Nội dung chính
- Ocean Protocol là một stack (ngăn xếp) các công nghệ chia sẻ dữ liệu phi tập trung nhằm mục đích giảm các rào cản trong việc truy cập dữ liệu chất lượng cao. Hệ sinh thái Ocean bao gồm các thị trường dữ liệu (data marketplace) và tập hợp các smart contract điều phối dữ liệu.
- Ocean V3 và V4 sử dụng công cụ tạo lập thị trường tự động (automated market maker hay AMM) với các pool dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch giữa người bán và người mua dữ liệu. Ocean Protocol đang ra mắt Ocean V4X để giải quyết các lỗi (lỗ hổng) thiết kế và các thách thức về nhu cầu sản phẩm trên V3 và V4.
- Ocean Protocol cung cấp các tính năng mới như chức năng Compute-to-Data, cho phép người dùng dữ liệu train các mô hình dữ liệu (data model) trong khi vẫn giữ tính bảo mật cho tập dữ liệu (dataset).
- Các tiêu chuẩn hiện tại của ngành đã cản trở Ocean Protocol thu được toàn bộ lợi ích của các hiệu ứng mạng tiềm năng. Do đó, Ocean Protocol chủ yếu gặp thách thức với việc đảm bảo nguồn cung cấp dữ liệu bền vững và duy trì các kênh nhu cầu đáng tin cậy.
- Ocean Protocol đang giải quyết những thách thức này bằng các giải pháp sáng tạo trong bản cập nhật Ocean V4X ra mắt gần đây.
- Được hỗ trợ bởi một đội ngũ năng động, Ocean Protocol được dự đoán sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn khi các tiêu chuẩn ngành tiếp tục phát triển nhanh chóng.
Ocean Protocol là gì?
Dữ liệu là tài sản vô giá cho trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence hay AI), công nghệ sinh học, công nghệ tài chính (fintech), bán lẻ tiêu dùng,… Vào năm 2017, The Economist lập luận rằng “Tài nguyên quý giá nhất của thế giới không còn là dầu mỏ, mà là dữ liệu” và chỉ ra 5 công ty hàng đầu có khả năng truy cập dữ liệu nhiều nhất đã thu về tổng lợi nhuận 25 tỷ USD trong quý 1 năm 2017.
Dữ liệu có giá trị vì nhiều lý do khác nhau, một yếu tố chính là tầm quan trọng của dữ liệu trong việc thúc đẩy các công nghệ mới. Các công ty AI cần bộ dữ liệu lớn chất lượng cao để phát triển các thuật toán học tập (learning algorithm) có giám sát như mạng nơ-ron. Các nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học tiêu thụ một lượng dữ liệu đáng kể khi sao chép kết quả để xác nhận kết quả nghiên cứu.
Bán lẻ tiêu dùng cũng ngày càng phụ thuộc đáng kể vào dữ liệu người tiêu dùng để phát triển quảng cáo được nhắm đối tượng (targeted advertising). Những gã khổng lồ của Web2 chuyên về thu thập dữ liệu lớn như Google hay Meta đang thống trị thị phần trong nhiều ngành cần dữ liệu chất lượng cao.
Hơn nữa, những tổ chức độc quyền dữ liệu (data oligopoly) này có thể hoạt động như những người gác cổng trong các ngành công nghiệp nặng về dữ liệu, đóng vai trò quá lớn trong việc quyết định sự thành công của những bên tham gia nhỏ hơn.
Ocean Protocol là một stack của các công nghệ chia sẻ dữ liệu phi tập trung. Ocean Protocol có thể tương tác và hiện được triển khai trên Ethereum, Polygon, Polkadot, Binance Smart Chain (BSC), Moonriver và Energy Web Chain. Mã nguồn mở của giao thức có sẵn trên GitHub, cho phép các lập trình viên khác fork Ocean Protocol và xây dựng thị trường của riêng mình.
Với mục tiêu làm cho dữ liệu chất lượng cao dễ tiếp cận hơn, Ocean Protocol có ý định thu hút các công ty khởi nghiệp AI cần bộ dữ liệu chất lượng cao. Nhiệm vụ của giao thức được nêu rõ trong whitepaper. Bài viết này sẽ phân tích Ocean V3 và V4, những thách thức hiện tại của giao thức và kế hoạch của Ocean Protocol để giải quyết những thách thức này.
Sự phát triển sản phẩm của Ocean Protocol
Về cốt lõi, Ocean Protocol hướng tới cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ cần thiết cho các công nghệ chia sẻ dữ liệu phi tập trung. Ocean Protocol được phát hành lần đầu vào năm 2018, cho phép các nhà cung cấp dữ liệu chia sẻ dữ liệu với người tiêu dùng. Kể từ đó, giao thức được củng cố qua nhiều phiên bản và đã thêm các tính năng mới.
Ocean V2 đã giới thiệu tính năng Compute-to-Data mới. Tính năng này cho phép người dùng dữ liệu chạy các mô hình trên dữ liệu riêng tư hay nhạy cảm mà trước nay chưa từng có.
Kiến trúc cho phép dữ liệu riêng tư vẫn còn trên máy chủ của chủ sở hữu/nhà cung cấp dữ liệu trong khi dữ liệu đó được sử dụng để đào tạo mô hình (train model) cho người dùng dữ liệu, làm cho dữ liệu tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu (General Data Protection Regulation hay GDPR).
Ocean V3 đã phát triển “datatokens”, token chuẩn ERC-20 (hoặc token tương đương trên các blockchain khác) tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch giữa nhà cung cấp dữ liệu và người dùng. Thị trường dữ liệu nguồn mở hay Ocean Market, cũng đã ra mắt người dùng.
Ocean Market được cấu trúc như một nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), cho phép khám phá giá dữ liệu. Bằng cách ghép OCEAN (token gốc của giao thức Ocean) với datatoken, người dùng có thể mua quyền truy cập vào các tập dữ liệu khi cần. Ocean V3 cũng ra mắt Data Farming Program, cho phép các OCEAN staker báo hiệu chất lượng tập dữ liệu.
Chức năng Data Supply Reward Function (RF) của Ocean tính toán phần thưởng staking từ mức độ phổ biến/chất lượng được cảm nhận (perceived quality) của tập dữ liệu, phản hồi của cộng đồng và các yếu tố khác. Các nhà quản lý chương trình của Ocean thu thập phản hồi của cộng đồng và tính toán RF off-chain theo thời gian đặt trước mỗi tuần trước khi thưởng OCEAN một cách cách thủ công cho những người đóng góp.
Ocean V4 đã thêm các tính năng nhằm tăng nhu cầu sử dụng của nền tảng. Ocean V4 ra mắt vào quý 2 năm 2022 với việc tạo ra Data NFT, đây là các token ERC-721 có thể giao dịch, không thể thay thế, đại diện cho dữ liệu của chủ sở hữu NFT dưới dạng sở hữu trí tuệ on-chain (không được thực thi bởi các hợp đồng pháp lý).
Ocean Protocol cũng bổ sung các biện pháp bảo vệ chống lại các nhà xuất bản dữ liệu độc hại (malicious data publisher), những người thoát khỏi vị thế datatoken của mình trước sự thiệt hại của staker trong các pool dữ liệu.
Mô hình V4 AMM dùng để khám phá giá được điều chỉnh để các nhà cung cấp dữ liệu không nhận được bất kỳ token ban đầu nào và một thuật toán hoạt động độc lập để mint/burn datatoken dựa trên cung/cầu để điều chỉnh giá.
Các thị trường Ocean cũng tìm được các cách mới để thu phí, bao gồm Consume Market Consumption Fee nơi các thị trường có thể đặt tỷ giá riêng bằng đơn vị tiền tệ ưa thích và Publisher Market Consumption Fee từ các tập dữ liệu xuất bản. V4 ban đầu đã tạo được sức hút rất ấn tượng, tăng từ 20 lên 38 pool dữ liệu chỉ trong hơn một tuần vào cuối tháng 6/đầu tháng 7.
OCEAN Tokenomic
OCEAN được thiết kế để tích lũy giá trị cùng với sự tăng trưởng tương tác mạng. Khi người dùng sử dụng các công cụ và thị trường của Ocean, giao thức kiếm được doanh thu phí và được tái đầu tư vào OceanDAO và sau đó được sử dụng để burn OCEAN. Burn OCEAN làm giảm nguồn cung token, giúp giá của OCEAN tăng khi nhu cầu sử dụng mạng tăng lên. OCEAN được phân bổ như hình bên dưới.
Những thách thức của Ocean Protocol
Giảm sức hút với các nhà cung cấp dữ liệu
Ocean Protocol đã phải vật lộn để thu hút đủ các nhà cung cấp dữ liệu. Khi Ocean ban đầu tung ra datatoken, sự thổi phồng khi ra mắt sản phẩm và phần thưởng mạng đã tạo nên sức hút ban đầu cao.
Sử dụng số lượng giao dịch đúc datatoken và datatoken được tạo ra đại diện cho sức hút, Ocean Protocol đã đạt đỉnh nhu cầu giữa các nhà cung cấp dữ liệu vào tháng 11 năm 2020 (khi 413 datatoken được mint và 340 datatoken được tạo ra). Kể từ tháng 12 năm 2020, Ocean Protocol có trung bình 10-15 giao dịch mint và 10 datatoken được tạo ra mỗi tháng.
Giảm sức hút với người dùng dữ liệu
Ocean đã phải vật lộn để cải thiện thị trường sản phẩm của mình để phù hợp với người dùng dữ liệu. Sử dụng số lượng giao dịch datatoken đại diện cho nhu cầu tiêu thụ dữ liệu, Ocean Protocol đã thu hút được nhiều người tiêu dùng nhất vào tháng 11 năm 2020 khi số lượng giao dịch hoặc chuyển datatoken (không bao gồm giao dịch mint) vượt quá 3,000.
Số lượng chuyển datatoken trong khoảng từ 20 đến 200 mỗi tháng trong phần lớn năm 2021 trước khi giảm xuống còn khoảng 10–20 mỗi tháng vào năm 2022.
Hiệu ứng mạng không ổn định
Việc đạt được hiệu ứng mạng rất quan trọng đối với sự thành công của Ocean Protocol. Các nhà cung cấp dữ liệu sẽ không thấy giá trị của việc cung cấp dữ liệu trên một nền tảng có sức hút thấp đối với những người dùng dữ liệu. Người dùng dữ liệu sẽ không lựa chọn sử dụng nền tảng có nguồn cung cấp dữ liệu hạn chế.
Kết quả là, Ocean Protocol đang phải đối mặt với “Cold Start Problem”, được mô tả bởi đối tác của a16z Andrew Chen. Nếu không có cam kết tham gia bền vững, các khuyến khích dành cho người tham gia trở nên ít rõ ràng hơn và những thách thức về hiệu ứng mạng của giao thức có thể sẽ vẫn tiếp diễn.
Chất lượng dữ liệu và trách nhiệm giải trình
Một số người dùng dữ liệu, như các nhà nghiên cứu AI cấp công nghiệp, có thể xem bản chất phi tập trung của giao thức là một hạn chế. Mặc dù chương trình Data Farming khuyến khích các bộ dữ liệu chất lượng cao, nhưng chương trình cũng không tích cực hạn chế các bộ dữ liệu chất lượng thấp.
Ocean Protocol chỉ xác định các nhà cung cấp dữ liệu thông qua địa chỉ ví, điều này hạn chế trách nhiệm giải trình đối với các nhà cung cấp dữ liệu cung cấp bộ dữ liệu chất lượng thấp. Để đáp ứng mục tiêu đã nêu là phục vụ các công ty AI, Ocean Protocol có thể cân nhắc điều chỉnh tốt hơn các dịch vụ sản phẩm của mình để đáp ứng các tiêu chí chung cho dữ liệu doanh nghiệp.
Ocean V4 bị khai thác vào tháng 7 năm 2022
Trong tháng đầu tiên sau khi phát hành, Ocean V4 phải đối mặt với một cuộc tấn công được dàn dựng bởi một loạt các giao dịch lợi dụng các AMM data pool.
Việc khai thác liên quan đến staking OCEAN trong các pool dữ liệu, mua các datatoken, loại bỏ các token OCEAN đã stake và sau đó bán các datatoken, OCEAN được rút dần khỏi các pool dữ liệu. Các cuộc tấn công này có thể thực hiện được nhờ cơ chế AMM cho phép các nhà xuất bản dữ liệu và staker rút thanh khoản từ các pool dữ liệu bất cứ khi nào họ muốn bán datatoken lấy OCEAN.
Đội ngũ Ocean Protocol đã ngay lập tức phản ứng lại các cuộc tấn công bằng cách tăng phí hoán đổi (Ocean Community Fee) lên 15% để những kẻ tấn công phải chịu tổn thất khi thực hiện các giao dịch như thế.
Team cũng nhanh chóng thông báo cho cộng đồng, khuyên các thành viên rút thanh khoản khỏi các pool và đề xuất các nhà cung cấp dữ liệu nên đặt giá cố định cho tập dữ liệu của mình. Đặt giá cố định cho tập dữ liệu chống lại cơ chế định giá động vốn có trong các pool dữ liệu kiểu AMM.
Cuối cùng team Ocean đã đặt phí hoán đổi thành 100% để vô hiệu hóa hoàn toàn cuộc tấn công. Nhận thấy sự cần thiết của một giải pháp lâu dài để bảo vệ cộng đồng của mình, Ocean Market đang chuyển từ mô hình khám phá giá do AMM hỗ trợ sang mô hình tài sản dữ liệu giá cố định (fixed price data asset model), Ocean V4X. Các thị trường được xây dựng trên Ocean vẫn được phép chọn mô hình định giá động với rủi ro của riêng họ.
Ocean Protocol Roadmap: Ocean V4X và veOCEAN
Để chống lại những thách thức xung quanh cấu trúc AMM của Ocean pool, Ocean đang giới thiệu một cơ chế mới để quản lý dữ liệu dựa trên mô hình vote-escrow (ve) token. Thiết kế veOCEAN không chỉ thay đổi động lực quản lý dữ liệu mà còn cải thiện sự liên kết khuyến khích giữa các nhà xuất bản dữ liệu, người dùng và OCEAN holder.
veOCEAN là một fork của mô hình veCRV. Mô hình tài sản dữ liệu giá cố định này dựa vào việc stake các smart contract để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tập dữ liệu đồng thời tiếp tục cung cấp các phần thưởng cộng đồng từ chương trình Data Farming.
Theo mô hình Data Farming trước đây, phần thưởng của staker dựa trên tỷ lệ cổ phần của họ trong các pool thanh khoản AMM. Mô hình veOCEAN sẽ vẫn cho phép các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dựa trên cổ phiếu theo tỷ lệ của họ nhưng các veOCEAN này bị lock trong các Ocean vault trong một khoảng thời gian cụ thể.
Những staker tích cực tham gia vào việc đánh giá chất lượng dữ liệu sẽ kiếm được phần thưởng Data Farming mỗi tuần. veOCEAN staker lock vốn càng lâu thì phần thưởng nhận được sẽ càng nhiều. Tất cả veOCEAN token holder kiếm được phí cộng đồng trả cho OceanDAO.
Ocean Data Bounty Program
Data Bounty Program của Ocean khuyến khích người dùng dữ liệu của Ocean, trong đó 40% là các nhà khoa học dữ liệu, tìm ra các trường hợp sử dụng tập dữ liệu mới, biên dịch tập dữ liệu (compile dataset), phân tích dữ liệu để có thông tin chi tiết, đào tạo mô hình dữ liệu,… với tài sản dữ liệu của Ocean. Ocean Data Bounty được phân phối qua ba giai đoạn: Ý tưởng, Insight và Giải quyết vấn đề:
- Giai đoạn ý tưởng: 10-20 ý tưởng chiến thắng được chọn từ 100-200 đề xuất và người chiến thắng được trao giải thưởng $5,000- $10,000 OCEAN;
- Giai đoạn Insights: 5-20 mô hình dữ liệu, báo cáo và thông tin chi tiết quan trọng khác sẽ giành được $10,000- $20,000 OCEAN;
- Giải quyết vấn đề: các đề xuất cải thiện các thách thức trong kinh doanh và sản phẩm của Ocean được thưởng từ $10,000- $25,000 OCEAN.
Chương trình này hứa hẹn sẽ thu hút người dùng dữ liệu bên ngoài cộng đồng Web3, từ các nhà khoa học dữ liệu học thuật đến các nhà nghiên cứu ngoài ngành crypto. Chương trình thưởng này có thể tạo ra nhu cầu mới từ các phân khúc thị trường mà Ocean đang cố gắng xâm nhập, như các công ty khởi nghiệp về AI công nghiệp hoặc công nghệ sinh học.
Đánh giá Ocean Protocol
Ocean Protocol đang thực hiện sứ mệnh dân chủ hóa quyền truy cập vào dữ liệu chất lượng cao, nhưng việc cung cấp sản phẩm của họ đã phải vật lộn để phù hợp với thị trường ở thiết kế hiện tại. Giao thức đã phát triển nhiều tính năng mới (như chương trình Compute-to-Data) có thể cực kỳ hữu ích cho các ứng dụng công nghiệp và học thuật khác nhau trong tương lai.
Mặc dù có được sự mới lạ, nhưng nhiều ngành công nghiệp có thể vẫn do dự khi tin tưởng các bộ dữ liệu trên nền tảng do giao thức không thể đảm bảo chất lượng dữ liệu cao. Các công ty sẽ luôn chọn các giải pháp dữ liệu tiết kiệm, hiệu quả và đáng tin cậy nhất, và Ocean Protocol còn nhiều việc phải làm để cải thiện những khía cạnh đó.
Ocean Protocol vẫn đang cố gắng giải quyết một vấn đề thực sự, nhưng giao thức cần được đổi mới liên tục để tạo ra các hiệu ứng mạng cần thiết và tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
Bài viết được Huyền Trang biên tập từ “Ocean Protocol: Reimagining Data Accessibility” của tác giả Helen Huang; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin