Lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật trong đầu tư Forex. Vì vậy, biết và hiểu được 6 nguyên tắc chính mà tác giả Charles H. Dow muốn truyền tải đến các trader là vô cùng hữu ích, cần thiết và quan trọng.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khái niệm lý thuyết Dow và những nguyên tắc trong giao dịch khi ứng dụng lý thuyết Dow. Theo dõi ngay nhé!
Lý thuyết Dow là gì?
Để nghiên cứu những biến động của thị trường thì lý thuyết Dow chính là nền tảng và phương pháp cơ bản nhất khi tham gia đầu tư mà trader cần biết. Lý thuyết Dow cho thấy rõ ràng những biến động tăng giảm xảy ra trên thị trường. Từ những kiến thức nhập môn này, chúng ta dễ dàng phân loại và nắm bắt những cơ sở lý luận khác ngoài chỉ số Ichimoku do người Nhật xây dựng.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu triết lý phân tích kỹ thuật trong Forex
Lịch sử hình thành lý thuyết Dow
Người sáng lập và biên soạn ra Lý thuyết Dow là Charles H. Dow. Bài tiểu luận của ông được đăng lần đầu trên The Wall Street Journal. Trong phần mục lục của những bài báo này, ông đưa ra những bằng chứng rất thuyết phục về sự biến động của thị trường chứng khoán. Ông tin rằng phản ứng của thị trường sẽ cho thấy một mức độ sức khoẻ nào đó và các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để kiếm được lợi nhuận tối đa.
Charles H. Dow đã phân tích lý thuyết này bằng cách sử dụng hai yếu tố: Chỉ số Công nghiệp Dow Jones và Chỉ số Đường sắt Dow Jones. Mặc dù lý thuyết này đã hơn 100 năm tuổi nhưng nó vẫn có sức ảnh hưởng lớn và luôn là nền tảng lý thuyết quan trọng của hoạt động đầu tư ngoại hối chuyên nghiệp.
Một số đặc điểm của Lý thuyết Dow, được Charles H. Dow xác nhận, là thị trường chứng khoán của một quốc gia phản ánh các điều kiện kinh tế của quốc gia đó. Nếu phân tích tổng thể chính xác và đầy đủ, nhà đầu tư sẽ biết chính xác biến động thị trường tăng hay giảm.
Tuy nhiên, ông đột ngột qua đời vào năm 1902. Bài báo nghiên cứu của ông chưa đầy đủ và không thể hoàn thành. William P. Hamilton sau đó đã kế thừa nền tảng lý thuyết này, hoàn thiện và cho ra đời Lý thuyết Dow hoàn chỉnh như ngày nay.
Tầm quan trọng của Lý thuyết Dow trong Forex
Lý thuyết Dow là một trong những công cụ quan trọng để phân tích xu hướng thị trường trong Forex. Nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow cung cấp cho các nhà giao dịch một cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá xu hướng thị trường, xác định điểm vào và thoát ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, lý thuyết Dow không phải là một công cụ hoàn hảo và không thể đưa ra các tín hiệu giao dịch chính xác 100%. Các nhà giao dịch cần phải kết hợp với các công cụ phân tích khác để đưa ra quyết định giao dịch chính xác và đầy đủ hơn tạo ra cơ hội lợi nhuận.
Lý thuyết Dow và 6 nguyên tắc cơ bản
Charles H. Dow đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản nhất trong các lý luận của mình. Nội dung của nguyên tắc này dựa trên ảnh hưởng của thị trường.
Video dưới đây sẽ giải thích cho bạn 6 nguyên tắc của Lý thuyết Dow một cách chi tiết nhất.
Nguyên tắc 1: Chỉ số bình quân (Biến động giá) phản ánh mọi thứ
Điều này có nghĩa là giá trị của một tài sản phụ thuộc vào biến động giá. Khi giá của một tài sản tăng, biến động giá cũng tăng theo. Ngược lại, khi giá giảm, biến động giá cũng giảm. Tất cả những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cung cầu đều được phản ánh qua biến động giá của thị trường.
Nội dung của nguyên tắc này nói rằng giá của các cổ phiếu và chỉ số chịu ảnh hưởng của thị trường. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ thông tin trong quá khứ. Các yếu tố như lạm phát, tâm lý nhà đầu tư và lãi suất cũng được phản ánh trong nguyên tắc này.
Tuy nhiên, không phải rủi ro nào cũng được Dow đề cập đến, mặc dù ông loại trừ tất cả các yếu tố trung gian là thiên tai như động đất, sóng thần, hay các vấn đề khủng bố,….Nhưng trên thực tế, tác động của rủi ro này cũng lớn và tác động đến việc đánh giá thị trường hiện nay.
Nguyên tắc 2: Xu thế thị trường
Theo lý thuyết Dow, thị trường có 3 xu thế chính và mỗi xu thế mang những đặc điểm khác nhau.
Xu thế chính
Xu thế này thường được kéo dài từ một năm cho đến vài năm. Có 2 nhóm xu thế được chia ra trong xu thế cấp 1: xu thế tăng và xu thế giảm. Chúng luôn kìm hãm sự phát triển của nhau.
Các nhà đầu tư có thể tiếp tục xây dựng các chiến lược dài hạn của riêng họ dựa trên xu thế cấp 1. Mục tiêu của nhà giao dịch Forex là mua trước hoặc mua đầu tiên khi thị trường bắt đầu tăng và giữ cho đến khi Bear Market bắt đầu.
Xu thế phụ
Đây chỉ là một xu hướng phụ, theo hướng ngược lại với xu thế cấp 1. Ví dụ: nếu xu thế chính đang tăng thì xu thế phụ sẽ giảm và ngược lại. Xu hướng cấp 2 thường kéo dài trong vòng 3 tuần đến 3 tháng.
Xu thế nhỏ
Thời gian của xu hướng này khá ngắn, thường không quá 3 tuần. Điều này thường được áp dụng để điều chỉnh biến động giá theo xu thế phu.
Xét về ba xu hướng được nêu trên, thì xu hướng chính là yếu tố chủ đạo, quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường. Nó là xu hướng kéo dài nhất, có biến động giá lớn nhất và chứa đựng các xu hướng trung gian và nhỏ. Các phương pháp giao dịch theo xu hướng thường tập trung vào các xu hướng trung gian để tìm tín hiệu mua bán thuận theo xu hướng chính. Vì vậy, việc hiểu rõ các xu hướng này là rất quan trọng để đưa ra quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.
Nguyên tắc 3: Các giai đoạn của xu thế chính
Với xu thế chính cũng được chia thành 3 giai đoạn theo như lý luận của lý thuyết Dow
Xu hướng tăng
Sẽ do 3 giai đoạn hình thành: tích luỹ, bùng nổ và quá độ.
- Giai đoạn tích luỹ: Trong giai đoạn này, thị trường di chuyển rất chậm và hầu như không di chuyển. Nếu một nhà đầu tư thiếu hiểu biết không thể dự đoán thị trường, họ có nhiều khả năng rơi vào tình trạng bán tháo.
- Giai đoạn bùng nổ: Thị trường biến động và giá có dấu hiệu tăng. Tại thời điểm này, việc mua đã bắt đầu vì tâm lý chung của thị trường là rất lạc quan.
- Giai đoạn quá độ: Còn được gọi là giai đoạn phân phối. Tin tức được tung ra thường xuyên, làm nóng thị trường và chuyển từ hưng phấn sang cực đoan. Ai cũng có nhu cầu mua và giờ là lúc các nhà đầu tư thông thái hành động để bán.
Xu hướng giảm
Đối với xu hướng giảm cũng cần 3 giai đoạn để tạo nên: phân phối, tuyệt vọng, sụp đổ.
- Giai đoạn phân phối: Thường được kết hợp với giai đoạn chuyển tiếp của một xu hướng tăng. Hiện tại, “cá mập” đang tích cực phân phối hàng hóa của họ trên thị trường, đó là lý do tại sao khối lượng ngày càng tăng. Các nhà đầu tư đang mua mạnh với hy vọng rằng giá sẽ tăng, nhưng họ không nhận ra rằng họ đang trở nên vỡ mộng.
- Giai đoạn tuyệt vọng: Tại thời điểm này, khối lượng mua bắt đầu giảm và các nhà đầu tư có xu hướng bán ra. Tin xấu cũng được chia sẻ bởi các “cá mập” dẫn đến việc các nhà đầu tư bên ngoài mạnh dạn can thiệp.
- Giai đoạn đi xuống (sụp đổ): Các nhà đầu tư bắt đầu bán ra và thị trường trở nên tiêu cực. Những người tham gia thị trường không còn quan tâm đến giá và chỉ muốn rời khỏi thị trường để gỡ rối. Tuy nhiên, đây là giai đoạn bắt đầu của giai đoạn tích lũy và xu hướng tăng đang bắt đầu hình thành trở lại.
Nguyên tắc 4: Thông qua khối lượng giao dịch xác định được xu hướng thị trường
Theo Lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch có mối quan hệ tương tự với xu hướng thị trường. Các nhà đầu tư thường dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xu hướng mạnh hay yếu. Nếu giá tăng thì khối lượng cũng tăng và ngược lại.
Tuy nhiên, thị trường có thể tăng, khối lượng có thể giảm hoặc giá có thể giảm nhưng khối lượng có thể tăng. Điều này cho thấy một xu hướng yếu và có thể dẫn đến sự đảo chiều của thị trường trong tương lai gần.
Nguyên tắc 5: Các chỉ số bình quân phải củng cố lẫn nhau
Nếu thị trường đảo ngược xu hướng từ tăng sang giảm hoặc ngược lại, điều đó phải được xác nhận bởi cả hai chỉ số. Đối với thị trường truyền thống, đó là sự xác nhận về mức trung bình của ngành công nghiệp và đường sắt.
Ví dụ: nếu Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones cho thấy sự đảo chiều tổng thể từ giảm sang tăng, nhưng Chỉ số Giao thông vận tải đang trong xu hướng giảm, điều đó sẽ không được xác nhận. Do đó, chúng ta cần có sự đồng thuận về hai yếu tố này để xác thực thị trường.
Nguyên tắc 6: Một xu hướng được cho là tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều
Điều này có nghĩa là một xu hướng thị trường sẽ tiếp tục cho đến khi có sự thay đổi trong tín hiệu và chỉ báo, và chỉ khi đó thị trường mới đảo chiều. Nguyên tắc này cũng nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư và nhà giao dịch không nên đoán trước hoặc giải thích quá nhiều về tình hình thị trường, mà họ nên theo dõi các tín hiệu và chỉ báo để đưa ra quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.
Tổng kết
Cho đến nay, lý thuyết Dow vẫn tồn tại và được các trader áp dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật khi giao dịch. Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về lý thuyết Dow cũng như những nguyên lý ứng dụng trong giao dịch Forex. Hy vọng bài viết giúp nhà đầu tư có thể hiểu được các biến động sắp diễn ra trên thị trường và thu được lợi nhuận. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: 3 phương pháp phân tích thị trường Forex giúp bạn giao dịch dễ như trở bàn tay
Theo dõi các trang mạng xã hội để cập nhật tin tức nhanh chóng: