây dựng dựa trên mã nguồn mở sẽ rộng hơn và năng động hơn so với các đối thủ tập trung, trên lý thuyết là vậy.
Chúng tôi cũng dành cả một chương dành riêng cho DeFi và trò chuyện thêm về DEX trong chương 7. Hiện tại, chúng tôi sẽ đi sâu với các sàn giao dịch tập trung khổng lồ trên thị trường crypto.
Ngày nay, về cơ bản có ba cấp. Top 3 sàn giao dịch crypto cấp độ “God” là Coinbase, Binance và FTX, nơi ưu tiên pháp lý, quy định và ít ưu tiên cho các sản phẩm mới. Tiếp đó là Kraken, Huobi, Kucoin, Gemini, OKEx và Bitfinex trong nhóm “xếp sau về số lượng”, nhưng “vẫn có tiềm năng thống trị” nếu bất kỳ sàn nào trong top 3 sụp đổ hoặc đình trệ. Có thể sẽ có biến động mạnh trong nhóm này, nơi thị phần sẽ trồi sụt thất thường. Cũng có những sàn là người chiến thắng theo khu vực: Upbit ở Hàn Quốc, bitFlyer ở Nhật Bản, Bitso ở khu vực châu Mỹ La-tinh, Coinswitch Kuber ở Ấn Độ, Luno ở Châu Phi,…
Tôi sẽ chỉ đề cập đến ba sàn giao dịch crypto hàng đầu ở đây. Nếu điều đó thật gây thất vọng, thì bạn có thể tự tổng kết cho riêng mình.
Coinbase hiện có bao gồm cả mảng phân tích crypto, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về họ một cách cụ thể. Tôi cũng đã đề cập đến một số ưu điểm của họ trong phần Emilie Choi.
Tăng trưởng đáng kinh ngạc, lợi thế của người đi đầu, cách “tiếp thị miễn phí” dưới vai trò crypto IPO đầu tiên, vốn cổ phần thanh khoản để họ có thể vung tiền vào các vụ mua lại tích lũy bổ sung (họ đã chứng minh sinh lợi cao nhờ cơ sở người dùng đã có từ trước), định vị tuân thủ pháp lý ổn định nhất trong số các sàn giao dịch crypto hàng đầu hiện nay. Nhưng sự khởi đầu mới cho Web3 có thể là thú vị nhất. Tôi đang theo dõi các kế hoạch Ví và DAO của Coinbase, chưa kể đến sàn NFT sắp tới của họ.
Binance là người chơi thú vị nhất, chưa kể còn lớn nhất, trong Big 3. Nó được cho là quá lớn để thất bại, nhưng họ chắc chắn phải làm việc để xây dựng lại hình ảnh hợp pháp. Họ đã bị truy quét khắp thế giới trong khoảng hơn một năm trở lại đây, và CZ có đã sẵn sàng ổn định cuộc sống sau khi trở thành một cử nhân pháp lý.
Tôi đặt cược là Binance có thể cần phải đứng sau một chính phủ với tư cách là nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại? Có thể là Singapore? Chúng quá lớn nên có thể cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định thông qua hiệp ước thay vì đàm phán riêng. Sự phức tạp về quy định đã khiến cho hiệu suất của công ty phần nào nằm trong tầm ngắm (nếu điều đó có thể xảy ra?). Mọi người cũng nói nhiều về Coinbase và FTX trong năm nay, trong khi BNB token, một kênh stake ẩn chỉ thu lại 20% lợi nhuận của sàn vượt 100 tỷ USD vốn hóa thị trường lần đầu tiên vào mùa thu này.
Tuy nhiên, bạn muốn biết đâu là tâm điểm của sự chú ý, tôi xin nhấn mạnh FTX. Rất nhiều giấy mực đã được đổ dồn vào khi viết về Sam Bankman-Fried trong năm nay. Một nhân vật “chaotic good”. Người giàu nhất dưới 30 tuổi. Với tính cách “effective altruism”. Đóng vai Sizechad trong thế giới thực.
Thành thật mà nói, mọi thứ được đền đáp xứng đáng. FTX biến động với một tốc độ vũ trụ và đã tạo ra một doanh nghiệp crypto 2 tỷ USD trong vòng chưa đầy ba năm với số lượng nhân viên dưới 100 người. Họ là công ty phát triển nhanh nhất mọi thời đại, hơn cả Coinbase, Stripe và thậm chí là Binance, và họ đã làm được điều đó trong thị trường sàn crypto cạnh tranh khốc liệt. Họ đã làm điều đó chỉ trong 10 bước đơn giản!
- Tận dụng vốn và tín dụng “đường phố” để trở thành một trong những nhà giao dịch hàng đầu trên BitMEX
- Tạo lập thị trường crypto trong thời kỳ khởi nghiệp của FTX với sàn giao dịch độc quyền.
- Xây dựng sản phẩm cho nhà giao dịch bởi nhà giao dịch – như leveraged token và cổ phiếu được token hóa.
- Sử dụng token để khuyến khích khách hàng ngày đầu vì chi phí chuyển đổi cao.
- Mua nền tảng di động giới thiệu lớn nhất hiện có Blockfolio.
- Trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai trên thế giới cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống tương lai.
- Chi hẳn $500m tiếp thị thể thao để xây dựng nhận diện thương hiệu.
- Chọn đúng blockchain Layer 1 để giúp mở rộng hệ sinh thái DeFi (Solana).
- Sử dụng nó để trở thành vị thần cho người chơi bitcoin còn rải rác bên ngoài Ethereum.
- Tăng vốn đáng kinh ngạc trong các vòng gọi vốn meme.
Nếu Web3 khiến mọi người trở thành nhà đầu tư crypto, thì FTX và đồng sự cũng muốn sở hữu sàn giao dịch quy mô internet. Ít nhất một trong số các sàn này sẽ nhận thức tầm nhìn đó. Đến năm 2030, chúng ta sẽ thấy được sàn giao dịch crypto nghìn tỷ USD.
Chứng khoán crypto (và các ILO)
Tôi vẫn đang đợi hắn, Gensler, khiến đội ngũ của mình chấp thuận ATS nội bộ của bất kỳ sàn giao dịch crypto thay vì tiếp tục vu khống các ứng viên. Trong khi đó, chỉ có một nền tảng “chứng khoán kỹ thuật số” đáng chú ý, là Republic Crypto.
Mới kết thúc Series B với $150m, Republic có vẻ quan tâm đến việc xây dựng một nền tảng giao dịch thứ cấp cho chứng khoán kỹ thuật số, điều đó có thể trở nên thú vị hơn khi giá trị công ty tư nhân tăng đến mức kỷ lục và chỉ còn những quy trình giao dịch thứ cấp được công nhận và chuẩn hóa.
Chúng cũng đáng quan tâm vì tiềm năng trở thành người có lợi chính trong các tình huống tệ hại nhất, khi hầu hết các dự án crypto được coi là chứng khoán. CEO Kendrick Nguyễn không hề trốn tránh thực tế đó: “Mọi thứ mà Republic làm, mọi thứ chúng tôi tham gia, chúng tôi xem chúng như chứng khoán nói chung và khiến chúng phù hợp theo khuôn khổ hiện hành của luật chứng khoán Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, có một sản phẩm mới khác của Republic tôi quan tâm hơn: initial litigation offerings (ILO). Nếu mối đe dọa đối với crypto chủ yếu đến từ Hội đồng giám sát ổn định tài chính FSOC, thì việc tạo quỹ để “phản công” không ngừng thông qua các trận chiến pháp lý có thể là cách sử dụng vốn hiệu quả hơn là tài trợ theo chiến dịch.
Bagholder (và Staker)
Lưu ký là nơi giả thuyết được đưa vào thực nghiệm giữa crypto và TradFi. Việc nắm giữ tiền của khách hàng giúp thuận lợi cho staking, cho vay, tạo lập thị trường, tham gia quản trị và hơn thế nữa. Đó là một lĩnh vực mà rõ ràng các công ty crypto nên được (và được) quản lý.
Hầu hết các hoạt động M&A mà chúng ta sẽ thấy khi những nhà đầu tư TradFi vào crypto trong những năm tới sẽ bị lưu ký, hầu hết các nhà đầu tư và người tham gia mạng lưới mà chúng ta sẽ thấy khi tham gia vào nền kinh tế crypto sẽ chọn dịch vụ lưu ký thay vì tự lưu ký để đảm bảo an toàn và bảo mật.
Những người chuyên cung cấp dịch vụ lưu ký crypto như Anchorage, BitGo, Fireblocks và Ledger gần đây trở thành kỳ lân khi lãi suất quỹ truyền thống bùng nổ. Coinbase Cloud (cơ sở hạ tầng Bison Trails) cho thấy thị trường dịch vụ staking và node sinh lợi khủng khiếp như thế nào đối với những nhóm này. Họ đã kiếm được 80 triệu USD doanh thu staking chỉ trong quý 3, và các công ty cơ sở hạ tầng khác như Blockdaemon, Figment và Alchemy đã tăng số tiền khủng để đi theo.
Rủi ro của lưu ký tập trung có vẻ thấp hơn so với khi mới ra mắt lần đầu. Coinbase nắm giữ 10% tổng số bitcoin còn bên ngoài, nhưng một nửa trong số đó là lưu ký quỹ Bitcoin Trust của Grayscale. So với nó, Ledger được ước tính “nắm giữ” 15% tổng số crypto. Vì vậy, các tài sản tự lưu ký thông qua ví lạnh của *một* công ty, làm lu mờ các tài sản của sàn giao dịch tập trung lớn nhất đang được lưu ký bởi phương thức fair margin.
Ở quy mô lớn, tôi đoán chúng ta có thể sẽ thấy phân chia 50-50, những người tiết kiệm giữ các khoản đầu tư lớn trong tài khoản lưu ký hoặc bán lưu ký (đa chữ ký), và giữ quyền sở hữu đối với các khoản có động lực thanh khoản hơn trong một cái gì đó giống như tài khoản séc.
Coinlist: Nền tảng phát hành token toàn cầu (Ngoại trừ ở Hoa Kỳ và Triều Tiên)
Tôi biết bạn đang nghĩ “dừng, dừng lại đi, hắn ta đã chết rồi” khi nói đến Gary Gensler và SEC, nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục cuộc tấn công của mình cho đến khi anh ta và đồng sự ngừng tấn công những đổi mới crypto, và nói sự thật về thị trường cơ sở. Họ đã vượt qua ranh giới từ ngây thơ đến cố ý gây hiểu lầm, và có người cần phải chỉ ra rằng đó chỉ những lời nói dối.
Tiếp theo là các ICO và hiệu suất lịch sử của chúng.
Ủy viên Caroline Crenshaw tích cực vận động chống lại Peirce Safe Harbour gần đây. Cô ấy tuyên bố rằng cơn sốt ICO năm 2017 sẽ “thậm chí còn tồi tệ hơn” nếu Safe Harbor có hiệu lực. “ICOs và các dịch vụ tài sản kỹ thuật số khác đã huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư, nhưng hầu hết không bao giờ thực hiện đúng lời hứa của mình,” cô ta cảnh báo mà không có chứng cứ. Tuy nhiên, hãy cứ tạm tin. Đó là một luận điểm hợp lý vì hầu hết các công ty khởi nghiệp cũng đều thất bại.
Vậy toàn bộ thị trường đã hoạt động như thế nào?
Việc bán token đã thực sự vận hành tốt hơn như một loại hình đầu tư, vượt bậc so với S&P. Doanh số bán token từ trước đến nay đã tăng khoảng 20 tỷ USD. Riêng Binance (BNB) đã tăng gấp 5 lần trên toàn bộ khoản đầu tư ban đầu. Đây là phép toán thực tế cho top 7/15 dự án bán token hàng đầu theo vốn hóa thị trường.
Tạo ra giá trị 350 tỷ USD chỉ trên 500 triệu USD vốn đầu tư… quá đủ để bù đắp cho tất cả vụ thua cuộc gần 20 lần. Và điều đó không bao gồm 550 tỷ USD giá trị thị trường của Ethereum, được tạo ra chỉ với 18 triệu USD từ crowdsale vào năm 2014. Doanh số bán token hoạt động kém hiệu quả và/hoặc hoàn toàn không hiệu quả và/hoặc hoàn toàn là lừa đảo, Safe Harbor tốt sẽ biến những trường hợp “chứng khoán chưa đăng ký” nhỏ bé này thành các trường hợp gian lận nghiêm trọng.
Thật vô nghĩa khi tuyên bố rằng các crypto token có hại cho các nhà đầu tư. Nếu có là gì, thì chúng chính là bản cáo trạng về SEC. Các nhà đầu tư muốn và cần những lựa chọn thay thế cho thị trường chứng khoán ngày nay. Việc tham gia vào nền kinh tế token – dù với bất kỳ mức độ đa dạng danh mục nào – trong lịch sử đã tạo nên những người chiến thắng. Bài phân tích gần đây của Mason về doanh số bán hàng trên CoinList, cũng chế nhạo những tuyên bố của Crenshaw. Mặc dù Mỹ và Triều Tiên nằm trong danh sách các quốc gia bị loại trừ không được tham gia vào hầu hết các giao dịch mua bán crypto trên Coinlist, đây là cách mà $100 đầu tư cho mỗi 20 lần bán đầu tiên sẽ thực sự hoạt động:
Câu hỏi duy nhất trong bài phân tích này là liệu các khoản đầu tư trên Coinlist có vượt trội hơn ETH hay không, chứ không phải liệu nó có mang lại lợi nhuận tích cực hay không. Trong khoảng thời gian được đánh giá, chỉ có hai token được giao dịch theo giá bán của Coinlist.
Một trong số chúng, Props, đã bị phá hủy hoàn toàn khi quyết định tuân thủ báo cáo và các hạn chế chứng khoán theo Reg A của SEC khiến mạng lưới của họ không thể sử dụng được. Trường hợp khác, liên quan đến một tùy chọn bán được nhúng, cho người mua Coinlist. Nếu bạn đã đầu tư $100 một cách mù quáng cho mỗi đợt bán hàng trên Coinlist, bạn đã triển khai 2.000 USD và thu lợi $150.000 với tỷ lệ trúng 100% ngoại trừ từ dự án crypto được SEC chấp thuận.
Thật kinh khủng, và ban lãnh đạo hiện tại của SEC xứng đáng nhận sự phẫn nộ từ bạn.
Thêm dầu vào lửa, Coinlist, được tách ra khỏi Angellist, một công ty đã giúp soạn thảo Đạo luật JOBS trong nỗ lực nới lỏng luật chứng khoán hiện hành, gần đây đã huy động được 100 triệu USD với mức định giá 1,5 tỷ USD dù không thể bán cho các nhà đầu tư Mỹ.
Cơ sở hạ tầng là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán token phi tập trung trên mạng lưới tuân thủ quy tắc, thân thiện với người dùng, công bằng, định hướng lâu dài trên các nền tảng của Mỹ. SEC đã có nhưng hành vi thật cẩu thả.
RegTech
Nếu bạn muốn tham gia vào cuộc chiến crypto với tư cách là một nhà đầu tư hoặc người đóng góp, nhưng cũng muốn đóng vai cảnh sát trưởng vùng viễn Tây hoang dã đang làm việc vì trật tự cho biên giới, thì các cuộc chơi regtech của crypto là nơi thích hợp để bắt đầu. Các lãnh đạo RegTech của Crypto là tiền tuyến bảo vệ của chúng ta và họ thường là cầu nối với các cơ quan quản lý có thiện chí, hợp lý hơn bên phản đối. (Hãy nhớ rằng, Katie Haun của a16z là công tố viên liên bang trước khi tham gia hội đồng quản trị Coinbase!)
Bản chất của các blockchain công khai được mở để kiểm tra, vì vậy việc các công ty này giúp các cơ quan chức năng là một điều tốt (với nguyên nhân có thể xảy ra) bắt giữ những kẻ rửa tiền, trốn thuế và khủng bố. Các công cụ tuân thủ mạnh mẽ giúp tăng uy tín cho tuyên bố các blockchain công khai làm crypto trở thành phương tiện kinh khủng đối với tội phạm. Họ là những kẻ loại bỏ FUD.
Thực sự, đó là một năm tiêu biểu cho các giải pháp AML như Chainalysis ($100m từ Coatue, Benchmark, Accel ở mức định giá 4 tỷ USD), Elliptic ($60m từ Evolution and Softbank), và Ciphertrace ($ 27m từ ThirdPoint). Như các giải pháp thuế, TaxBit cũng nhảy vào câu lạc bộ kỳ lân ($130m từ Paradigm, Insight và Tiger Global). Nền tảng quản trị và dữ liệu crypto, kẻ hủy diệt của SEC, và nơi sản sinh ra siêu anh hùng, Messari cũng đã có một năm tốt đẹp (huy động được 21 triệu USD từ Point72 Ventures và tất cả các sàn giao dịch crypto lớn của Hoa Kỳ).
Bạn không cần phải là một kẻ nổi loạn hoàn toàn để có một số hoạt động thú vị trong crypto.
Cải tiến về thanh toán crypto
Một lần nữa, chỉ riêng phần này, có thể được xem là một bản báo cáo đầy đủ. Tôi sẽ lược bỏ rất nhiều hoặc đẩy xuống phần stablecoin để có thêm nhiều màu sắc nếu thích hợp.
Đối với tôi, các xu hướng thú vị nhất trong thanh toán crypto có lẽ quá rõ ràng. Stablecoin đã bùng nổ. Khối lượng thanh toán trên cả bitcoin và ethereum đều tăng vượt bậc trong vài năm qua. Và mỗi khi tôi thanh toán một khoản USDC để tài trợ cho một khoản đầu tư, tôi lại rơi nước mắt vì vui mừng do không phải bắt đầu chuyển khoản ngân hàng như được thiết kế bởi một người vẫn chơi Frogger trong thời gian rảnh rỗi.
Đây là những điều hiển nhiên. Tôi muốn nói về tất cả những nâng cấp độc đáo mà ta đã thấy trong năm nay: tích hợp bảng lương, thanh toán trực tuyến “superfluid”, thanh toán bậc hai và tích hợp với khách hàng mới như tổ chức từ thiện,v.v. Tôi sẽ nêu những ví dụ yêu thích của mình ở đây, bởi vì không có công ty nào trong số những công ty này có token và tất cả đều là những doanh nghiệp cơ sở hạ tầng thanh toán crypto sừng sỏ đã tăng trưởng khối lượng trong năm nay:
Bảng lương (Juno)
Tôi đã làm lơ sự cần thiết của các giải pháp trả lương bằng crypto trong nhiều năm. Các công cụ làm thông suốt quy trình tích hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trả lương lớn và giúp nhân viên dễ dàng nhận tiền lương bằng crypto đồng thời đáp ứng nhu cầu tuân thủ thuế. Chúng tôi đang sử dụng Juno cho bảng lương crypto của mình và tôi thậm chí còn đề xuất nó đến thị trưởng Miami. (Làm thế nào để tăng giá trị cho nhà đầu tư?)
Thanh toán trực tuyến (Superfluid)
Tôi yêu điều này. Các khoản thanh toán trực tuyến. Trở lại năm 2015, chúng tôi là những nhà đầu tư đầu tiên vào Streamium, một công ty thanh toán trực tuyến bằng bitcoin hoạt động với tốc độ nhanh như chớp hơn cả mạng lưới chiếu sáng (Streamium Đảo chiều và trở thành OpenZeppelin).
Hiện nay, một giải pháp tương tự tồn tại với Strike. Nhưng điều mà tôi quan tâm nhất đến các tùy chọn thanh toán trực tuyến trên Ethereum. Superfluid có thể xử lý đăng ký, tiền lương, phần thưởng hoặc bất kỳ dòng giá trị nào khác, giải ngân liên tục, theo thời gian thực. Multicoin gọi nó là Networked Cash Flow (Dòng tiền kết nối theo mạng lưới).
Thanh toán bậc hai (Gitcoin)
Gitcoin có một token, và tôi (thật không may) không phải là một nhà đầu tư thiên thần ban đầu. Nhưng họ là dự án lớn đầu tiên kết hợp thanh toán bậc hai, là một cơ chế crypto nguyên thủy.
Gitcoin hỗ trợ các chương trình tài trợ cho “hàng hóa công” có thể mở rộng (cộng đồng crypto bỏ phiếu cho các đề xuất so với các ủy ban), sẵn sàng để tranh luận, theo khuynh hướng dân chủ mà không chuyên quyền. Đây là cách các quỹ DAO cuối cùng sẽ được mở khóa hiệu quả trên quy mô lớn.
Charitable giving (The Giving Block)
Trước crypto, tôi đã thành lập một công ty thanh toán từ thiện. Lần đầu tiên bước vào lĩnh vực này, tôi đã nghĩ về việc xoay chuyển khái niệm này để áp dụng cho các tài sản crypto.
Từ khá sớm, nhưng luận điểm của tôi vẫn còn nguyên vẹn: quyên góp tài sản crypto mình đánh giá cao để mang lại cho người tặng một lợi ích kép: tránh được thuế tăng vốn đối với “tài sản” được quyên góp và có thể xóa bỏ toàn bộ giá trị thanh khoản chịu thuế của món quà đó. The Giving Block đã *đánh bại nó* trong năm nay bằng cách đưa ý tưởng này trở thành chủ đạo. Họ sẽ xử lý các khoản quyên góp hơn $100m, và đây chỉ mới là bắt đầu.
Thị trường mới nổi (Valiu)
Chúng tôi vẫn coi các loại tiền tệ ổn định là điều hiển nhiên ở hầu hết các nước phát triển. Điều đó có thể đang dần thay đổi với mức lạm phát 6%, nhưng đó là thực tế cuộc sống cho những người ở các thị trường mới nổi như Venezuela, nơi người dân đã trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ thảm khốc và biến động chính trị.
Tôi muốn tiếp tục đặt cược vào các nền tảng chuyển tiền hàng đầu mang lại sự ổn định thanh toán cho các khu vực khủng hoảng, bất kể vị trí thực tế của họ bằng cách sử dụng stablecoin.
Một lần nữa, tôi không thực thi công lý cho mọi thứ đã xảy ra trong năm nay về vấn đề thanh toán crypto. Nó quá lớn.
Coinbase đã công bố quan hệ đối tác với Visa và triển khai Coinbase Card. BlockFi đã công bố một thẻ tín dụng thưởng bitcoin. Stripe đang thuê một đội ngũ crypto và thêm đồng sáng lập Paradigm, Matt Huang vào hội đồng quản trị. Mastercard hợp tác với Bakkt. Visa tham gia vào văn hóa nhạc punk rock bằng cách mua một Punk. Ramp gọi vốn 300 triệu USD. Moonpay huy động hơn 3,4 tỷ USD. Tất cả đều có xu hướng tăng.
Không thể tin được..
Trường hợp an ninh quốc gia về Crypto Dollars
Một trong những điều đã đưa tôi đến với bitcoin vào năm 2013 là một luận án mang tên “Big Short” về năng lực của Chính phủ Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo quốc gia của chúng ta – phần lớn là do sự xuống cấp ngày càng nhanh của hệ thống lưỡng đảng và phương tiện truyền thông – thiếu năng lực để giải quyết các thách thức cơ cấu theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa và hợp lý, và ngay cả khi đó là sự thật, họ sẽ không ngừng tiếp tục làm như vậy.
Luận điểm đó đã được chứng minh phần lớn là đúng. Sự phân cực chính trị đã trở nên tồi tệ hơn nhiều, thâm hụt ở mức Chiến tranh thế giới thứ hai (vì không ai có thể đồng thuận về một ngân sách có trách nhiệm), và với lãi suất gần bằng không, chúng tôi đã chọn kiếm tiền từ các khoản nợ của mình ở quy mô lớn. Khoảng 40% USD từng đi vào lưu thông đã được in từ đầu năm 2020. Tất cả những điều đó đã dẫn đến lợi nhuận gấp 500 lần đối với luận điểm ngắn ban đầu của tôi thông qua bitcoin.
Vì vậy, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tôi thực sự rất thích Đô la Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, và bởi vì tôi tình cờ thích đất nước này, ngay cả khi tôi bực bội với nhiều nhà lãnh đạo của nó. Cụ thể, tôi tin rằng một trong những cách duy nhất để thoát khỏi mớ hỗn độn hiện tại của chúng ta là tận dụng khoảng thời gian còn lại khi đồng tiền dự trữ thống trị trên toàn cầu và bắt đầu xuất khẩu tiền USD mã hóa. Một công cụ tiền mặt kỹ thuật số được tin tưởng và đủ tín dụng của Kho bạc Hoa Kỳ, nhưng khả năng giao dịch ẩn danh (nguồn có thể kiểm toán) sẽ là rất tuyệt vời và thu hút các đối tác toàn cầu. Một đồng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương duy trì trong khép kín (dystopian overreach) có thể sẽ thất bại, vì không một quốc gia hay dân tộc nào sẽ mời giám sát viên từ nước ngoài để kiểm tra hệ thống ngân hàng của mình.
Tại sao các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng các stablecoin được quản lý một cách có trách nhiệm? a16z đã khẳng định:
“Hệ sinh thái các stablecoin tư nhân mệnh giá USD đang phát triển mạnh mẽ có thể giúp Mỹ nhanh chóng hành động để giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang địa chính trị đang nổi lên trong đổi mới tài chính. Hoa Kỳ nên lên án chủ nghĩa chuyên chế giám sát, thể hiện qua dự án đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc và không cố gắng bắt chước nó. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên thận trọng về việc xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán tập trung khổng lồ. Làm như vậy sẽ đặt ra những yêu cầu chưa từng có đối với năng lực hạn chế của chính phủ trong việc chống đỡ các nền tảng công nghệ quan trọng, gây ra rủi ro riêng tư đáng kể và tạo ra một mục tiêu vô cùng hấp dẫn cho những kẻ tấn công. “
Các stablecoin được quản lý có thể cùng tồn tại với CBDC hạn chế hơn, và tăng thêm khả năng phục hồi cho hệ thống tài chính trong tương lai của chúng ta bằng cách loại bỏ một điểm lỗi duy nhất.
Tôi đồng ý và tôi tin rằng con đường duy nhất để giữ USD làm tiền tệ dự trữ ưu tiên của thế giới là Hoa Kỳ quan tâm và ưu tiên crypto. Khi tính thanh khoản của bitcoin tăng lên và các tổ chức tài chính và phòng hộ của chính phủ nước ngoài chống lại mức độ tín nhiệm của Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy bitcoin và các dạng crypto khác thay thế trong quỹ dự trữ so với Kho bạc. Hoặc chúng ta sẽ thấy các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương với sự đảm bảo của chính sách tiền tệ hùng mạnh dễ dàng vượt qua USD để dẫn đầu. Lý thuyết trò chơi ở đây là Hoa Kỳ cấm hoàn toàn, hoặc tham gia sâu để đề phòng.
Lựa chọn đầu tiên sẽ không hiệu quả trong dài hạn. Vậy nên, lựa chọn thứ hai mới là đúng đắn.
DCEP
Thành thật mà nói, tôi đã dành khoảng 15 phút để đọc về các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong năm nay. Tôi đã đọc và theo dõi những điều cần thiết cách đây vài năm, khi khái niệm này lần đầu tiên được giới thiệu và kể từ đó, mọi tiêu đề mà tôi thấy về cơ bản đều là “wow! điều đó thật tuyệt! chúng tôi có thể khảo sát đầy đủ các giao dịch tài chính của công dân và mang lại tỷ giá âm khi cần thiết!” Tôi không thích điều đó.
DCEP của Trung Quốc cung cấp một loại bối cảnh đặc biệt (điểm tín dụng xã hội để giành chiến thắng), và bạn sẽ nhận thấy đây là một trong những lần duy nhất tôi dẫn chứng tham khảo trong báo cáo này bởi vì tôi không thấy bất kỳ thứ gì thú vị liên quan đến crypto ở Trung Quốc. (Tôi cũng không muốn bị bỏ tù nếu đi du lịch đến Hồng Kông một lần nữa, vì vậy tốt hơn hết hãy tiếp tục nghiên cứu về địa chính trị của Trung Quốc.)
Trung Quốc sẽ triển khai DCEP kịp thời cho Thế vận hội mùa đông trong vài tháng nữa, và tôi lo sợ rằng chính phủ lớn ở phương Tây sẽ coi việc triển khai này là một thành công đáng kinh ngạc và cố gắng mô phỏng sản phẩm mới nhanh nhất có thể. Tất nhiên, họ sẽ thất bại, bởi vì những người có kỹ thuật nhạy bén để thực hiện một dự án như thế này (Libra Novi của Facebook Meta), đều bị các nhà lãnh đạo chính phủ phản đối thay vì liên kết và hợp tác với họ.
DCEP – cũng như tất cả các chính sách crypto của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) – cuối cùng cũng được thiết kế để loại bỏ những rò rỉ trong việc kiểm soát vốn của đất nước. Một nhà phân tích nói rằng DCEP sẽ giảm số vốn bay đến Ma Cao khoảng 600 tỷ USD.
Nỗi sợ lớn nhất của tôi là đây có thể chỉ là bước một trong một động thái dài hạn nhằm thay thế đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ có thể xuất khẩu. Nếu Trung Quốc có thể tạo ra một hệ thống thanh toán DCEP hai tầng – một hệ thống tạo điều kiện xoay vòng ẩn danh ra nước ngoài và giám sát giao dịch hoàn toàn có thể thực hiện trong nước, thì hệ thống này sẽ hoạt động tương tự như ZCash. Chỉ thay vì một pool z-addresses được bảo vệ và một pool t-addresses minh bạch, bạn có thể có 2 pool nhân dân tệ minh bạch: pool nước ngoài có giám sát tại điểm tương tác với nhà nước Trung Quốc và một lượng nhân dân tệ trong nước hoàn toàn không được bảo vệ, nơi chính quyền ĐCSTQ nắm giữ chìa khóa thứ hai.
Nói cách khác, DCEP có thể sớm trở thành ứng cử viên thay cho đồng euro kỹ thuật số hàng đầu. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hầu hết các quốc gia, bao gồm cả EU. Nếu họ cung cấp dù chỉ một mức độ riêng tư nhỏ bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số lưu hành ở nước ngoài, thì đó vẫn có thể là một mối đe dọa thực sự đối với mô hình dự trữ USD.
Fedcoin & CFDC của phương Tây
Đương nhiên là phương Tây đang cảm thấy áp lực và cần phải hành động. Cục Dự trữ Liên bang sẽ “sớm” phát hành một báo cáo kiểm tra chi phí và lợi ích khi phát hành CBDC của chính mình. May mắn thay, đây là một cuộc đua crypto mà chúng ta sẽ thua. Và thẳng thắn mà nói, chúng ta nên thua.
Quỹ đạo mà chúng ta đang theo đuổi ở Hoa Kỳ (và Châu Âu) gồm các công cụ thanh toán bằng tiền kỹ thuật số do nhà nước điều hành sẽ cho phép giám sát giao dịch phổ biến, kiểm duyệt, và lãi suất âm đánh cắp tiền gửi như một cơ chế để thu thuế tài sản hoặc trừng phạt người tiết kiệm trong các khoảng thời gian chi tiêu ì ạch. Ta đang cố gắng xây dựng một phiên bản tồi tệ hơn DCEP của Trung Quốc, nhưng không có các giá trị độc tài cần thiết để có được thành công ngoài mong đợi ở phương Tây.
Chúng ta sẽ không có lợi thế cạnh tranh – họ phát triển nhanh hơn, phối hợp tốt hơn và ứng dụng rộng rãi, và bắt đầu với một mạng lưới giao dịch lớn hơn. Ưu điểm thú vị duy nhất của chúng ta (tôn trọng quyền riêng tư, sự cởi mở, cam kết tuân thủ pháp luật,…) sẽ ít nhiều không có trong thiết kế CBDC, trong khi CBDC sẽ tiếp tục đại diện cho các công ty thanh toán để khảo sát khách hàng, ngay cả khi nó đe dọa loại bỏ vai trò trung gian của chúng.
Snowden gọi chúng là CFDC (“f” là nghĩa của “fascist- phát xít”), và tôi thích cách gọi đó. Chính phủ hiện đại không phải là người quản lý tốt và nhận được niềm tin của công chúng. Sẽ thật điên rồ nếu không chống lại nỗ lực của họ để nhúng chân vào 50% tất cả các giao dịch. Đặc biệt là khi chính phủ (phụ thuộc vào việc kiểm tra và cân đối của tòa án) đã có thể là người ký chiếm ⅔ hiệu lực cho các vấn đề cần đa chữ ký, và đặc biệt là khi ta đã có sẵn các giải pháp thay thế tốt hơn.
Trong chứng thực trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Chủ tịch Fed Jerome Powell có vẻ đồng ý! Ông ấy nói với ủy ban rằng “chưa có gì được quyết định chắc chắn” về việc liệu lợi ích của CBDC có lớn hơn rủi ro tiềm ẩn của nó hay không, và đưa ra giải pháp tốt hơn có thể đơn giản chỉ là ra quy định rõ ràng hơn về stablecoin.
14. USDC & Jeremy
Khi tôi bắt đầu viết bài báo cáo này, tôi không có đưa ý định viết “Jeremy Allaire có thể là vị cứu tinh của thế giới” trong dàn bài của mình. Nhưng hãy nghe tôi nói. Trên thực tế, hãy xem Jeremy rap trước. Sau đó thì hãy tiếp tục đọc báo cáo này..
Luận điểm “Jeremy với vai trò như Chúa Jesus cho USD mã hóa” gồm bốn phần:
1. Chúng ta nên xem xét xung quanh các stablecoin thanh khoản, được quản lý tốt tích hợp trong hệ sinh thái crypto, và USDC và Paxos của Circle là những đối thủ nặng ký duy nhất hiện nay
2. USDC là stablecoin duy nhất có thể tương tác giữa Binance, Coinbase và Kraken (và Huobi và OKEx), và nó là một cầu nối DeFi mạnh hơn so với Paxos. Để hấp thụ thị phần từ Tether, stablecoin chiến thắng phải phổ biến, và USDC là vượt trội hơn Paxos rất nhiều.
3. Các lựa chọn thay thế chúng tôi đề xuất với tư cách là một quốc gia là hãy xem DCEP thay thế USD làm dự trữ toàn cầu, vượt mặt Trung Quốc trong cuộc chiến bằng đơn vị tiền tệ được giám sát đầy đủ của riêng mình (tôi không dự đoán một phản ứng công chúng tốt đẹp!), hoặc tập hợp xung quanh stablecoin được dự trữ đầy đủ và quản lý tốt.
4. Nếu USD mất trạng thái đồng tiền dự trữ, nó sẽ rất tệ cho địa chính trị toàn cầu. Tôi không chắc một cuộc chuyển giao quyền lực hoành tráng như vậy sẽ diễn ra trong hòa bình.
Đừng điên rồ như vậy nữa!
Có rất nhiều lý do để yêu thích USDC. Nó đã là multi-chain, có thể truy cập trên Ethereum (và Layer 2 của nó), Solana, Algorand và hơn thế nữa. Đây là stablecoin có tính thanh khoản cao nhất trong DeFi. Circle phát hành báo cáo đã kiểm toán về dự trữ USDC hàng tháng từ Grant Thornton, một trong 5 tập đoàn kiểm toán hàng đầu. Những người tao ra USDC (Circle và Coinbase) có tín dụng đường phố, đã làm việc tích cực để việc xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán crypto tuân thủ kể từ năm 2012. Circle cũng có thể hưởng lợi từ hiệu ứng hào quang của công ty một khi nó niêm yết qua SPAC, và bổ sung gần 500 triệu USD tiền mặt bổ sung vào bảng cân đối kế toán.
Nếu tài chính toàn diện và viện trợ nhân đạo là ưu tiên của chính quyền này, Circle cũng đã thực hiện công việc đó… với chính phủ Hoa Kỳ! USDC là một trong những loại tiền tệ hứa hẹn nhất có thể cân bằng khả năng tiếp cận thanh toán rộng rãi, giá cả phải chăng cho các cộng đồng chưa được phục vụ và tuân thủ luật pháp và quy định.
Khi Paxos gặp Novi
Paxos đã nổi lên như trụ cột cho sự gia nhập của các tổ chức vào thị trường stablecoin. Nếu các chính trị gia cho rằng Circle đang đi quá nhanh và lỏng lẻo trong DeFi, thì luôn có một giải pháp thay thế. Năm nay, Paxos đã tăng cường quan hệ đối tác với PayPal khi tích hợp với Venmo, họ cũng đã hợp tác với Mastercard, họ bắt đầu hỗ trợ giao dịch crypto trên Interactive Brokers. Và sau đó mới là giải thưởng thực sự: thí điểm ở Guatemala với ví Novi của Facebook
Ngay cả khi Novi lên kế hoạch cuối cùng là chuyển sang tiền tệ “Diem” – Quá trình đó có thể mất nhiều năm và không có nghĩa là không được đảm bảo – Paxos USDP có thể bùng nổ về quy mô và khối lượng trong thời gian chờ đợi khi Novi đi ngược lại lộ trình đầy tham vọng, một lộ trình có thể có tác động gián đoạn ngay lập tức đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ít cẩn thận hơn
Như tôi đã viết vào năm ngoái, “Hoa Kỳ sẽ gia tăng USD mã hóa tài chính phi ngân hàng trong nhiều năm trước khi chúng ta chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của một loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có quy mô tương tự.” Chúng ta sẽ giành chiến thắng nếu tiếp tục nắm giữ vị trí dẫn đầu đó, đặc biệt là khi stablecoin, theo nhiều cách, là sự phản ánh hoàn hảo việc ta không có khả năng cải tiến trong hệ thống tài chính được quản lý: sản phẩm phụ của “original sin” loại trừ các công ty crypto khỏi các dịch vụ ngân hàng.
Nếu vẫn nghi ngờ rằng stablecoin được quy định là tương lai của chúng ta, thì bạn có một nhiệm vụ ở nhà: thực hiện một giao dịch liên ngân hàng và một giao dịch stablecoin trong tuần này.
Bài viết được Bui Huynh Nhu Phuong biên tập từ “Crypto Theses for 2022” của Messari; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin