Bài viết được thành viên Chloe Phạm thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu “Sperax USD: a Hybrid Stablecoin with a Twist” của Chase Devens với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
Ở dạng cơ bản nhất, stablecoin là phương tiện trao đổi cho phép chức năng lưu trữ giá trị truyền thống, tương tự như tiền pháp định (fiat currency), nhưng trong nền kinh tế tiền điện tử. Chúng ta đã từng thấy nhiều dự án protocol trong thế giới Defi cho ra đời các stablecoin theo hàng loạt cách khác nhau, nỗ lực tạo ra các loại tiền tệ có khả năng mở rộng, có hiệu quả về vốn và được tối thiểu hóa việc quản trị để có thể mô phỏng sát nhất khối tài sản có giá trị lưu trữ trong thế giới thực.
Để các stablecoin này trở nên sinh lời, người dùng phải thực hiện thêm 1 bước và gửi cho vay chúng trong DeFi. Hành động này cho phép stablecoin trở thành một tài sản vốn và mang tính chất của một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao, hơn là một phương tiện trao đổi. Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa thấy một decentralized stablecoin nào có thể tự tạo ra lợi nhuận cho holder. Sperax đang nhắm đến mục tiêu thay đổi điều này khi cho ra đời stablecoin Sperax USD ($USDs).
Tổng quan về Sperax
Sperax là một nền tảng hợp đồng thông minh sử dụng cơ chế đồng thuận mới, được gọi là BDLS (Blockchain DLS), để hoàn thiện và bảo mật các giao dịch cùng một hệ thống token kép. Native token (SPA) của mạng lưới cho phép người dùng thanh toán phí giao dịch và bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị Sperax. Loại thứ hai là một stablecoin được thế chấp theo thuật toán, được gọi là SperaxUSD.
Được thành lập vào cuối năm 2019, Sperax là một công ty công nghệ toàn cầu xây dựng mô hình tiền tệ hiện đại bằng công nghệ blockchain. Sperax đã ra mắt ứng dụng di động Sperax Play và đang xây dựng hệ sinh thái DeFi, bao gồm stablecoin SperaxUSD mang lại lợi nhuận tự động, synthetic asset và các sản phẩm phái sinh. Với các sản phẩm này, Sperax mong muốn thu hẹp khoảng cách giữa blockchain và người dùng tiền mã hóa lâu năm cũng như mới làm quen.
SperaxUSD là một algorithmic stablecoin mang lại lợi nhuận được thế chấp bằng tiền mã hóa và sử dụng hệ thống token kép – stablecoin USD và token quản trị, SPA. USDs được thế chấp một phần và được hỗ trợ một phần bởi khả năng rút SPA của giao thức khi đổi USDs. Điều này cho phép USDs hoạt động giống như DAI khi thị trường thu hẹp và như UST khi thị trường mở rộng.
Ứng dụng di động Sperax Play (sẽ được đổi tên thành Spark) có kế hoạch xây dựng thị trường NFT và lưu trữ các sản phẩm Defi của Sperax cho người dùng toàn cầu. Sperax Play hiện có hơn 600 nghìn người dùng, với kế hoạch tăng lên 1 triệu vào quý 1 năm 2022.
Nhà tài trợ chính
Sperax nhận được sự đầu tư từ các tổ chức cũng như cá nhân sau:
- FBG Capital
- NewStyle Capital
- Outlier Ventures
- Ryan Zurrer – Cựu Giám đốc tại Web3 Foundation
Tokenomics
Token Usage
Loại token: ERC-20
Mục đích sử dụng: thanh toán, bỏ phiếu và vận hành
Giao thức Sperax cung cấp một hệ thống token kép, với một là token quản trị (SPA) và một là stablecoin (USDs). SPA là đơn vị native token của mạng lưới Sperax và cho phép người dùng thanh toán các giao dịch.
Sperax ban đầu đã phát hành token SPA dưới dạng ERC-20 trên Ethereum. Nhóm cũng có kế hoạch triển khai cơ chế stablecoin USDs của mình trong hệ sinh thái Polkadot trước khi khởi chạy mainnet. Người dùng sẽ có khả năng khóa tài sản thế chấp từ hệ sinh thái Polkadot và Ethereum thông qua cầu nối.
Phân phối token
Sperax đã gây quỹ private trị giá 6,1 triệu USD vào tháng 11 năm 2019, do Outlier Ventures, Amber Group, FBG Capital, Newstyle Capital và Ryan Zurrer dẫn đầu. Dự án sau đó đã huy động được 200.000 USD trong một public sale vào tháng 3 năm 2020. Vào tháng 8 năm 2020, Sperax đã huy động thêm 5 triệu USD nhờ public sale khi bán khoảng 5% tổng cung token.
Token được phân phối như sau:
- Dự trữ: 30%
- Partner: 20%
- Private Sale: 15%
- Phát triển hệ sinh thái: 10%
- Liquidity Bootstrap: 10%
- Team và cố vấn: 10%
- Public Sale: 5%
Sperax nâng cấp hợp đồng ERC-20 và re-mapp toàn bộ SPA token vào 09/01/2021, do đó token SPA có địa chỉ hợp đồng khác với lần triển khai đầu tiên.
Cơ chế đồng thuận
Thuật toán: Proof-of-Stake
Sperax Blockchain là mạng lưới Proof of Stake (PoS) thúc đẩy giao thức đồng thuận BFT cho tiện ích cuối cùng (mạng lưới đảm bảo các giao dịch là không thể đảo ngược). Cách tiếp cận này có ba mục tiêu :
- Giao thức đồng thuận BFT dựa trên lòng tin trong mạng vì cho phép một phần ba số người tham gia mạng có hành vi xấu.
- Các blockchain PoS dựa trên BFT cho phép thông lượng giao dịch cao hơn với độ trễ thấp so với một số mạng khác, cụ thể là các blockchain Proof-of-Work (PoW). Chúng cũng tiết kiệm năng lượng hơn PoW.
- Vì giao thức BFT được sử dụng làm tiện ích cuối cùng, nên khi người dùng thấy xác nhận giao dịch trong khối đã hoàn tất, người dùng được đảm bảo rằng giao dịch đã hoàn thành.
Sperax đã thông qua giao thức BDLS làm tiện ích cuối cùng, khác với các giao thức BFT khác trên thị trường. Theo Sperax team, BLDS hiệu quả hơn và có thể đạt được mức độ hoạt động cao hơn so với các giao thức BFT khác. Giao thức BLDS giả định một mạng lưới hoạt động trong các giai đoạn đồng bộ và không đồng bộ xen kẽ với Giờ chuẩn toàn cầu (Global Standard Time – GST) không xác định. Chuỗi khối Sperax sử dụng giao thức báo hiệu ngẫu nhiên được gọi là RANDAO để chọn người đề xuất khối và trình xác nhận BDLS cho mỗi block height. Các thành phần này làm việc cùng nhau để giảm thiểu khả năng dự đoán của bất kỳ nhà sản xuất khối và quá trình lựa chọn trình xác thực nào cũng như giảm cơ hội thông đồng giữa validator.
Sperax đã thành lập Foundation và Association gồm các thành viên được chọn làm cơ sở hỗ trợ cho bất kỳ sự cố nào. Những người quản lý mạng lưới này sẽ tiến hành thẩm định các chính sách và thủ tục để thực hiện bất kỳ thay đổi nào nếu xảy ra trục trặc hoặc cần nâng cấp.
Quản trị
Sperax sẽ không có bất kỳ quản trị on-chain nào trong giai đoạn đầu. Sperax Foundation sẽ quản lý các bản phát hành giao thức và thay đổi tham số cho đến khi mạng lưới và cơ chế stablecoin đạt trạng thái ổn định. Hệ thống stablecoin của Sperax cuối cùng sẽ trở thành DAO được quản lý bởi holder SPA. Các thành viên của DAO có thể xác định các loại tài sản thế chấp của stablecoin.
Một Phương Tiện Lưu Trữ Giá Trị mang Tiềm năng Sinh Lời
Sperax là một công ty blockchain có trụ sở tại Silicon Valley, mang trong mình sứ mệnh xây dựng nên một cơ sở hạ tầng DeFi cho tất cả mọi người trên thế giới. Mô hình Sperax stablecoin cho phép người dùng gửi vào hoặc đổi ra lại giá trị protocol ở $1 vào bất cứ lúc nào cho mỗi 1 token Sperax USD. Tương tự như FRAX, tài sản thế chấp đằng sau tạo nên Sperax USD là tổ hợp các thế chấp ngoại sinh, dưới dạng của những tài sản crypto nằm ngoài hệ sinh thái, và cả thế chấp nội sinh, dưới dạng của SPA – token quản trị của Sperax – mang tiềm năng hấp thụ biến động và tích lũy giá trị. Sự cân đối giữa lượng thế chấp nội sinh và ngoại sinh sẽ được quyết định dựa trên tỉ lệ thế chấp (collateral ratio) của giao thức.
Điều làm nên sự khác biệt cho Sperax USD so với các decentralized stablecoin khác: token này chính là một tài sản tự sinh lợi. Sperax sẽ triển khai các thế chấp ngoại sinh trên các phương thức yield aggregator và đều đặn trả về lợi nhuận cho các holder Sperax USD, mang đến cho Sperax USD thuộc tính của một tài sản vốn. Tài sản này sẽ khuyến khích các holder giữ cho Sperax USD lưu thông, cũng như tạo ra một đòn bẩy chính sách tiền tệ cho Sperax DAO.
Thành Phần Cấu Tạo nên Sperax USD
Chỉ số tỉ lệ thế chấp mục tiêu (𝛘) sẽ quyết định thành phần cấu tạo nên giá trị cho Sperax USD tại một thời điểm bất kì, và sẽ được kiểm soát theo công thức dưới đây, tạo điều kiện cho mô hình cân bằng giá bằng thuật toán khi Sperax USD được mua bán xung quanh giá peg $1 và theo giai đoạn phát triển của tài sản theo thời gian:
Sperax đã xác định sẵn giá trị tối ưu cho những tham số trên, để giúp cho protocol có thể phản ứng nhanh nhất với sự biến động giá chóng mặt và hỗ trợ protocol hướng đến mục tiêu giảm tỉ lệ thế chấp 1% mỗi tháng trở về sau. Những tham số này cuối cùng rồi sẽ được quản trị bởi Sperax DAO.
Đội ngũ thành lập của Sperax lên kế hoạch cho ra mắt Sperax USD với tỉ lệ thế chấp khá khiêm tốn ở mức 95%, để có thể giảm thiểu những biến động ban đầu ảnh hưởng đến SPA. Bỏ qua sự đề phòng này, Sperax USD sẽ cho phép thế chấp ngoại sinh với một tổ hợp đa dạng các loại tài sản như USDC, USDT, UST, ETH và WBTC. Việc cho phép ETH và WBTC trong danh sách tài sản thế chấp có thể tạo nên biến động lớn tại thời điểm ra mắt cho Sperax so với các đối thủ hiện tại như Iron Finance và FRAX, vốn là những dự án chỉ hoàn toàn dựa trên USDC khi mới bắt đầu.
Những dạng thế chấp trong tương lai sẽ được quyết định bởi Sperax DAO. Tính biến động của một tài sản và xác suất thế chấp dưới hạn (under-collateralization) sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định những dạng thế chấp mới này, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn sẽ là tối ưu hóa cho các tài sản có tỉ lệ tăng trưởng cao và tương quan thấp với những tài sản khác.
Đòn Bẩy Bình Ổn
Cơ hội mua bán chênh lệch giá xuất hiện khi Sperax USD được giao dịch trên hoặc dưới giá $1, sẽ là cơ chế cơ sở cho mục tiêu ổn định Sperax USD. Mặc dù việc mua bán chênh lệch này theo tự nhiên sẽ được người tham gia thị trường tiến hành, Sperax vẫn sẽ có 3 đòn bẩy incentive khuyến khích thị trường tham gia mua bán chênh lệch và giúp duy trì giá peg của Sperax USD.
Tỉ Lệ Thế Chấp Linh Động
Như đã đề cập trước đó, trọng số giữa lượng thế chấp nội sinh và ngoại sinh của Sperax USD sẽ là một mục tiêu linh động để phản ứng kịp thời với biến động của thị trường. Trong khoảng thời gian mở rộng thị phần, giá của Sperax USD trong lưu thông sẽ tăng lên trên giá peg, chính là kết quả từ lạm phát của giá trị thế chấp. Đáp lại, tỉ lệ thế chấp sẽ giảm và Sperax USD sẽ được tạo nên giá trị phần lớn từ SPA. Những nhà giao dịch sẽ có thể mint những đồng Sperax USD và bán để hưởng chênh lệch trên các DEX, và từ đó kéo giá xuống lại xung quanh giá peg bằng cách mở rộng nguồn cung token trong lưu thông. Càng dựa vào SPA nhiều hơn sẽ giúp cho lượng SPA được burn nhiều hơn khi Sperax USD được mint.
Khi thị trường bị thu nhỏ lại, giá trị thế chấp bị giảm, giá của Sperax USD sẽ bị giảm theo xuống dưới mức peg. Tỉ lệ thế chấp sẽ tăng và giá trị Sperax USD sẽ phần lớn dựa vào tổ hợp các tài sản thế chấp ngoại sinh. Các nhà đầu tư sẽ mua Sperax USD với mức giá chiết khấu ở thị trường mở, và burn chúng để hưởng lợi nhuận. Khi Sperax USD càng ít dựa vào giá trị tạo nên SPA trong giai đoạn thị trường bị thu hẹp, lượng SPA được thâm nhập vào thị trường sẽ càng nhỏ hơn khi Sperax USD bị burn. Vì tỉ lệ thế chấp được lập trình để đạt được mục tiêu giảm 1% mỗi tháng, Sperax USD sẽ dần được dựa vào SPA nhiều hơn để tạo được sự ổn định khi protocol ngày càng trưởng thành. Điều này cũng đặt sức ép giảm phát lên trên đồng SPA khi protocol sẽ burn một lượng SPA lớn hơn cho mỗi lượng Sperax USD vừa được mint.
Tỉ Lệ Tiết Kiệm của Sperax USD
Trên tinh thần hiệu quả về vốn, Sperax đưa các tài sản thế chấp ngoại sinh của mình hoạt động trên một hệ sinh thái DeFi rộng mở hơn. Khi người dùng mint Sperax USD, các tài sản thế chấp ngoại sinh sẽ được triển khai trong các dự án protocol sinh lời trên DeFi và tạo ra lợi nhuận. Sperax ban đầu sẽ tiến hành kế hoạch thông qua nền tảng Aave, nhưng dần dà sẽ xây dựng yield aggregator của riêng mình. Để có thể đem về lợi nhuận, Sperax USD ít nhất phải được mint trong 7 ngày. Sau giai đoạn khóa lại ban đầu này, doanh thu từ lợi nhuận tạo ra từ yield aggregator sẽ được Sperax thu về và trả lại cho các Sperax USD holder hàng tuần. Kết quả, Sperax USD holder có được ưu đãi trực tiếp từ lợi nhuận này để tiếp tục giữ cho stablecoin lưu thông trên thị trường.
Trong khi tổng doanh thu thu về từ lãi suất trên các yield aggregator sẽ bất định và nằm ngoài tầm kiểm soát của Sperax, nó lại ảnh hưởng đến phần lợi nhuận được chia lại cho các Sperax USD holder. Để giảm thiểu ảnh hưởng tới người dùng, Sperax sẽ nâng tổng lãi được trả về cho holder với lượng SPA dự trữ, vừa để thu hút người dùng tạo ra thanh khoản cho Sperax USD vừa để bù đắp cho những rủi ro tiềm ẩn của một protocol mới. Phần trợ cấp lãi cho người dùng này cũng sẽ là một cơ chế giúp bình ổn doanh thu trung bình mà protocol thu về trong thời gian ngắn, với vòng quay thu về lợi nhuận lâu dài chậm hơn. Ý tưởng ở đây chính là tỉ lệ biến động càng thấp sẽ khiến cho người dùng giao dịch stablecoin này với tần suất cao hơn, và kiềm lại tốc độ cung tiền trong lưu thông.
Lượng token SPA dự trữ cho trợ cấp lãi suất sẽ được đặt hard cap, nghĩa là được giới hạn mức trần về số lượng token bán ra phục vụ cho mục đích gây quỹ của protocol. Khi Sperax USD ngày càng phát triển, dự án này hy vọng rằng giá trị của SPA sẽ được ổn định ở vị trí cao hơn và cơ chế trợ cấp từ SPA sẽ không còn cần thiết để tạo khuye cho thanh khoản Sperax USD. Điều này đồng nghĩa lượng doanh thu mà dự án này tối đa có thể giữ lại trong thời gian dài (tỉ lệ tiết kiệm – saving rate) không được vượt quá tổng doanh thu kiếm được từ các yield aggregator nếu như muốn giữ cho SPA phát triển bền vững.
Để có thể kiểm soát mức lãi suất dành cho các Sperax USD holder, Sperax có thể giữ lại một phần doanh thu lấy về từ các yield aggregator. Việc này sẽ cung cấp thêm một cách khác để khuyến khích người dùng burn Sperax USD khi giá rơi xuống mức peg. Vì lãi suất được chia lại cho holder sẽ thấp hơn mức mà dự án này hưởng trực tiếp từ các yield aggregator, người dùng có thể burn Sperax USD để tìm kiếm lợi nhuận trực tiếp cũng như từ các yield aggregator.
Phí Swap Linh Động
Để có thể đối phó với những biến động từ tình hình thị trường tiền tệ – mở rộng hay thu hẹp, Sperax quyết định thu những mức phí linh động cho việc mint hoặc redeem Sperax USD. Phí cơ bản cho mọi hoạt động sẽ bắt đầu ở mức 0.1% cho mỗi giao dịch. Phí mint được thiết kế để đề phòng các hoạt động mint Sperax USD quá mức và sẽ tăng ở cấp bình phương khi trung bình giá Sperax USD trong 3 ngày gần nhất ở dưới mức peg $1. Với phí redemption, mục đích là để tránh khỏi tình huống ngân hàng điều hành sử dụng cạn kiệt lượng tài sản thế chấp ngoại sinh tạo giá trị cho Sperax USD. Mức phí này sẽ tăng ở mức lũy thừa khi tỉ lệ trung bình trong 3 ngày của khối lượng Sperax USD được redeem và khối lượng được mint vượt quá một mức ngưỡng nhất định.
Ngưỡng ban đầu sẽ dựa vào mô phỏng của Sperax Foundation, nhưng sẽ được kiểm soát bởi Sperax DAO trong tương lai. Mức phí redemption tăng lên cũng sẽ giúp tạo ra nguồn doanh thu lớn hơn cho các người dùng stake token SPA. Rào cản về giá giúp giảm thiểu vòng lặp phản hồi tiêu cực xảy ra khi người tham gia vào thị trường kì vọng SPA bị mất giá và bán phá giá chúng trên thị trường mở, dẫn đến những đợt rớt giá tiếp tục trong tương lai cho token này. Vì vậy, mức tăng cho phí redemption không chỉ đơn giản khiến cho giao dịch redeem đắt đỏ hơn giúp làm chậm lại tốc độ thu hẹp nguồn cung Sperax USD, mà còn giúp thu về giá trị tích lũy cao hơn cho token SPA khi thị trường giảm sâu.
Tương tự như những stablecoin dạng algorithmic khác, mô hình này không hoàn hảo và sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những đợt chấn động giá, khiến cho protocol có tuổi đời khá ngắn và nhiều khả năng bị “bay màu”. Tuy nhiên, khi chấn động giá diễn ra, quá trình mở rộng hay thu hẹp thị trường chậm lại, giúp làm giảm xác suất các tình huống “tai nạn” chớp nhoáng, tương tự như vụ sụp đổ của Iron Finance gần đây khi các cơ chế bình ổn khác của protocol này cần nhiều thời gian hơn để có thể tạo ra ảnh hưởng và tái cân bằng hệ thống.
Giảm Thiểu Khả Năng “Vỡ Nợ”
Một trong những vấn đề lớn nhất mà tất cả các stablecoin gặp phải đó là tiềm năng vỡ nợ của protocol. Tình huống này xảy ra khi giá trị vốn hóa thị trường của tài sản từ protocol rớt xuống thấp hơn giá trị của nguồn cung stablecoin trong lưu thông. Những mô hình thế chấp đứng đằng sau tạo nên giá trị cho stablecoin cho phép thế chấp vượt mức (over collateralized) để chống lại nguy cơ vỡ nợ.
Khi giá trị của tài sản thế chấp giảm sâu so với giá trị của khoản nợ protocol gặp phải, dự án sẽ thanh lý khối tài sản thế chấp này để chi trả một phần cho khoản nợ, và giữ cho dự án vẫn trong tình trạng đủ khả năng thanh toán. Vì Sperax USD được thiết kế chỉ cho phép thế chấp dưới mức (undercollaterized), Sperax không có khả năng tận dụng lượng tài sản thế chấp để tránh nạn. Thay vào đó, protocol này chỉ có thể giảm thiểu khả năng vỡ nợ bằng niềm tin vào giá trị của đồng SPA.
Để bảo vệ mình trước tình huống xấu, Sperax USD sẽ dùng những tỉ lệ mint và burn riêng biệt khi tỉ lệ tổng thế chấp (tổng giá trị bị khóa / lượng Sperax USD trong lưu thông) rơi xuống dưới mức tỉ lệ thế chấp mục tiêu. Khi tình huống này diễn ra, Sperax sẽ phát hành thêm lượng lớn SPA cho các nhà giao dịch và giữ lại phần lớn tài sản thế chấp ngoại sinh cho mình. Nhờ vậy, việc burn Sperax USD sẽ giúp giảm nguồn cung token trong lưu thông và đẩy tỉ lệ thế chấp cho nguồn cung còn lại tăng ngược trở lại mức tỉ lệ thế chấp mục tiêu ban đầu.
Những Nhược Điểm trong Thiết Kế
Cách tiếp cận của Sperax để giải quyết vỡ nợ đi kèm với cái giá phải trả cho các holder hiện tại của SPA khi token này bị lạm phát vượt mức. Trong khi lượng SPA dự trữ cho trợ cấp vẫn sẽ được kiểm soát trong giới hạn, một lượng khác SPA dự trữ cho việc giảm thiểu vỡ nợ cần được “phóng thích” ra thị trường để đảm bảo cơ chế hoạt động hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến trường hợp lạm phát tương tự như MKR của Maker khi protocol này buộc phải xóa nợ xấu ra khỏi hệ thống. Để giá trị của SPA có thể tiếp tục chống đỡ cho protocol, tổng lượng doanh thu từ phí swap và giảm phát lâu dài của đồng SPA phải vượt mức lạm phát mà cơ chế giảm thiểu vỡ nợ gây ra. Điều này quả thực rất khó cho Sperax USD khi chỉ mới chập chững trong những ngày đầu. Vì thế, ngay từ lúc ra mắt, tỉ lệ thế chấp ban đầu 95% sẽ gần như hoàn toàn dựa vào những tài sản thế chấp ngoại sinh, đảm bảo chỉ một lượng nhỏ SPA bị burn ngoài thị trường. Vì tỉ lệ thế chấp này được thiết kế để giảm dần qua thời gian, lượng SPA bị burn chỉ nên tăng ở mức chậm song song với tốc độ mở rộng nguồn cung Sperax USD.
Một nhược điểm khác xung quanh mô hình Sperax USD chính là làm thế nào để điều chỉnh tỉ lệ thế chấp. Tương tự như phiên bản V1 của FRAX, tỉ lệ thế chấp của Sperax USD là độc lập với thanh khoản của SPA trên thị trường. Điều này ảnh hưởng đến vòng lặp phản hồi tiêu cực về giá của SPA khi người dùng redeem Sperax USD và ngay lập tức bán phá giá lượng SPA vừa mint được trên thị trường. Nếu như không đủ thanh khoản, nguồn cung tăng lên sẽ làm giảm giá trị của SPA và vòng tròn lẩn quẩn này sẽ cứ tiếp tục. Cách Sperax sử dụng những mức phí swap linh động sẽ giúp giảm thiểu vấn đề này trong thời gian ngắn, nhưng để cho protocol có thể phát triển bền vững, dự án có thể sẽ phải học theo cách FRAX áp dụng tỉ lệ tăng trưởng để xác định mức độ thế chấp cần điều chỉnh. Điều này có nghĩa là tỉ lệ thế chấp sẽ giảm khi thanh khoản của SPA tăng, so với nguồn cung của Sperax USD. Giả định rằng những người dùng redeem token này liền bán lượng SPA vừa mint được, việc này chỉ làm tăng mức độ tín nhiệm cho SPA khi thị trường có thể giải quyết được lượng SPA tăng đột biến, mà không hề bị giảm giá trị.
Một mối quan tâm khác thuộc phạm trù lý thuyết cần được biết đến chính là Sperax USD có thể gặp phải khủng hoảng về nhận diện khi nó được phát hành trên thị trường. Thuộc tính hòa lẫn giữa tài sản vốn và tài sản lưu trữ giá trị có thể khiến token này phải hoạt động dưới nhiều vai trò tùy theo điều kiện thị trường. Khi lãi suất cao, Sperax USD sẽ có xu hướng hoạt động như một tài khoản tiết kiệm. Khi lãi suất giảm, Sperax USD nên tiến về vai trò của một phương tiện trao đổi. Việc thay đổi liên tục chức năng này đi ngược lại với bản chất của các stablecoin – chính là tính có thể dự đoán được. Tuy nhiên, cũng có thể đây chỉ là một điểm hoàn toàn thử nghiệm của dự án tiền tệ này.
Chặng Đường Phía Trước
Sự kiện ra mắt Sperax USD sắp tới đây sẽ là cột mốc quan trọng nhất của Sperax cho tới thời điểm hiện tại. Với tất cả tuyên bố hiện có, không có một “thử nghiệm trong sản phẩm” nào cho Sperax USD. Thay vào đó, đội ngũ này dựa vào hàng nghìn mô phỏng và mô hình thử nghiệm để có thể quyết định những tham số hợp lí nhất cho đòn bẩy bình ổn cũng như mô hình algorithmic đứng sau Sperax USD. Cơ chế bình ổn ban đầu cho Sperax USD được phát triển bởi một nhóm những nhà nghiên cứu từ Sperax, những người trước đây đã từng giúp xây dựng và thiết kế nên mô hình stablecoin Luna của Terra hiện tại. Một trong những thành viên trong đội ngũ, Marco Di Maggio, là giáo sư của trường đại học Havard nổi tiếng, và là một trong những nhà nghiên cứu phân khúc algorithmic stablecoin được coi trọng nhất trong thế giới crypto.
Tiếp theo sau sự kiện triển khai Sperax USD, đội ngũ Sperax Foundation sẽ chuyển hướng phát triển để cho ra đời một bộ các synthetic derivative (tài sản phái sinh đại diện). Các derivative được phát triển bởi protocol này sẽ cho phép người dùng tham gia vào các chiến lược đầu tư chủ động, chứ không dựa vào chiến lược bị động như hiện tại trong thực tế, khi người dùng chỉ đơn giản hold Sperax USD. Đây sẽ là bước tiếp theo cho Sperax để đạt được sứ mệnh trở thành một decentralized hub cho tất cả mọi người trên thế giới, tiếp tục xây dựng nên những sản phẩm tài chính giúp bảo quản tài sản cho người dùng.
Sperax sẽ cho ra mắt Sperax USD và những tài sản derivative của mình ban đầu trên mạng lưới Ethereum. Trong những năm sắp tới, Sperax Foundation sẽ chuyển dời Sperax USD và những ứng dụng liên quan lên nền tảng Sperax Smart Contract. Trong quá trình phát triển hiện tại, chuỗi nền tảng này sẽ tận dụng hệ thống tiền tệ được xây dựng cho Sperax USD và hàng loạt các đòn bẩy bình ổn đa dạng khác. Nếu thành công, một hệ sinh thái tài chính dựa trên cơ sở Sperax USD sẽ được ra đời, gây ấn tượng mạnh với cách hoạt động hoàn toàn khác biệt với những hệ thống khác mà chúng ta đã từng thấy, trước khi chúng ta kịp nhớ và phân tích đến chức năng của nó – một sự kết hợp hoàn hảo giữa tài sản vốn và phương tiện trao đổi trong thế giới tiền tệ.