Dù việc đạt được mục tiêu này từ lâu đã nằm trong “tầm ngắm” của Fed, song một số chuyên gia đang cho rằng NHTW nên hướng tới điều thực tế và phù hợp hơn với thời điểm hiện tại, đó là tăng mục tiêu lạm phát.
Nhắm đến một mục tiêu duy nhất, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhiều trắc trở trên con đường đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%. Theo dự báo của NHTW, các quan chức phải đến năm 2026 mới hoàn thành “sứ mệnh” này.
Việc cam kết thực hiện lộ trình dài hạn của Fed đã khiến thị trường tin rằng lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, hoặc NHTW sẽ tăng lãi suất mạnh hơn. Ngoài ra, rủi ro suy thoái kinh tế cũng có thể xảy ra thì mới đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Dù việc đạt được mục tiêu này từ lâu đã nằm trong “tầm ngắm” của Fed, song một số chuyên gia đang cho rằng NHTW nên hướng tới điều thực tế và phù hợp hơn với thời điểm hiện tại, đó là tăng mục tiêu lạm phát.
Nhìn chung, mục đích chính của việc tăng lãi suất là nỗ lực đưa lạm phát xuống 2%. Theo đó, các quan chức Fed sẽ phải đưa ra những động thái tác động mạnh đến nền kinh tế, thậm chí là gây ra một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, giới chức NHTW lại phủ nhận khả năng xảy ra rủi ro đó, thậm chí một số người cho rằng quan điểm đó là quá bi quan.
Từ hơn 1 thập kỷ trước, mục tiêu lạm phát 2% đã “gắn liền” với nhiệm vụ của Fed là đảm bảm sự ổn định của giá cả. Đây là con số được cho là hợp lý đối với thị trường tiêu dùng và doanh nghiệp, đủ thấp để không gây ra tình trạng giảm phát. Song, bản thân con số này mang tính quy ước nhiều hơn là kinh tế.
Jason Betz, cố vấn tài sản tư nhân tại Ameriprise Financial, cho hay: “Fed muốn đảm bảo rằng lạm phát không tăng quá cao – điều khiến người tiêu dùng gặp khó khăn. Nhưng Fed cũng không muốn để xảy ra tình trạng giảm phát vì có thể khiến nền kinh tế chậm lại.”
Stash Graham, giám đốc điều hành của Graham Capital Wealth Management, chỉ ra, một số ý kiến chỉ trích mục tiêu 2% là thiếu thực tế trong thời gian ngắn hạn. Dù tăng lãi suất khiến nhu cầu đi xuống trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng những cú sốc nằm ngoài tầm kiểm soát của NHTW lại gây ảnh hưởng lớn, từ vấn đề ở Israel, cho đến các cuộc đình công ở Mỹ.
Các nhà quan sát thị trường từng lập luận về việc Fed tăng lục tiêu lạm phát vượt 2% sẽ giúp NHTW linh hoạt hơn. Qua đó, Fed sẽ không cần phải tiếp tục tăng lãi suất hoặc duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài. Hơn nữa, những tác động tiêu cực đến nền kinh tế do lãi suất cao sẽ không còn nghiêm trọng.
Jason Furman, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, chia sẻ trong một bài báo gần đây rằng, Fed non điều chỉnh mục tiêu lạm phát cao hơn khi cập nhật về chiến lược tổng thể của mình vào khoảng năm 2025.
Dẫu vậy, các quan chức Fed từ lâu đã phản đối việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát. Khi được hỏi về vấn đề này, vào năm ngoái, Chủ tịch Jerome Powell đã bác bỏ: “Chúng tôi không cân nhắc về việc đó, trong bất kỳ trường hợp nào.”
Trong phiên điều trần trước Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện hồi tháng 3, ông Powell cũng nói rõ hơn về lập trường này. Ông cho hay: “Chúng tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là bám sát mục tiêu lạm phát 2%, không cân nhắc về việc thay đổi. Nếu kỳ vọng tăng 5% thì lạm phát sẽ leo lên mức đó.”
Nhận định của ông Powell đã nêu bật vấn đề trong việc thay đổi mục tiêu lạm phát. Việc điều chỉnh như vậy có nguy cơ làm đảo lộn những kỳ vọng về xu hướng tăng giá trong tương lai và ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát thực tế.
Theo Yahoo Finance