Nội dung chính
- Hệ sinh thái DODO gồm một DEX tổng hợp thanh khoản và NFT marketplace.
- DODO DEX là một nhà tạo lập thị trường chủ động (proactive market maker hay PMM) chủ động dự báo các chuyển động của thị trường và điều chỉnh số liệu pool thanh khoản cho phù hợp.
- Hệ sinh thái NFT của DODO cho phép người dùng tạo, giao dịch và chia nhỏ (fragmentize) các NFT.
DODO DEX là gì?
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dựa trên các nhà tạo lập thị trường (AMM) thường gặp phải tình trạng kém hiệu quả về vốn. Không giống như các sàn giao dịch theo kiểu order-book hoặc các sàn giao dịch tập trung có thể khớp trực tiếp các lệnh mua/bán và đưa ra giá cụ thể, các pool thanh khoản AMM phải nỗ lực để trực tiếp tối ưu hóa việc sử dụng thanh khoản.
Hiệu quả sử dụng vốn kém thường đề cập đến việc sử dụng thanh khoản dưới mức trung bình và thường được tính toán bằng các giá trị như tỷ lệ luân chuyển thanh khoản (liquidity turnover ratio hay LTR) hoặc tỷ lệ sử dụng. DODO được phát triển để giải quyết tình trạng thiếu hiệu quả thanh khoản trên các DEX khác.
DODO là một DEX và là một công cụ tổng hợp thanh khoản (liquidity aggregator). Giao thức có hai chức năng chính: 1) tạo điều kiện cho giao dịch ngang hàng giữa những người dùng trên nền tảng và, 2) tổng hợp thanh khoản từ các nguồn khác để khớp lệnh mua và bán.
Là một công cụ tổng hợp thanh khoản, DODO sử dụng tính năng SmartTrade để tận dụng tính thanh khoản từ các giao thức khác và cung cấp tỷ giá tốt hơn so với chính DODO dựa trên thanh khoản của riêng giao thức. Giao thức được triển khai trên hơn 10 chain gồm Ethereum, BSC, Arbitrum, Polygon và sẽ xây dựng trên nhiều chain hơn trong thời gian tới; như vậy, giao thức cũng có thể tận dụng sức hút trên nhiều Layer-1 khác nhau.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển DEX, giao thức cũng đang mở rộng sang hệ sinh thái NFT. Bài viết này sẽ khám phá các tính năng chính tạo nên hệ sinh thái DODO, những thách thức tiềm ẩn và kế hoạch trong tương lai của giao thức.
DODO là gì?
Proactive Market Maker (PMM)
Điểm hấp dẫn chính của DODO là thuật toán nhà tạo lập thị trường chủ động (proactive market maker hay PMM), đây là một cơ chế tạo lập thị trường dự đoán sự thay đổi của thị trường/kinh tế và thực hiện các điều chỉnh cho phù hợp. Những điều chỉnh này bao gồm việc thay đổi các tỷ lệ tài sản, độ sâu thanh khoản, tỷ lệ phí và các chỉ số khác.
Vì là một PMM nên giao thức được hưởng lợi từ các pool thanh khoản, bao gồm cả thanh khoản single-token với hiệu quả sử dụng vốn cao. Hiệu quả sử dụng vốn ấn tượng cho phép DODO giảm thiểu trượt giá và impermanent loss hay IL.
Thuật toán PMM không chỉ điều chỉnh theo các biến động của thị trường mà còn theo cách nắm bắt các mối quan hệ nhân quả giữa nhu cầu và giá cả phi tuyến tính. Ví dụ, một sự điều chỉnh hợp lý có thể là sự tăng giá tuyến tính tùy thuộc theo sự gia tăng của nhu cầu. Tuy nhiên, mô hình tuyến tính này không nắm bắt được hai thực tế.
Đầu tiên, một mô hình tuyến tính giả định rằng tính thanh khoản được phân bổ đồng đều trên các mức giá khác nhau, nhưng hầu hết tính thanh khoản tập hợp ở các mức giá cụ thể, thường gần với giá trung bình. Thứ hai, một hàm toán học xác định một mô hình tuyến tính có thể trả về các giá trị không khả thi về giá hoặc tính thanh khoản.
Ví dụ, một cá nhân có thể thêm một số giá vào hàm tuyến tính và nhận giá trị bằng không. Nghĩa là thanh khoản không tồn tại đối với mức giá đó, nhưng thường thanh khoản sẽ có ở bất kỳ mức giá nào.
Để điều chỉnh các yếu tố phi tuyến tính, thuật toán PMM bao gồm một hệ số bổ sung để sửa đổi độ co giãn của giá (price elasticity) được thể hiện trong đường cong giá (pricing curve). Khi hệ số bằng 1 hoặc khi hàm tái tuyến tính trở lại, PMM tạo đường cong giá tương tự như đường liên kết AMM (AMM bonding curve).
Crowdpooling
Dịch vụ Crowdpooling của DODO đã được giới thiệu vào quý 1 năm 2021. Sản phẩm này cho phép các dự án gây quỹ bằng cách chia nhỏ nguồn cung token để huy động vốn từ cộng đồng và thanh khoản chào bán hay ask-side liquidity (giá bán đề nghị thấp nhất đại diện cho nguồn cung).
Team của mỗi dự án quyết định giá chào bán ban đầu và thời gian của chiến dịch. Người tham gia nhận được token dựa trên số vốn đã stake. Khi chiến dịch kết thúc, quỹ huy động được sẽ tạo ra các pool thanh khoản để hỗ trợ giao dịch.
Sau chiến dịch Crowdpooling, các thành viên trong team của dự án phải lock thanh khoản của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Tính năng này tạo niềm tin trong cộng đồng và nâng cao uy tín cho team sáng lập.
DODO Market Maker Pool (MMP)
Việc cung cấp pool tạo lập thị trường (Market Maker Pool hay MMP) cho phép các dự án dễ dàng duy trì các hoạt động tạo lập thị trường mà không gặp phải rắc rối khi thuê bên thứ ba. Với thuật toán PMM, các dự án có thể thực hiện các hoạt động tạo lập thị trường của riêng mình bằng cách ảnh hưởng trực tiếp đến đường cong giá (pricing curve), phân phối thanh khoản dọc theo quy mô định giá,… Tất cả đều theo quyết định của các dự án.
MMP của DODO cho phép các nhà tạo lập thị trường điều chỉnh giá của tài sản theo mức mà họ tin đã phản ánh chính xác hơn giá cơ sở hoặc giá hợp lý của tài sản.
Trong trường hợp người dùng tin tài sản hiện đang được định giá quá cao và sẽ mất giá, họ có thể giảm giá của tài sản trong pool để tránh impermanent loss trong tương lai. Ngược lại, nếu tài sản thực sự bị định giá thấp và giá cả tăng lên, thì người dùng sẽ trải nghiệm impermanent loss nhiều hơn. DODO gọi tùy chọn này là tính năng “khám phá giá đang hoạt động hay active price discovery”.
Các cập nhật của DODO trong Quý 4 năm 2021 và Quý 1 năm 2022
Trong quý 4 năm 2021, DODO đã được triển khai trên Moonriver và Aurora. Ngoài ra, team đã triển khai các giao dịch riêng tư (private transaction), chỉ mục dữ liệu có thể tùy chỉnh (customizable data index), cập nhật trang chủ và triển khai một chiến dịch khai thác thanh khoản.
Trong quý 1 năm 2022, DODO bắt đầu cung cấp các limit order và giao dịch không tốn phí gas (gasless trading) trên DEX của mình. Giao thức cũng có một tính năng phát hành token mới cho Crowdpooling.
Hệ sinh thái DODO NFT
Thị trường NFT của DODO cho phép người dùng giao dịch, tạo và chia nhỏ các NFT. Người dùng dễ dàng tạo ERC-721 và ERC-1155 NFT bằng cách upload các file JPG, PNG, TIF hoặc GIF nhỏ hơn 40 MB. Vào quý 4 năm 2021, team DODO đã đưa ra các mô hình chia nhỏ NFT. Quá trình chia nhỏ NFT sẽ chuyển tài sản chuẩn ERC-721 hoặc ERC-1155 thành ERC-20. Trên DODO, chia nhỏ NFT được phân loại thành Buyout hoặc Retail Model.
Buyout Model
Theo Buyout Model của DODO về mặt lý thuyết, người sưu tập hoặc nhà đầu tư NFT sẽ mua tất cả các phần nhỏ của một NFT. Đây chỉ là lý thuyết vì gần như không thể mua 100% các phần nhỏ của một NFT cụ thể vì có thể không phải phần nào cũng được chào bán. Buyout Model này thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá trong một NFT mà không cần phải mua toàn bộ NFT vì có thể sẽ phải mất rất nhiều tiền.
Trên thực tế, Buyout Model cho phép các nhà đầu tư và những người đam mê NFT có thể linh hoạt hơn trong việc thoát khỏi vị thế của mình bằng cách bán theo từng phần.
Retail Model
Theo Retail Model của DODO, người sưu tập sẽ mua các phần nhỏ của NFT với mục đích sở hữu một NFT hoàn chỉnh. Trong trường hợp này, các phần nhỏ NFT ban đầu là ERC-20 sẽ được được kết hợp và chuyển đổi thành tài sản ERC-721 hoặc ERC-1155. Trước đây, tài sản loại này đặc biệt phổ biến và được bán với giá cao trên thị trường thứ cấp.
DODO Tokenomics
Token DODO là gì?
DODO là một token tiện ích và quản trị multichain. DODO holder có thể đề xuất và bỏ phiếu về việc điều chỉnh trong giao thức với 1 DODO tương đương 1 phiếu bầu. Một đề xuất gần đây đã đề xuất cho phép các holder tham gia vào Crowdpooling và phân bổ IDO trong khi nhận chiết khấu phí giao dịch. Token DODO không thể thiếu đối với mọi giao dịch trong hệ sinh thái, từ phí cho đến các pool thanh khoản.
Ước tính có khoảng 60% trong số 1 tỷ token DODO được phân phối để khuyến khích cộng đồng. Ngoài ra, 15% token lưu hành được phân bổ cho đội ngũ cốt lõi của DODO và những người thuê dịch vụ trong tương lai, và 16% được phân bổ cho các nhà đầu tư vào dự án. Phần token còn lại gồm 1% cho khoản cung cấp thanh khoản ban đầu và 8% cho các hoạt động vận hành và quan hệ đối tác.
vDODO
Token vDODO là một token cộng đồng có thể chuyển nhượng cho chương trình khách hàng thân thiết của DODO. Giống như DODO, vDODO có thể trở thành token quản trị cho phép holder tham gia vào Crowdpooling, phân bổ IDO và nhận chiết khấu phí giao dịch.
Nhưng không giống như DODO, 1 vDODO tương đương với 100 phiếu bầu. vDODO holder cũng nhận được các đặc quyền như cổ tức từ doanh thu phí và các phần thưởng khi là thành viên khác. DODO holder có thể mint 1 token vDODO với 100 DODO. Nếu vDODO holder muốn giao dịch vDODO của mình đổi lấy DODO, người dùng phải trả một khoản phí tính bằng vDODO, số token thu được sẽ được phân phối cho những vDODO holder khác.
Sức hút
DODO DEX
Total value locked (TVL) trên tất cả các DEX của DODO trên tất cả các chain là 140.54 triệu USD. TVL của giao thức trên Ethereum đóng góp nhiều nhất với 51.44 triệu USD, tiếp theo là BSC (47.18 triệu USD), Polygon (21.48 triệu USD) và Arbitrum (9.21 triệu USD). Trên Ethereum, khối lượng giao dịch trong 30 ngày của giao thức trong tháng 4 là 1.56 tỷ USD, trong khi khối lượng giao dịch tính đến thời điểm viết bài (YTD) là 5.5 tỷ USD.
Phần lớn khối lượng giao dịch của DODO nằm trên Binance Smart Chain và Polygon. Theo CoinGecko, cặp giao dịch phổ biến nhất trên Ethereum là USDT/USDC, chiếm gần 80% tổng khối lượng của DODO. Các giao thức giao dịch bằng token blue chip phổ biến hơn và đặc biệt là stablecoin, có xu hướng duy trì sức hút nhất định qua các giai đoạn thị trường tăng và giảm. Mặc dù DODO đã có một cộng đồng lớn trên Twitter với hơn 150,000 người theo dõi, nhưng cơ hội mở rộng cộng đồng sẽ còn tăng hơn nữa khi giao thức mở rộng ra nhiều chain hơn trong năm nay bao gồm Avalanche, Boba, Fantom, Neon Labs/Solana Native và Optimism.
Các đối thủ cạnh tranh
DODO là DEX duy nhất sử dụng PMM, về mặt lý thuyết sẽ đến lợi thế so sánh về hiệu quả sử dụng vốn. Một thước đo hiệu quả sử dụng vốn là tỷ lệ quay vòng thanh khoản LTR, khối lượng giao dịch/TVL. LTR cao hơn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn hoặc nền tảng có thể hỗ trợ khối lượng giao dịch cao hơn với mức TVL thấp hơn.
LTR của DODO trên Polygon cao hơn nhiều DEX hàng đầu khác trên layer-1 như QuickSwap, UniSwap V3 và SushiSwap. LTR của DODO cao hơn nhiều so với QuickSwap hoặc SushiSwap.
Các chỉ số cũng chỉ ra rằng DODO có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn UniSwap – AMM DEX triển khai tính thanh khoản tập trung để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. DODO cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với các DEX hàng đầu khác trên BSC.
Cuối cùng, được chứng minh qua nghiên cứu nội bộ của DODO và đồ thị So sánh hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency Comparison), thuật toán PMM có độ trượt giá thấp hơn và do đó hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với AMM DEX trung bình.
Các rủi ro
Nhiều phép tính toán học trên PMM được thực hiện off-chain do sự phức tạp và sau đó được đưa vào chain thông qua oracle. Hơn nữa, dữ liệu thô được sử dụng trong các tính toán PMM đơn giản hơn, chẳng hạn như dữ liệu nguồn cấp dữ liệu giá (price feed data), cũng được cung cấp trực tuyến thông qua oracle.
Vì các cơ chế PMM của DODO phụ thuộc vào dữ liệu oracle, nên sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro oracle bắt nguồn từ các cuộc tấn công độc hại đến các tai nạn vô hại. Tuy nhiên, PMM của DODO cung cấp các giải pháp tùy chỉnh để hạn chế rủi ro oracle vì giao thức cho phép các nhà tạo lập thị trường tự đặt giá và cung cấp nguồn cấp dữ liệu.
DODO Roadmap
Lộ trình phát triển tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa tính thanh khoản và ra mắt các tính năng mới. Trong quý 2 năm 2022, team có kế hoạch nâng cấp UI/UX, API giao dịch và token. Team cũng đang phát triển một công cụ tính toán có sự hỗ trợ của PMM. Cuối năm nay, DODO có kế hoạch giới thiệu các công cụ kiểm soát thanh khoản tài sản mới và hệ sinh thái DAO.
Team DODO đã áp dụng cách tiếp cận nhanh để phát triển sản phẩm và sẽ tìm cách điều chỉnh lộ trình khi cần. Do đó, chi tiết cụ thể của từng bản cập nhật lộ trình vẫn chưa được phát hành hay hoàn thiện.
Kết luận
Dự án được phát triển để giải quyết tình trạng thiếu hiệu quả về vốn của các DEX dựa trên AMM truyền thống. Khi dự án mở rộng sang nhiều chain hơn, khả năng tận dụng tính thanh khoản cao hơn và khả năng tối ưu hóa hiệu quả sử dụng với PMM sẽ tăng lên. Team cũng liên tục tung ra các tính năng mới để thu hút các nhà giao dịch, chẳng hạn như limit order.
Ngoài những phát triển trong DeFi, dự án cũng đang thúc đẩy một hệ sinh thái NFT mới sẽ đơn giản hóa việc chia nhỏ các NFT cho mục đích sưu tập và đầu tư. Cách tiếp cận nhanh chóng trong phát triển sản phẩm sẽ cho phép dự án tạo ra những bất ngờ trong lộ trình và thúc đẩy sự đổi mới với tốc độ nhanh chóng.
Bài viết được Huyền Trang biên tập từ “DODO: Capital Efficient DEX” của tác giả Helen Huang; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin