Bây giờ, chúng ta còn rất nhiều điều cần phải đề cập, hãy đánh giá tổng quan ETH, Layer và Bridge.
Tổng quan ETH trong báo cáo lợi tức quý 3
Tôi thích Bản cập nhật quý 3 trên Ethereum của Bankless. Từ đó có thể tạo “báo cáo lợi tức (earnings reports)” cho bất kỳ cộng đồng crypto nào mà không cần các nhà đầu tư trung tâm và có thể thực hiện việc báo cáo lợi tức trong bất kỳ khoảng thời gian nào cũng như cập nhật theo thời gian thực. Tôi đang nói về sự cải thiện gấp 1000 lần đối với tính đối xứng của thông tin dành cho nhà đầu tư.
Cũng khá thú vị khi viết về hiệu suất tài chính của Ethereum. EIP-1559 đã ra mắt vào đầu tháng 8 tại London Hard Fork, tái cấu trúc phí thị trường của mạng lưới và đốt phí gas ETH (vì lợi ích của tất cả holder ETH). Hơn 1,3 tỷ USD đã được burn trong nửa quý sau khi cập nhật, giúp Ethereum trông như một cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao. Bạn đánh giá thế nào về một công ty có hồ sơ tăng trưởng mạnh như vậy?
Sự đam mê NFT đã đẩy Ethereum đến điểm cực hạn, ngay cả khi nhiều dung lượng trên chuỗi đã chuyển sang Layer 2 (Optimistic Ethereum đã ra mắt bản Alpha vào tháng 7 và Arbitrum One’s Mainnet ra mắt vào tháng 8).
Tính đến thời điểm bài viết này, hiện đã có 330 triệu USD bị khóa trong Optimism (Uniswap và Synthetix), 2,7 tỷ USD bị khóa trong Arbitrum (UNI, SUSHI, Reddit) và 5,1 tỷ USD bị khóa trong Polygon (Aave, Polymarket, Decentraland).
DeFi Llama theo dõi tất cả giá trị này theo thời gian thực và đây là trước khi bao gồm thông lượng chuyển sang chuỗi zk-rollup của dYdX được xây dựng trên StarkWare, nơi thanh khoản khoảng 1 tỷ USD và từng có thời điểm khối lượng giao dịch vượt Coinbase.
Như Bankless đã tóm tắt, “có nhiều giá trị bị khóa [trong Defi] hơn giá trị vốn hóa thị trường của hầu hết các ngân hàng”, hàng tỷ USD đã bị burn trong EIP-1559, Layer 2 có thể tương tác đã bùng nổ và sự kiện “The Merge” với proof-of-stake của Ethereum blockchain đang trong giai đoạn cuối cùng, có thể thưởng thêm cho những holder ETH thông qua staking và giới thiệu các nhà đầu tư tổ chức mới.
Không tệ cho công việc của một năm. Không có luồng gió rõ ràng nào trong tầm nhìn, dù điều đó có thể thay đổi nhanh chóng trong môi trường rủi ro (dựa trên tính phản hồi của crypto) hoặc nếu ETH2 bị trì hoãn hoặc đình trệ trong việc chấp nhận sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.
1559: Miners và MEVers
EIP-1559 đã giúp ổn định thị trường phí giao dịch Ethereum bằng việc thực hiện “thay đổi phí cơ sở” 12,5% trên mỗi khối (block), giảm sự biến động phí giao dịch và chuyển hướng một số vectơ tấn công “giá trị có thể khai thác của miner”.
Giữa London Hard Fork và sự chuyển hàng loạt khối lượng trao đổi phi tập trung (decentralized exchange volumes) sang chuỗi Layer 2 (bạn có thể biết ứng dụng nào có nhiều khả năng chuyển sang Layer 2 nhất bằng cách theo dõi bảng xếp hạng này), MEV đã giảm hơn 80% tỷ lệ sử dụng mạng từ đầu năm đến nay.
EIP-1559 cũng lấy một số tiền của thợ đào (miners) bằng cách burn phí cơ sở thay vì chuyển chúng cùng với phần thưởng khối (block rewards). Điều này gây lo ngại về The Merge – chưa bao giờ thấy sự chuyển đổi từ mạng lưới proof-of-work sang mạng lưới proof-of-stake ở mức độ này trước đây, nhưng tiền của tôi đang trong quá trình chuyển đổi suôn sẻ – ít nhất là khi nói đến các miner.
Hai trong số các mining pool lớn của Trung Quốc đã đóng cửa sau lệnh cấm khai thác của ĐCSTQ và các thợ đào phương Tây còn lại (nhiều người có quan hệ với các nhà đầu tư Ethereum ban đầu) dường như chuyển sang staking hơn là tham gia vào cuộc chơi quyền lực vào phút cuối.
The Merge & Liquid Staking
“Merge” của Ethereum với proof-of-stake sẽ thay đổi hoàn toàn động lực của thị trường staking. JPMorgan thậm chí còn dự đoán rằng việc staking sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 40 tỷ USD/năm vào năm 2025.
Với tất cả những lợi ích của việc chuyển đổi, staking đưa ra một vấn đề về chi phí cơ hội. Việc khóa các tài sản để tham gia vào quá trình xác thực mạng lưới (đặc biệt là trong khoảng thời gian staking ban đầu kéo dài một năm) ngăn không cho các tài sản này được sử dụng trong các phần khác của hệ sinh thái.
Các nhà phát triển sẽ không mất nhiều thời gian để khắc phục vấn đề này và đưa ra các phương pháp thanh khoản tổng hợp cho tất cả vốn đã stake. Hiện tại, chỉ có 10 tỷ USD tài sản đã stake – con số sẽ phải tăng gấp 50 lần hoặc hơn, nếu đạt ngưỡng doanh thu staking 40 tỷ USD của JPMorgan vào năm 2025. Còn quá sớm để chọn người chiến thắng trong các dự án, nhưng tôi đang theo dõi và đầu tư vào Lido lẫn Anchor.
Có thể kiếm được phần thưởng staking trong khi vẫn duy trì tài sản thế chấp có tính thanh khoản sẽ mở ra nhiều cơ hội, và mặc dù tạo nên xu hướng tăng dài hạn, tôi hơi lo lắng trong ngắn hạn về rủi ro thanh lý .
- Thị trường tăng giá (Bull markets) không tồn tại mãi, sự chậm trễ của Merge, tâm lý thị trường chuyển sang “rủi ro” cùng việc chuyển ETH sang các layer 1 khác có thể tạo ra tình huống rút tiền hàng loạt trong các giao thức DeFi dựa vào stETH để thế chấp của Lido
- Các cầu nối chuỗi chéo (cross-chain bridge) dễ bị tấn công, tính khả dụng chuỗi chéo của các token này dẫn đến một số rủi ro kép về mặt kỹ thuật
- Thời gian ngừng hoạt động của validator sau khi Merge có thể bị cắt giảm, điều này ảnh hưởng đến việc hỗ trợ tài sản thế chấp của các token đã stake.
Tôi không đủ thông minh để chấp nhận những rủi ro này. Nhưng cũng kỳ diệu như DeFi, tôi biết rằng đòn bẩy có hệ thống, các layer thế chấp, tính khả dụng của chuỗi chéo và sự di chuyển chưa từng có của mạng lưới 500 tỷ USD sang một blockchain hoàn toàn mới sẽ tạo ra rủi ro.
EVM hay Non-EVM
Tôi tin rằng chúng ta sẽ sống trong một thế giới đa chuỗi (multi-chain) và EVM của Ethereum chắc chắn sẽ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trên cơ sở hợp nhất trong nhiều thập kỷ tới. Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ đề cập đến các chain dẫn đầu trong cuộc đua Layer 1, với các phần dành riêng cho Solana, Cosmos IBC, Polkadot và Terra.
Có một khoảng thời gian mà cuộc chiến chia sẻ tư duy sẽ diễn ra, nhưng bạn chắc chắn sẽ thấy một tương lai không có nhiều layer 1 cùng chung sống hòa bình. Chúng ta có thể thấy hàng trăm hay hàng nghìn “rollups”, “parachains” hoặc “zones” riêng cho ứng dụng, nhưng sẽ không có hàng trăm tiêu chuẩn L0/L1/L2. Như Ramshreyas đã viết gần đây, các nền tảng công nghệ lớn có xu hướng hướng tới các mô hình nhị quyền bán (duopolies).
Tôi không chắc rằng các nhà phát triển (đặc biệt là những người làm việc trong các nhóm nhỏ) sẽ chọn tích hợp với nhiều máy ảo ngoài top 3 trong thời gian ngắn, trừ khi chúng có kỹ thuật vượt trội phù hợp với các ứng dụng của họ. (Ví dụ: trao đổi phi tập trung của Serum chỉ có thể hoạt động trên Solana, vì sổ lệnh giới hạn trung tâm của nó không khả thi trên Ethereum.)
Nhiều dự án mới thành lập sẽ phải lựa chọn trong trung hạn giữa việc đi theo con đường “an toàn” khi xây dựng trên EVM của Ethereum hoặc đến vùng đất mới trên một nền tảng công nghệ có thể không tồn tại khi thị trường giảm.
Định giá tương đối Layer 1
Nhìn chung, các đối thủ của Ethereum đều đang có những cách khác nhau để giải quyết “tính mở rộng của bộ ba bất khả thi” cho rằng các blockchain chỉ có thể ưu tiên hai trong ba tiên đề bất khả giữa khả năng mở rộng (scalability), tính phân quyền (decentralization) và tính bảo mật (security).
Vitalik và các nhà phát triển cốt lõi đã tập trung cho “mở rộng tương lai roll-up” ưu tiên bảo mật và phân quyền của blockchain Ethereum cơ sở dựa trên khả năng mở rộng, điều này sẽ được đưa qua các chuỗi liền kề khác. Mô hình này tương tự như con đường ưu tiên của Polkadot và Cosmos. Mặt khác, Solana muốn đi nhanh nên đã hy sinh một số cấp độ phi tập trung.
Khi nói đến việc định giá tương đối, bạn cần nghĩ ngay đến quy mô của toàn bộ nền kinh tế của dự án, hệ sinh thái nhà phát triển, giá trị mà dự án đảm bảo, khả năng tương tác (interoperability) và các ưu đãi mà họ cung cấp, cơ chế nắm bắt giá trị và sự đánh đổi kỹ thuật nào làm bạn tin rằng các ứng dụng lớn nhất sẽ sử dụng để tối ưu hóa.
Vào đầu năm, tôi vẫn nghĩ rằng vị trí dẫn đầu của ETH là không thể lung lay. Bây giờ tôi không chắc, ngay cả khi có một số điều thuận lợi trong năm mới. Phi tập trung (cụ thể là phân quyền chính trị – political decentralization) và kiến trúc hợp lý đã trở thành những đặc tính thứ yếu và bị bỏ qua ở thị trường chỉ chú trọng lợi nhuận vào năm 2021. Không phải mọi chuỗi mới đều gạt phân quyền sang một bên, nhưng nhiều chuỗi đang làm điều này.
Ngay cả khi Ethereum quản lý để chống lại các đối thủ non-EVM, Ethereum sẽ chuyển dần giá trị sang các rollup chain mà nó dựa trên để mở rộng. ETH chiếm ưu thế ở mức ~ 60% vốn hóa thị trường trong số Layer 1. Con số này sẽ giảm xuống dưới 50% vào năm 2022 hoặc các rollup token Layer 2 sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ETH. Có thể là cả hai lý do trên.
Điều này giống như quan điểm trước đây của tôi về crypto so với nền tảng điện toán crypto. Watkins cũng chỉ ra rằng: Nền kinh tế crypto với nhiều người chiến thắng giống với thế giới chúng ta đang sống ngày nay với năm công ty công nghệ thống trị trị giá 1 nghìn tỷ USD.
Mùa hè Solana bất tận
Không có dự án nào – có thể là trong lịch sử crypto – ngày càng nóng, phát triển nhanh hơn Solana trong năm 2021. Sự hồi phục lại gấp 100 lần, một thách thức huyền thoại từ backer ban đầu, sự quan tâm mạnh mẽ của VC, cơ sở hạ tầng đang bùng nổ (Syndica!*) và hệ sinh thái ứng dụng, một blockchain nhanh, rất nhanh, siêu nhanh, khiến nó trở thành kẻ thách thức hợp pháp đầu tiên trước sự thống trị Layer 1 của Ethereum.
Tôi thừa nhận xu hướng gần đây, nhưng chúng ta cũng thừa nhận sự thật rằng Solana thực sự giỏi điều Ethereum không làm tốt. Solana không cố để vượt khỏi EVM và mô-đun hóa khác Ethereum. Solana đang cố gắng đưa mọi thứ có thể vào chuỗi cơ sở của nó.
Thông tin đáng chú ý tại hội nghị Breakpoint của Solana: 100 triệu USD đầu tư vào phương tiện truyền thông xã hội phi tập trung với cofounder của Reddit, quỹ 100 triệu USD với FTX hướng đến blockchain gaming, Brave chuyển sang Solana làm blockchain mặc định của trình duyệt, Solana trở thành một nền tảng thống trị tiềm năng trong crypto gaming và NFT (FTX tích hợp) và ví Phantom gần đây đạt ngưỡng 1 triệu.
Mạng lưới đã gặp sự cố lớn, 17 tiếng ngừng hoạt động, điều này dẫn đến các vấn đề hệ thống trong các ứng dụng DeFi khiến giá Solana giảm thấp. Việc này không khác với những thách thức kỹ thuật ban đầu mà Bitcoin và Ethereum phải đối mặt. Mạng lưới này đã tích lũy được vốn hóa thị trường hơn 65 tỷ USD chỉ sau 2 năm. Các mạng lưới xuất hiện các lỗi nghiêm trọng trong vòng đời của chúng là điều bình thường.
Tôi sẽ xem liệu động lực này có bền vững trong dài hạn hay không, nhưng Multicoin đã phá vỡ luận điểm ngắn hạn:
“Giao thức blockchain duy nhất có thể [mở rộng quy mô lên đến 10 triệu người dùng] trong vòng 24 tháng tới – Solana… Tôi không nói rằng việc mở rộng quy mô thông qua sharding và roll-up là không thể. Tôi tin cuối cùng thì cả hai giải pháp đều sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, cả hai chiến lược mở rộng không hoạt động hiện nay và sẽ gây ra rất nhiều vấn đề khác cần giải quyết. Thật khó để thấy một thế giới trong đó các tổ chức công bằng được yêu cầu chắc chắn về khả năng mở rộng trong 24 tháng tới vì có rất nhiều thành phần xen vào để mở rộng quy mô Ethereum.”
Lộ trình phát hành chậm và ổn định của Polkadot
Như tôi đã thảo luận với Gavin Wood tại hội nghị Mainnet năm nay, ETH 2.0 rất giống … Polkadot.
Polkadot tự xây dựng như là một “chuỗi các chuỗi – chain of chains”, “Layer 0” hay “meta-protocol” có thể tương tác. Polkadot được thiết kế để kết nối tới 100 “parachains” (hiện tại) để cạnh tranh trong việc chia sẻ bảo mật với Relay Chain cốt lõi.
Tôi không đi sâu vào kỹ thuật ở đây, nhưng bạn nên theo dõi Polkadot, đặc biệt là khi các phiên đấu giá parachain đang bắt đầu phát triển: Năm người chiến thắng đầu tiên sẽ được tích hợp vào mạng lưới vào ngày 15 tháng 12, sau “buổi tổng duyệt” trước đó trên mạng thử nghiệm Kusama.
Polkadot thú vị vì vài lý do, ít nhất là triển khai chậm nhưng ổn định (ngược với tốc độ nhanh của Solana) và team phát triển dường như đi ngược mô hình ETH 2.0 – thay vì đưa các ứng dụng ra khỏi Layer 1 để làm việc trên các chuỗi ứng dụng cụ thể thân thiện hơn (mô hình rollup của ETH), Polkadot bắt đầu với layer cơ sở có khả năng thực thi hạn chế nhưng bảo mật tổng quát.
Giao thức cung cấp hầu hết các chức năng cho các lớp thực thi tùy chỉnh (customizable execution layers) (parachains) theo khoảng thời gian định kỳ (slot auctions), yêu cầu người đóng góp mua và lock DOT liên tục. Tham gia vào staking và trái phiếu phái sinh trên parachain (ví dụ trên Acala), bạn đã tạo ra một kiệt tác ponzinomic.
Polkadot có thể đi chậm và ổn định hơn một chút so với các dự án khác trong chương này, nhưng tôi sẽ không đặt cược chống lại người từng là co-founder Ethereum và theo dõi hành trình trở thành mạng lưới 50 tỷ USD thứ hai.
Cosmos & IBC Opt-In
Khi nhắc đến Cosmos, bạn chỉ cần tập trung vào định nghĩa “interchain” nếu cảm thấy khó hiểu. Cosmos là mạng lưới đầu tiên làm việc trên mô-đun các chuỗi khối và có kế hoạch mở rộng quy mô tập trung vào rollup-centric của Ethereum.
Luận điểm “1 chuỗi thống trị tất cả – onechain-to-rule-them-all” đã mất đi và Giao thức giao tiếp xuyên chuỗi (Inter-Blockchain Communication) của Cosmos (IBC) đã làm được điều mà Polkadot và Ethereum không làm được, giữ cho giao thức này mở và độc lập với Cosmos “Hub” và token gốc của nó – ATOM.
Hub không được đặt trong hệ sinh thái Comos. Hub cạnh tranh bình đẳng với các chuỗi khác vì đóng vai trò là bộ định tuyến trung tâm của dữ liệu và tài sản trên toàn hệ sinh thái Cosmos trong tương lai.
Mô hình bảo mật chia sẻ ban đầu của Hub cung cấp các blockchain Cosmos mới (“zones”) tùy chọn để neo vào Hub trên cơ sở otp-in. Giống như Relay Chain của Polkadot hay Beacon Chain của Ethereum, nhưng 100% là tùy chọn.
Cosmos coi khả năng tương tác như một phổ, sau đó – các zone và người dùng của họ chọn rủi ro bảo mật sẽ gặp phải khi kết nối với các khu vực khác. Các zone không được ghép nối có thể hoàn toàn không kết nối, trong khi các zone được ghép nối hoàn toàn có thể chia sẻ một quy trình đồng thuận duy nhất.
Erik Voorhees đã trình bày sự phát triển đa chuỗi của các nền tảng hàng đầu một cách độc đáo:
Ethereum Q1: DeFi, phi tập trung, nhưng hơi chậm và rất đắt
BSC Q2: DeFi, không phi tập trung, nhưng khá nhanh và rẻ
Solana Q3: DeFi, khá phi tập trung, rất nhanh và rẻ
Cosmos/IBC Q4: DeFi, phi tập trung, nhanh và rẻ
Charlie Noyes của Paradigm nói đơn giản hơn: “Nếu Ethereum là một máy tính lớn, thì Cosmos là giao thức để kết nối mạng lưới các máy chủ độc lập.” Chuyên môn hóa chuỗi có thể là cách duy nhất để mở rộng quy mô hoạt động trên chuỗi hiệu quả, nhưng Cosmos không tìm kiếm câu trả lời sớm cho câu hỏi làm thế nào để blockchain được mô-đun hóa và thị trường nào sẽ là người chiến thắng.
Đó là một lý do khiến Cosmos cung cấp cho hai trong số 10 blockchain hàng đầu (Binance Smart Chain và Terra) và có thể bao gồm hàng chục blockchain khác trong tương lai, gồm cả Ethereum.
Như Do Kwon đã nói tại Mainnet: “Có lẽ đó là một ý tưởng tồi tệ nếu gắn tất cả các ứng dụng vào một máy tính toàn cầu. Có lẽ chỉ có ý nghĩa ở một tương lai multi-chain.
Terraforming La Luna
Có thể có người đã đọc vài phần cuối cùng và nghĩ “ôi, điều này quá bí mật với tôi.” Tôi biết rằng đang làm người khác thất vọng do không tìm thấy Layer 1 bởi các quảng cáo về chúng, nhưng chúng ta sẽ chuyển sang một “Layer 1” và sau đó dừng ở đây. Terra thú vị vì nó là một nền tảng Layer 1 đã và đang nổi lên.
Hệ sinh thái ứng dụng của Terra đã bùng nổ trong năm nay. Mối quan hệ hợp tác với ứng dụng thanh toán Chai của Hàn Quốc mang tới cho Terra 2,3 triệu người dùng.
Stablecoin thuật toán của Terra – UST đã tăng từ 0 đến 7,2 tỷ USD trong năm đầu tiên và có thể sớm vượt qua Dai của Maker về vốn hóa thị trường. Ứng dụng chứng khoán tổng hợp Mirror có TVL là 1,5 tỷ USD, chỉ kém Synthetix 2,1 tỷ USD. Giao thức Anchor của Terra đã khóa 4 tỷ USD LUNA gần bằng Lido của Ethereum khóa 6 tỷ USD ETH.
Trở ngại lớn nhất vẫn chưa rõ, nhưng không rõ liệu có thể quản lý hay có thảm họa gì xảy ra đối với toàn bộ hệ sinh thái Terra.
Ngoài cuộc đối đầu giữa Do Kwon/Terraform Labs với SEC về Mirror và token chứng khoán tổng hợp, còn có sự phản hồi của UST và việc sử dụng LUNA như một nguồn tài sản thế chấp chính cần được quan tâm.
Trong môi trường “rủi ro”, không rõ Terra và UST có thể phục hồi – trong đợt giảm mạnh vào mùa xuân của LUNA, UST gần như phá sản do giá trị của LUNA giảm xuống dưới tổng giá trị UST đang lưu hành. Cũng cần một khoản vốn 70 triệu USD từ Terraform Labs để củng cố nguồn dự trữ ổn định tại Anchor – giao thức cho vay Terra quan trọng của hệ thống. Người cho vay cuối cùng của mô hình hoạt động cho đến khi nó không hoạt động nữa.
Mặt khác, bản nâng cấp Columbus-5 của giao thức (trong số những thứ đã kết nối Terra với tất cả các blockchain Cosmos khác) và tích hợp Wormhole v2 (đưa LUNA và UST vào Ethereum, Solana và Binance Smart Chain) sẽ khắc phục một số vấn đề bằng cách mở rộng giao thức trên các chuỗi khác, cũng như mở rộng tương thích của UST trên phần còn lại của nền kinh tế tiền điện tử.
Đó là lý do tại sao tôi vẫn lạc quan về tiềm năng lâu dài của Terra. Chỉ riêng tiềm năng stablecoin của Terra đã mang lại cho dự án một cú hích lớn.
Phần còn lại của L1s
Cardano nằm trong top 10, nhưng không ai trong đội Research của Messari khuyến nghị thay thế một phần SOL, DOT, LUNA hoặc ATOM bằng ADA. Nếu có bất cứ điều gì, Avalanche là “bong bóng đầu tiên” được đánh giá cao, tôi sẽ sớm công bố một báo cáo lớn về nó.
Algorand cũng đã thực hiện một số động thái gần đây và nó đã có được Mooch. Fantom đã có được Andre Cronje (một trong 10 người hàng đầu vào năm ngoái nhờ dự án stablecoin của Yearn) và bảo hiểm từ Nansen. Near rất tích cực với các ưu đãi, tài trợ và mở rộng hệ sinh thái của mình qua sidechain Aurora tương thích EVM.
Bây giờ hãy chuyển đến các L2s …
Polygon
Trước khi chúng ta chuyển sang các dự án L2, về cơ bản có bảy con đường để mở rộng quy mô blockchain mà chúng ta biết cho đến nay:
1. Tối ưu hóa layer 1: Có rất nhiều cách tiếp cận sáng tạo để mở rộng quy mô của các blockchain cốt lõi. Tất cả đều có những đánh đổi khác nhau trong vấn đề nan giải về phân quyền (decentralization), bảo mật (security) và năng lực giao dịch
2. Khả năng tương tác của Layer 0: Ethereum 2.0, Polkadot và Cosmos IBC đều đưa ra giả định tương tự rằng mạng của họ về cơ bản sẽ là mạng lưới các chuỗi có thể tương tác với các lớp cơ sở được chia sẻ.
3. Kênh thanh toán (Payment Channels): Đây là những gì mạng lưới của bitcoin sử dụng. Bạn lock tiền trong một kênh và có thể hoạt động với các kênh khác cùng tập lệnh. Đây là trường hợp đặc thù: tốt cho các khoản thanh toán, nhưng không tối ưu cho hầu hết các trường hợp khác.
4. Sidechains: xDai là một ví dụ điển hình. Binance Smart Chain được cho là chuỗi phụ của Ethereum (ít nhất là có thể trong tương lai). Sidechain gắn vào một số mạng Layer 0/Layer 1 và chịu trách nhiệm về các mô hình bảo mật đồng thuận của riêng chúng.
5. Plasma: Thường được gọi là “chuỗi con” vì chúng là bản sao của Ethereum, đây là các blockchain riêng biệt được neo vào Ethereum thông qua hệ thống cầu nối có độ tin cậy ở mức tối thiểu. Mỗi chuỗi Plasma có thể sử dụng cơ chế riêng để xác thực các giao dịch, nhưng vẫn sử dụng chuỗi khối Ethereum đóng vai trò như trọng tài.
Các thiết kế Plasma khác nhau đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề về UX và bảo mật, đồng thời không hỗ trợ tự nhiên cho việc phát triển hợp đồng thông minh. Ví dụ, OMG và Polygon, đã ra khỏi Plasma, dẫn đến một số ý kiến cho rằng Plasma đã chết.
6. Optimistic Rollups: Optimistic và Arbitrum sử dụng rollup này (xem phần tiếp theo). Rollup là miniblockchain di chuyển các tính toán khỏi Ethereum. Chúng tách biệt bộ lưu trữ trạng thái (toàn bộ dữ liệu giao dịch – được lưu trữ trong chuỗi rollup) và fingerprint của trạng thái đó (được đẩy lên Layer 1) và tính “lạc quan” giả định rằng fingerprint đại diện cho lịch sử giao dịch chính xác trên rollup.
Vì Ethereum đóng vai trò là trọng tài cuối cùng, cho phép các rollup đảm bảo bảo mật cho Ethereum. Đây là mô hình “vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội”, nơi người dùng có thể gắn cờ các giao dịch gian lận trong “giai đoạn thử thách”.
Mặc dù tương thích hoàn toàn với EVM (Uniswap, Sushiswap đã được chuyển đi), giai đoạn thử thách nghĩa là các giao dịch chuỗi chéo (như chuyển từ Arbitrum sang Ethereum) không thanh khoản ngay lập tức.
7. ZK-rollups: zkSync và StarkWare sử dụng những rollup này và dydx đang hoạt động bằng công nghệ của StarkWare. ZK-rollups diễn ra nhanh như chớp vì nó sử bằng chứng hợp lệ (validity proofs), giúp xác minh ngay lập tức và bỏ nhu cầu về giai đoạn thử thách gây trục trặc thanh khoản.
Nó cũng đạt được những bước tiến trong việc tương thích với EVM, với các compiler tích hợp sẵn StarkNet của StarkWare và ZKSync 2.0 để hỗ trợ việc thực thi các hợp đồng thông minh viết bằng Solidity và Vyper.
Nhưng các giải pháp tương thích với EVM này vẫn chưa hoạt động. ZK-rollups hiện nay chỉ hỗ trợ một số tác vụ rời rạc như chuyển trực tiếp và giao dịch (giống như Loopring).
Đây là hình ảnh cụ thể:
Nếu bạn vẫn chưa hiểu, Finegraphic đã thực hiện rất tốt việc chia nhỏ Layer 2 và đặc biệt là Polygon. Coin98 có infographic thể hiện hệ sinh thái ETH2 và các giải pháp mở rộng quy mô nói riêng. Ben Simon (Mechanism Capital) là một bậc thầy trong việc tạo ra rollup.
Sự phát triển của Polygon trong năm nay rất đáng chú ý. Tôi không nói về đợt tăng giá gần 100 lần cho đến nay. Tôi đang nói về mức độ hiệu quả mà nhóm đã đạt được trong việc xây dựng một giao thức mở rộng quy mô tổng quát cho phép các nhà phát triển ứng dụng lựa chọn giữa việc xây dựng một chuỗi sidechain Ethereum, một chuỗi Plasma hoặc (sắp tới) một chuỗi rollup.
Thực tế là Polygon chuyển Ethereum trong địa chỉ người dùng đang hoạt động, điều tốt nhất là việc mở rộng quy mô là một ưu tiên tồn tại đối với hệ sinh thái Ethereum. Không phải vì vai trò của Polygon trong việc xử lý các giao dịch NFT/gaming, trong mùa hè này, việc chuyển sang các Layer 1 thay thế như Solana có thể còn nhanh hơn.
Lịch sử crypto cho thấy Polygon hiện lớn hơn nhiều so với giải pháp sidechain “Matic” ban đầu và Plasma đã được khởi chạy trên Ethereum. Sản phẩm cốt lõi của Polygon vẫn là Polygon PoS Chain và PoS Bridge tương thích với EVM, tạo ra bảo mật từ một nhóm staker MATIC trên Ethereum.
Chuỗi này không phải là rollup vì nó có bộ trình xác thực riêng biệt, nhưng cũng không phải là chuỗi phụ (sidechain) vì các trình xác thực Polygon định kỳ cam kết trạng thái của chuỗi với Ethereum, làm cho nó như một “chuỗi cam kết – commit chain”.
Polygon từ đó đã mạo hiểm tiến vào “lãnh thổ” mới với một loạt các giải pháp mở rộng quy mô và công cụ bổ sung. Từ tháng 5 đến tháng 7, nhóm đã giới thiệu Polygon SDK (một khuôn khổ để khởi chạy các chuỗi mới có thể hoạt động như một chuỗi rollup hoặc độc lập) và Avail (một giải pháp cung cấp dữ liệu cho chuỗi Polygon SDK).
Polygon cũng tập trung vào công nghệ ZK như một giải pháp mở rộng quy mô dài hạn cho hệ sinh thái Polygon. Vào tháng 8, sự hợp nhất của Polygon với Hermez – một giải pháp mở rộng quy mô ZK Rollup mã nguồn mở – là bước hướng tới việc tích hợp ZK vào hệ sinh thái Polygon cốt lõi.
Nhóm cũng đã công bố quỹ chiến lược 1 tỷ USD để đầu tư vào công nghệ ZK và tiết lộ “Miden” rollup dựa trên STARK sắp tới sẽ tương thích với EVM.
Trong thời gian đủ dài, tất cả crypto sẽ quy về zero-knowledge crypto (zero-knowledge).
Optimistic
Vitalik và các nhà phát triển chính của Ethereum đã đi đến “rollup-centric” nhằm mở rộng quy mô Ethereum giống nhất với thiết kế của Polkadot và Cosmos. Việc giải quyết một loạt các layer thực thi, tương thích với EVM, độc lập “rollup” giống với Beacon Chain của Ethereum thông qua hai rollup khác nhau: optimistic và zero-knowledge (ZK). (Hiểu thêm về cách hoạt động của chúng tại đây)
Optimistic rollups giả định rằng tất cả các giao dịch trên blockchain rollup đều hợp lệ. Họ sử dụng mô hình “vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội” trong đó xác nhận giao dịch trên chuỗi Layer 1 phải trải qua giai đoạn thử thách như cơ chế chặn gian lận.
Điều này đòi hỏi độ trễ giữa các giao dịch L1 và L2 để các thách thức xảy ra, nhưng chúng tương thích với EVM “vượt trội”, cho phép các nhà phát triển chuyển các hợp đồng Solidity hiện có từ L1 của Ethereum sang L2s Optimistic với thay đổi tối thiểu.
Có khả năng sẽ thấy hơn 80% khối lượng giao dịch EVM trên chuỗi (on-chain) chuyển sang chuỗi L2 trong 12 tháng tới. Tốc độ di chuyển sẽ đáng kinh ngạc và PoS Merge được triển khai vào đầu năm 2021. Thời gian là điều cốt yếu khi các Layer 1 khác tiếp tục giành được thị phần (vào đầu năm, Ethereum có 98% TVL. Hôm nay giảm xuống chỉ còn 66%).
Sự di chuyển nhanh chóng sang Layer 2 dễ dàng hơn với một số ứng dụng (giao dịch tổng hợp thanh khoản phi tập trung nhất trên một chuỗi rollup), nhưng đối với những ứng dụng khác sẽ khó khăn hơn. Ví dụ: Vitalik nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển nhanh chóng sang L2 (cross-L2 portability) cho các NFT vào mùa thu này.
Mở rộng quy mô Zero-Knowledge
Vitalik cho rằng ZK Rollups sẽ xử lý phần lớn các giao dịch Ethereum trong dài hạn. Nó cũng có thể bổ sung cho các L1 thay thế. Công nghệ tiên tiến nhất trong crypto chưa ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường, nhưng có thể thay đổi với StarkEx và zkSync.
ZK có thể là giải pháp duy nhất cho phép crypto mở rộng quy mô lên hàng tỷ người dùng và cung cấp các tổ chức đảm bảo quyền riêng tư duy nhất có thể cần tham gia vào các chuỗi khối công khai, có thể tương tác để bảo vệ đầy đủ dữ liệu của khách hàng độc quyền.
ZK rollups sử dụng các bằng chứng Zero-Knowledge (còn được gọi là “hạt đậu thần” cho những người trong ngành) để xác nhận gần như ngay lập tức trạng thái của chuỗi L2 với Ethereum L1. Loopring, Immutable X và dYdX là những người dùng sớm, nhưng không mong sự thành công này sẽ dẫn đến việc ZK rollup được áp dụng gấp rút: chúng không tương thích hoàn toàn với EVM và yêu cầu một số tùy chỉnh để chuyển đổi giữa L1 và các L2 khác.
Khoảng cách về khả năng lập trình sẽ thu hẹp giữa Optimistic và ZK rollup (StarkWare cho biết StarkNet sẽ sớm ra mắt), nhưng ngày nay sự cân bằng chính là sự đơn giản và khả năng tương thích so với tốc độ giải quyết. Vitalik có lẽ đúng khi ZK rollups đang thống trị, nhưng từ quan điểm kỹ thuật và điều tiết, sẽ mất nhiều thời gian và rất nhiều sự học hỏi.
Tôi cược là các giao dịch Ethereum L1 chiếm < 20% giao dịch vào cuối năm sau và Optimistic Rollups chiếm ít nhất 50% tổng lượng sử dụng L2 vào cuối năm 2023. Điều này có thể sẽ đến nhanh hơn chúng ta tưởng … bởi đó chính là sự cần thiết.
Xây cho tôi một cây cầu
Hiện tại, rõ ràng một thế giới multichain không chỉ là tương lai, mà còn là hiện tại. Ngày nay, có 15 blockchain lưu trữ hơn 10 tỷ USD tài sản, Bitcoin và Ethereum tự lưu trữ gần 2 nghìn tỷ USD. Tăng trưởng dường như không chậm lại và có khả năng sẽ còn nhiều blockchain tăng lên trong những năm tới với sự ra mắt của Layer 2 rollup.
Thế giới của các chuỗi khối đang nhanh chóng bắt đầu giống với thế giới vật chất của chúng ta ngày nay, được xác định bởi các quốc gia mà mỗi quốc gia có nền kinh tế riêng, được điều chỉnh bởi các quy tắc riêng.
Tuy nhiên, hệ sinh thái blockchain vẫn bị chia cắt. Họ giống như các quốc gia theo chủ nghĩa biệt lập, với hệ thống giao thông hoặc các thỏa thuận thương mại quốc tế còn hạn chế. Ngày nay vẫn chưa có giao thức tích hợp rộng rãi, phi tập trung, có thể mở rộng, di chuyển giá trị và dữ liệu giữa các blockchain mà không cần dựa vào các bên thứ ba đáng tin.
Thay vào đó, người dùng chủ yếu dựa vào các trung gian tập trung như sàn giao dịch và người giám sát để chuyển giá trị giữa các blockchain, khiến họ phải đối mặt với rủi ro giám sát và thu giữ/kiểm duyệt.
May mắn có một số nhóm nhận thức về cơ hội này và các dự án như Cosmos đã được xây dựng cho thế giới từ năm 2014. Dmitriy Berenzon đã viết một tác phẩm về các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với các cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridges).
Cũng giống như khả năng kết hợp của Ethereum cho phép các nhà phát triển gộp các giao thức lại với nhau và xây dựng các ứng dụng mới (ví dụ: Yearn gửi tài sản vào Compound, Aave, Curve,… để có lợi nhuận tự động), chúng ta có thể sẽ thấy các ứng dụng chuỗi chéo tương tự xuất hiện khi cơ sở hạ tầng cầu nối đã sẵn sàng và có khả năng unlock tài sản thế chấp crypto.
Khả năng tương tác chuỗi chéo (Cross-chain interoperability) có khả năng tiêu chuẩn hóa xung quanh một số các giao thức được tích hợp rộng rãi, đáng tin.
Sự chưa hoàn thiện của các giải pháp ngày nay tạo ra xung đột đáng kể giữa người dùng và nhà phát triển; một cầu nối được phân quyền đáng tin cậy đã được thử nghiệm và tích hợp tốt trên các Layer 1 sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên cho tính thanh khoản xuyên chuỗi (cross-chain liquidity) do khả năng dự đoán và độ tin cậy.
Khi nền kinh tế đa chuỗi (multichain) phát triển, các cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridges) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một lượng lớn tài sản và khối lượng lớn dữ liệu được truyền.
Dự đoán: các cầu nối giao thức L1 <> L2 / L1 <> L1 / L2 <> L2 phổ biến nhất sẽ có khối lượng hàng ngày cao hơn so với sàn giao dịch tập trung chỉ trong vòng năm năm.
Tổng kết
Trước khi đến với chương cuối cùng về việc tham gia vào nền kinh tế web3 (và cơ cấu tổ chức xã hội trong tương lai), sẽ rất hữu ích nếu tóm tắt lại sự đổi mới chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong crypto. Tôi thích chủ đề này với 23 sự đổi mới trong crypto sẽ cách mạng hóa thế giới của chúng ta. Thời gian sẽ cho biết liệu thị trường có quá nóng trong ngắn hạn hay không, nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu trong chu kỳ supercycle của crypto.
Bài viết được bạn Hồng Nhung thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Crypto Theses for 2022” của Messari; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin