Tiêu điểm
- Fantom ra mắt trong thời kỳ bùng nổ ICO năm 2018. Giao thức này đã im hơi lặng tiếng trong một vài năm khi xây dựng nền tảng công nghệ của mình, trước khi lấy đà trong suốt năm 2021 và đến năm 2022 khi tập trung vào DeFi.
- Công nghệ của dự án về cơ bản có thể cải thiện các phương pháp hiện có. Fantom cố gắng giải quyết vấn đề nan giải của blockchain bằng cách sử dụng directed acyclic graph (DAG) cho các node để cho phép thông lượng cao hơn trong giao thức.
- Trong khi TVL tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021 và đầu năm 2022, sự ra đi của người đóng góp chính, Andre Cronje, đồng thời với việc TVL giảm mạnh và ít có địa chỉ nắm giữ token mới xuất hiện. Hoạt động của nhà phát triển và khối lượng giao dịch cũng đã giảm.
- Các chỉ số cơ bản như doanh thu, price to sales (P/S) và TVL đến vốn hóa thị trường vẫn mạnh so với các công ty cùng ngành, nhưng vẫn phải xem liệu các chỉ số này có bị ảnh hưởng bởi sự rời đi của Andre hay không.
- Ngay cả trước khi Andre rời đi, chi phí giao dịch tăng vọt trong thời gian hoạt động cao là một dấu hiệu tiềm năng cho vấn đề mở rộng mạng lưới.
- Nhìn chung, giao thức vẫn có một số điều tuyệt vời, nhưng hình ảnh của Andre vẫn còn ảnh hưởng khá lớn, khiến dự án trở thành một khoản đầu tư mang tính đầu cơ vào thời điểm này.
Điều gì tạo nên một giao thức Layer-1 hấp dẫn?
Công nghệ mạnh? Nguồn vốn? Đội ngũ có nền tảng vững chắc? Tokenomics? Hệ sinh thái mạnh? Tất cả những điều này đều phải có. Đó là những gì bài báo cáo này muốn đề cập.
Tất cả các dự án Layer-1 chính ngày nay đều hướng đến các mục tiêu trên. Điều làm nên sự khác biệt của Layer-1s chính là việc áp dụng và sử dụng thực tế.
Một giao thức đáp ứng tất cả các tiêu chí này, tuy nhiên, dường như không nằm trong tầm ngắm của bất kỳ ai. Giao thức này là giao thức xếp hạng thứ sáu về tổng giá trị bị khóa (TVL) và là giao thức chính duy nhất có giá trị tỷ lệ vốn hóa thị trường/tổng giá trị bị khóa nhỏ hơn một.
Tai sao người ta lại sợ hãi khi nói về Hệ sinh thái Fantom?
Tổng quan về Giao thức và Đội ngũ
Fantom được thành lập vào năm 2018 bởi Ahn Byung Ik, một Tiến sĩ khoa học máy tính và là người sáng lập, nhưng đã nhiều lần muốn từ bỏ dự án.
Những việc này ít được đề cập đến trên các kênh chính thức của Fantom, nhưng có những dấu hiệu cho thấy dự án không có công nghệ mạnh mẽ như ban đầu. Ik và đội ngũ ban đầu đã rời dự án hoàn toàn vào năm 2019. Fantom nhanh chóng được đón nhận bởi một người được đánh giá cao là Andre Cronje và Giám đốc điều hành hiện tại là Michael Kong.
Cronje là người sáng lập một loạt các dự án DeFi cực kỳ danh tiếng trong lĩnh vực. Anh ấy đã xây dựng và giúp thúc đẩy các giao thức phổ biến như Yearn.Finance, Keep3r Network và Multichain.xyz đạt giá trị hàng tỷ USD bị khóa, gần như chỉ sau một đêm.
Cronje đã giúp Fantom dẫn đầu các khía cạnh kỹ thuật trong những ngày đầu thành lập và giúp khởi chạy nhiều ứng dụng phổ biến trước khi dường như rời bỏ crypto hoàn toàn vào tháng 3 năm 2022. Anton Nell, đối tác của Andre và cũng là một người đóng góp kỹ thuật lớn khác, cũng quyết định từ bỏ. Hiện nay, Fantom được dẫn dắt bởi Kong với sự lãnh đạo của Fantom Foundation.
Mục tiêu ban đầu của giao thức là trở thành trụ cột chính của các thành phố thông minh nhưng sau đó đã chuyển sang tập trung nhiều hơn vào DeFi. Ngày nay, Fantom tự hào là một trong những nền tảng DeFi được sử dụng nhiều nhất trong số tất cả các Layer-1.
Công nghệ
Fantom là một nền tảng hợp đồng thông minh Proof-of-Stake Layer-1 cạnh tranh trực tiếp với Ethereum, Solana, Avalanche và những dự án khác. Fantom gọi hệ sinh thái của họ là Opera. Kiến trúc cốt lõi của hệ sinh thái Fantom Opera được tạo thành từ hai layer chính: Ware layer và lớp Consensus layer (layer chính).
Consensus Layer
Fantom cố gắng giải quyết blockchain trilemma (ba vấn đề nan giải trong blockchain) bằng cách sử dụng cấu trúc directed acyclic graph (DAG) cho các node. DAGs là cấu trúc cơ sở dữ liệu nổi tiếng để truyền dữ liệu trong toàn mạng. Chúng được đặc trưng bởi một mạng lưới nodes hơn là một chain (chain). Cấu trúc này làm tăng thông lượng vì các giao dịch không cần phải được thực hiện theo thứ tự như trong một blockchain truyền thống.
Nguồn: Zipmex
Mỗi node trong Fantom lưu trữ một DAG cục bộ bao gồm các events block chứa danh sách các giao dịch. Khi các giao dịch được xác nhận trên một node riêng lẻ, chúng được chia sẻ định kỳ với các node khác. Sau khi các giao dịch được xác nhận bởi đủ các node độc lập, blocks sẽ được phân thành các đợt (batch) để tạo thành blockchain hoàn thiện.
Cấu trúc này cho phép các node trong Fantom xử lý các giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các cấu trúc dữ liệu trên các chain khác. Đối với tính khả dụng của dữ liệu, các DAG được tách thành các sub-DAG được gọi là epoch, bao gồm các đợt giao dịch đã hoàn thành.
Nguồn: Whitepaper 2.0 của Fantom
Cấu trúc DAG là công nghệ cơ sở của một cơ chế đồng thuận mới được gọi là Lachesis. Lachesis dựa trên các nguyên tắc của asynchronous Byzantine fault technology (aBFT). Mạng BFT truyền thống yêu cầu các node liên tục truyền tin khi chúng gửi cho nhau các block để xác thực. Loại truyền tin này trở thành một vấn đề khi mạng mở rộng. Lachesis không bị hạn chế như vậy.
Lachesis thì không đồng bộ (asynchronous), có nghĩa là các node có thể đạt được sự đồng thuận một cách độc lập. Sau đó, chúng trao đổi định kỳ các giao dịch để thống nhất về những gì đã xảy ra gần đây trên mạng. Không có mempool. Các node không phải đợi các node khác đạt được sự đồng thuận. Các giao dịch có thể được xác nhận ngay khi chúng vào mạng.
Để giải thích về Lachesis, CEO King của Fantom sử dụng sự liên tưởng về đoàn tàu hỏa. Đối với Bitcoin, cứ mười phút lại có các chuyến tàu đến và bạn phải hy vọng rằng còn chỗ cho mình khi chuyến tàu đó xuất phát. Với Fantom, các chuyến tàu luôn chờ và không bao giờ đầy, và bạn có thể lên tàu bất cứ lúc nào khi có nhu cầu.
Trong một DAG, tất cả người dùng đều là issuer (tức là họ thực hiện/gửi giao dịch) và validator. Cấu trúc này cho phép sự đồng thuận và leaderless (không có người đứng đầu): không có một validator nào phải đề xuất một block.
Toàn bộ mạng không nhất thiết phải đồng ý về một block cụ thể tại một thời điểm. Có một mạng lưới các “primary” node xác nhận các giao dịch trong khi các node thứ cấp hoặc các node giám sát, đóng vai trò như một trình kiểm tra thứ hai. Những người có hành vi sai trái sẽ mất 100% FTM đã stake. Đây là một trở ngại lớn vì số lượng stake tối thiểu hiện là hơn nửa triệu USD.
Sự đồng thuận được deterministic (xác định) chứ không probabilistic (mang tính xác suất). Trong Bitcoin hoặc các blockchain khác, chain dài nhất xác định đâu là canonical (chain hợp với quy tắc tiêu chuẩn). Sau một loạt block nhất định, thường mất từ 10–60 phút tùy thuộc vào blockchain, chúng ta có thể xác định rằng rất ít khả năng giao dịch sẽ bị hoàn nguyên. Giao dịch được coi là cuối cùng.
Nhờ vào những cải tiến đã nêu, Lachesis cho phép độ chính xác từ 1 đến 2 giây.
Nhìn chung, ngăn xếp công nghệ mới này đã được chứng minh là cực kỳ đáng tin cậy, tránh mọi sự cố về downtime (bị ngừng hoạt động) và mạng ngay cả trong thời gian có khối lượng giao dịch cực lớn.
Ware Layer
Ware layer của Fantom cung cấp các open-source API và chức năng hợp đồng thông minh. Codebase chính được viết bằng Solidity và các ứng dụng tương thích với EVM. Fantom đang phát triển Fantom Virtual Machine (FVM) để thay thế EVM trong Ware layer. Mốc thời gian cho FVM vẫn chưa được xác định. Các khoản thanh toán trên Ware layer cho việc sử dụng hợp đồng thông minh được thực hiện bằng token FTM.
Tận dụng EVM, Fantom mainnet đã chính thức ra mắt vào cuối năm 2019. Hệ sinh thái không có nhiều chức năng trong những năm đầu và khi công nghệ phát triển, mạng cuối cùng đã đạt đến một bước ngoặt vào năm 2021.
Hiện nay, Ware layer đã phát triển thành một mạng lưới với hoạt động liên lạc thông minh rộng rãi. Phần lớn hoạt động tập trung vào DeFi. Các ứng dụng tập trung vào trò chơi và NFT đang dần phát triển, nhưng phần lớn vẫn ở giai đoạn sơ khai. Dưới đây là hình ảnh của một số ứng dụng chính trên hệ sinh thái. Có thể thấy rằng, có rất nhiều người chuyên dùng Ethereum biết và yêu thích Metamask, Curve và Dai.
Nguồn: Coin98Analytics
Các ứng dụng chính trong hệ sinh thái Fantom
Nguồn: DeFi Llama
SpookySwap
SpookySwap là automated market maker (AMM) phổ biến nhất, hoạt động trên Fantom. Về cơ bản, nền tảng này là phiên bản Uniswap của Fantom. Spooky chiếm khoảng 14% TVL trên Fantom và là giao thức DeFi lớn nhất trên mạng. Trên tất cả các giao thức, nó thường là một trong ba sàn giao dịch hàng đầu tính theo khối lượng.
Người dùng có thể swap tokens và thêm thanh khoản vào các pool để kiếm một phần phí giao dịch. Người dùng cũng có thể stake token để nhận token gốc là BOO. SpookySwap cải thiện hơn so với các AMM khác về chức năng limit order (đặt lệnh chờ) và khả năng bridge.
Spookyswap không chỉ phổ biến mà còn có lợi nhuận cực cao với 133 triệu USD doanh thu hàng năm và lĩnh vực giao dịch có tỷ lệ price-to-sales là 1,4 lần, đây là tỷ lệ thấp nhất so với bất kỳ giao thức nào được thống kê bởi Token Terminal.
Geist Finance
Geist Finance là nền tảng cho vay cơ sở phổ biến nhất trên Fantom, tương tự như AAVE trên các nền tảng khác. Dự án chứa khoảng 500 triệu USD trong TVL. Geist có một cách tiếp cận độc đáo đối với banking model (mô hình ngân hàng truyền thống) trong việc thưởng cho những người đi vay.
Người cho vay và người đi vay nhận được 50% phí trong giao thức cho thời gian khóa 3 tháng (với tỷ lệ người vay và người cho vay là 2:1). 50% phí giao thức còn lại được phân phối cho Geist stakers. Trong năm đầu tiên, 65% tổng số token GEIST tồn tại sẽ được phân phối dưới dạng phần thưởng.
Giá token của Geist đã giảm từ 3,70 USD khi ra mắt xuống còn 0,11 USD tại thời điểm viết bài, chủ yếu do tính chất lạm phát của cấu trúc phần thưởng. Một khía cạnh độc đáo khác của Geist là dự án hoàn toàn phi tập trung: không có quản trị và không có quỹ đầu tư mạo hiểm. Scream là một nền tảng tương tự khác trên Fantom, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Geist.
Nguồn: Geist Finance
Solidly
Solidly là một AMM mới, cũng dựa trên Uniswap, được giới thiệu bởi Andre Cronje. Giao thức ban đầu được chấp nhận rộng rãi trong hệ sinh thái Fantom, mang về 2 tỷ USD TVL trong vòng chưa đầy một tuần trước khi mất 80% TVL sau khi Andre rời khỏi dự án.
Mục tiêu ban đầu là cải tiến mô hình vote escrow (ve) token nổi tiếng do Curve tiên phong. Curve là một AMM chủ yếu tập trung vào stablecoin. Để cung cấp thanh khoản cho các pool, người dùng nhận được token Curve cũng như một phần phí giao dịch được tính cho người dùng.
Những người dùng này sau đó được khuyến khích khóa token quản trị Curve để nhận thêm phần thưởng. Họ nhận được veCRV dựa trên khoảng thời gian mà các token quản trị Curve bị khóa, do đó mang lại cho họ nhiều quyền quản lý hơn đối với giao thức.
Điều này rất có lợi cho người dùng ở chỗ họ nhận được nhiều phần thưởng hơn, có lợi cho giao thức vì khuyến khích người dùng khóa tài sản trong giao thức, nhưng không tốt cho việc thanh khoản của người dùng vì phần thưởng bị khóa.
Trên Solidly, cơ chế khóa tương tự như Curve ở chỗ người dùng có thể khóa token trong 1, 2, 3 hoặc 4 năm và nhận được phần thưởng tương xứng khi họ khóa token lâu hơn, nhưng phần thưởng mà họ nhận sẽ được phân phối thông qua một NFT có thể giao dịch tự do.
Solidly cũng thực hiện một số cải tiến mới khác trên mô hình Curve để khuyến khích những người tham gia hệ sinh thái hơn nữa, cải tiến đáng chú ý nhất tập trung vào quyền biểu quyết bằng token. Chỉ tập trung vào việc khuyến khích những gì quan trọng nhất trong giao thức (thu nhập từ phí) hơn là quy mô pool.
Các nhà đầu tư của Hệ sinh thái Fantom
Fantom đã huy động được 40 triệu USD qua hai vòng gọi vốn vào năm 2018. Trong suốt năm 2020 và 2021, các khoản đầu tư tiếp theo đến từ các nhà đầu tư lớn khác bao gồm Alameda Research, Hyper Chain Capital và BlockTower Capital, với tổng trị giá hơn 60 triệu USD.
Hơn 20 venture capital fund (quỹ đầu tư mạo hiểm) nhỏ hơn cũng là nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đã dần dần quay trở lại khi hệ thống công nghệ được xây dựng và sản phẩm phù hợp với thị trường được ra đời nhiều hơn vào năm 2021.
Nguồn: Fantomians
Quan hệ đối tác của Hệ sinh thái Fantom
Fantom đã hợp tác với nhiều quốc gia để họ sử dụng công nghệ của mình. Tajikistan đã sử dụng để cung cấp thông tin cho chính phủ, Ukraine sử dụng để trao quyền sở hữu trí tuệ, Pakistan đã sử dụng để cung cấp sự giáo dục, và Uzbekistan đã sử dụng cho CBDC và các trường hợp sử dụng supply-chain.
Trường hợp sử dụng này khá mới lạ cho công nghệ của dự án giữa các Layer-1 vì việc áp dụng vào nhà nước còn nhiều thiếu sót. Nhiều mối quan hệ đối tác vẫn còn sơ khai nhưng đã cho thấy tầm hoạt động của hệ sinh thái Fantom.
Thông tin về token Fantom
Mục đích sử dụng
Fantom sử dụng FTM làm token gốc. Các mục đích sử dụng của FTM bao gồm làm token quản trị, cơ chế bảo mật mạng thông qua stake và cơ chế thanh toán cho các giao dịch và dùng làm phí.
Để bảo mật mạng, stakers phải khóa 500.000 FTM và duy trì phần cứng có cấu hình mạnh mẽ (AWS EC2 m5.xlarge với 4 vCPU (3,1 GHz) và ít nhất 1 TB bộ nhớ lưu trữ trên Amazon). Kích thước validator được giới hạn ở mức gấp 15 lần số lượng stake. Stakers đáp ứng các yêu cầu này và quyết định khởi chạy node có thể nhận được lãi suất trên 15%.
Người dùng có ít FTM hơn có thể ủy quyền khoản stake. Stakers đã nhận ủy quyền có thể khóa token của họ trong tối đa một năm để kiếm 12–13% hoặc kiếm được khoảng 5% nếu stake trong pool “Stake As You Go”. Lạm phát trung bình khoảng 7% mỗi năm.
Stakers kiếm được 70% tất cả các khoản phí giao dịch do người dùng mạng trả, với 30% còn lại được giữ trong một special fee contract (SFC) do ban quản trị kiểm soát. Fantom cho phép tái đầu tư vào các tài sản đã stake để giữ tính thanh khoản cho những tài sản này. FTM đã stake có thể được đổi lấy sFTM hoặc aFTMb, sau đó có thể được sử dụng để farming, giao dịch, cho vay, v.v.
Với tư cách là token quản trị, một FTM tương đương với một phiếu bầu, với mỗi lần đệ trình đề xuất quản trị có giá 100 FTM. FTM có cơ chế ranked-choice voting độc đáo trong việc bỏ phiếu cho các đề xuất, cho phép tính linh hoạt cao hơn so với binary votes. Cần có mức đồng ý tối thiểu giữa các cử tri về các thay đổi mạng, từ 55% đối với các bản cập nhật nhỏ, từ 90% đối với các bản cập nhật lớn.
Nguồn: Fantom Foundation
Nhìn chung, token tích lũy giá trị thông qua phần thưởng stake và phí mạng. Càng nhiều người dùng giao dịch và tương tác với các ứng dụng trong hệ sinh thái, thì giá trị của token sẽ tích lũy dưới dạng dòng tiền càng nhiều. Nguồn cung cấp của token là cố định, tương tự như mạng lưới Bitcoin, điều này giúp nhận được nhiều sự tin tưởng hơn khi xem xét giá trị trong tương lai.
Nguồn: Fantom Foundation
Phân bổ
Toàn bộ nguồn cung gồm 3,175 tỷ token đã được mint hoặc pre-mined (khai thác trước) khi ra mắt. 37% thuộc về các nhà đầu tư vòng private sale và khoảng 3% thuộc về các nhà đầu tư vòng public sale. 31% được phân bổ để trả phí stake trong tương lai. 25% được phân bổ cho các cố vấn dự án và đội ngũ sáng lập. 4% cuối cùng được phân bổ cho một khoản dự trữ chiến lược.
Phân bổ cho các nhà đầu tư vòng private sale, ban cố vấn và người của dự án ở mức 62%, cao hơn so với Layer-1 có tầm cỡ như Ethereum, Bitcoin và Cardano (tất cả đều dưới 25%), nhưng phù hợp với Layer-1 mới hơn như Solana, Avalanche, BSB, NEAR, ICP và Polkadot (tất cả đều trên 50%).
Nguồn: Messari
Lịch trình unlock token
Khoảng thời gian mở khóa token đã ảnh hưởng rất nhiều với hầu hết các lần mở khóa được hoàn thành vào đầu năm 2020. Các phân bổ còn lại của token pre-mined sẽ dành cho inflation rewards (phần thưởng lạm phát). Khoảng 600.000 FTM được trao cho các nhà đầu tư mỗi ngày cho đến khi nguồn cung này hết vào năm 2024.
Tại thời điểm này, mạng phải đủ trưởng thành để stakers có thể nhận thưởng chỉ thông qua phí giao dịch hoặc cơ cấu phần thưởng phải được điều chỉnh – thông tin thêm về điều này trong phần nói về rủi ro.
Nguồn: Messari
Đội ngũ nhà phát triển Hệ sinh thái Fantom
Fantom đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng nhà phát triển vào năm 2021. Dự án đã tăng gấp bốn lần tổng số nhà phát triển so với năm 2020, tăng gấp ba lần số lượng nhà phát triển từ trước đến nay. Nếu tính theo phần trăm, tổng số nhà phát triển mới là cao nhất so với bất kỳ giao thức chính nào.
Nguồn: Electric Capital
Vào tháng 8 năm 2021, quỹ khuyến khích nhà phát triển trị giá 370 triệu FTM đã được công bố để tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng về nhà phát triển. Chương trình được lập trình hoàn toàn, không có quy trình phê duyệt tùy ý. Các giao thức được nhận thưởng dựa trên TVL trung bình theo thời gian.
Thật không may, điều này đã khiến cho phần thưởng khuyến khích được nhận quá dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 triệu FTM trong số đó được phân phối vào năm 2021, còn lại 350 triệu FTM hoặc (hơn 500 triệu USD) cho phần thưởng dành cho nhà phát triển vào năm 2022 và hơn thế nữa.
Những loại quỹ này được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái mạnh mẽ cho các Layer-1 lớn khác như NEAR (quỹ trị giá 800 triệu USD) và Avalanche (nhiều quỹ trị giá hơn 200 triệu USD).
Sự cạnh tranh
Mô hình dựa trên DAG của Fantom cho phép giao thức nhanh hơn và rẻ hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh. Dự án cũng có thời gian để kết luận rằng đâu là một trong những thời điểm tốt nhất cho công ty. Tuy nhiên, những lợi thế này đi kèm với sự đánh đổi về tính tập trung hóa.
Việc chạy một node trong Fantom tốn hơn 500.000 USD và yêu cầu phần cứng có cấu hình mạnh, do đó, hiện có ít hơn 100 node đang hoạt động. Liệu Fantom có thể duy trì các lợi thế kỹ thuật khi mở rộng quy mô trong khi tăng số lượng validator trên mạng hay không. Hiện tại, hầu hết các chỉ số so sánh đều cho thấy sự thuận lợi so với các hệ sinh thái phổ biến hơn như Solana và Avalanche.
Roadmap tương lai
EVM độc lập: Fantom đang nghiên cứu để xây dựng một máy ảo thay thế cho EVM trong hệ sinh thái của họ. EVM là một máy ảo dựa trên stack (ngăn xếp), phải xử lý các giao dịch theo thứ tự thay vì song song. Điều này gây ra nhiều sự tắc nghẽn cũng như các vấn đề về lưu trữ. Fantom đang xây dựng một máy ảo mới để cải thiện thông lượng ở base layer (tầng cơ sở).
Sản phẩm cuối cùng sẽ là một máy ảo hoàn toàn mới, compiler và interpreter mới cho phép tốc độ giao dịch cao hơn với yêu cầu lưu trữ dữ liệu thấp hơn. Những cải tiến này sẽ cho phép thực hiện hợp đồng thông minh nhanh hơn EVM. Đội ngũ nghiên cứu tuyên bố rằng trong quá trình thử nghiệm, FVM có thể xử lý nhiều giao dịch hơn 10 lần so với EVM.
Cập nhật bộ nhớ: Kích thước của DAG hiện tại đang tăng rất nhanh và sẽ sớm đạt đến kích thước có thể yêu cầu phần cứng có cấu hình mạnh đối với các validator nhỏ hơn khi hoạt động.
Fantom có kế hoạch khám phá nhiều giải pháp lưu trữ để đáp ứng thách thức này. Hướng giải quyết là sử dụng các giải pháp phi tập trung để lưu trữ lịch sử blockchain bằng cách sử dụng Arweave và những giải pháp khác. Fantom cũng đang khám phá flat storage data structure để cho phép các node truy cập dữ liệu nhanh hơn.
Nhiều On-Ramp hơn (On-ramp nghĩa là có thể mua tiền mã hóa bằng fiat): Fantom đang tìm cách bổ sung nhiều fiat hơn cho các FTM gateway vào năm 2022 để cho phép người dùng tham gia dễ dàng hơn. Việc tiếp cận người dùng vẫn là một vấn đề chung đối với các hệ sinh thái, đặc biệt là các giao thức không được liệt kê trên các sàn giao dịch lớn như Coinbase như trường hợp của Fantom.
Nâng cấp khả năng mở rộng: Trong vài tháng tới, nâng cấp mạng Snapsync sẽ được triển khai. Snapsync sẽ cho phép mạng tải xuống các block nhanh hơn, cho phép những người tham gia mạng tải xuống trạng thái đầy đủ của mạng nhanh hơn.
Việc nâng cấp sẽ giảm trạng thái tổng thể (từ 2,7 TB xuống 270 GB). Các cải tiến hơn nữa cho cấu trúc lưu trữ và node cũng sẽ được đưa ra, đặc biệt là xung quanh các node RPC sẽ giảm tiêu thụ bộ nhớ 90% (từ 90 mb/s xuống 7 mb/s).
Trường hợp Bearish
Các địa chỉ mới nắm giữ token thường có tương quan chặt chẽ với giá token. Có nghĩa là, càng nhiều người dùng mới quan tâm đến một giao thức trong một khoảng thời gian cụ thể, thì giá trị của token gốc tích lũy càng nhiều khi những người dùng đó tham gia và sử dụng hệ sinh thái. Điều này phản ánh nhu cầu gia tăng mới trên trạng thái ổn định của cơ sở người dùng hiện tại.
Trong lịch sử, có một mối tương quan chặt chẽ giữa mức giá khoảng 0,7 của token FTM và các địa chỉ mới nắm giữ FTM. Như trong biểu đồ bên dưới, các địa chỉ mới đã giảm dần kể từ tháng 1. Sự sụt giảm này bắt đầu trước khi Cronje rời đi. Các địa chỉ mới không xuất hiện và tăng nhẹ khi ra mắt Solidly. Sự trượt dốc này tiếp tục vào tháng 3 mặc dù giá FTM đã phục hồi cùng với thị trường crypto.
Nếu mối tương quan mạnh mẽ trước đó giữa các tài khoản mới và giá token tiếp tục được giữ vững, Fantom sẽ được giao dịch ở mức giá khoảng 1 USD.
Fantom có khối lượng giao dịch khá cao, hoàn toàn không phải là một ghost chain (blockchain có vốn hóa lớn nhưng có khối lượng giao dịch ít). Khối lượng giao dịch hàng ngày tương đương với các Layer-1 chính, nhưng sau đó đã giảm từ đầu tháng 3. Khối lượng giao dịch hàng ngày đạt đỉnh vào tháng 9 năm 2021 và đã duy trì trong một phạm vi không đổi trong sáu tháng mặc dù mạng phát triển rộng hơn.
Mức tăng đột biến vào tháng 2 năm 2022 có thể là do sự ra mắt của Solidly. Việc sử dụng mạng đã bị đình trệ kể từ tháng 10 trong khi các chain khác đã chứng kiến khối lượng giao dịch có xu hướng tăng lên trong cùng khoảng thời gian: NEAR đã có khối lượng tăng gấp 2-3 lần và Avalanche là 3-4 lần.
Trong khi các số lượng nhà phát triển được bổ sung rất mạnh mẽ vào năm 2021 như đã thảo luận, hoạt động thực tế của nhà phát triển đã yếu đi vào năm 2022. Nhìn vào kho lưu trữ và các nhánh của một giao thức để đo lường các cam kết hoạt động, Fantom đứng thứ 35 trong số các giao thức. Các cam kết mới đối với Fantom đã giảm đáng kể kể từ khi Andre rời đi vào đầu tháng Ba.
Để vượt qua những khó khăn, giao thức có kế hoạch về một lịch trình cung cấp token.
Hơn 400 triệu FTM sẽ xuất hiện trong hệ sinh thái trong 1,5 năm tới hoặc lâu hơn dưới dạng phần thưởng stake. Việc phân phối nguồn cung mới này sẽ làm loãng thêm giá trị tổng thể của các token hiện có. Lạm phát sau đó sẽ giảm xuống hoàn toàn vào năm 2024 khi pool phần thưởng pre-mined kết thúc, đưa ra một vấn đề mới đối với giao thức là làm thế nào để thưởng thỏa đáng cho các nhà đầu tư.
Trường hợp Bullish
Trường hợp tăng giá cho FTM được thúc đẩy bởi các nguyên tắc cơ bản. So sánh Fantom với các Layer-1 khác, ta có thể thấy giao thức đang ở trạng thái rất tích cực. Fantom có doanh thu cao hơn Solana với giá trị vốn hóa thị trường thấp hơn 10 lần. Dự án cũng có tỷ lệ price-to-sales rất hấp dẫn, thậm chí so với Ethereum.
FTM được định giá thấp hơn khi nhìn vào TVL so với vốn hóa thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Họ cũng tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi USD TVL. Đây là những số liệu quan trọng để đánh giá việc sử dụng mạng, tương phản với một số dữ liệu địa chỉ mới đã thảo luận trong trường hợp giảm giá.
FTM cũng có thể có tăng thêm áp lực về nhu cầu của người dùng nhỏ lẻ. FTM là một retail-friendly chain (chain thân thiện cho người dùng nhỏ lẻ) với hoạt động tiếp thị (không mấy hấp dẫn), giá token thấp, số lượng VC tương đối thấp và tập trung vào các đợt fair launch (có nghĩa là token của dự án sẽ được cộng đồng sở hữu, quản lý ngay từ đầu).
Dự án không được niêm yết trên sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ như Coinbase – vốn có thể mang đến một làn gió mới nếu FTM được thêm vào. Fantom cũng có kế hoạch tung ra sàn giao dịch tiền điện tử riêng do Binance Cloud cung cấp. Sàn giao dịch này sẽ cho phép thanh khoản tối đa cho các tài sản native trong hệ sinh thái Fantom.
Những rủi ro
Giá gas tăng vọt
Mặc dù Fantom tuyên bố rằng phí rất rẻ, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Giao dịch tăng đột biến trong tháng 1 và tháng 2 dẫn đến phí gas tăng mạnh. Đây là những giai đoạn mà các sản phẩm DeFi đầu tiên trong Fantom được biết đến và sử dụng nhiều nhất.
Phí gas đạt đỉnh trên 1 USD, thấp hơn nhiều so với Ethereum nhưng cao hơn nhiều so với mức giá trung bình dưới 0,01 USD mà mạng thường có. Hy vọng rằng bản nâng cấp SnapSync sẽ giảm bớt một số tắc nghẽn mạng và phí gas.
Khởi đầu khó khăn
Đội ngũ nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng dự án ban đầu về cơ bản là khá mập mờ. Giám đốc điều hành Michael Kong nói rằng whitepaper đầu tiên của Fantom có khả năng bị ăn cắp ý tưởng. Đội ngũ ban đầu đã vội vàng rời đi sau khi phát hiện ra rằng công nghệ không giống như những gì Fantom Foundation mong muốn.
Fantom đã bỏ lỡ rất nhiều sự phát triển của hệ sinh thái vào năm 2019 và 2020 khi họ sắp xếp lại nền tảng công nghệ của mình. Những bước đầu khó khăn của dự án đã được lan truyền đi bởi nhiều nhà đầu tư. Công bằng mà nói, hiện tại FTM đã đặc biệt thẳng thắn về vấn đề này, họ đã thảo luận về nó trong nhiều cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng những người sáng lập ban đầu có thể quay trở lại, để yêu cầu một số quyền lợi còn lại và gây ra những rắc rối.
Việc Andre rời đi
Andre Conje đã thúc đẩy một lượng lớn người tham gia không chỉ thông qua sức hút từ sự nổi tiếng mà còn thông qua các dự án mà anh ấy đã xây dựng trong hệ sinh thái Fantom.
Mặc dù chỉ chính thức là cố vấn từ năm 2019, nhưng Andre là động lực chính trong việc viết ra cơ chế đồng thuận aBFT làm nền tảng cho Fantom. Anh ta đã xây dựng AMM Solidly, thu về hơn 2 tỷ USD TVL chỉ trong một vài ngày. Việc Andre đột ngột rời khỏi crypto đã khiến giá trị của tất cả các dự án liên quan đến anh giảm xuống.
Fantom Foundation đã đưa ra một tuyên bố làm rõ rằng Cronje là cố vấn cho Foundation, nhưng không phải là thành viên cốt lõi của đội ngũ đang thực hiện. Tuy nhiên, thị trường đã công nhận sự ra đi của Andre là một tổn thất lớn. Kể từ khi rời đi, TVL giảm 50%, các địa chỉ mới hàng ngày giảm hơn 50%, các cam kết coding mới gần như bằng 0 và khối lượng giao dịch đã giảm.
Tập trung hóa
Hiện tại cần 500.000 FTM để khởi chạy một node. Mức cam kết lớn này đã dẫn đến giao thức hiện tại chỉ có 82 validator. Năm validator hàng đầu kiểm soát hơn 800 triệu FTM.
Để đạt được mục tiêu của Foundation là 200–300 validator, đầu tiên phải thay đổi yêu cầu staking thông qua việc quản trị. Có một đề xuất quản trị nổi bật để giảm số lượng stake tối thiểu xuống 250.000, 100.000 hoặc 50.000 FTM. Cuộc bỏ phiếu về đề xuất này sẽ kết thúc vào giữa tháng 7 năm 2022.
Rủi ro Slashing
Nếu validator bị slash (validator bị lấy đi một tỷ lệ xác định các token được stake, sau đó đốt hoặc phân phối lại cho các stakeholder khác), họ sẽ phải đối mặt với một hình phạt cực kỳ khắc nghiệt là 100% token đã stake bị lấy đi. Hình phạt này áp dụng cho những người ủy quyền số lượng stake của họ cho một validator cụ thể. Trên thực tế, rủi ro slashing là khá thấp vì nó hiếm khi xảy ra trên mạng.
Các vấn đề về stablecoin
fUSD là một stable coin gốc trong hệ sinh thái Fantom, tuyên bố rằng được neo giá (pegged) 1 : 1 với USD. Kể từ khi bắt đầu, điều đó rõ ràng đã không xảy ra (xem bên dưới). Đã có những đề xuất để thử và cải thiện cấu trúc token, nhưng không có kế hoạch cụ thể nào được hoàn thiện.
Nguồn: CoinMarketCap
Cạn kiệt phần thưởng cho validator vào năm 2023
Hiện nay các validator được khuyến khích để bảo mật mạng thông qua sự kết hợp của phần thưởng lạm phát từ đợt pre-mine ban đầu và việc cắt giảm 70% phí giao dịch. Khi pool phần thưởng kết thúc vào năm 2024, phần thưởng trả cho validator sẽ giảm đáng kể.
Là một giao thức phổ biến vì tính nguyên thủy trong tài chính phi tập trung, tốc độ cung cấp token là chìa khóa để phát triển các ứng dụng và việc không có nguồn cung token mới liên tục là một vấn đề tiềm ẩn.
Đã có các cuộc thảo luận về cách khuyến khích validator sau khi pool hiện có kết thúc. Một đề xuất đã được thảo luận bao gồm chia nhỏ phí thanh khoản fUSD với validator. Một cách khác là yêu cầu oracles thanh toán cho validator một khoản phí nhất định. Thứ ba là triển khai cơ chế đốt phí dạng EIP-1559 thay vì đốt phần thưởng, để có một số phần trăm chuyển đến validator.
Mặc dù đã có rất nhiều đề xuất, nhưng hiện tại vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng về điều gì sẽ xảy ra khi phần thưởng của validator hết.
Kết luận
Sau những bước đầu khó khăn, Fantom bắt đầu đạt được sức hút vào cuối năm 2021 và đến năm 2022, đặc biệt là trong thế giới DeFi. Công nghệ blockchain dựa trên DAG thực sự là một cách tiếp cận độc đáo để giải quyết vấn đề nan giải của blockchain.
Các chỉ số định giá cho thấy Fantom vẫn còn rẻ khi so sánh với các L1 khác. TVL so với giá trị vốn hóa thị trường nằm ở mức thấp nhất so với bất kỳ giao thức chính nào. Doanh thu cũng vẫn cao hơn so với các giải pháp thay thế phổ biến như Solana.
Nhưng liệu Fantom có thể duy trì đà phát triển khi Andre Cronje ra đi? TVL trong các giải pháp DeFi nguyên thủy của dự án gần như đã bị giảm một nửa kể từ mức đỉnh vào đầu tháng Ba.
Phần lớn các chỉ số sử dụng mạng và nhà phát triển đã giảm sau khi Andre rời đi. Cũng khó có thể có bất kỳ sự tin tưởng nào về việc tăng giá trong ngắn hạn đối với token Fantom với sự khác biệt giữa giá token và số lượng tăng trưởng địa chỉ mới. Sự kết thúc của inflation reward vào năm 2024 là một nguyên nhân thực sự đáng lo ngại trong việc khuyến khích các staker bảo mật mạng.
Fantom là một giao thức cần theo dõi khi họ cố gắng lấy lại động lực đã có để bắt đầu năm 2022, nhưng ở thời điểm hiện tại, token FTM vẫn là một cơ hội đầu tư rủi ro với rất nhiều điều chưa được tiết lộ.
Bài viết được Đỗ Nguyễn Hồng Mai biên tập từ “Fantom of the Crypto Ecosystem: Peeking Behind the Curtain” bởi Tom Dunleavy; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin