*Bài viết được thành viên Chloe Pham thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu ” Rari Capital Goes Vroom Vroom” của Dustin Teander, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
Rari Capital là gì?
Rari Capital được ra mắt vào mùa thu 2020 dưới dạng một giao thức Yield Aggregator, tập trung giúp người dùng tối ưu hóa lợi nhuận từ chuỗi các tài sản crypto cố định. Kể từ đó đến nay, Rari đã và đang xây dựng, phát triển các Yield pool, bao gồm pool ổn định cho stablecoin (loại cryptocurrency được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá), và cả những leverage Yield farm (cho phép Yield farming với đòn bẩy) – điển hình như ETH pool, đang trong tình trạng tạm ngưng hoạt động vì bị tấn công (exploit) nặng nề gần đây. Ở thời điểm hiện tại, nhằm khắc phục lỗ hổng exploit đã xảy ra, Rari đang dần mở rộng mô hình hoạt động của mình khi bổ sung vào nền tảng Lending, với một dự án protocol mới vừa được ra mắt vào tháng 3, mang tên Fuse.
Khi xuất hiện lần đầu tiên, Rari đơn thuần là một giao thức Yield Aggregator, cùng với các dự án khác tạo nên một phân khúc cạnh tranh cao độ. Tiên phong và thống trị phân khúc này hiện có yEarn với hơn $3.5 tỷ TVL (Total Value Locked – tổng lượng tài sản được khóa trong các ứng dụng DeFi) – bỏ xa protocol ở vị trí thứ 2 với mức chênh lệch $2 tỷ. Một trong những lý do khiến cho phân khúc Yield aggregation trở nên thu hút và đông đúc, là vì các dự án protocol hiện tại đều đang phát triển chiến lược của mình dựa trên những Defi primitives (cơ sở Defi) thông dụng và giống nhau. Nhiều chiến lược tận dụng bản chất thị trường tiền tệ (money market) của các Defi primitives – điển hình là Compound và Aave, hợp thức hóa việc tìm kiếm lợi nhuận yield và sử dụng đòn bẩy (leverage).
Những dự án money market này hoạt động bằng cách cho phép người dùng gửi tài sản của mình vào Pool, trở thành người cho vay (Depositor) và hưởng lãi suất từ những người dùng khác có nhu cầu đi vay (Borrower). Theo lý thuyết, một Pool đơn lẻ có thể hỗ trợ/chấp nhận giao dịch đa dạng các nhóm crypto asset, đem đến dòng lợi nhuận cố định đều khắp cho mọi loại tài sản, và tăng tính thanh khoản cho khối tài sản của người dùng. Tuy nhiên, do tính chất riêng lẻ của các pool, tất cả các asset bên trong pool sẽ mang cơ chế Risk-sharing (chia sẻ rủi ro) – khi một asset gặp rủi ro, hầu hết các asset còn lại đều bị ảnh hưởng. Vì lí do đó, các protocol như Compound và Aave đều phải chọn lọc rất kĩ càng khi cho phép một asset nào đó được hỗ trợ trên các money market pool này. Chưa kể đến các quy trình Governance (quyền quản trị của người dùng tham gia vào dự án) cũng là một trở ngại lớn.
Các nền tảng Yield aggregator này tạo nên một môi trường cạnh tranh cao, khi cấu trúc lợi nhuận không chênh lệch giữa các giao thức, cùng với điều kiện chọn lọc các nhóm tài sản tương đối giống nhau, với số ít asset hợp lệ cho việc đòn bẩy hoặc thế chấp.
Đây chính là điểm mấu chốt giúp Rari Capital tiến đến tương lai mới của Defi, với sản phẩm mới đầy tham vọng – Fuse.
Bước vào thế giới Fuse
Fuse là một dự án protocol mới, cho phép mọi người dùng đều có thể tự tạo ra money market của riêng mình mang tên Fuse Pool. Mỗi Fuse Pool là một mini-Compound, và người sáng tạo ra nó được quyền tự do quy định loại asset được cho phép trong pool, cũng như quyền định đoạt về hệ thống oracle, rate curve (đường cong lãi suất), cấu trúc thu phí, reserve ratio (tỉ lệ dự trữ), collateral ratio (tỉ lệ thế chấp) cho từng loại asset, và ngay cả quyền truy cập của người dùng. Tất cả được cài đặt chỉ nhờ vài cú click chuột.
Không như Compound là một money market pool lớn, Fuse cho phép người dùng tạo ra nhiều pool nhỏ, giúp tách biệt các rủi ro giữa các pool và mở ra nhiều cơ hội cho nhiều loại tài sản khác nhau được tham gia vào từng money market.
Trong khi Compound chỉ cho phép 9 loại tài sản trên nền tảng, thì Fuse có khả năng hỗ trợ cho mọi loại asset chỉ cần nó nằm trong nguồn cấp dữ liệu giá. Với Fuse, các asset “không ăn khách” (các loại asset không thường thấy Compound hay Aave), hoặc cả các token từ LP (Liquidity Provider – nhà cung cấp thanh khoản) đều có thể được hỗ trợ thanh khoản và/hoặc tìm kiếm lợi nhuận yield.
Như đã đề cập trước đó, lí do Compound hoặc những lending protocol tương tự không thể cho phép mọi loại tài sản hoạt động trên nền tảng là rủi ro không thể kiểm soát. Với Compound, tất cả tài sản đều nằm trong một pool và vì vậy, chia sẻ rủi ro với nhau. Với Fuse của Rari, mỗi pool sẽ tách biệt với nhau và giữ cho rủi ro nằm trong quy mô của pool đó. Với bản chất đó, Fuse cũng đồng thời cô lập các loại tài sản rủi ro cao và có thể khiến cho người dùng gặp phải mối đe dọa lớn này. Để giúp người dùng đánh giá được mức độ rủi ro, Rari đã phát triển một cơ chế chấm điểm rủi ro risk scoring, gọi là Rari Safety Score (RSS). Hệ thống này sẽ xếp hạng các pool theo các rank từ A tới F, dựa trên một framework được tạo riêng cho việc chấm điểm pool. Framework này được đánh giá nhiều lần bởi đội ngũ trước ngày Fuse chính thức ra mắt. (Hiện tại Fuse đang giai đoạn guarded launch với một số tính năng bị hạn chế). Tuy nhiên, cơ bản thì Fuse đang xem xét các yếu tố dưới đây để chấm điểm cho tổng thể pool và từng asset bên trong pool.
Đóng góp của Fuse trong hệ sinh thái
Hãy cùng điểm qua ví dụ sau đây, để hiểu thêm về cách mà Fuse sẽ đóng góp vào sự phát triển của các nền tảng DeFi. Khi đồng FEI vừa ra mắt lần đầu tiên, giá của FEI đã rơi hơn 30% so với giá $1 niêm yết lúc ban đầu. Để tránh vi phạm việc “burn coin” – loại bỏ vĩnh viễn một số lượng FEI ra khỏi lưu thông, người dùng lúc bấy giờ không thể đồng loạt bán ra đồng FEI mà mình đang giữ, dù nhu cầu thanh khoản của các holder là rất cao. Lúc đó, Rari Capital và đối tác cộng đồng của mình – Tetranode, đã tạo ra một pool Fuse với cái loại assets: FEI, TRIBE, ETH, và DAI. Pool Fuse này cho phép các holder gửi thế chấp các đồng FEI và TRIBE của mình vào để thanh khoản tài sản trong thời gian ngắn, trong khi chờ đợi đồng FEI quay trở về giá ban đầu của nó.
Một nhóm dự án khác hưởng lợi từ Fuse là các DAO treasuries (Decentralization Autonomous Organizations), nơi nắm giữ khối lượng lớn các tài sản lên đến hàng triệu mỗi loại, và có thể tính tới hàng tỷ cho toàn bộ dự án. Hầu hết các treasury này được tạo nên từ phần lớn số lượng token quản trị của chính dự án, vốn không nằm trong số ít các loại asset được cho phép trong pool Compound hay Aave. Bằng cách tạo ra pool Fuse cho các đồng token quản trị của treasury, các bên có thể tham gia thanh khoản vốn lưu động mà không cần phải chuyển đổi số token này. Chính tính linh động này của pool Fuse giúp cho các token có thể trở thành collateral (tài sản thế chấp), khi vốn dĩ chúng không thể được cho vay (borrowed), và từ đó bị săn “short” trên thị trường. Từ đó, Fuse đem đến lợi ích kép cho các DAO khi vừa bảo vệ dự án protocol và vừa tăng tính thanh khoản cho khối tài sản chính của nhóm này.
Mối liên kết giữa Rari Capital và Fuse
Chúng ta có thể nhận thấy rõ lợi ích của việc rộng rãi hóa các loại asset trên thị trường money market. Thế nhưng chức năng này của Fuse có liên kết gì đến bản chất của Rari Capital, vốn dĩ là một Yield aggregator?
Hãy nhớ lại, phân khúc yield aggregator rất hấp dẫn vì các dự án đều đang cạnh tranh nhau để tối đa hóa lợi nhuận của người dùng. Với những lending pool riêng lẻ và tách biệt, nhu cầu thanh khoản trong pool lại càng có thể tăng lên đáng kể, kéo theo lending yield (lợi nhuận người cho vay) cũng tăng – đặc biệt là khi mức thanh khoản ngoài thị trường có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay đối với stable asset ghi nhận trên các nền tảng đang tăng dần lên đến ba chữ số, và hiện tại tỉ lệ đang ở quanh mức 30% ở một số pool. Lí do là vì các pool này đang giữ các assets khó bán, nhưng lại có nhu cầu leverage/liquidity ở tỉ lệ lớn. Rari dự định – và cũng đã bắt đầu – liên kết với các yield pool hiện tại và pool Fuse sinh lời để tối ưu hóa lợi nhuận cho depositor.
Mối liên hệ này tạo ra hiệu ứng đệ quy quyền lực. Khi người dùng bắt đầu triển khai kế hoạch kiếm lời cho tài sản của mình, họ sẽ có khuynh hướng deposit vào các pool của Rari để có thể hưởng lợi nhuận từ các pool Fuse. Điều này giúp tăng thêm độ thanh khoản cho các pool trong hệ thống của Rari, và kết quả là thu hút thêm nhiều loại asset mới cho nền tảng lending liên kết, để lại tiếp tục dùng làm đòn bẩy và tăng thêm độ thanh khoản. Hiểu đơn giản, các yield pool giờ đây đóng vai trò mang lại thanh khoản, lending pool Fuse sử dụng và “trả phí” cho nguồn thanh khoản đó.
Ngoài việc tạo nên một mối liên kết chiều dọc hoàn thiện, sinh lời từ các sản phẩm trong hệ sinh thái, vẫn có một động lực thực tế hơn khi sáng tạo ra Fuse – chính là phí sử dụng. Rari tính phí cố định 10% cho mọi lợi nhuận mà lender/depositor kiếm được từ các pool Fuse (trong khi phí ở các pool Rari Yield dao động từ 15% – 18%). Mức phí này sẽ được thu tương ứng với lợi tức được quy đổi. Cách thức này mang đến những lợi ích và hạn chế nhất định.
Nhìn vào mặt lợi ích, Rari thu phí trên loạt các loại assets phong phú để đa dạng hóa nguồn thu, và hưởng chênh lệch từ các asset này khi nó tăng giá. Các token kiếm được có thể được dùng cho đòn bẩy bởi dự án ở những chiến lược sinh lợi khác. Ví dụ như trường hợp của ALCX, ALCX được dự đoán sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lên đến 3 chữ số trong pool của Tetranode, mà từ đó cũng sẽ mang đến nguồn thu cao tương ứng cho Rari. Vì thế, thay vì đứng yên giữ cho token này “nhàn rỗi”, team Rari đã chủ động mua cổ phần của ALCX và kiếm thêm về $11 nghìn doanh thu.
Xét về mặt trái, nhược điểm của Rari là những rủi ro về giá. Để giảm bớt rủi ro rớt giá, nhóm quản trị cũng chủ động đưa ra cơ chế swap những token đã kiếm được trong các yield pool của Rari, để có thể kiếm thêm lãi bù trừ lại cho những nguy cơ rớt giá tiềm ẩn.
Vì các pool Fuse tạo ra những money market tách biệt, lợi nhuận cũng có thể tăng đáng kể dựa trên nhu cầu đòn bẩy cao cho những tài sản khó bán. Các pool nhỏ riêng biệt này đem đến góc nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về nhu cầu đích thực trong lending market, so với nhu cầu gộp tài sản quan sát từ các dự án lending với nhiều pool lớn. Kết quả là lợi nhuận cao hơn cho các sản phẩm của Rari, cả depositor và cả nguồn doanh thu từ phí trên nền tảng. Protocol này tận dụng lợi thế của việc hiểu biết cụ thể về sự tăng trưởng trong nhu cầu của từng nhóm nhỏ, và từ đó thu về nguồn thu khủng hơn (xét theo mức TVL) so với các dự án pool đơn lẻ khác khi mà nhu cầu đòn bẩy bị dàn đều khắp pool.
Thế nhưng nhu cầu thanh khoản quá chi tiết như vậy cũng đem lại bất lợi. Độ thanh khoản sẽ bị phân mảnh ở các mức khác nhau ở khắp các pool Fuse khác nhau. Theo lý thuyết, khi thanh khoản bị chia nhỏ rời rạc như vậy thì vốn đang không được tận dụng hiệu quả. Fuse đang hoàn toàn dựa vào thị trường – cụ thể là người dùng và các giao thức yield aggregator tự động – để chủ động phân bổ mức độ thanh khoản dựa trên nhu cầu lending. Tuy nhiên điều này trong thực tế là hiển nhiên, khi thị trường tự động tìm đến những nơi mang lại lợi nhuận cao nhất.
Sức hút từ khi ra mắt
Sau khi Fuse ra mắt vào giữa tháng 3, TVL của toàn bộ nền tảng của Rari đã tăng trưởng từ gần $25 triệu đến hơn $110 triệu vào đầu tháng 5, đánh dấu mức tăng 4x chỉ trong vòng ít hơn 2 tháng. Phần lớn của sự phát triển này đều từ Fuse khi Fuse đã tạo ra hơn $60 triệu TVL chỉ trong đợt ra mắt. Tiếp đến là ETH yield pool giữ vững ở mức $55 triệu TVL, sau vụ tấn công exploit.
Từ khi Fuse cho phép mọi người có thể tạo ra bất kì money market với bất kì loại asset nào, sẽ không thể tránh khỏi sự xuất hiện của những pool mới đầy rủi ro. Hơn thế, với mỗi dự án protocol mới, mọi thứ đều có thể đi lệch hướng trong bước sản xuất. Nắm rõ điều này, đội ngũ Rari đã quyết định ra mắt ở giai đoạn guarded launch, trong đó nhưng pool mới sẽ phải được đề xuất với team và tạo ra dưới một quy trình quản trị cụ thể. Ở thời điểm hiện tại, Rari vẫn đang tiếp tục cho ra đời các pool Fuse dưới cơ chế này. Theo như công bố mới nhất từ Rari, trước khi cho ra mắt với cộng đồng phiên bản Fuse hoàn thiện, cho phép mọi người tùy ý tạo pool thì đội ngũ vẫn đang chờ đợi những điều kiện dưới đây:
- Uniswap v3 triển khai các Oracle
- Phiên bản RSS cập nhật, cho phép việc thẩm định nguy cơ tốt hơn và cụ thể hơn
- Một hệ thống audit (kiểm toán) kèm theo
- Quy trình giới thiệu đầy đủ các thông tin cụ thể, bổ ích dành cho người dùng có mong muốn phát triển pool.
Đánh giá nhu cầu cho liquidity/leverage trong các pool Fuse, tỉ lệ utilization (số lượng token đang được vay chia cho số lượng deposit vào nền tảng) đang ở mức 30%. Con số này khá gần với các chỉ số của Aave dưới dạng một nền tảng lending, ở mức 35% (Compound có tỉ lệ utilization ở mức 50% bởi vì incentive từ COMP Rewards).
Xét về góc độ các phí nền tảng, trước khi bị exploit, Rari đang dự đoán kiếm về nguồn thu mỗi tháng $95 nghìn từ $62 triệu TVL. Sau exploit, Rari có thể kiếm được $53 nghìn doanh thu từ phí trên khoảng $55 triệu TVL. Một lần nữa, so sánh với Aave, Aave hiện đang kiếm được $2.6 triệu mỗi tháng doanh thu từ phí trên hệ sinh thái $11.3 tỷ TVL. Như vậy, pool Fuse của Rari trong trường hợp này đang kiếm được gấp 6.5 lần so với Aave trên tổng TVL. Sự chênh lệch này đến từ phần lớn các pool Fuse với nhu cầu thanh khoản trên các asset long-tail khó bán trong thời gian dài (đương nhiên, với rủi ro cao hơn), dẫn tới tỉ lệ lợi nhuận của Fuse bỏ xa Aave, dù quy mô Aave có lớn hơn. Lợi nhuận này được mong đợi sẽ cao hơn cho những asset rủi ro cao, cũng như ở những liquidity pool cung cấp thanh khoản kém.
Sau một vài tuần ra mắt và đưa vào sử dụng, Fuse đã thiết lập tên tuổi cho mình là sản phẩm tạo ra doanh nhanh hơn cho dự án protocol. Fuse đã và đang đem về định kì mỗi tháng $95 nghìn doanh thu trước exploit, với mức lợi nhuận thu về tổng cộng $255 nghìn trong 6 tháng gần đây.
Fuse vẫn đang trong giai đoạn soft-launch nhưng đã đem về gấp đôi lợi nhuận mỗi tháng cho protocol so với các sản phẩm còn lại. Nó như một quyển “kinh thánh” hướng dẫn cách kiếm về doanh thu vượt trội cho phân khúc lending, cũng như kích cầu đòn bẩy cho các tài sản “không hút khách”.
“Cú sốc” Exploit 8/5
Vào thứ 7, ngày 8/5, ETH yield pool của Rari đã bị tấn công khi hacker dùng flash loan (tính năng cho vay nhanh) dYdX để gửi fund vào pool này. Cùng lúc đó, hacker đã tự thổi phồng giá trị các parameter trong intracontract và rút cạn 2,600 ETH, tương đương $10.5 triệu. TVL và giá token của Rari tụt sâu sau vụ bê bối – cụ thể giá RGT giảm 22% trong tuần và tổng giá trị TVL rơi từ $110 triệu xuống còn $78 triệu (tụt 30%).
Tuy nhiên, Fuse không bị ảnh hưởng và TVl chỉ giảm ở mức thấp 11% (từ $62 triệu xuống $55 triệu). Hiện tại 70% của tổng giá trị Rari đang nằm trong các pool Fuse. Với sự thật là phần lớn doanh thu của Rari đến từ Fuse trước khi bị exploit, đây là một điều may mắn khi Fuse đã không bị ảnh hưởng.
Điều quan trọng với dự án này hiện giờ, là cách vực dậy và đền bù cho những người dùng bị ảnh hưởng. Hơn thế, Rari hiện giờ bị gắn mác là một dự án rủi ro trong tâm trí người dùng, dù cho trong trường hợp của Fuse được xây dựng là một hệ thống smart contract riêng biệt. Cả hai lí do này có thể là nút thắt, làm chậm lại quá trình phát triển của dự án protocol này trong thời gian sắp tới.
Tương lai của Rari Capital, có đáng trông đợi?
Đội ngũ của Rari Capital tập hợp những nhà phát triển trẻ tài năng, mang tham vọng mạnh mẽ đổi mới thế giới DeFi. Fuse, trước khi bị exploit, mang về giá trị gấp 4 lần TVL được khóa trong protocol, và đội ngũ của Fuse vẫn đang tìm kiếm những sản phẩm mới có thể thu hút và tối ưu hóa thanh khoản cho thị trường. Một khi giải pháp đền bù cho vụ exploit được giải quyết, Rari sẽ tiếp tục phát triển cao hơn nữa trên lộ trình đã đặt ra. Bao gồm cho ra mắt Fuse phiên bản đầy đủ trong thời gian sắp tới, liên kết các sản phẩm khác với Fuse, và đồng thời xây dựng nên giải pháp bridge L2 cho việc chuyển đổi tài sản đã được đặt sẵn tên – Nova.
Nếu cần phải đánh giá về tương lai của Fuse hay Rari, hãy nên nhớ: Những chiếc Ferrari thì không chạy – chúng tăng tốc về phía trước.