Nội dung chính
- Những thương hiệu lớn từ nhiều lĩnh vực khác nhau đã tung ra các bộ sưu tập NFT như một cách tiếp thị hoặc để bổ sung cho cơ sở hạ tầng kinh doanh hiện tại.
- Các nhà sưu tầm nhanh chóng tìm thấy một sản phẩm phù hợp với thị trường khi kết hợp NFT với các món đồ độc đáo. Công nghệ thương mại điện tử mới nổi như thị trường NFT, dự kiến sẽ tăng doanh thu toàn ngành lên 50% trong mười năm tới.
- Những thương hiệu trong lĩnh vực khác đã thử nghiệm các chiến thuật khuyến khích như vật phẩm thật, quyên góp từ thiện và trải nghiệm độc đáo để tạo ra một cộng đồng người dùng bền vững cho hiện tại và tương lai.
Thị trường NFT đã từng có giai đoạn hưng thịnh. Kể từ đợt suy thoái gần đây, hầu như các nhà đầu tư chọn mua tài sản có thanh khoản cao chứ không phải là các NFT tương đối kém thanh khoản. Trong khi nhiều bộ sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số đã phải đối mặt với tình hình khắc nghiệt của thị trường giảm giá hiện tại, thì một số thương hiệu nhất định đã coi thị trường suy thoái là thời điểm để xây dựng những thứ có tiện ích thiết thực.
Trên thị trường, nhiều công ty đang kết hợp NFT vào việc kinh doanh hoặc phát hành các bộ sưu tập để nâng cao nhận thức thương hiệu. Nhưng điều gì khiến một dự án có chiến lược dài hạn không thể tỏa sáng?
Kết hợp thị trường NFT với tài sản vật chất
Quay lại những năm 1990, khi Web1 xuất hiện, nhiều công ty đã tung ra trang web với tên miền được cá nhân hóa, nhưng những công ty thành công đã bắt đầu suy nghĩ kế hoạch tiếp theo cho thương hiệu. Đây là một quá trình chuyển giao đơn giản đối với các tập đoàn như Amazon, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trực tuyến bởi vì họ đã có cơ sở hạ tầng để thực hiện.
Có một động lực tương tự đang xảy ra trong thị trường NFT hiện tại. Các công ty thương hiệu xa xỉ như Gucci đã tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường khi phát hành bộ sưu tập kỹ thuật số tương ứng với các tài sản vật chất có một không hai.
Trong năm qua, những nhà buôn đồ cổ đã mở đấu giá các tài sản vật chất độc đáo trên nền tảng blockchain, Marvel bắt đầu số hóa truyện tranh và NFT xe thể thao được bán đấu giá thông qua Sotheby’s. NFT cho phép ngành sưu tầm mở rộng cơ sở người dùng toàn cầu, đồng thời cung cấp sự minh bạch trong giao dịch, tính xác thực và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Các nền tảng NFT trực tiếp-đến-người dùng như BlockBar đã phá vỡ rào cản gia nhập ngành công nghiệp sưu tầm. BlockBar hợp tác trực tiếp với các thương hiệu rượu cao cấp nhằm tạo điều kiện giao dịch liền mạch và xác thực các sản phẩm rượu hàng đầu cho người mua.
Nguồn: dgen network
Một trong những bộ sưu tập rượu ban đầu của BlockBar là chín chai rượu whisky Glenfiddich Armagnac Single Scotch năm 1973, được bán với giá hơn 1,7 triệu USD. Từ đây đã mang lại nhiều đối tác mới, bao gồm Dalmores và Dictador, tạo ra khối lượng bán trị giá hàng triệu USD.
Thành công của Blockbar được cho là nhờ tập trung vào việc dân chủ hóa ngành công nghiệp rượu truyền thống và trải nghiệm khách hàng. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua giao diện người dùng dễ tiếp cận, hỗ trợ crypto và fiat, cũng như quy trình đấu giá không giới hạn.
Một trong những lợi ích đáng kể của NFT là người sáng tạo ban đầu dễ dàng kiếm lợi nhuận liên tục thông qua tiền bản quyền từ việc bán tác phẩm đã qua sở hữu.
Thông thường, thị trường bán lại các mặt hàng xa xỉ như quần áo, rượu và đồ cổ không sôi động như các lĩnh vực hàng tiêu dùng khác hoặc thậm chí là các bộ sưu tập NFT nghệ thuật kỹ thuật số. Tuy nhiên, những khía cạnh khác nhau của ngành công nghiệp sưu tầm đã tác động tích cực đến thị trường bán lại.
Nguồn: NBA Top Shots
Vào cuối năm 2020, NBA và Dapper Labs đã tung ra Top Shots, một bộ sưu tập NFT hiển thị những khoảnh khắc đáng nhớ trong các trận đấu, giúp củng cố vai trò chính của blockchain trong thực tế. NBA Top Shots nhằm mục đích phục hồi thị trường trading card và kỷ vật thể thao.
Nền tảng thân thiện với người dùng mang đến cho người hâm mộ một cách hấp dẫn để thu thập và trao đổi các NFT từ đội bóng yêu thích nhằm ủng hộ các cầu thủ. Kể từ khi ra mắt, nền tảng đã đạt khối lượng giao dịch gần 1 tỷ USD và hơn 560.000 người dùng trên toàn thế giới. Khuyến khích các thương hiệu thể thao khác như Golden State Warriors, National Football League và Chicago Cubs tham gia vào lĩnh vực.
Các dự án NFT thành công đã tận dụng khả năng để đưa các đồ sưu tầm thật ra thị trường toàn cầu, đồng thời tạo ra một giao diện người dùng thân thiện đưa cơ sở khách hàng sẵn có vào crypto. Thị trường đồ sưu tầm hiện tại đã đạt được doanh thu 412 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm 50% trong mười năm tới do những tiến bộ trong công nghệ thương mại điện tử.
Tiếp thị thông qua thị trường NFT
Mặc dù ngành công nghiệp sưu tầm đã nhanh chóng triển khai NFT vào cấu trúc kinh doanh hiện tại, nhưng con đường phía trước sẽ không dễ dàng đối với các thương hiệu không sản xuất tài sản quý hiếm. Hiện nay, NFT là các bộ sưu tập kỹ thuật số và bước đầu tiên để các công ty tham gia vào crypto là chỉ cần phát hành bộ sưu tập riêng. Tuy nhiên đây không phải là một chiến lược lâu dài.
Những nỗ lực ban đầu bắt nguồn từ việc phát hành độc quyền nghệ thuật taco đến những chiếc tủ lạnh độc nhất vô nhị. Những bộ sưu tập hàng đầu đã tạo ra lợi nhuận trong giai đoạn ngắn và thậm chí giúp định hướng hình ảnh từ thiện, nhưng lại bỏ lỡ thiết lập cho sự tồn tại bền vững trong cộng đồng crypto.
Việc mở rộng bản sắc thương hiệu trong thị trường NFT hiện tại đòi hỏi phải có niềm tin vững chắc về hệ tư tưởng tổng thể, sự cân bằng giữa độ hiếm và khan hiếm của sản phẩm, đồng thời khuyến khích sự tham gia vượt trội.
Cả Nike và Adidas đều tham gia thị trường NFT vào cuối năm 2021 để mở rộng dòng sản phẩm đến thế giới Web3. Họ đã tận dụng cơ hội để mở rộng lượng khách hàng trải nghiệm và tương tác với thương hiệu bằng cách khai thác cộng đồng đang phát triển mạnh mẽ hiện tại.
Nguồn: Marketing Interactive
Adidas Originals đã ra mắt Into the Metaverse, một dự án hợp tác cùng BAYC, gmoney và PUNKS comics nhằm khuyến khích người hâm mộ bằng trang phục thật và ảo. Đội ngũ có kế hoạch liên tục phát hành vật phẩm mới và các bộ sưu tập NFT theo chủ đề cho cộng đồng mà không tốn thêm phí. Kể từ khi ra mắt, dự án đã đạt doanh thu hơn 60 triệu USD.
Mặt khác, Nike đã mua lại RTFKT, thương hiệu sáng lập ra CloneX, để đưa sự tinh tế của giày thể thao Nike vào metaverse. Mặc dù Nike và RTFKT chưa phát hành vật phẩm thật cho chủ sở hữu, nhưng Nike đã đăng ký bằng sáng chế “Cryptokicks” trước khi mua lại, trong đó phác thảo việc kết hợp NFT với một đôi giày thật.
Nguồn: Vogue Business
Nike và Adidas kết hợp dòng sản phẩm cùng bản sắc thương hiệu vào các bộ sưu tập NFT giúp mang lại những tác động tích cực cho doanh thu dự án và việc tiếp thị sản phẩm đã qua sử dụng. Trong tương lai, cả hai thương hiệu đều có kế hoạch tăng cường sự tương tác thông qua vật phẩm thật, hợp tác với các dự án hoặc phát triển vị thế trong metaverse, nhưng có thể những khách hàng tương lai đang mong đợi nhiều thứ hơn.
Trong hai tháng qua, các bộ sưu tập của Nike và Adidas đều giữ mức giá sàn khá ổn định, cho thấy những holder hiện tại và tiềm năng đều không thay đổi quan điểm về bộ sưu tập hoặc thương hiệu. Hơn nữa, cả hai công ty đều có sự thay đổi nhỏ về mức tăng trưởng người dùng trong cùng một khoảng thời gian, nghĩa là các dự án có thể mất dần sức hút và sự hấp dẫn đối với nhóm khách hàng mới.
Về lâu dài, hầu hết các thương hiệu và người dùng có thể không muốn thu thập và bán các vật phẩm kỹ thuật số. Việc thiết lập động lực đằng sau bộ sưu tập, cho dù là tài sản vật chất từ các dòng sản phẩm, sẽ ủng hộ mục đích chính đáng hoặc cung cấp trải nghiệm độc đáo giúp tôn vinh bản sắc thương hiệu và xây dựng một cộng đồng tuyệt vời.
Việc tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo không nhất thiết phải liên quan đến metaverse. Coachella đã hợp tác với FTX để ra mắt bộ sưu tập NFT nhằm nâng cao trải nghiệm cho những người tham gia lễ hội ở Indio.
Việc nắm giữ một trong những NFT Bloom cho phép người dùng có cơ hội giành được vé VIP tham dự lễ hội, giao lưu với nghệ sĩ yêu thích hoặc đồ ăn và thức uống miễn phí. Những người nổi tiếng như Tom Brady và The Weeknd đã tung ra NFT để thay thế hệ thống bán vé đang sử dụng và trao thưởng cho người hâm mộ.
Các chiến thuật tiếp thị Web3 hiện tại sẽ tạo tiền đề cho khả năng tồn tại lâu dài của nhiều thương hiệu. Các cộng đồng mà họ tạo ra không chỉ giúp duy trì cơ sở người dùng đang có mà còn giúp tiếp cận người dùng trong tương lai. Khi thử và trải nghiệm những chiến thuật khác nhau, các thương hiệu sẽ có thể trang bị một kho vũ khí cho chiến dịch tiếp thị Web3 bền vững.
Suy nghĩ về tương lai
Kể từ đợt bùng nổ năm 2021, thị trường NFT nói chung đã và đang ở trong xu hướng giảm. Tổng khối lượng bán trong tháng vừa qua bằng 20% so với mùa thu năm 2021. Mặc dù có thể là do tình trạng kinh tế chung, nhưng câu hỏi được đặt ra là khả năng tồn tại lâu dài của NFT liệu có khả thi.
Nếu sức mạnh của các đồng bluechip như Bitcoin và Ethereum mô tả trạng thái tương đối của thị trường crypto, thì các bộ sưu tập bluechip như BAYC, Meebits và Cryptopunks mang lại cái nhìn tổng thể về hiệu suất hoạt động của NFT.
Như đã trình bày, việc giao dịch các bộ sưu tập NFT bluechip có xu hướng giảm nhanh chóng kể từ đầu năm 2022, ngoại trừ Otheride của BAYC được ra mắt vào đầu tháng 5. Các dự án được tài trợ bởi thương hiệu vừa đề cập cũng đã tuân theo tình hình thị trường chung.
Dựa trên các dự án thành công đầu tiên, những công ty như Starbucks và Lowes vẫn đang lên kế hoạch triển khai các bộ sưu tập NFT trong vài tháng tới bất chấp điều kiện thị trường không thuận lợi. Về cơ bản, giá trị của một dự án NFT đến từ cộng đồng phía sau.
Để giữ chân họ và mở rộng người dùng mới, các dự án có thể khuyến khích sự tham gia thông qua vật phẩm, các cuộc thi tương tác, bộ sưu tập NFT mới trong tương lai và trải nghiệm thực tế.
Theo thời gian, các thương hiệu có thể biết được những chiến lược nào hiệu quả hoặc không phù hợp đối với các bộ sưu tập khác nhau. NFT là điểm kết nối tuyệt vời giữa các thương hiệu và người dùng. Tính minh bạch của blockchain cho phép tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên quy mô toàn cầu.
Mặc dù các thương hiệu khác ngoài lĩnh vực sưu tầm chưa có con đường rõ ràng phía trước, nhưng nếu họ sử dụng cầu nối giao tiếp được đại diện bởi NFT và dữ liệu đi kèm thì sẽ có tiềm năng tận dụng thế hệ tiếp thị đa kênh tiếp theo.
Bài viết được Đỗ Nguyễn Hồng Mai biên tập từ “How are Major Brands Tapping into the NFT Market?” của tác giả Ally Zach; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin