*Bài viết được FXCE biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
Wilkison và Egorov bắt đầu dự án Nucypher từ 2015 với mong muốn bảo mật thông tin và dữ liệu người dùng trên cloud, và mục tiêu ban đầu là mảng dữ liệu của ngành chăm sóc sức khoẻ và tài chính (đã chạy thử nghiệm cho một số ngân hàng lớn).
Từ 2017, NUCYPHER tập trung xây dựng platform quản lý khóa, kiểm soát truy cập và mã hóa dữ liệu phi tập trung. Chúng ta đều biết tính năng ưu việt của blockchain là minh bạch nhưng bên cạnh đó, không phải mọi thứ đều cần phải ‘công khai’. Các dữ liệu cá nhân, tổ chức có đánh dấu ‘tuyệt mật’ muốn đưa lên blockchain để minh bạch nhưng không muốn ‘công khai’ thì phải làm thế nào?
Giới thiệu
Nucypher là một hệ thống quản lý khóa, kiểm soát truy cập và mã hóa phi tập trung.
Nucypher cung cấp giải pháp chia sẻ dữ liệu được mã hóa hai đầu (đầu – cuối) trên blockchain và giải pháp lưu trữ phi tập trung. Nó được thiết kế cho phép nhà phát triển (Phát triển Dapps) lưu trữ dữ liệu an toàn trên blockchain. Phương pháp của NuCypher là xây dựng security layer cho phép người dùng (User) lưu trữ dữ liệu riêng tư và chia sẻ thông tin an toàn.
Giải quyết vấn đề
Bảo vệ người dùng trước các cuộc tấn công về dữ liệu:
Hình thức tấn công ransomeware (mã độc mã hóa dữ liệu) theo thống kê 11 giây lại có 1 vụ tấn công mã hóa dữ liệu, yêu cầu tiền chuộc.
Lưu trữ dữ liệu an toàn:
Các nhà phát triển Dapps lưu trữ dữ liệu riêng tư của hệ thống trên blockchain an toàn mà không ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của dữ liệu. NuCypher cho phép nhà phát triển có thể chủ động, linh hoạt gán quyền hoặc loại bỏ quyền truy cập dữ liệu trên hệ thống.
Usecase
Chia sẻ dữ liệu an toàn
Dữ liệu của người dùng có thể được mã hóa dưới máy tính hoặc lưu trữ trên mạng lưới blockchain phân tán. Các dữ liệu này có thể chia sẻ truy cập cho bên thứ ba (bạn bè, đồng nghiệp) chỉ với các thao tác đơn giản, có thể giới hạn bởi một số điều kiện nhất định (Giới hạn về thời gian, số lượt view, các mức độ truy cập …) và có thể thu hồi quyền truy cập bất cứ lúc nào. Giống như hệ thống lưu trữ và chia sẻ file hiện tại mình đang sử dụng: Google driver, Dropbox, Slack ..
Hồ sơ sức khỏe do bệnh nhân kiểm soát
Bệnh nhân có thể sở hữu và kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu y tế bản thân, không giống như việc lưu trữ tại hệ thống Centralized của bệnh viện hoặc như hệ thống của EPIC. Đối với các hệ thống Centralized của các bệnh viện, đơn vị cung cấp dịch vụ thì họ chia sẻ thông tin về hồ sơ bệnh án của người dân cho đơn vị thứ 3 khai thác mình không thể biết, kiểm soát.
Còn trong trường hợp sử dụng trên mạng Nucypher thì người bệnh hoàn toàn có thể cấp quyền hoặc chia sẻ dữ liệu của bản thân cho bệnh viện, bảo hiểm tạm thời trong 1 khoảng thời gian. Tương tự với các dữ liệu của cá nhân, tổ chức nếu ứng dụng mạng lưới Nucypher thì hoàn toàn có thể kiểm soát được truy cập dữ liệu cá nhân, tổ chức.
Mã hóa trò chuyện nhóm (Chat group được mã hóa end-to-end đảm bảo nội dung chat không bị các kỹ thuật tấn công nghe lén)
Nucypher hỗ trợ ứng dụng nhắn tin group được mã hóa nội dung trò chuyện, bản chất là cấp quyền truy cập vào dữ liệu mã hóa cho nhiều người tham gia group. Thay vì phương pháp cổ điển là mã hóa dữ liệu rồi gửi cho từng người.
Lợi ích khi sử dụng Nucypher
Đối với người dùng:
– Chia sẻ dữ liệu trên mạng an toàn.
– Kiểm soát được quyền truy cập dữ liệu của bản thân.
Đối với nhà phát triển:
– Phân loại được đối tượng khách hàng thông qua điều kiện truy cập.
– Bảo vệ và chia sẽ dữ liệu hệ thống một cách hiệu quả.
– Kiểm soát được quyền truy cập thông tin nhạy cảm (Thông tin cá nhân, thông tin hồ sơ bệnh án trong lĩnh vực y tế, thông tin tài chính, thông tin tài khoản, kết quả nghiên cứu..) một cách an toàn.
– Có thể ký số dữ liệu đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn và chống chối bỏ (Chối bỏ chủ nhân) của dữ liệu. Tính năng này rất quan trọng trọng mạng phân tán, khi những node mạng thường không xác định được danh tính và không được tin cậy với thông tin nhạy cảm.
Token Usecase
– Holder có thể lock Token để làm node validator, thu về Token + phí dịch vụ mà người dùng trả (bằng ETH khi network đủ rộng).
– Mức lạm phát của token khá lớn cho 1 năm staking là 50% và 2 năm là 100%. Hiện tại ngoài việc trả thưởng bằng NU token thì chưa có nguồn thu khác.
– Token bị khoá trong WORKLOCK để làm validator node hiện tại khoảng 354K ETH (Thời điểm 2020 ~ 124 triệu USD) tương ứng với khoảng 225M token được lock.
– Max Supply: 3,890,000,000,000 NU ( 3,89 tỷ)
– Total supply: 1,000,000,000 NU (1 tỷ )
– Circulating Supply: 664,000,000 NU (664 triệu) * 2,89 Tỷ còn lại phục vụ cho việc staking theo lạm phát giảm dần.
Tokenomic
tBTC và tham vọng DeFi
Có vẻ như mảng Bảo mật dữ liệu lên blockchain còn khá mới mẻ và chưa bắt được trend nên Team Nucypher có sự cơ cấu lại về hình thức hoạt động khi kết hợp sớm với KEEP Network để đưa ra sản phẩm tBTC (Đóng gói BTC đưa lên chain ETH).
Để phục vụ giải pháp Defi thì NU bắt tay với Keep Network để phục vụ nhu cầu thế chấp tài sản với khoảng 1200 BTC được đóng gói tham gia network ở phiên bản V1. Ở phiên bản V2 đã nâng cấp bảo mật hơn và giảm phí do ảnh hưởng gas fee từ ETH tăng giá.
TVL của tBTC trên Keep đã đạt $300M. Keep Network cũng là giải pháp được Coinbase Ventures đầu tư.
Vậy mục đích của sự kết hợp NU và KEEP là gì?
Câu trả lời là PRIVACY DEFI (PriFi) => Mọi người có thể sẽ sớm quen với keyword này vì có thể là next trend sau Defi.
Khi crypto ngày càng phổ biến, không ai muốn bị soi mói mình có thể kiếm được bao nhiêu, bằng cách nào, ở đâu. Thì vấn đề được Privacy Defi sẽ mang tới giải pháp cho vấn đề này.
Càng rõ ràng hơn khi NU cho ra mắt Nucypher Dao, một tổ chức phi tập trung xây dựng trên Aragon để kết nối người dùng của 2 mạng lưới hiện tại với nhau, cùng đưa ra phương hướng xây dựng dự án mới là KEANU Network – Network này ban đầu sẽ chạy cả 2 network cũ song song, sau đó sẽ nâng cấp lên thành 1 network chung thừa hưởng các tính năng của cả 2 network cũ.
Nhưng với số lượng đối tác đang có của Nucypher ( 6 đối tác từ 2016) và 300M TVL của Keep Network có thể làm nên một câu chuyện rực rỡ như cái tên KEANU – hàm ý về một cuộc cách mạng DEFI?
Đối thủ cạnh tranh
Tóm lại KEANU (NU & KEEP) đang hướng đến giải pháp:
– Bảo mật cho dữ liệu doanh nghiệp
– Bảo mật thông tin cá nhân
– Bảo mật các giao dịch tài chính phi tập trung.
Tương ứng với 3 giải pháp đó có một cái tên quen thuộc đã có sự chuẩn bị sẵn sàng từ đầu cho cuộc chạy đua này: CHAINLINK Chainlink đã mua lại DECO, một công ty cũng sử dụng thuật toán mã hoá ZKP dùng trên đồng ZEC hướng đến các giải pháp hỗ trợ:
1. Private Enterprise Data
2. Decentralized Identity
3. Confidential DeFi
Như vậy Chainlink đã gần như có sự chuẩn bị cho cuộc chơi mới lớn hơn với các Doanh Nghiệp, với các thông tin cá nhân người dùng và đặc biệt là PriFi.
Vậy cơ hội nào cho KEANU Network?
Việc sáp nhập có tính toán của NU và Keep tận dụng tối ưu về khách hàng đang có của KEEP, thuật toán bảo mật của NU sẽ giúp cho dự án đi trước 1 bước để tranh thủ những thế mạnh còn lại. 1 nước cờ trắng khai cuộc cho ván đấu về PRIVACY.
Liệu ChainLink có để ‘JOHNWICK’ phiên bản Crypto hạ gục hay không? Với khoảng 700 partners và thế mạnh dẫn đầu về data feed.