Crypto hay còn được biết đến với những cái tên như “tiền ảo”, “tiền điện tử” đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Những năm trở lại đây, những từ khóa này sẽ luôn là chủ đề thảo luận thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng đến với bài viết hôm nay của VNForex để tìm hiểu thêm crypto là gì và những thách thức của loại tiền mới này.
Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Những lưu ý khi đầu tư tài chính mà bạn nên biết
Crypto là gì?
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất chính là crypto là gì? Crypto (Cryptocurrency) là một dạng của tiền mã hóa, có thể được gọi với tên gọi khác là tiền kỹ thuật số, tiền ảo, tiền điện tử… Crypto là dạng tài sản kỹ thuật số được thiết kế như một trung gian trao đổi thông qua các mật mã để đảm bảo tính bảo mật trong giao dịch. Crypto hoạt động trên các mạng phi tập trung gọi là blockchain, đây là một sổ cái công khai được duy trì bởi một mạng máy tính.
Vì tính chất đặc biệt này mà không một tổ chức hay một ngân hàng nào có thể tham gia tác động hay ảnh hưởng đến crypto. Các nhà giao dịch sẽ giao dịch thông qua mạng lưới phân cấp và không cần trung gian. Vì tính chất khác biệt này mà xung quanh crypto vẫn nổi lên nhiều tranh cãi.
Đi ngược về quá trình hình thành của loại tiền này, phải nói đến sự ra đời của Bitcoin. Vào năm 2009, Satoshi Nakamoto đã phát minh ra loại tiền mã hóa đầu tiên và đặt tên là Bitcoin (BTC). Đây được xem như bước mở đầu khiến nhiều người tự hỏi crypto là gì và nó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.
Cách thức hoạt động của crypto như thế nào
Điểm đặc biệt trong cách hoạt động của crypto là gì? Điều chúng ta cần chú trọng lúc này chính là khái niệm phân quyền, thay vì dựa vào việc các ngân hàng trung ương, chính phủ phát hành thì tiền điện tử sẽ sử dụng các cơ chế đồng thuận. Loại tiền này sẽ được quản lý bởi một mạng lưới các người dùng và các nút (nodes) máy tính trên toàn cầu.
Chính vì vậy mà bất kỳ ai hoặc bất kỳ tổ chức nào cũng có khả năng tạo ra tiền điện tử. Giá trị của loại tiền này sẽ được đánh giá thông qua việc cộng đồng người dùng chấp nhận sử dụng rộng rãi hay không. Crypto sẽ sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ thông tin về giao dịch. Mỗi một giao dịch crypto được ghi lại một khối trong chuỗi blockchain.
Hiện nay người ta chia crypto thành hai loại là Token và Coin. Token là tiền được phát hành dựa trên hoạt động của những dự án trên một blockchain cụ thể. Hầu hết trên thị trường hiện nay các token sử dụng blockchain của Ethereum. Số khác phát triển trên nền tảng của Bitcoin, Solana, Avalanche,… Coin là loại tiền phát hành trên blockchain hoàn toàn độc lập. Coin có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán, tài chính, các ứng dụng và bảo mật.
Các khái niệm quan trọng cần chú ý khi tìm hiểu crypto là gì?
Sàn crypto
Sàn crypto là gì? Như các loại tiền tệ khác, crypto cũng cần nơi để giao dịch và trao đổi. Đây chính là những sàn crypto, giúp hoạt động trao đổi được diễn ra thông qua công nghệ blockchain. Số lượng sàn crypto phát triển chóng mặt, tính đến nay có đến gần 400 sàn hoạt động. Nhưng nhà đầu tư cần tìm hiểu cẩn thận để tránh bị lừa hoặc mất tiền bởi các sàn kém uy tín.
Đào coin
Đào coin và mối liên hệ với crypto là gì? Đào coin là quá trình xác minh giao dịch, mỗi một người tham gia sẽ sử dụng mạng máy tính để giải quyết sự phức tạp của một khối (block). Sau khi đã giải xong, “thợ đào” sẽ đưa các giao dịch này trên blockchain vào khối đó. Như vậy người đào sẽ nhận được một số tiền điện tử và gọi là phần thưởng khối (block reward).
Tương lai và các thách thức của việc sử dụng crypto
Sau khi tìm hiểu crypto là gì, rõ ràng chúng ta đã thấy được tính vượt trội và tương lai mà loại tiền này có thể mang lại. Tuy nhiên bất kỳ vấn đề nào cũng tồn tại hai mặt song song. Việc sử dụng tiền ảo cũng dẫn đến một số rủi ro và thách thức nhất định. Cùng tìm hiểu tiếp để biết được rủi ro khi sử dụng crypto là gì.
Tính pháp lý
Tuy đã ra mắt được một thời gian khá lâu nhưng vẫn còn khá nhiều quốc gia chưa hoàn toàn chấp thuận việc sử dụng crypto như một phương tiện thanh toán hợp pháp. Các cơ quan vẫn đang làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan như bảo vệ nhà đầu tư, chống rửa tiền hay tài trợ khủng bố. Chính vì vậy mà người dùng nên cân nhắc khi loại tiền này vẫn chưa hoàn toàn nhận được sự bảo hộ từ pháp luật.
Biến động cao
Vì không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nào mà tiền crypto sẽ có những biến động theo thị trường hoặc theo cộng đồng những người dùng. Trong một thời gian ngắn tiền điện tử có thể có những biến động không ngừng dẫn đến việc các tác động về giá bởi không ai biết chắc được những biến động tiếp theo của crypto là gì. Chính vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ các quyết định liên quan nào để tránh việc thua lỗ quá mức.
Rủi ro bảo mật
Dù là loại tiền có tính bảo mật cao, tuy nhiên không có gì là tuyệt đối. Vẫn có trường hợp hacker tấn công tài khoản của người dùng. Chính vì vậy người tham gia cộng đồng crypto cần có biện pháp bảo quản lý mật khẩu đúng cách và giải pháp an toàn.
Các loại crypto phổ biến hiện nay
Hiện nay đã có một số quốc gia chấp nhận việc sử dụng crypto như một loại tiền tệ để trao đổi thanh toán và vẫn còn nhiều người chưa thể nắm chắc được khái niệm crypto là gì. Một số loại tiền ảo đã dần khẳng định được vị thế của mình.
Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến một số loại tiền ảo phổ biến tại thời điểm viết bài. Cần lưu ý đây là bài viết thông tin, không khuyến khích đầu tư. Mọi quyết định đầu tư đều phụ thuộc vào bạn. Cùng điểm qua những loại tiền ảo phổ biến trong thị trường crypto là gì.
Bitcoin
Bitcoin (BTC) là loại tiền điện tử được phát hành sớm nhất, vào năm 2009 bởi một người hoặc một nhóm ẩn danh có tên là Satoshi Nakamoto. Bitcoin được xem như loại tiền điện tử tiên phong đã khơi dậy sự quan tâm rộng rãi đối với các loại tiền kỹ thuật số. Là loại tiền điện tử phi tập trung đầu tiên, Bitcoin hoạt động trên mạng ngang hàng, cho phép người dùng gửi và nhận thanh toán trực tiếp mà không cần thông qua trung gian như ngân hàng. Ngày nay Bitcoin là một trong những tiền ảo có vốn hóa lớn nhất (896 tỷ đô)
Ethereum
Ethereum (ETH), được ra mắt vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin, và nó không chỉ là một loại tiền điện tử. Ethereum là một nền tảng dựa trên Blockchain cho phép phát triển các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (DApps). Tính linh hoạt và khả năng lập trình của Ethereum đã khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến của các nhà phát triển để tạo ra các ứng dụng sáng tạo, bao gồm các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi), NFT, v.v.
Tether – USDT
Tether được ra đời vào tháng 7/2014 bởi Brock Pierce, Reeve Collins và Craig Sellars với tên ban đầu là Realcoin. Tether ban đầu là đồng tiền mã hóa lớp thứ hai (L2), xây dựng trên blockchain của Bitcoin thông qua nền tảng Omni. Kể từ đó, Tether được đổi tên thành USTether và sau đó là USDT. Ngoài blockchain Bitcoin, Tether cũng hoạt động trên nhiều blockchain khác như Ethereum, EOS, Tron, Algorand và Cronos.
Binance
Binance coin là đồng coin được phát hành thông qua hình thức ICO bởi sàn giao dịch Binance vào tháng 7/2017. Và vào khoảng năm 2017- 2019 thì BNB được xây dựng trên Blockchain của Ethereum với tiêu chuẩn ERC-20 và là đồng coin được sử dụng trong hệ sinh thái Binance và Binance chain. Một trong những điểm nổi bật của đồng tiền này là tính bảo mật cao, tuy mới ra đời gần đây nhưng Binance đang trên đà phát triển và chạm mốc 40 tỷ vốn hóa vào năm 2020.
Ripple
Ripple được tạo ra bởi ông Ryan Fugger, người đầu tiên công bố ý tưởng về Ripple, vào năm 2004. Tuy nhiên, Ripple chỉ được phát hành lần đầu tiên vào năm 2012 bởi ông Jed McCaleb và ông Chris Larsen. Lúc bấy giờ, đồng tiền thậm chí còn không phải Ripple mà là OpenCoin. Về vốn hóa thị trường, Ripple là một trong những loại tiền điện tử lớn nhất trên thị trường, chỉ đứng sau các loại tiền phổ biến và được sử dụng rộng rãi như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) về vốn hóa thị trường.
Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc có thêm những kiến thức thú vị và hiểu tính chất của crypto là gì. Crypto là tiền điện tử có những ưu điểm và sự nổi bật riêng, đi kèm theo đó cũng là những rủi ro nhất định. Không chỉ riêng crypto mà khi đầu tư ở bất kỳ kênh nào, chúng ta cũng nên có sự tìm hiểu cẩn thận và trang bị những kiến thức liên quan. Theo dõi ngay VNForex để biết thêm nhiều thông tin đầu tư tài chính và những kiến thức thú vị khác.