Tiêu điểm chính
- Một trong những phần quan trọng nhất của pháp luật về crypto cho đến nay đã được hoàn thiện ở EU.
- Quy định đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với stablecoin và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (tức là các sàn giao dịch).
- Luật NFT và DeFi sẽ được đề cập trong các dự luật tương lai dự kiến được phát hành vào năm 2023 và 2024.
Cập nhật quy định Crypto của Liên minh Châu Âu
Sau ít nhất ba năm thảo luận, EU cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về các phần chính của khuôn khổ quy định về crypto.
Vào cuối tuần trước, Nghị viện EU đã nhất trí về cách thực hiện một chính sách chủ yếu tập trung vào ví crypto, được gọi là Transfer Funds Regulation (TFR) và một dự luật khác tập trung vào mọi thứ từ stablecoin đến sàn giao dịch, được gọi là Markets in Crypto-assets (MiCA ). Các mục tiêu chính là tạo ra sự chắc chắn về quy định trên toàn EU đồng thời cải thiện bảo vệ người tiêu dùng và ổn định tài chính.
TFR là việc EU thực hiện Travel Rule (TR), một chính sách chống rửa tiền, yêu cầu các công ty tài chính thu thập thông tin về khách hàng của họ. TR được thành lập bởi FATF (Financial Action Task Force), một tổ chức gồm 37 quốc gia thành viên chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Vào năm 2019, FATF đã khuyến nghị các nhà cung cấp dịch vụ crypto hoặc tài sản ảo (CASP hoặc VASP) phải tuân theo TR và thu thập thông tin về khách hàng cho các giao dịch crypto trên 1.000 USD. Vào tuần trước, Nghị viện EU đã tiếp thu các khuyến nghị từ FATF và hoàn thiện TFR.
Hệ quả là các VASP sẽ phải thu thập thông tin khách hàng để chuyển đến các VASP khác hoặc ví unhosted. Trong khi thu thập và lưu trữ, thông tin sẽ chỉ được yêu cầu chia sẻ nếu tòa án cho là cần thiết. Lưu ý, chuyển khoản P2P sẽ không phải chịu TFR.
Đó là một chiến thắng lớn. Phiên bản ban đầu của luật sẽ cấm các ví tự lưu trữ và cố gắng kiểm soát các giao dịch ngang hàng.
Dự luật MiCA là phần luật đầu tiên trong đó sẽ là một loạt các dự luật của EU điều chỉnh crypto, bao gồm một phiên bản tập trung vào DeFI vào năm 2023 và một phiên bản trên NFT vào năm 2024.
MiCA đưa ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với số lượng lớn (10 triệu người dùng hoặc hơn 5 tỷ euro dự trữ) bên phát hành stablecoin. Yêu cầu họ phải có một khoản dự trữ, chịu sự giám sát của pháp luật và giới hạn 200 triệu Euro mỗi ngày trong các giao dịch. Thật thú vị, không điều nào trong luật quy định các stablecoin thuật toán.
Sau một số lo ngại ban đầu về lệnh cấm hoàn toàn đối với Proof-of-Work, không có lệnh nào như vậy được đưa vào MiCA, mặc dù sẽ có các yêu cầu công bố về môi trường đối với các thợ đào. Các VASP đã tăng cường trách nhiệm theo MiCA. Họ phải chịu trách nhiệm về các vụ hack hoặc lỗi hoạt động và họ phải tách biệt các khoản tiền của khách hàng trong trường hợp mất khả năng thanh toán.
VASP cũng phải cung cấp thông tin về bất kỳ tài sản nào họ muốn niêm yết. VASP sẽ phải chịu sự giám sát theo quy định của EU có thể hạn chế việc phát hành token. Do các dự luật trước mắt về NFT và DeFi phần lớn nằm ngoài MiCA, mặc dù các sàn giao dịch như Opensea có thể sẽ phải tuân theo các yêu cầu đã thảo luận ở trên đối với các VASP khác.
Các thỏa thuận mới sẽ phải được quốc hội EU bỏ phiếu thông qua. Việc áp dụng MiCA sẽ là 18 tháng sau khi nó được hoàn thiện (có thể là vào mùa thu này) và 12 tháng đối với các bên phát hành stablecoin. Văn bản cuối cùng sẽ được công khai trong những tuần tới. Đây là bước đầu tiên trong một loạt các sáng kiến quản lý cấp quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý của tổng thống Biden có thể sẽ có thêm luật pháp, đặc biệt là về stablecoin, vào cuối năm 2022 đến đầu năm 2023.
Bài viết được Bùi Huỳnh Như Phương biên tập từ “Analyst Note: EU Crypto Regulation Update” của tác giả Tom Dunleavy; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin