Trong chương đầu của phần này, chúng ta đề cập đến các mảng đang xây dựng chính (the core building blocks) trong Web3: NFTs (xác nhận danh tính và tài sản kỹ thuật số nguyên thủy độc nhất), các “vùng đất” (land) đăng ký blockchain của metaverse và các mạng lưới phần cứng phi tập trung lưu trữ tất cả.
Ba chương tiếp theo là cách quản lý hệ thống tài chính của thế giới ảo, mở rộng cơ sở hạ tầng để đáp ứng hàng tỷ người dùng (người và máy) và quản trị theo thời gian.
Chúng ta sẽ bắt đầu với sự phát triển của hệ thống tài chính phi tập trung (decentralized financial system – DeFi) vì năm nay có nhiều bước phát triển mới mặc dù hầu hết các bluechips DeFi tồn tại thông qua mối quan hệ với thị trường gấu (nhiều token giảm 80% trở lên so với ETH hiện tại – ETH YTD).
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về tình hình DeFi 2.0, hãy bắt đầu với loại tiền tệ đưa chúng ta từ thế giới cũ sang tân thế giới – Tether.
Cầu nối USDT
Trước sự thất vọng của Bitfinex’ed (RIP) và những người bán khống (short-sellers) ở khắp nơi thì Tether có khả năng thất bại hoặc dừng lại trong thị trường crypto tăng giá (crypto bull market). Nếu điều này xảy ra, sự sụp đổ của Tether (USDT) nhiều khả năng do Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện hơn là đến từ ngân hàng do những nhà đầu tư điều hành.
Với Tether, mọi thứ không như vẻ bề ngoài, vì vậy tôi có thể bị nhầm lẫn. Nó khá đơn giản và tôi sẽ nhắc lại tình hình năm ngoái của Tether:
“Các công cụ thúc đẩy trên thực tế của Tether (các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trên toàn cầu và các nhà tạo lập thị trường) có thể che đi rủi ro của USDT trong trường hợp không có sự bảo đảm bằng đồng USD. Tác động thị trường im ắng (NYAG & CFTC) trong năm nay có thể khiến một số người kết luận rằng trường hợp xấu nhất sẽ là một động thái chuyển từ Tether sang sử dụng các stablecoin khác một cách trật tự. Nhưng việc chuyển tiền từ các hợp đồng vĩnh viễn của một nền tảng này sang một nền tảng khác lại là vấn đề khác [chúng ta đã thấy với BitMEX năm ngoái]. Việc chuyển dự trữ USD bị tịch thu cho các ngân hàng mới là một việc khá khác.”
Tether là eurodollar kỹ thuật số tối ưu và rất nhiều người tin tưởng, không phải vì họ đã kinh doanh Tether ở quy mô lớn (mặc dù nhiều người đã từng), hoặc vì họ tin rằng dự trữ USDT được bảo đảm đầy đủ, mà là vì họ phải tin tưởng vào Tether và hệ thống đã hoạt động cho đến nay.
Nói Tether lừa đảo là không chính xác. Đó cũng là một cách để thể hiện bản thân không biết mình đang nói điều gì.
Có nhiều công ty hợp pháp làm việc với họ trên quy mô lớn. USDT vẫn là đơn vị tiền tệ giao dịch được dự trữ ở hầu hết các sàn giao dịch và có nhiều cặp giao dịch lớn nhất thế giới và USDT có tính thanh khoản cao hơn USDC hoặc BUSD. Ngay cả Coinbase cũng hỗ trợ khi họ bắt đầu IPO vào mùa xuân này và là người đồng tạo ra USDC!
Tether đã công bố hai cuộc kiểm toán trong năm nay, làm giảm bớt lo ngại rằng công ty đang phân mảng nguồn dự trữ. Công ty đã làm việc với Bộ trưởng Tư pháp New York (18 triệu USD) và với CFTC (41 triệu USD), số tiền tương đối nhỏ – mà các nhà phê bình chê bai là kế hoạch ponzi quy mô cỡ Madoff. Công ty bị “nói xấu” về việc huy động vốn sau vụ hack Bitfinex năm 2016 (và tiền bảo lãnh của khách hàng) đã đền bù và cứu được khách hàng (và cả ngành) trong quá trình này.
Công ty đã sử dụng quỹ vào năm 2018 để trang trải cho khoản tiền $850 triệu đã bị đánh cắp bởi đối tác trong một số giao dịch ngân hàng ở Panama và Đông Âu, nhưng thậm chí ít nhất một phần thuộc về chính phủ Hoa Kỳ. Tether sẽ không phải dùng đến các biện pháp tuyệt vọng như vậy nếu các ngân hàng Hoa Kỳ chấp nhận các khách hàng crypto được quản lý tốt ngay từ đầu!
Có vẻ như tôi đang bào chữa cho hành vi xấu của Tether, nhưng không phải vậy. Quan điểm của tôi là tất cả chúng ta đều giữ quan điểm của mình và chấp nhận cầu nối của tiền mã hóa – một cầu nối cho việc áp dụng chính thống. Marc Hochstein của CoinDesk đã tuyên bố “Một cây cầu gọi là Tether”.
Tether là cây cầu thuận tiện nhất, bắc qua các đỉnh núi của thế giới tài chính truyền thống và thế giới tài chính crypto. Theo thiết kế, USD Shady-as-a-Service (Dịch vụ mờ ám) – ít phải đối mặt với rủi ro thu giữ do quyền hạn mà nó dựa vào. Tether cũng có khả năng bị thay thế bất kỳ lúc nào.
Tôi nghĩ Tether là Omar Little của crypto. Mọi người đều biết Omar vi phạm các quy tắc, nhưng anh vẫn sống bằng code, mọi người trong trò chơi tôn trọng (ngay cả khi họ sợ anh ta), và các nhà quản lý tốt nhất không nên bỏ lỡ. (RIP Omar.)
* Thị phần vốn hóa thị trường stablecoin của USDT đã giảm từ 80% xuống 50% trong năm nay, nhưng tầm quan trọng về cấu trúc của Tether với việc thanh toán trao đổi crypto vẫn không đổi. USDT thực sự nên nằm trong chương cơ sở hạ tầng thị trường và USDC trong phần DeFi (do sự bùng nổ như một kiểu dự trữ DeFi), nhưng tôi không muốn tách riêng Paxos và USDC.
DAI vs UST
Có nhiều nỗ lực biến DAI trở thành stablecoin phi tập trung hàng đầu crypto, nhưng đến nay đều thất bại. Liệu lần này có khác không?
Sau các nâng cấp và tích hợp hàng đầu thì UST của Terra – stablecoin phi tập trung phát triển nhanh nhất năm 2021 – đã đem cho DAI thách thức mạnh nhất cho đến nay. Vào ngày 30 tháng 9, Terra đã có bản nâng cấp rất được mong đợi – Columbus-5, nâng cấp này tạo ra hàng chục ứng dụng mới và cho phép Terra mở rộng phạm vi tiếp cận chuỗi chéo (cross-chain) của mình thông qua Giao thức giao tiếp xuyên chuỗi (IBC) của Cosmos.
Một giao thức bảo hiểm mới trên Terra (Ozone) đã góp $3 tỷ UST (thông qua việc burn LUNA) vào ngân quỹ cộng đồng chỉ trong vài tuần. Ngoài ra, cầu nối cross-blockchain Wormhole V2 đã ra mắt hỗ trợ cho Terra, đưa UST Terra lên Ethereum và Solana. Động lực cho UST đang tăng vì nó hiện được định vị để trở thành stablecoin inter-chain.
Mặc dù MakerDAO bị chỉ trích vì tỷ suất giá token mờ nhạt (kém hơn so với các thứ khác trong “DeFi 2.0”), về cơ bản MakerDAO chưa bao giờ ở vị trí tốt hơn bây giờ. TVL Maker đang ở mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 20 tỷ USD và nguồn cung DAI gần đây đã vượt 8,5 tỷ USD. Điều ấn tượng nhất của sự tăng trưởng này là không giống hầu hết các đối thủ DeFi và stablecoin khác, MakerDAO không khuyến khích sử dụng nền tảng của mình. Sự phát triển của MakerDAO là tự nhiên.
Bất chấp các đối thủ cạnh tranh mới, DAI vẫn là stablecoin phi tập trung được tích hợp rộng nhất trong ngành và được ưa thích trong hệ sinh thái DeFi của Ethereum. Điều này phần lớn nhờ tính ổn định của DAI trong 4 năm qua. Nếu thuộc tính quan trọng nhất của stablecoin là “sự sống còn” thì DAI đang ở một đẳng cấp khác. DAI đã sống sót sau nhiều lần thất bại tàn khốc và đã chứng minh được khả năng phục hồi của mình – điều mà các đối thủ cạnh tranh không thể làm theo dễ dàng.
Dai cạnh tranh với UST ra khỏi vị trí thống trị DeFi của Ethereum. Điều có lợi cho UST là không cạnh tranh với DAI trên ‘sân nhà’ của mình. Thay vào đó, UST xây dựng hệ sinh thái của riêng mình trên Terra và tích cực mở rộng đa chuỗi (multichain). Nếu crypto tiếp tục phát triển thành một tương lai đa chuỗi, thì stablecoin phi tập trung thành công có thể là stablecoin phát triển rộng nhất trên toàn bộ hệ sinh thái blockchain. Terra đang đi theo hướng này trong khi DAI tiếp tục đóng vai trò chủ yếu là kho dự trữ Ethereum. Có nhiều hướng phát triển cho cả DAI và UST.
Thời kỳ phục hưng của Stablecoin thuật toán (Algorithmic Stablecoins)
Sau chu kỳ tăng ngắn hạn vào quý 4 năm 2020, các stablecoin thuật toán (algorithmic stablecoins) đã lao dốc mạnh và đi vào chù kỳ giảm dài hạn vào đầu năm. Nhưng hiện chúng ta đang thấy được sự phục hồi trong lĩnh vực này – với sự hỗ trợ của hai cải tiến mới: fractional reserve stablecoins (stablecoin dự trữ theo phân đoạn) và “protocol controlled value – PCV” (giá trị được kiểm soát bởi giao thức).
Trước tiên, các stablecoin thuật toán là gì?
Dưới đây là đoạn trích từ một nghiên cứu chuyên đề mà tôi đã xuất bản về lĩnh vực này vào đầu năm nay:
“Hầu hết các stablecoin theo thuật toán thế hệ đầu đều được biết đến trong một bài báo được viết vào năm 2014 bởi Robert Sams với tiêu đề “A Note on Cryptocurrency Stabilisation: Seigniorage Shares”. Sams đã mô tả mô hình stablecoin liên quan đến hai token: một stablecoin và một token chia thu nhập phát hành (seigniorage) trong hệ thống (lợi nhuận từ việc phát hành mới).
Khi nhu cầu stablecoin tăng, giá của stablecoin đó tăng trên $1,00 (expansion) và nguồn cung stablecoin phải tăng. Đợt phát hành mới được phân phối cho các “shareholder” đến khi nhu cầu đủ đáp ứng và giá trở lại mức cân bằng $1,00. Khi nhu cầu stablecoin giảm, ta có điều ngược lại. Khi giá của stablecoin giảm xuống dưới $1,00 (contraction), các stablecoin bị loại khỏi lưu thông thông qua cơ chế burn để chuyển sang việc phát hành seigniorage shares mới. Mô hình này phân chia hiệu quả hệ thống thành một tài sản đầu cơ (speculative asset) ít sự biến động và hệ thống có điểm dừng, và là một tài sản ổn định.”
Điều này có vẻ đơn giản nhưng có hai điều hạn chế rõ ràng: sự phản hồi (reflexivity) giảm đi có thể dẫn đến “rút tiền hàng loạt” (bank runs) trên các giao thức này và việc thiếu tài sản thế chấp có thể khiến ngân hàng trở thành con số 0.
Lý thuyết phản hồi đã đưa ESD, Frax lên một tầm cao lớn, sau đó phá hủy chúng theo đà đi xuống.
Seigniorage shares trong hệ thống chỉ có giá trị nếu người mua tin tưởng vào khả năng tồn tại liên tục của hệ thống và giá trị hiện tại ròng dương của nguồn cung tiền tệ trong tương lai. Khi sự mua lại (redemption) diễn ra nhanh sẽ làm mất đi sự tự tin và làm giảm việc tái đầu tư vào các share token, tạo ra “death spiral” (những người tham gia không còn thấy hứng thú thì dự án sẽ rơi vào trạng thái gọi là death spiral)
Không có bất kỳ tài sản thế chấp nào để bù đắp vào vòng xoáy, stablecoin theo thuật toán phụ thuộc vào “bên cho vay cuối cùng” (lenders of last resort) bên ngoài để bảo đảm chúng trong thời gian rất ngắn. Người dùng (bag holder) cần phải vào cuộc để cứu hệ thống, nếu không cổ phần và stablecoin sẽ chìm vào quên lãng.
Sau đó đến thử thách bootstrapping.
Bạn cần đạt đủ mức vốn hóa thị trường (market capitalization) và tăng đủ thanh khoản để đảm bảo nhu cầu sẽ không gây ra sự biến động đáng kể cho stablecoin. Tuy nhiên, khi không có nhu cầu thực sự đối với một stablecoin, bạn cần tạo ra nhu cầu thông qua việc khuyến khích các nhà đầu cơ. Việc đầu cơ thúc đẩy tính phản hồi, nhưng một stablecoin càng phản hồi tốt thì lại càng kém ổn định, kém hữu ích và rủi ro; dẫn đến khủng hoảng thanh khoản trong giao thức ở tương lai sẽ càng lớn.
Các mô hình dự trữ theo phân đoạn và “giá trị được kiểm soát bởi giao thức” (protocol controlled value) đã làm thay đổi phép tính cho các stablecoin theo thuật toán.
Các stablecoin dự trữ theo phân đoạn (tiên phong là Frax Protocol) được xây dựng dựa trên ý tưởng: có một điểm tốt nhất (sweet spot) giữa các stablecoin thuần thuật toán cho phép tạo ra một tài sản phi tập trung có giá trị ổn định, hiệu quả về vốn và có thể mở rộng. Việc dự trữ phân đoạn làm giảm khả năng phản hồi trong thời gian ngắn, cung cấp cho holder khả năng chuyển đổi 1:1 giữa stablecoin và tài sản thế chấp cơ bản, đồng thời mang lại sự tin tưởng vào tỷ giá hơn so với các mô hình thuật toán thuần túy. Trong năm 2021 kể từ khi ra mắt, doanh thu của Frax đạt 1 tỷ USD và đã duy trì tỷ giá trong suốt cả năm, kể cả khi thị trường sụp đổ vào tháng 5.
Giá trị được kiểm soát bởi giao thức (PCV) được tiên phong bởi Fei Protocol, có vai trò như một MakerDAO Vault khổng lồ. Điều làm Fei khác biệt là giao thức này sở hữu tài sản mà người dùng gửi vào hệ thống, không phải LPs (Liquidity Providers) riêng lẻ của tài sản thế chấp. FEI không phải là khoản cho vay gây bất lợi cho tài sản thế chấp vì nó bán tài sản thế chấp để đổi lấy stablecoin.
Hệ thống có hai tài sản – Tribe (token quản trị hỗ trợ trong việc “rút tiền hàng loạt” tương tự như MKR) và FEI (stablecoin). Fei có thể làm bất cứ điều gì với tài sản trong kho bạc (giống như một ngân hàng được quản lý bởi người gửi tiền) sau khi chúng được gửi vào. Fei có thể triển khai vốn để cho lending và staking trên DeFi hoặc mua các khoản dự trữ khác. Tính linh hoạt này đã tạo ra nhu cầu tự nhiên với stablecoin của FEI và giảm đi tính phản hồi (cho đến nay).
Chưa rõ liệu những cải tiến này có đủ để thách thức DAI hay không, nhưng sự cải tiến đối với Fei và Frax có vẻ là một bước đi đúng đắn.
Sự xuất hiện của Non-Pegged Stablecoin tác động thế nào đến tình hình DeFi
Khi bitcoin xuất hiện, nó đã thu hút được những người chấp nhận đầu tiên – họ bắt đầu xem xét về tiềm năng của các loại tiền kỹ thuật số không có chủ quyền. Bitcoin như là một loại tiền tệ long-term – nó có thể sẽ còn biến động trong thời gian dài, nhưng những người tin tưởng vào nó cuối cùng sẽ ổn định khi Bitcoin xây dựng được lượng người dùng và tính thanh khoản. Đến nay, bitcoin vẫn vô cùng biến động – giảm hơn 30% trong một ngày vào tháng 5 dù vốn hóa thị trường là 750 tỷ USD – và không rõ liệu BTC có đạt được sự ổn định hay không do nguồn cung thiếu linh hoạt của nó.
Nhà xây dựng nền kinh tế crypto không chờ bitcoin ổn định. Để thu hẹp khoảng cách, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của các loại tiền ổn định được neo bằng USD để giải quyết lỗi biến động của tiền mã hóa và xúc tác việc áp dụng cho các ứng dụng blockchain ngoài HODLing. Nhưng lần lặp lại đầu tiên đã đưa ra một vấn đề mới – stablecoin đã đô la hóa các blockchain và khiến toàn bộ nền kinh tế crypto gặp rủi ro hệ thống trong quá trình này. Một loại tiền tệ cuối cùng được neo và kiểm soát bởi Fed và Bộ tài chính, hạn chế khả năng trong việc xây dựng một hệ thống tiền tệ thực sự có chủ quyền.
Đây là lý do dẫn đến làn sóng dự án mới trong năm nay, tạo ra các stablecoin thả nổi tự do (free-floating stablecoins) không được neo với tiền pháp định (fiat currencies). Các non-pegged stablecoin đem lại cơ hội cho nền kinh tế crypto đạt được sự ổn định do không phụ thuộc vào đồng USD.
Olympus DAO dẫn đầu phong trào này và gây nhiều tranh luận. Ra mắt vào tháng 3 năm 2021, Olympus khuyến khích người dùng “bond” các token (Dai, ETH, LP, tokens,…) với giao thức vĩnh viễn để đổi sang token mới có tên là OHM. Giao thức thu hút khả năng thanh khoản bằng cách cung cấp OHM với mức chiết khấu so với giá trị của tài sản thế chấp nhận được, OHM mới được phát hành chỉ có thể được mua lại theo mệnh giá (at par) sau một thời gian vesting. Cho đến nay, lý thuyết trò chơi đã phát huy mạnh mẽ – tám tháng kể từ khi fair launch, Olympus đã tích lũy được $700 triệu vào tài sản kho bạc và tăng vốn hóa thị trường lên $3,5 tỷ.
Olympus DAO hiện là một gã khổng lồ khi tham gia vào nhiều lĩnh vực của DeFi, vì nhận ra một khoản phí bảo hiểm đáng kể nhờ niềm tin của người dùng vào khả năng của giao thức để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả trên quy mô lớn. Nếu Olympus DAO tích lũy được một kho bạc trị giá chục tỷ USD thì sẽ có các nguồn lực để ổn định một non-pegged stablecoin trị giá 100 tỷ USD, giống như các ngân hàng trung ương khắp thế giới ổn định tiền tệ của họ.
Nếu bạn thấy những điều này kỳ lạ, thì bạn không lẻ loi. Không thể phủ nhận các non-pegged stablecoin có nhiều điều khiến bạn phải lo lắng và hoài nghi. Có những thuộc tính lý thuyết trò chơi giống như ponzi của giao thức thúc đẩy sự quan tâm và tham gia; không rõ những thuộc tính đó có được duy trì một đợt bán tháo (selloff) crypto lớn hay không. Tuy nhiên nếu đánh giá theo số lượng fork (number of forks), OlympusDAO có thể là dự án mới quan trọng nhất của năm và các non-pegged stablecoin có thể là cách tốt nhất để ngành công nghiệp này đi đến việc gỡ bỏ sự neo giá với USD.
Cái nhìn vào Worldcoin
Worldcoin ra mắt vào mùa thu năm nay với các backer ấn tượng và mục tiêu táo bạo: đưa tiền kỹ thuật số đến 1 tỷ người bằng cách gắn kết quả quét võng mạc của họ với một danh tính được xác minh duy nhất. Họ sử dụng mật mã zero-knowledge để bảo mật danh tính trên chuỗi (on-chain) và một mạng lưới khuyến khích “Orb Operators” – hỗ trợ người dùng mới 10 USD đổi lại họ sẽ nhìn vào máy scan. Kết quả ban đầu có vẻ rất ấn tượng.
Nếu nó hoạt động thì sao?
Như Balaji đã chỉ ra, “FaceID quét hàng trăm triệu khuôn mặt mỗi ngày. Chúng ta có thể nêu sự khác biệt giữa đồng tiền đó so với Worldcoin hoặc chọn bất kỳ công nghệ nào tương tự cho proof-of-human (bằng chứng con người) không? Nếu bạn điều hành bất kỳ dịch vụ nào nhiều hơn một vài người, bạn sẽ ngay lập tức cần bằng chứng xác thực. Không nhất thiết là KYC lỗi thời, mà là *một cái gì đó *. Nếu không, bạn sẽ có bot, gian lận, troll, giả mạo,…
Theo suy nghĩ và cái nhìn của tôi, bạn muốn phân biệt người dùng tốt với người dùng xấu, để bảo vệ danh tính và quyền riêng tư của thành viên cộng đồng đồng thời tạo sức mạnh cho nền kinh tế ẩn danh mới. Điều đó có nghĩa là “Những người theo chủ nghĩa cấp tiến phát hiện ra rằng bạn có thể tạo ra tiền tệ “không quốc tịch” (stateless money). Những người theo chủ nghĩa tự do phát hiện ra rằng sau đó bạn cần phải xây dựng lại: danh tính, danh tiếng, chống gian lận, quyền giám hộ, sự tin tưởng, cộng đồng… ”
Tôi cho rằng sẽ có những tác động không thể lường trước được (tốt và xấu) nếu thử nghiệm ban đầu này thành công.
Uniswap v3 và The World
Tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút về DeFi, phần này cần bạn có trước các kiến thức cơ bản. Nếu không, bạn nên đọc chương I DeFi mà tôi đã viết trong Theses năm trước để hiểu về AMMs, yield farms, vaults, flash loans, oracles, impermanent loss,…. Phần này là nội dung cập nhật về các sàn giao dịch phi tập trung và cách chúng hoạt động.
Chúng ta sẽ nói cụ thể hơn về DEX vì một số người nghĩ rằng Uniswap v3 cuối cùng có thể thay thế tất cả các DEX (sàn phi tập trung) trên Ethereum. Uniswap v3 có khởi đầu thuận lợi, ngay cả khi bị giảm đi phần nào do các chain nổi lên trên Ethereum. Nhưng gần đây Uniswap cung cấp cơ sở hạ tầng và công cụ để tạo sức mạnh cho thị trường thanh khoản và hình thành thị trường cạnh tranh hơn. Đó là sự phát triển thông minh khi thế giới DeFi trở thành ví trung tâm thay vì điểm đến trung tâm. (Uniswap có 3 triệu người dùng trong khi Metamask có hơn 10 triệu người dùng.)
Sự khác biệt lớn nhất trong v3 là các nhà cung cấp thanh khoản đều chủ động. Thay vì gửi tài sản vào một pool cung cấp thanh khoản thụ động theo một đường cong giá xác định, các nhà cung cấp thanh khoản chủ động này sẽ điều chỉnh phạm vi thanh khoản mua-bán, sau đó Uniswap AMM sẽ tổng hợp. Các phạm vi thanh khoản hẹp này được gọi là “thanh khoản tập trung – concentrated liquidity”, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng vốn ở mức độ lớn thông qua việc tập trung thanh khoản tốt hơn xung quanh giá thị trường hiện tại. Họ cũng có thưởng cho các chuyên gia và có mức phạt các LP bán lẻ.
V3 cho phép các lệnh giới hạn của nhà tạo lập thị trường và giới thiệu phí giao dịch tùy chỉnh (30bps, 10bps, 5bps, 1bps), khuyến khích các nhà cung cấp thanh khoản tạo thị trường mới trên các cặp giao dịch kém thanh khoản. Các nâng cấp này nên kết hợp để thu hút nhiều nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp hơn – tích cực theo dõi vị thế thanh khoản ngắn hạn (shorter-term liquidity) (việc cung cấp thanh khoản chậm sẽ không mang lại lợi nhuận) và giúp Uniswap cạnh tranh tốt hơn với các sàn tập trung và phi tập trung khác – những sàn này phải ráng sức để theo kịp tốc độ do chênh lệch kỳ vọng thấp (ví dụ: các cặp trên Curve).
Thanh khoản tập trung là tương lai của AMM và thành công ban đầu của V3 đã nói lên điều đó. Uniswap đã tăng thị phần DEX lên hơn 70% kể từ khi ra mắt.
Bạn có thể tự quyết định có đặt sổ lệnh non-AMM của DEX hay không.
Perp và dydx
Bạn có thể đã thấy tiêu đề điên rồ trên Bloomberg tháng trước: Nền tảng DeFi hợp đồng vĩnh viễn mới – dydx đã nhanh chóng vượt qua Coinbase về khối lượng giao dịch. Phần thưởng giao dịch khuyến khích bằng token ban đầu đã giúp ích cho điều này, và cũng đến từ việc một mạng lưới mới hơn đã khiến khách hàng Hoa Kỳ thậm chí không muốn sử dụng giao thức này. Khối lượng hợp đồng vĩnh viễn của các sàn giao dịch tập trung chiếm ưu thế so với khối lượng giao ngay (spot volumes) và tôi hy vọng DeFi sẽ không có sự khác biệt. Điều đó khiến Perp và dydx có giá trị tương đối hấp dẫn trong năm 2022.
Trong năm nay, sự ra mắt lớn nhất của các sàn giao dịch phái sinh phi tập trung (decentralized derivatives exchanges) chính là L2. Các sàn giao dịch này không khả thi trên layer Ethereum cơ sở do thời gian giải quyết giao dịch chậm và chi phí cao – mặc dù các yêu cầu ở hợp đồng vĩnh viễn phát triển (cập nhật oracle thường xuyên, thanh lý,…). xDai, giao thức hợp đồng tương lai vĩnh viễn phát triển trên Ethereum sidechain, đã ra mắt phiên bản v2 trên Arbitrum. DYDX đã ra mắt ứng dụng cụ thể của riêng nó trên zk-rollup vào đầu năm nay. Ở cả hai trường hợp, thông lượng giao dịch tăng lên, độ trễ thấp hơn và phí thấp hơn tạo điều kiện cho các loại dự án này hoạt động.
Các công cụ phái sinh DeFi không kỳ hạn thì lại khác. Chúng phức tạp, phi tuyến tính, khó định giá và thường ít sinh lợi hơn do nhu cầu thấp hơn. Có một số thử nghiệm như “quyền chọn vĩnh cửu – everlasting option” của Antimatter và token bull, bear của TracerDAO nhằm vô hiệu hóa “phân rã biến động” (volatility decay) (Arthur Hayes có thể giải thích rõ hơn), nhưng hành động thực sự sẽ là cuộc đối đầu DeFi perps vs CEX perps.
(Đọc thêm: Defi Q2)
Nền tảng Alchemix của DeFinance
Sự cố đơn giản nhất mà tôi đã thấy từ DeFi 1.0 sang DeFi 2.0 đến từ Molly, nhưng chưa tệ bằng vị trí mà chúng ta đang ở trong chu kỳ hype và điều chỉnh của crypto:
Các token phổ biến nhất mà bạn nghe thấy nếu nói chuyện với bất kỳ ai trong chu kỳ DeFi là DeFi 2.0 và mọi thứ khác có “giá trị được kiểm soát bởi giao thức – PCV”. Scupy và Sam giải thích điều này tốt hơn, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích dễ hiểu nhất ở đây.
Sự bùng nổ của DeFi bắt đầu cách đây 18 tháng với chương trình yield farming của Compound. Sau đó, kế hoạch khuyến khích được ưu tiên trong các dự án DeFi là cung cấp native token cho nhà cung cấp thanh khoản (LP) ở các giao thức DeFi cơ bản. Điều này thúc đẩy thanh khoản sớm trong hệ thống và tất cả mọi người: các nhà tạo lập thị trường trong AMM của Uniswap, người cho vay và người đi vay trong Aave, chủ sở hữu vault ở Yearn,… đã đổ xô vào giao thức với lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro cao nhất – lợi nhuận gồm doanh thu từ giao thức và token – cho phần thưởng khai thác thanh khoản xác định.
Những nhà cấp vốn này rất quan trọng trong giai đoạn khởi đầu của DeFi, nhưng giảm giá trị theo thời gian do họ thay đổi: vốn mà họ cung cấp rất “hot” và họ chuyển từ dự án này sang dự án khác. LP giống những con cào cào hơn là những người nông dân cần cù, vì họ tạo ra một khoản chi phí vĩnh viễn cho kho bạc của giao thức và áp lực bán không ngừng.
Một số dự án đã nhận ra và thấy rằng yield farming 1.0 là không bền vững. Thay vì tạo các yield farms với native token, họ tạo kế hoạch “Thanh khoản như một dịch vụ” (Liquidity-as-a-Service) để “thanh khoản thuê” từ các giao thức khác. Chúng ta đã nói về cách mà Olympus và Fei tận dụng mô hình này.
Olympus DAO tiên phong trong lĩnh vực “trái phiếu” – bán native token OHM gốc với mức chiết khấu để đổi lấy cổ phiếu LP của Olympus. Mối quan hệ đối tác giữa Fei và Ondo Finance đã mở ra cánh cửa cho các dự án đưa native token của họ vào Fei làm tài sản thế chấp (collateral assets) – Fei sẽ khớp (match) tài sản thế chấp đã góp vào stablecoin FEI để đổi lại khả năng thanh khoản trong những khoảng thời gian cố định.
Tokemak đã tạo ra nhà tạo lập thị trường phi tập trung (decentralized market maker) kết nối trực tiếp với kho bạc DAO – sẵn sàng cho vay native token để đổi lấy TOKE. Trong các trường hợp này, thanh khoản hiện đang được cung cấp bởi DAO chứ không phải bởi nhà cung cấp thanh khoản.
Tính thanh khoản được kiểm soát bởi giao thức (Protocol controlled liquidity) là một tập con của giá trị được kiểm soát bởi giao thức (protocol controlled value). Nếu tính thanh khoản được kiểm soát bởi giao thức là việc các DAO cung cấp tính thanh khoản bằng cách sử dụng ngân quỹ token, thì giá trị được kiểm soát bởi giao thức là việc các DAO kiếm tiền từ bảng cân đối kế toán một cách rộng rãi hơn.
Như đã đề cập trước đó, Olympus DAO hiện có một kho bạc trị giá hơn $700 triệu non-native assets và đang đưa tài sản đó hoạt động trong các DEX, giao thức cho vay (lending protocols), công cụ tổng hợp lợi nhuận (yield aggregators), thậm chí là quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital). Điều này làm tăng lợi nhuận của DAO và giảm chi phí vốn (DAO không trả cho các nguồn bên ngoài để có tính thanh khoản). Doanh thu cao hơn. Chi phí thấp hơn. Đây là sự mở đường cho DeFi 2.0.
Ngoài các mô hình mới cung cấp thanh khoản và kiếm tiền từ bảng cân đối kế toán, 2021 đã mang lại buổi bình minh của “trình tự động – automaters”, “ trình nâng cao – enhancers” và “trình mở rộng – extenders”. Các giao thức tự động đã cân bằng lại vị trí thanh khoản trên AMM và Layer 1, “xoay vòng” phần thưởng và cung cấp dịch vụ “tự động gộp – auto-compounding”. Convex Finance là một trong những ví dụ hàng đầu – họ “xoay vòng” CRV và token Curve LP để tăng thêm reward, phí giao dịch và token quản trị.
Trình nâng cao (enhancers) là các giao thức không giới thiệu mô hình hoạt động mới cho DeFi, mà xoay vòng kết quả đầu ra từ các giao thức hiện có để tối ưu hóa lợi nhuận cho người dùng cuối (end user). Một ví dụ điển hình là Abracadabra.money, cũng tương tự như MakerDAO nhưng có sự khác biệt là nó tạo CDP từ các tài sản sinh lời (yield-bearing assets) (và nới lỏng nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro hơn).
Phần mở rộng (extenders) là các giao thức xếp chồng (stack) các giao thức DeFi cơ bản khác nhau. Alchemix là ví dụ điển hình. Ngân quỹ của Alchemix hoạt động tương tự như MakerDAO, nhưng giao thức cũng đặt giả thuyết lại (rehypothecates) tài sản thế chấp và gửi chúng vào các công cụ tổng hợp lợi nhuận như Yearn, tạo ra token tổng hợp sinh lợi giống như “các khoản vay tự trả”. Giả thuyết lại tạo rủi ro vì giao thức chịu rủi ro từ các giao thức cấp thấp hơn được xây dựng trên đó.
Các nhà phê bình sẽ chỉ ra các khoản thế chấp dưới chuẩn (subprime mortgages), các chứng khoán phái sinh khác (derivatives) và lưu ý rằng “DeFi 2.0” sẽ có vấn đề đáng kể về “Garbage in, garbage out” (GIGO – chất lượng đầu ra được quyết định bởi chất lượng đầu vào) với các rủi ro thất bại theo tầng (cascading failure risks). Những người khác sẽ đầu tư tham lam vào số tiền internet kỳ diệu ($5 tỷ thanh khoản trong sáu tháng). Tôi vẫn chưa quan tâm đến những điều trên và liệu đây có là “các phép toán trên mặt trăng” hay một mô hình tài chính bền vững kiểu mới.
(Đọc thêm: Defi 2.0)
Luận điểm ứng dụng Fat
Crypto đang phát triển theo mô-đun với tốc độ càng nhanh. Ethereum có kế hoạch dựa vào danh sách các nền tảng thực thi Layer 2 như Optimism, Arbitrum, StarkWare và ZKSync. Đối thủ của Ethereum là Solana và Avalanche đã phát triển các layer DeFi song song đáng gờm và có cơ sở người dùng. Cosmos đã unlock nền tảng giao tiếp xuyên chuỗi (cross-chain communication), đưa vũ trụ IBC đa chuỗi (multi-chain IBC) vào cuộc sống. Các cuộc đấu giá parachain của Polkadot cũng đã bắt đầu.
Nói cách khác, đang có sự chuyển dịch sang tương lai đa chuỗi và tạo ra một cơ hội lớn cho các thương hiệu DeFi hiện tại mở rộng sang các hệ sinh thái mới. Chiến lược chỉ dành cho Ethereum có thể không khả thi đối với những ai hy vọng bắt kịp được sự tăng trưởng của crypto trong nhiều năm tới, khi hầu hết các giao dịch cơ bản trở nên không có hiệu quả ở Layer 1. Khi người dùng kết thúc ở Layer 2 hoặc các Layer 1 cạnh tranh, thị trường thanh khoản, các dịch vụ tài chính đáng tin cậy sẽ thưởng cho các ứng dụng đa chuỗi (multi-chain applications).
Hầu hết các blue chips DeFi đã nhận ra điều này. Các blue chip DeFi thường tiếp cận theo bốn nhóm:
• Tập trung vào Ethereum: Các giao thức triển khai các bản sao hợp đồng của họ cho Ethereum Layer 2 như Arbitrum hoặc Optimism (ví dụ: Uniswap)
• Mô hình Spray and Pray: Các giao thức triển khai các bản sao hợp đồng của họ tới bất kỳ chuỗi nào tương thích với EVM hoặc Layer 1 sidechain (ví dụ: Sushi sẽ ra mắt ở bất kỳ đâu ngoài Tron)
• Điểm đến đặt mục tiêu ở EVM (máy ảo Ethereum – Ethereum Virtual Machine): Các giao thức triển khai các bản sao hợp đồng của họ tới các chain hay sidechain tương thích với EVM; thường đi kèm với chương trình khai thác thanh khoản gốc (native liquidity mining program) (Curve và Aave đã cởi mở hơn so với Uniswap và chiến lược hơn Sushi)
• DeFi Hub (Chuỗi độc lập): Các giao thức khởi chạy một chuỗi mới, độc lập với tiềm năng kết nối nhiều mạng (ví dụ Compound Chain)
Mỗi cách tiếp cận đều có sự đánh đổi riêng.
Cách tiếp cận lấy Ethereum làm trung tâm phù hợp với tầm nhìn và giá trị của những ai trung thành với Ethereum – một trong những tầng cơ sở sử dụng DeFi lớn nhất và thịnh vượng nhất crypto. Về lý thuyết, khả năng nhận diện thương hiệu cho phép các ứng dụng này thống trị các lĩnh vực thị trường tương ứng ở bất cứ nơi nào chúng được triển khai, điều này đã xảy ra với Uniswap V3 vì nó vượt xa các DEX khác (được xây dựng trên Optimism và Arbitrum) về khối lượng giao dịch hàng ngày. Nhưng chiến lược chỉ trên Ethereum ngăn Uniswap nắm giữ các tài sản đột phá được giao dịch trên các mạng lưới khác.
Cách tiếp cận spay-and-pray thường có lợi cho các dự án – vì dự án là một trong những ứng dụng đầu tiên có mặt trên các mạng mới (tăng cơ hội có thể chiếm lĩnh thị trường trong hệ sinh thái đó) và có thể tăng doanh số gộp (gross volume) và doanh thu phí giao dịch (fee revenue) nếu dự án được thực hiện tốt. Điều này đòi hỏi nhiều việc hơn để thu được lợi nhuận không đáng kể, chia tách thanh khoản và gây ra nhiều khoản nợ công nghệ hơn.
Sushi đại diện cho spay-and-pray, đã ra mắt trên 14 chuỗi khác nhau. Bất chấp mọi nỗ lực, 95% tổng thanh khoản của Sushi vẫn trên Ethereum, Arbitrum và Polygon. Sushi không phải là điểm giao dịch lớn nhất hiện nay, cho thấy mô hình này có thể không tối ưu.
Đặt mục tiêu vào các chuỗi mới nổi khi tăng trưởng đủ người dùng là một chiến lược hợp lý. Nó đảm bảo rằng các chuỗi mới sẽ có nhu cầu tự nhiên và các dự án thường có thể thu hút các khuyến khích (Avalanche Rush) để đổi lại sự dịch chuyển này.
Curve và Aave đã sử dụng chiến lược này gần như hoàn thiện, khi tận dụng các khuyến khích bên ngoài (và các thương hiệu nổi bật) để trở thành các ứng dụng lớn nhất trên mỗi chuỗi cơ sở mới mà nó tham gia. Chiến lược này không phải là hoàn hảo. Chiến lược này khả thi đối với blue chip DeFi, nhưng không khả thi với chuỗi mới nổi. Có thể cần phản ứng nhanh để nắm bắt hiệu quả sự phát triển ban đầu của các mạng lưới nhỏ hơn cùng với cộng đồng đình đám (Moonriver).
Cách tiếp cận cuối cùng là thú vị nhất – khởi chạy một chuỗi độc lập, dành riêng cho ứng dụng, chuỗi này sẽ trở thành ngôi nhà mới của giao thức để tích hợp chuỗi chéo (cross-chain) và tính thanh khoản (liquidity). Các chuỗi có chủ quyền là chuỗi trung lập và có thể cải thiện khả năng bảo vệ cho dự án (khó fork), mô hình kinh tế của token (xác thực bằng chứng cổ phần – proof-of-stake validation: token có tính năng thu phí và bảo mật) và tiềm năng của nó sẽ trở thành trung tâm hoạt động.
Compound chain dựa trên nền Substrate là ví dụ về blue chip DeFi thoát khỏi EVM. Chi phí trả trước cao để đạt được các nguồn lực kinh tế và kỹ thuật cần có để xây dựng và đảm bảo một chuỗi mới, nhưng đó có thể là con đường sinh lợi nhất.
Chris Burniske đã viết cách đây ba năm “Khả năng tương tác giữa trạng thái và giá trị có thể gây áp lực giảm giá đối với các blockchain layer 1 không có giá trị tiền tệ, đồng thời cho phép các giao thức phần mềm trung gian mạnh mẽ thống trị chuỗi chéo (cross-chain), người chiến thắng giành được phần lớn các dịch vụ tương ứng.”
Luận điểm này vẫn chưa thành hiện thực. Cơ sở hạ tầng cho phép sử dụng đa chuỗi liền mạch (seamless multi-chain) vẫn chưa hoàn thiện. Các lớp cơ sở tiếp tục trở nên nhiều hơn. Nhưng hiện tại chúng ta đang ở tháng 16 của thị trường gấu DeFi, vì vậy nên đặt cược vào sự hồi sinh của luận điểm có ứng dụng tốt. Tôi vẫn nghĩ Chris sớm muộn gì cũng sẽ đúng.
Tokenized Funds & Index Co-Op
Một điều mà tôi học được khi đọc các bài phát biểu của Hester Peirce là ETF chưa đầy 30 năm tuổi. Tôi cũng không nhận ra ETF có đóng góp gì cho sự tăng trưởng và đổi mới trong không gian quỹ từ năm 2000. Số lượng quỹ tương hỗ đã giảm xuống, trong khi ETF đã tăng lên 20% AUM toàn cầu (Assets Under Management – Tài sản đang quản lý) trong các quỹ mở (phần còn lại là quỹ tương hỗ ).
Bất chấp thành tích thành công của SEC (Securities and Exchange Commission – Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ) (tổng tài sản ròng 6 nghìn tỷ USD, phí quản lý thấp hơn và lợi nhuận ròng cao hơn cho các nhà đầu tư của họ), mỗi ETF đăng ký mới cần sử dụng “quy trình đăng ký miễn phí” yêu cầu SEC cho phép đối với sản phẩm mới.
Ủy viên Peirce đã thúc đẩy việc hệ thống hóa các tiêu chuẩn miễn phí cho các nhà tài trợ ETF để họ đưa các sản phẩm ETF mới ra thị trường nhanh hơn. Peirce nghĩ rằng điều này sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, mang lại cho các nhà đầu tư nhiều tự do hơn và cho phép sáng tạo hơn để phát triển thị trường ETF.
Không có sự đổi mới nào trong thị trường quỹ trị giá 30 nghìn tỷ USD từ khi Internet ra đời là điều khá đáng báo động, đặc biệt đối với “thủ đô tài chính của thế giới”. Đó cũng là lý do khiến tôi lạc quan với các dự án như Index Co-Op, giúp việc tạo chỉ mục tùy chỉnh của token đơn giản bằng các hợp đồng thông minh. Các nhà lập chỉ mục (index methodologists) được thưởng cho việc tạo ra và tiếp thị các sản phẩm mới, đồng thời khuyến khích phân phối chúng trên DeFi. Ví dụ ban đầu là cách DeFiPulse kiếm tiền từ chỉ số của nó, DPI và cách Bankless tạo ra các token BED và GMI. Tất cả đều có tỷ trọng vốn hóa thị trường cơ bản để khởi động.
Đây sẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Để minh họa mức độ tùy chỉnh của nhóm crypto index, hãy xem xét các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm (credit rating agency) và cơ quan đánh giá wokESG. Moody’s và Fitch có thể đã góp phần gây ra cuộc suy thoái lớn với tính nhất quán pay-to-play đối với các khoản thế chấp dưới chuẩn (subprime mortgages), nhưng ít nhất họ cũng đánh giá theo tiêu chí rõ ràng. Các nhà cung cấp ESG ở khắp nơi. Không có phương pháp hay tiêu chuẩn chung mà mỗi nhà cung cấp sẽ có riêng cho mình một cái nhìn chủ quan, từ đó đánh giá “trách nhiệm” của các khoản đầu tư.
Nhược điểm của việc xây dựng các chỉ số sáng tạo và chủ quan trong DeFi là gì?
Có nhiều cơ hội cho các sản phẩm smart beta, các sản phẩm cụ thể trong lĩnh vực, các danh mục đầu tư theo kiểu copytrade và nhiều hơn thế nữa. Cơ hội lớn nhất trong ngắn hạn có thể vẫn chưa lộ diện như chúng ta đã thấy với Synthetix, Mirror, UMA,… Hãy xem xét “tổng giá trị được bảo đảm” của Chainlink oracles (hợp đồng thông minh tận dụng cơ sở hạ tầng dữ liệu) hiện là 75 tỷ USD, tăng 10 lần so với năm trước. Dữ liệu oracle đáng tin cậy, cổ phiếu tổng hợp, hợp đồng thông minh Co-Op, tất cả những gì chúng ta cần là những người đứng đầu biết phân phối của CNBC.
Tính phân chia của DeFi
“Defi có một bí mật không hay. Mặc dù các hợp đồng thông minh được phân quyền hoàn toàn, nhà phát triển vẫn có quyền kiểm soát đáng kể đối với người dùng thông qua frontend. Chúng tôi rất vui khi công bố Homescreen, một ứng dụng mới trên Skynet cho phép người dùng phân quyền hoàn toàn các web3 frontend của họ. ” – David Vorick, Skynet
Tôi biết rằng các nhà cầm quyền không phải là người hâm mộ DeFi. Dự đoán của tôi (như các bạn đã biết từ Chương 4) là mọi thứ sẽ tồi tệ hơn trước khi chúng tốt lên và chúng ta sẽ thấy sự phân chia của DeFi thành CeDeFi và AnonFi. Sự phân chia sẽ thường xuyên trên công cụ front-end, không gặp trở ngại ở cấp độ giao thức.
Chúng ta đã thấy Uniswap Labs loại đi các token nhất định khỏi giao diện người dùng trước áp lực pháp lý bên ngoài. Sau đó, 1inch (trước đây chỉ trích các dự án khác vì không nắm rõ các đặc tính của DeFi) đã ngăn người dùng Hoa Kỳ sử dụng giao diện và thông báo sẽ sớm tung ra sản phẩm 1inch Pro được thiết kế đặc biệt cho thị trường Hoa Kỳ và cho các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu phù hợp với những yêu cầu pháp lý.”
Khi giao diện người dùng của các sản phẩm DeFi phổ biến gắn với DNS hay ENS tập trung được kiểm soát bởi các core team, sẽ tạo ra rủi ro kiểm duyệt và các vấn đề bảo mật (một số giao diện có thể chèn mã độc, ví dụ như đánh cắp tiền của người dùng).
Trong cả hai trường hợp, DeFi có thể mất uy tín với cơ quan quản lý, các cơ quan này sẽ nói “tốt, rõ ràng là bạn CÓ khả năng tuân thủ các quy định của chúng tôi, do đó bạn là một người môi giới chứng khoán” hoặc “điều này đầy gian lận và có hại cho các nhà đầu tư .”
Nhóm Skynet của Sia công bố dự án mới có tên “Homescreen” – một sự thúc đẩy để đảm bảo giao diện người dùng không thể ngăn chặn trong Web3.
Tôi nghĩ Homescreen (hoặc các tiêu chuẩn tương tự) sẽ rất quan trọng ở Mỹ, vì các nhà phát triển DeFi bị đẩy vào bóng tối dưới sự giám sát của Sauron. Trong vòng ba năm, một nửa sự phát triển DeFi có thể là ẩn danh cùng những nghiên cứu mở và nửa còn lại có thể là các điểm tích hợp CeDeFi. Cả hai đều phát triển tốt!
Theo ý kiến của tôi, AnonFi và giao diện người dùng không cần cấp phép (permissionless front-ends) là nơi chúng ta nên thử nghiệm các giới hạn của code và luật. Không ai muốn bảo vệ nhà phát triển và người duy trì một dịch vụ lộn xộn cố tình bán cho khách hàng trên darknet. Chúng ta có muốn bảo vệ những hacker đang tạo nên sự kỳ diệu cho tiền ảo từ internet và thiết lập những nguyên tắc mới cho nền tài chính toàn cầu hay không? Họ là những anh hùng.
Sự bùng nổ của CeDeFi
Một trong những điều đáng lo ngại nhất trong năm đã xảy ra khi ngân hàng Pháp Societe Generale gửi đề xuất công khai qua diễn đàn quản trị của MakerDAO để các token trái phiếu mới của họ được chấp thuận làm tài sản thế chấp trị giá 20 triệu USD trong DAI.
Đây là luận điểm tăng giá mà nhiều người trong chúng ta đã gặp trong các blockchain công khai phổ biến; các tổ chức sẽ làm những gì họ đã làm trước đây trong các thị trường cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending marketplaces), tham gia vào khi hợp pháp và đủ thanh khoản để được an toàn.
SocGen hầu như không đơn độc. Messari đã chuẩn bị EY để khởi chạy chuỗi Polygon được cấp phép. Sự hấp dẫn của R3 tạo ra token DeFi trên Ethereum. Kế hoạch của Visa nhằm xây dựng một mạng lưới stablecoin “layer 2” kết nối các chuỗi khối công khai (public blockchain) và các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong tương lai – kế hoạch có vẻ tham vọng hơn bất cứ thứ gì khác. Điều mà chúng ta nên hét lên, bởi vì nó sẽ chuẩn hóa các stablecoin và các chủ ngân hàng trung ương cùng một lúc. (“Với USDC thì không như vậy.”)
Như Stani đã nói, “các tổ chức vẫn đang luyện tập trước khi áp dụng vào DeFi.”
Tôi đặt cược phần lớn vào người dùng DeFi và khối lượng KYC trong vòng vài năm tới. Sự đặt cược này có vẻ khả quan (một con đường trung hạn bền vững duy nhất) và có thể mở ra nhiều thứ như ngân hàng dự trữ phân đoạn tài sản (fractional reserve banking) và cách tính điểm tín dụng offchain (cần được xác định nếu chúng ta muốn).
Điều đó đặt ra câu hỏi liệu những tổ chức tham gia vào DeFi có khuyên các cơ quan quản lý giao thức kiên quyết theo hướng “có quy định” đến mức các dự án bắt đầu tuân thủ code ở cấp độ cốt lõi và biến thành walled gardens hay không. Đừng nói đây là FUD và proof-of-stake có thể chống lại các biện pháp cưỡng chế của quy tắc đa số. Tôi không nói rằng tôi thích tương lai tiềm năng này, có vẻ đây là một rủi ro không đáng kể.
Quản trị không như dự kiến
Compound tác động đến toàn bộ cơn sốt DeFi và đợt tăng giá trong 18 tháng qua, vì vậy tôi cho rằng Compound đã vượt qua khủng hoảng khi vô tình gửi 160 triệu USD token cho người dùng vào mùa thu trong quá trình nâng cấp giao thức, sau đó giải quyết số token này thông qua một loạt các đề xuất quản trị đền bù. Compound đã nhận lại được rất nhiều sự tín nhiệm của cộng đồng.
Compound không phải là nền tảng duy nhất gặp vấn đề. Uniswap đã thất bại với khoản tài trợ 20 triệu USD không ràng buộc (không có thời gian hold tối thiểu) cho Quỹ giáo dục DeFi (DeFi Education Fund), dẫn đến việc bán tháo 50% UNI đổi lấy USDC.
Cộng đồng không muốn một đợt dump giá, ngay lúc đang chi trả cho chính sách thực sự quan trọng tác động đến các chính trị gia ở DC vẫn đang thích USD. Công ty phân tích Flipside đã nhìn thấy điều này và nhận xét, “này, chúng tôi sẽ không dump giá Uniswap, chỉ cần cung cấp 25 triệu USD tài sản thế chấp cho việc “phân tích hỗ trợ cộng đồng ” và chúng tôi sẽ HODL, stake và kiếm tiền từ thả nổi.” Khá thông minh, nhưng điều đó cũng gây ra tranh cãi (từ đối thủ cạnh tranh) và đề xuất đã thất bại. (a16z có một phiếu chống.)
Chúng ta sẽ nói thêm về quản trị trong Chương 9 về DAO.
Hiện tại, đủ điều kiện để nói rằng tôi cực kỳ lạc quan về cơ sở hạ tầng quản trị, những cải tiến trong triển khai ngân quỹ giao thức và các mô hình phân phối DAO đang trả tiền cho người dùng, những người có đóng góp cá nhân, các doanh nghiệp cũng như DAOs. Đó là công cụ nền tảng dẫn đến tương lai DAO có thể thay thế hầu hết các công ty.
Sự bảo mật & “Khu rừng tối”
Quản trị DeFi ngày nay giống bộ phim Veep hơn là House of Cards. Không có gì quá nham hiểm (cho đến nay), chỉ là những người đóng góp nghiêm túc tìm cách khiến các hoạt động phi tập trung bớt khủng khiếp hơn.
Chúng ta chưa tìm thấy nhiều lỗi quản trị (governance bugs) trong “khu rừng tối”, nhưng vẫn còn rất nhiều lỗi hợp đồng (contract bugs), MEV front-running, thao tác cho vay tức thời (flash loan manipulation) và rug pulling (thuật ngữ ám chỉ sự lừa đảo đến từ các nhà phát triển dự án) khiến các nhà nghiên cứu bảo mật phải làm việc bận rộn suốt đêm.
Tiền của người dùng thường gặp rủi ro, ngay khi trong ví trình duyệt “an toàn”. Các sàn giao dịch bị tấn công. Key bị đánh cắp. Nhiều người gian lận swapped SIM. Các giao thức bị tấn công.* Rủi ro phức tạp vì bản thân các hệ thống đã rất phức tạp.
Bạn không đầu tư vào crypto với tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (risk-free rate). Bạn có hiểu biết trên mức trung bình nếu bạn đang áp dụng các token được niêm yết trong DEX thông qua Metamask. Và bạn nhận ra rằng rủi ro kỹ thuật chỉ là một phần của chuyện bù rủi ro (risk premium) mà bạn đã đăng ký.
Tôi hy vọng điều đó không xảy ra với chính tôi (hoặc bất kỳ ai) và chúng ta cần giảm thiểu những sai sót lớn nhất có thể. Tuy nhiên, việc tấn công là có mục đích và sẽ giúp tăng cường bảo mật của hệ sinh thái lớn hơn.
Chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để trở thành một nhà nghiên cứu bảo mật hoặc một nhân viên bán bảo hiểm ngay lúc này.
Hiện tại, TVL đã đạt hơn 250 tỷ USD trong các hợp đồng thông minh trên nhiều giao thức khác nhau. Các nhà nghiên cứu bảo mật Ethereum đang rất bận rộn và hiện tại mức phí cao đang đẩy nhiều tài sản rủi ro sang các blockchain hoàn toàn mới. Ethereum giảm TVL từ 98% xuống 67% .
Ba điều cần chú ý trong năm 2021:
1) Bảo hiểm hợp đồng thông minh như Nexus đã trở thành kỳ lân bảo hiểm crypto đầu tiên, nhưng chưa phải là kiểu bảo hiểm cuối cùng.
2) Thư viện hợp đồng thông minh an toàn được xác minh và bảo mật dưới dạng dịch vụ (security as-a-service). Ví dụ: Forta cung cấp “nền tảng bảo mật runtime cấp doanh nghiệp để phát hiện các mối đe dọa trên toàn hệ thống thông qua mạng lưới các nhà khai thác nút được khuyến khích để tìm ra các hành vi xấu”. Đây là một hệ thống thần kinh trung ương của DeFi. Giả sử ngón chân của bạn cảm thấy làn gió lạnh thì mạng lưới Forta có thể gửi tín hiệu đó đến bộ não nhanh chóng, đóng vai trò như một thiết bị ngắt mạch trong tương lai.
3) Các nhà nghiên cứu bảo mật hợp đồng thông minh.
Tôi đã đầu tư vào hai phần đầu tiên và rất vui khi đầu tư vào ISA token của samczsun.
Nghiêm túc mà nói, đây là câu chuyện hoành tráng nhất trong năm, và không ai trong MSM chọn nó. (Hacker) samczsun đã tìm thấy một lỗ hổng 350 triệu USD trong SushiSwap, lỗi này đã lấy code gốc của Uniswap Labs trong danh mục đầu tư Paradigm, và dường như đã cứu dự án cùng người dùng của nó. samczsun là hacker mũ trắng mà chúng ta cần, không phải là người mà chúng ta xứng đáng có được.
Mở khóa đợt Bullish & Tổng cung pha loãng hoàn toàn (FDV – Fully Diluted Cap)
“Fully diluted value – FDV” là số liệu khá khó hiểu đối với các hệ sinh thái được quản lý bởi DAO hoạt động tốt so với các nền tảng tập trung. Và điều này đại diện cho một công ty muốn phổ biến số liệu, sử dụng nghiên cứu liên quan nhằm xác định các tai tiếng trong nhiều dự án và nói chung không thể kích hoạt việc mua token bằng ngân quỹ lớn.
Cách tốt để unlock token mang nhiều sắc thái hơn, giống như cách bạn mong đợi ban giám đốc xem xét phát hành cổ phiếu mới, ngoại trừ việc hội đồng quản trị trong trường hợp này là một cộng đồng lớn và phân tán.
Coinbase có 10.000.000.000 cổ phiếu phổ thông Class A được ủy quyền, nhưng chỉ có 155.243.470 cổ phiếu đang lưu hành. Điều này không khiến cho FDV là 5 nghìn tỷ USD. (Tuy nhiên) Cũng có thể nói như vậy đối với nhiều giao thức.
Điều quan trọng là quyền thống trị và kiểm soát các token. Bạn muốn biết các “cá voi” kiểm soát nguồn cung token nhất định là bao nhiêu. Đối với các tổ chức, người sáng lập, VC (quỹ đầu tư mạo hiểm),… cần biết lock-ups (giai đoạn không rút được vốn đầu tư), quy mô vị thế và ý định của họ. Không hẳn là tiêu cực khi thấy các vị thế tập trung trên các mạng nhất định. Ethereum đã hoạt động tốt mặc dù Joe Lubin đã tích trữ sớm và bạn có thể thích SOL *vì* bạn biết rằng SBF nắm giữ cố định 30% nguồn cung (ờ, tôi đùa đấy).
Mọi người đang bắt đầu quay lại với meme “bullish unlocks” và sử dụng ngân quỹ như một chất xúc tác nhằm tăng nhu cầu của mạng lưới. Có nhiều niềm tin vào các VC trở thành những seller thứ cấp chuyên nghiệp khi giá đi lên, hơn là những seller hoảng loạn khi giá giảm mạnh, do đó chỉ số FDV có thể quan trọng với các token được phân phối tốt hơn là những token có những backer lớn, có định hướng lâu dài.
Bài viết được bạn Hồng Nhung thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Crypto Theses for 2022” của Messari; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin