Nội dung chính
- Mặc dù OpenSea đã thống trị trong hai năm qua nhưng các marketplace chuyên biệt có thể phân tách nhóm (unbundle) các dịch vụ của nền tảng trong những năm tới.
- Các giao thức và dự án đã được thiết lập thực sự không được khuyến khích sử dụng OpenSea vì chúng sẽ mất doanh thu dưới dạng các khoản phí giao dịch – chỉ riêng hệ sinh thái của BAYC đã mang lại cho OpenSea hơn $125 triệu.
- STEPN chính là một ví dụ về tác động tích cực của việc tách nhóm cho các dự án ly khai – bằng chứng là sau khi rời khỏi cơ sở hạ tầng giao dịch của Orca để tích hợp DEX gốc của riêng mình, STEPN đã trở thành DEX số 1 trên Solana tính theo số lượng người dùng.
- Để chống lại sự chuyên môn hóa ngày càng cao trong các thị trường NFT, OpenSea có thể thực hiện theo chiến lược của Zuckerbergian – đó là giành được được những công ty đi đầu (first mover) có vận tốc thoát (escape-velocity) trong các ngành dọc (vertical) mới, ví dụ như Instagram và WhatsApp.
Đầu năm nay, Tasha Kim đã viết một luận văn khẳng định rằng OpenSea sẽ đi theo quy trình tách nhóm của eBay. Từ năm 1995 đến năm 2013, eBay đã trở thành một marketplace tích hợp theo chiều ngang và hiện đang thống trị – tăng lên mức hơn $80 tỷ tổng giá trị hàng hóa được trao đổi trên nền tảng.
Nhưng đến năm 2022, Ebay mất thị phần vào tay hàng chục marketplace theo chiều dọc. Kim đã tập trung sự chú ý của mọi người vào 5 marketplace: Etsy, Airbnb, 1stdibs, Chegg và Zillow. Tại thời điểm viết bài, 5 công ty này trị giá ~$130 tỷ – lớn hơn gấp 4 lần so với mức định giá $30 tỷ của eBay tại cùng thời điểm.
Nguồn: Olivia và Justine Moore qua Unbundling Opensea
Bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của OpenSea trong hai năm qua, Kim lập luận rằng các marketplace tích hợp theo chiều ngang như OpenSea sẽ đi theo con đường của eBay. Các ngành dọc NFT mới nổi như ảnh hồ sơ (PFP), gaming tiền mã hóa, nghệ thuật và những lĩnh vực khác cuối cùng sẽ sử dụng dịch vụ được cung bởi các thị trường chuyên biệt, thay vì các thị trường tổng quát như OpenSea.
PFPs
PFP là nguồn thu chính của OpenSea trong hai năm qua. Mặc dù tạo ra khối lượng giao dịch hàng tỷ USD cho sàn giao dịch nhưng những bộ sưu tập này lại là những ứng cử viên hàng đầu để giao dịch trên các marketplace dọc. Thay vì tạo ra khối lượng và doanh thu khổng lồ cho OpenSea, các bộ sưu tập PFP lớn có thể thiết lập thị trường của riêng mình để thu được doanh thu nói trên.
Marketplace gốc của CryptoPunks đã đặt tiền lệ cho việc một bộ sưu tập giao dịch trên chính marketplace của mình và tạo ra hàng tỷ khối lượng giao dịch trong quá trình này.
Các bộ sưu tập có giá trị cao, dễ nhận diện được cho là nên đi theo một playbook như vậy. Ví dụ: nếu có marketplace riêng thì BAYC sẽ có thể tái chế / tiết kiệm $126 triệu cho các khoản phí mà các nhà giao dịch trong hệ sinh thái đã trả cho OpenSea trong một năm rưỡi qua.
Mặc dù một số bộ sưu tập có thể chấp nhận trả phí để đổi lấy discoverability (khả năng phát hiện trên Internet) và tính thanh khoản, nhưng các bộ sưu tập lớn như BAYC không cần phải trả phí để có discoverability hoặc tính thanh khoản bổ sung. Thay vào đó, các marketplace gốc sẽ cho phép các nhóm định tuyến lại phí của OpenSea cho chủ sở hữu token, cho nhóm hoặc chỉ đơn giản là loại bỏ hoàn toàn khoản phí.
Gaming
Đã có một vài ví dụ đáng chú ý về sự phát triển thị trường gốc trong crypto gaming.
STEPN là một trò chơi trên Solana được biết đến với thiết kế trò chơi “move-to-earn” (di chuyển để kiếm tiền), trò chơi này \ phân phối token cho người chơi đi vòng quanh và ghi lại tiến trình của mình. Trò chơi ban đầu chạy trên cơ sở hạ tầng giao dịch của Orca, nhưng cũng nhanh chóng phát triển native DEX của riêng mình. Trong vài tuần, STEPN DEX đã phát triển để thống trị hoàn toàn số lượng người dùng Solana DEX.
STEPN hầu như không thu được lợi ích nào từ việc dựa vào cơ sở hạ tầng của Orca ngoài giai đoạn bootstrap. Tương tự, các trò chơi ăn khách mới sẽ thu được ít hoặc hoàn toàn không thu được lợi ích nào từ việc dựa vào cơ sở hạ tầng trao đổi tích hợp theo chiều ngang như của Opensea.
Một luận điểm phản biện là các trò chơi hay nhất sẽ có thể kết hợp với nhau. Trong trường hợp đó, các thị trường gaming tiền mã hóa có thể sẽ tập hợp lại (re-bundle) xung quanh một thị trường chuyên về game hoặc hỗ trợ liệt kê chéo các tài sản trong từng thị trường trò chơi riêng lẻ – cả hai điều này đều không thúc đẩy khối lượng giao dịch cho Opensea.
Nghệ thuật
Một bức tranh Picasso sẽ không bao giờ được bán ở cùng một địa điểm như bản in $5 được tìm thấy trong Motel 8. Nhưng trong thế giới tiền mã hóa, các bộ sưu tập nghệ thuật cực kỳ có giá trị như Art Blocks giao dịch trên cùng một trang web với các phái sinh Bored Ape Shiba Inu trị giá $5.
Điều đó không hề hợp lý, đặc biệt là sau khi xem xét việc các nền tảng nghệ thuật tiền mã hóa như SuperRare, NiftyGateway và Async Art đã có các marketplace chuyên biệt của riêng mình vào đầu năm 2018.
Nói về mặt tài chính, thật khó để đưa ra một trường hợp khách quan rằng Art Blocks nên trả cho OpenSea $32,5 triệu phí giao dịch để cung cấp marketplace. Một nền tảng có thể làm việc với Jeff Koons như Art Blocks sẽ có khả năng không cần OpenSea cho mục đích discoverability. Về mặt thương hiệu, các dự án nghệ thuật đang tạo ra hàng triệu đô la có lẽ không có lý do để cần phải giao dịch cùng với các dự án tốn ít công sức phái sinh nth.
Sự xuất hiện của marketplace tập trung vào generative art mới là Archipelago.art càng củng cố thêm ý kiến rằng generative art có thể cần có thị trường chuyên biệt của riêng mình.
Ngành dọc NFT trong tương lai
Việc sử dụng các tiêu chuẩn token ERC-721 và ERC-1155 NFT là rất mới. Các use case mới này có thể rất khác so với use case PFP thống trị giai đoạn 2020–2022.
Các thị trường tích hợp theo chiều ngang sẽ phải đối mặt với hai thách thức trong việc phục vụ các ngành dọc mới này: trải nghiệm người dùng phù hợp với thị trường (UX-market fit như mô tả trong phần Gaming) và cơ sở hạ tầng phù hợp với thị trường (infrastructure-market fit).
UX của OpenSea (hoặc bất kỳ sàn giao dịch tổng quát nào khác) có thể sẽ bị coi là quá cứng nhắc để phục vụ các ngành dọc riêng biệt.
Hãy nhìn lại tín hiệu tương tự eBay do Kim nêu ra. UX của eBay so với Airbnb và Etsy là hoàn toàn khác biệt mặc dù cùng có mô hình kinh doanh cốt lõi là các marketplace kỹ thuật số ít tài sản (asset-light). Khi các ngành dọc NFT mới được chấp nhận, người dùng có thể sẽ cần có UX mới kể cả khi cốt lõi của các marketplace vẫn giống nhau.
Đối với cơ sở hạ tầng, có thể (thậm chí có khả năng) mô hình đấu giá hiện nay đang được các marketplace tổng quát sử dụng sẽ không tối ưu cho các use case sắp tới. Gần đây, chúng tôi đã đề cập đến SudoAMM – một marketplace NFT đang phát triển sử dụng mô hình đường cong liên kết thay vì mô hình đấu giá tiêu chuẩn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu việc đặt giá dựa trên đường cong có thể lập trình lại là một thiết kế tốt hơn cho gaming tiền mã hóa so với những gì mà mô hình đấu giá tiêu chuẩn mang lại? Mặc dù câu trả lời vẫn chưa rõ nhưng rất có thể các mô hình mới sẽ phù hợp hơn với các ngành dọc NFT mới (hoặc thậm chí đang tồn tại!).
Lưu ý: Chống lại việc tách nhóm theo cách của Zuck
Nếu xu hướng tách nhóm xảy ra, OpenSea vẫn có thể tự bảo vệ mình. Sàn giao dịch sẽ có một số tiền dự trữ lớn từ vòng gọi vốn gần đây nhất, vốn định giá OpenSea ở mức $13,3 tỷ cho $300 triệu tiền mặt. OpenSea có thể sử dụng những khoản tiền này để mua lại các thị trường chuyên biệt khi chúng bắt đầu đạt vận tốc thoát.
Mark Zuckerberg đã sử dụng một chiến lược tương tự khi điều hành Facebook, chi hàng tỷ đô la để mua lại Instagram và Whatsapp khi hai nền tảng này đang tăng trưởng cao. Chiến lược này hoạt động khá hiệu quả.
Lời kết
Như đã thấy với các khoản phí trên thị trường PFP, sự liên kết khuyến khích giữa các dự án và thị trường tổng quát trở nên tồi tệ hơn khi các dự án được chấp nhận.
Các nền tảng có phí người trung gian cuối cùng sẽ không còn cần thiết đối với các dự án có khối lượng giao dịch và nhận thức về thương hiệu cao. UX tổng quát trên các sàn giao dịch như OpenSea sẽ bắt đầu không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các cộng đồng người dùng khác nhau.
Ngoài ra, các nền tảng như SudoAMM đang bắt đầu cung cấp cơ sở hạ tầng mới được trang bị tốt hơn để phục vụ các use case mới, mở đường cho sự cạnh tranh gay gắt hơn với các thị trường tập trung.
Tất cả những yếu tố này làm tăng khả năng việc phân tách nhóm (unbundle) sẽ là chủ đề chính trong các thị trường NFT trong tương lai. Ngược lại với xu hướng phát triển hoặc mua các công cụ tổng hợp gần đây, cơ hội trong các thị trường NFT sẽ được tìm thấy trong việc phát triển các thị trường chuyên biệt cho các ngành dọc thị trường riêng biệt.
Bài viết được Hiền Lê biên tập từ “Red Oceans: Exploring the Unbundling OpenSea Thesis” của tác giả Kel Eleje; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin