Tìm hiểu về Blockchain Game
Blockchain Game đang nhanh chóng mở rộng sau sự gia tăng của NFT và các tiền tệ trong trò chơi. Sự tăng trưởng này có thể được coi là tiếp nối của quá trình lặp lại nhiều thập kỷ về các chiến lược kiếm tiền và mô hình kinh doanh.
Blockchains: Thay đổi trò chơi
Sự quan tâm gia tăng trên toàn cầu đối với trò chơi điện tử và các token non-fungible (NFT) trong vài năm gần đây đóng vai trò xúc tác lớn. Trên toàn cầu, số lượng game thủ đang nhanh chóng đạt tới con số 3 tỷ người với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 5-7% trong vài năm tới. Trong khi đó, doanh số bán NFT lần đầu vượt qua $15 tỷ vào năm 2021.
Trên thực tế, tự bản thân doanh thu thứ cấp của các NFT trong các trò chơi blockchain đã chiếm 20% tổng doanh số NFT – với hàng tá trò chơi nhỏ hơn liên tục tạo ra hàng chục hoặc hàng trăm triệu đô la doanh thu.
Cuối cùng, trong khi metaverse vẫn mơ hồ thì rõ ràng là Blockchain Game có sự hiện diện mạnh mẽ trong thế giới ảo. Các trò chơi thế giới ảo như Decentraland và The Sandbox đã tạo ra gần $500 triệu doanh thu NFT tích lũy (đất ảo và các tài sản in-game). Năm 2021, doanh số bán NFT trên thế giới ảo chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất, tạo ra hơn $320 triệu khối lượng giao dịch.
Khi sự hiểu biết toàn cầu về metaverse ngày càng cụ thể thì có khả năng một số phần của trải nghiệm kỹ thuật số mới mẻ này sẽ sử dụng blockchain như một phần cốt lõi của cơ sở hạ tầng – đó là điều thậm chí có nhiều khả năng xảy ra hơn khi mà cơ sở hạ tầng blockchain tiếp tục mở rộng để đáp ứng nhu cầu của nhà phát triển và người tiêu dùng .
Báo cáo này sẽ đi sâu hơn vào sự phát triển của cả ba danh mục: Gaming toàn cầu, thị trường NFT và các Blockchain Game. Mặc dù ngành công nghiệp này vẫn còn trong giai đoạn sơ khai nhưng việc tìm hiểu các xu hướng này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những gì Blockchain Game sẽ có trong tương lai.
Giới thiệu về Blockchain Game
Giống như các nhân vật hư cấu trong trò chơi, việc kinh doanh trò chơi không ngừng phát triển. Ngành công nghiệp này đang có nguy cơ gián đoạn – nơi mà trước đây đã có những sự đổi mới và điều chỉnh chúng theo những nhu cầu không ngừng thay đổi.
Hãy lấy sự phát triển của các mô hình kinh doanh trò chơi làm ví dụ. Các trò chơi chính thống đầu tiên có hệ thống pay-to-play (trả phí để chơi). Những trò chơi này chủ yếu là máy chơi game trong trung tâm mua sắm hoặc đĩa CD trong máy tính hoặc sau đó là được tải trực tiếp vào máy. Ưu điểm của trò chơi pay-to-play rất đơn giản: Thanh toán một lần – chơi mãi mãi.
Sau các trò chơi pay-to-play, mô hình trò chơi miễn phí đã xuất hiện. Người chơi không còn cần phải trả tiền để bắt đầu chơi trò chơi. Thay vào đó, các công ty kiếm doanh thu từ việc người chơi trả tiền để mở khóa các thành phần bổ sung, hoặc phổ biến hơn là từ doanh thu của các giao dịch trong trò chơi như gói mở rộng, đăng ký nền tảng và vật phẩm trang trí cho nhân vật.
Đối với nhiều người, trò chơi miễn phí đã giảm bớt rào cản chơi game và việc chuyển sang trò chơi miễn phí đã giúp tăng số lượng người chơi trên toàn cầu.
Điều đó đưa chúng ta đến với ngày nay- nơi mà những khởi đầu của cuộc cách mạng kiếm tiền tiếp theo của trò chơi đã xuất hiện: Blockchain Game. Lĩnh vực Blockchain Game còn có những cái tên khác như GameFi hoặc play-to-earn thể hiện các mô hình kiếm tiền mới của kỷ nguyên gaming này.
Blockchain Game thường kết hợp các token non-fungible (NFT) hoặc các dạng tài sản mã hóa khác dưới dạng nội dung in-game có thể giao dịch cho tiền mã hóa – hoặc tiền pháp định (fiat) – trên các thị trường mà blockchain cho phép. Do đó, chiến lược kiếm tiền cốt lõi này xảy ra dưới hình thức bán tài sản mã hóa và tiền bản quyền tiếp theo.
Các hãng game và các player chia sẻ các ưu đãi phù hợp trong mô hình kinh doanh mới này vì cả hai bên đều có lợi khi tài sản mã hóa của trò chơi tăng giá trị.
Trọng tâm của cuộc cách mạng này nằm ở ý tưởng các gamer nên sở hữu nội dung mà họ kiếm được, hoặc ít nhất có nhiều quyền sở hữu hơn trong thế giới kỹ thuật số mà họ dành một phần đáng kể thời gian và tiền bạc.
Điều này tạo ra hai lợi thế tức thì: (1) Tuổi thọ của tài sản trong trò chơi tăng lên khi những tài sản đó tiếp tục tồn tại trong ví của chủ sở hữu ngay cả sau khi tắt trò chơi và (2) cả khả năng tương tác và khả năng kết hợp của các tài sản – thuật ngữ mô tả tính di động của chúng – cho phép các tài sản này tương tác với các trò chơi, ứng dụng hoặc blockchain khác.
Khả năng tương tác với các blockchain khác nhau cho phép người chơi cho mượn tài sản in-game của mình, chuyển tài sản sang một ứng dụng khác hoặc giành quyền tham gia vào các sự kiện trong thế giới thực.
Ngoài ra, các blockchain có tiềm năng cung cấp cho gamer khả năng mua, bán, giao dịch và tạo tài sản trong trò chơi một cách an toàn và hiệu quả bằng tiền pháp định hoặc crypto ngay cả trong cùng một ứng dụng; Các vùng xám thị trường thứ cấp cho trò chơi có thể đầy rẫy gian lận và nhiều thị trường mới nổi thiếu cơ sở hạ tầng thanh toán để người chơi thực hiện các giao dịch liên quan một cách liền mạch.
Mặc dù Blockchain Game có thể là một nguồn kiếm tiền mới cho các studio gaming nhưng cũng cần phải cảnh báo rằng quyết định tham gia vào thế giới blockchain không thể không có những cạm bẫy riêng. Thông báo gần đây của Ubisoft Quartz, một NFT marketplace trong trò chơi đã vấp phải sự hoài nghi từ người hâm mộ, dẫn đến kế hoạch đưa NFT vào trò chơi mới Tom Clancy Ghost Recon Breakpoint bị loại bỏ.
Điều này xảy ra sau khi cộng đồng trò chơi nổi tiếng Discord nhận được phản hồi tương tự sau khi gợi ý về việc tích hợp với Ethereum. Những lý do chính đằng sau sự phản đối của cộng đồng gồm có tính bền vững, đề xuất giá trị người dùng không rõ ràng và sự phổ biến của rug pull và còn nhiều lý do khác.
Nhiều, nếu không muốn nói là tất cả những lo ngại này có thể tránh được hoặc giảm bớt bằng các đợt triển khai mở rộng thị trường có cân nhắc, kỹ lưỡng hơn cùng với giáo dục khách hàng, việc giới thiệu ảnh hồ sơ NFT của Twitter và sự đột phá của Adidas vào NFT đã cho thấy một con đường phía trước đáng khích lệ cho các nền tảng và chủ sở hữu tài sản trí tuệ học hỏi.
Thị trường gaming toàn cầu
Gaming là một trong những hình thức giải trí phổ biến nhất và vẫn đang ngày càng mở rộng. Các thương hiệu nhượng quyền lớn như Fortnite và League of Legends hiện đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đại chúng toàn cầu.
Ví dụ, Fortnite đã hợp tác với Marvel Studios, Star Wars và John Wick trong lĩnh vực điện ảnh, làm việc với Ariana Grande, Neymar và những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng khác, đồng thời phối hợp với các thương hiệu nổi tiếng như Balenciaga, Ferrari và Air Jordan. Mặt khác, Liên minh Huyền thoại tổ chức một giải đấu thể thao quốc tế thu hút hàng triệu người hâm mộ.
Hãy gác những giai thoại sang một bên, không thể đánh giá thị trường gaming toàn cầu nếu không tính đến hai năm qua. Vào năm 2020, các đợt lockdown do đại dịch Covid-19 gây ra đã đóng vai trò như một chất xúc tác mạnh mẽ cho ngành công nghiệp này. Các gamer nhận ra mình có nhiều thời gian hơn để chơi các game yêu thích.
Trong khi đó, những cá nhân không chơi game thấy mình có nhiều thời gian để thử nghiệm những sở thích mới. Do đó, doanh thu gaming toàn cầu đã tăng 15% vào năm 2020. Các trò chơi trên thiết bị di động, PC và máy chơi game (console) đều có mức tăng trưởng, đặc biệt các trò chơi trên thiết bị di động tăng 26% so với năm ngoái.
Thật không may, các doanh nghiệp vào năm 2021 phải đối mặt với một câu chuyện khác. Sự gián đoạn kéo dài của đại dịch bắt đầu làm lộ rõ những hiệu ứng bậc hai không ngờ trên thị trường gaming toàn cầu. Những gián đoạn đến quy trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa và logistics đã cản trở việc ra mắt máy chơi game thế hệ mới, và phần cứng PC phải đối mặt với tình trạng thiếu chip và sự chậm trễ các linh kiện cao cấp khác.
Mặc dù sự quan tâm đối với gaming trong năm 2020 không ngừng tăng lên, tuy nhiên do những gián đoạn chuỗi cung ứng và môi trường cạnh tranh khó khăn nên cả hai phân khúc PC và console đều giảm nhẹ doanh thu so với năm 2020, và thiết bị di động là danh mục duy nhất có mức tăng trưởng.
Các dự báo cho rằng ngành công nghiệp gaming sẽ quay trở lại mức tăng trưởng trước đây khi tác động của Covid-19 giảm bớt. Các dự đoán cho rằng ngành công nghiệp này sẽ đạt $269 tỷ vào năm 2025 – tăng 53% so với những con số gần đây. Trong khoảng thời gian ba năm sắp tới, con số này giống với mức tăng trưởng CAGR 15% trong lịch sử những năm gần đây, được thúc đẩy bởi những thay đổi liên tục trong hành vi của người tiêu dùng sau đại dịch và các mô hình kiếm tiền mới từ việc stream và thể thao điện tử chuyên nghiệp.
Trong khi đó, tổng số gamer trên toàn thế giới được dự đoán chỉ đạt dưới mức ba tỷ với 55% trong số đó đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các động lực chính cho cơ sở người dùng ngày càng tăng vẫn là do lượng dân số internet ngày càng tăng lên, cơ sở hạ tầng mạng tốt hơn và khả năng tiếp cận điện thoại thông minh dễ dàng hơn.
Ba động lực này tiếp tục trở nên đáng tin cậy trong ngắn hạn, nhưng khi ngày càng nhiều người trên thế giới online ở các khu vực như Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh và tốc độ tăng trưởng người dùng chậm lại, việc khám phá các con đường mới để tăng lượng người tham gia sẽ được nhiều công ty quan tâm.
Blockchain Game và các mô hình kiếm tiền dựa trên token mới mang đến cơ hội duy nhất cho các nhà phát triển trò chơi để tạo thêm doanh thu trong trò chơi cho mỗi khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng và khám phá các luồng doanh thu mới.
Tokens Non-Fungible: Game Changers
Các token Non-fungible (NFT) hoạt động như một gốc cốt lõi cho các tài sản blockchain và như một đề xuất giá trị quan trọng của các game blockchain khác nhau. NFT trong các trò chơi blockchain cung cấp nhiều lợi ích khác nhau cho các trò chơi bao gồm quyền sở hữu tài sản, khả năng lập trình tài sản và mở ra các cơ hội mới để khuyến khích và đổi mới.
Quyền sở hữu tài sản
Trong các trò chơi truyền thống, các tài sản trong trò chơi được kiểm soát và sở hữu bởi nhà phát triển và cho các người chơi khác thuê một cách hiệu quả. Tương tự, trong các game trên blockchain, người chơi có quyền sở hữu thực sự đối với tài sản kỹ thuật số của mình, cho dù đó là tiền tệ trong trò chơi hay các tài sản độc đáo hơn như màu da, tên tài khoản, đất trong trò chơi hoặc các tài sản khác.
Khả năng lập trình tài sản
Vì các NFT về cơ bản là phần mềm trên các mạng lưới blockchain, các tài sản này có thể được lập trình để có nhiều chất lượng khác nhau hoặc được xây dựng bằng tiện ích in-game. Các NFT có thể được thiết kế với nội dung sử dụng một lần, có thể mở khóa, được cấp cho những người chơi đạt được trạng thái nhất định, hoặc được lập trình với các use case độc đáo khác.
Khuyến khích và đổi mới
Các nhà phát triển trò chơi đã là một trong những người hiểu biết nhất khi nói đến các ưu đãi. NFT cung cấp thêm một layer khuyến khích kinh tế bằng cách cho phép người chơi kiếm được các tài sản tạo ra lợi nhuận, nắm bắt tài sản chơi game với giá trị tài chính thực, và xây dựng một nền kinh tế trò chơi mạnh mẽ hơn thông qua tiền tệ in-game và các NFT marketplace.
Vì các mạng lưới blockchain là permissionless, chúng mở ra cánh cửa cho sự đổi mới của nhà phát triển. Với NFT – danh mục tài sản duy nhất có thể được cấp phép tự động cho các công ty khác hoặc làm đòn bẩy trong các trò chơi khác. Sorare – trò chơi NFT bóng đá giả tưởng – đã cấp phép cho các nhà phát triển trò chơi khác như Ubisoft sử dụng NFT của mình
Cuối cùng, NFT cũng mở ra các hình thức kiếm tiền mới. Ví dụ: NFT do các công ty phát hành có thể kiếm được tiền bản quyền trên tất cả các giao dịch bán hàng thứ cấp tạo ra dòng doanh thu mới cho các nhà phát hành tài sản kỹ thuật số. Các công ty có thể chọn tích hợp theo chiều dọc các marketplace và các hoạt động của riêng mình hoặc tích hợp với các nền tảng của bên thứ ba như OpenSea.
Sự phát triển của NFT: Phân tích thị trường thứ cấp
Tổng doanh số bán hàng thứ cấp của NFT vào năm 2021 đã vượt qua $15 tỷ trên nhiều mạng lưới blockchain. Là một nền tảng, Ethereum dẫn đầu doanh số NFT. Tuy nhiên, việc chi phí giao dịch trên mạng lưới tăng lên đã mở đường cho các blockchain mới hơn và các giải pháp mở rộng quy mô layer 2 như Solana, Ronin, ImmutableX, Polygon, v.v.
Mỗi blockchain hoặc Layer-2 đều đi kèm với bộ cân bằng riêng của mình, bao gồm khả năng mở rộng, cơ sở hạ tầng hiện có, người dùng và bảo mật và những yếu tố khác. Do đó, có nhiều nhà phát triển trò chơi đang xây dựng trên các blockchain khác nhau vì những lý do khác nhau.
Các trò chơi yêu cầu khả năng mở rộng lớn hơn có thể chọn các blockchain như Solana trong khi các nhà phát triển trò chơi muốn sử dụng các hiệu ứng mạng hiện có của Ethereum có thể chọn Polygon, ImmutableX hoặc một giải pháp mở rộng Ethereum khác.
Nhìn lại, tháng 8 năm 2021 có hoạt động hàng tháng cao đỉnh điểm của năm 2021 với hơn $4,5 tỷ doanh thu NFT thứ cấp.
Mặc dù vài tháng cuối năm 2021 vẫn còn tụt hậu so với thời kỳ đỉnh cao nhưng cần phải nhận ra rằng thị trường thứ cấp NFT vẫn lớn hơn gấp nhiều lần so với thời điểm bắt đầu năm 2021. Với số lượng các ứng dụng và các marketplace tích hợp nhiều dạng token khác nhau bao gồm NFTs ngày càng tăng cao thì thị trường thứ cấp sẽ sẵn sàng quay lại mức độ tương tác được chứng kiến lần cuối vào tháng 8 năm 2021.
Lưu ý rằng các biểu đồ này đại diện cho doanh số bán hàng thứ cấp, nghĩa là bán hàng từ người này sang người khác. Do đó, dữ liệu này không bao gồm việc bán NFT ban đầu từ công ty gaming cho người mua đầu tiên – một hoạt động có thể tạo ra doanh thu đáng kế. Doanh số bán hàng thứ cấp là một số liệu hữu ích để đánh giá “sức khỏe” của cả thị trường NFT tổng thể và “sức khỏe” của một trò chơi riêng lẻ.
Doanh số bán hàng thứ cấp tăng lên có thể dẫn đến một nền kinh tế gaming mạnh mẽ hơn và vì các bộ sưu tập NFT thường chuyển phí bản quyền vĩnh viễn cho công ty ở mỗi lần bán hàng, thị trường thứ cấp khỏe mạnh cũng tương quan trực tiếp với việc tăng doanh thu cho nhà phát hành NFT.
Dữ liệu cho thấy Axie Infinity rõ ràng là công ty dẫn đầu về doanh số NFT thứ cấp, phần lớn trong số đó diễn ra trên sidechain Ronin. Gần đây hơn, ParallelAlpha, một trò chơi thẻ bài chiến lược khác, đã phát triển trong những tháng gần đây một phần nhờ vào sở hữu trí tuệ và cốt truyện khoa học viễn tưởng hấp dẫn.
Nhìn chung, có một số trò chơi thành công với hơn $100 triệu doanh thu từ NFT thứ cấp trên nhiều mạng lưới blockchain, điều này cho thấy vẫn chưa có sự đồng thuận rõ ràng về việc nền tảng nào phù hợp nhất cho các trò chơi trên blockchain.
Cũng cần nhắc đến thực tế rằng hầu hết các trò chơi blockchain thành công ngày nay chủ yếu là các trò chơi thẻ bài, so với ngành công nghiệp gaming hiện tại vốn ưa chuộng các trò chơi sandbox, MMORPG và các trò chơi có trải nghiệm gaming mạnh mẽ hơn.
Hiện tại, các trò chơi blockchain chưa đến giai đoạn phát triển – giai đoạn mà chúng có thể hỗ trợ cả lối chơi phức tạp và các yếu tố kinh tế như NFT trên quy mô lớn. Tuy nhiên, theo thời gian, những tiến bộ trong công nghệ blockchain và trải nghiệm người dùng – bao gồm cả những cải tiến ra mắt trong năm tới – sẽ mở ra cánh cửa cho các trò chơi với hiệu suất cao hơn hoạt động trên mạng lưới blockchain.
Bối cảnh Blockchain Game
Khi lĩnh vực Blockchain Game đạt được đà tăng tiến thì cơ sở hạ tầng cũng nhanh chóng phát triển và hiện bao gồm một hệ sinh thái gồm các studio, trò chơi và các phần chính của cơ sở hạ tầng.
Hãy chia nhỏ các layer khác nhau của blockchain gaming.
Các guild (bang hội) gaming
Các guild không phải là điều mới mẻ đối với Blockchain Game. Các nhóm truyền thông xã hội này – guild – đã được sử dụng trong các trò chơi nhập vai trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, sự kết hợp của các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) —một thực thể được hình thành bởi một cộng đồng được tổ chức dựa trên một bộ quy tắc được thực thi trên một blockchain, thường không có cấu trúc lãnh đạo trung tâm — và gaming cho phép các guild thâm nhập và phân bổ vốn, điều này tạo ra các mô hình mới để tài chính hóa gaming và thu hút người dùng.
Các guild có nguồn vốn dồi dào như Yield Guild Games, GuildFi và Merit Circle đã tài trợ— dùng các tài sản được ủy quyền để đổi lấy một phần phần thưởng của trò chơi — hàng trăm người chơi cho các trò chơi như Axie Infinity.
Các trò chơi blockchain
Layer lớn nhất của bối cảnh blockchain gaming là chính các trò chơi. Đến nay, có rất nhiều loại trò chơi. Một số danh mục trò chơi thành công nhất bao gồm trò chơi giao dịch thẻ bài (ví dụ: Axie Infinity), Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi – MMORPG (ví dụ: DeFi Kingdoms), Thế giới ảo (ví dụ: The Sandbox) và trò chơi thể thao (ví dụ: Sorare).
Khi bối cảnh gaming phát triển, các trò chơi bom tấn thống trị sẽ xuất hiện từ mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều trò chơi hiện đang được phát triển và có thể mất vài tháng hoặc vài năm để hoàn thiện.
Các marketplace
Khi các trò chơi phát hành tài sản dưới dạng NFT thì các marketplace chung như OpenSea cung cấp quyền truy cập cũng như các marketplace dành riêng cho blockchain như Metaplex, VIVE và Magic Eden tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch. Hơn nữa, một số phần của cơ sở hạ tầng trò chơi như Enjin cung cấp marketplace của riêng mình cho các trò chơi được phát triển bởi Enjin SDK.
Các Launchpad
Launchpad giúp các nhà phát triển trò chơi mới nổi huy động vốn để phát triển trò chơi một cách hiệu quả. Thường thì các launchpad này huy động vốn cho một hệ sinh thái trò chơi cụ thể (tức là Polkastarter gọi vốn cho Polkadot hoặc Magic Eden gọi vốn cho Solana).
Thông thường, các launchpad cho phép gây quỹ thông qua đợt phát hành coin đầu tiên trên sàn DEX (IDO) hoặc pool bootstrap thanh khoản (LBP), mỗi loại đều cho phép đợt bán token đầu tiên.
Cơ sở hạ tầng phát triển gaming
Cơ sở hạ tầng phát triển trò chơi như Forte và Enjin thường có API và SDK cho phép các nhà phát triển trò chơi nhanh chóng tích hợp NFT hoặc các hoạt động kinh tế tiền mã hóa khác. Việc tự xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng blockchain cần thiết cho một trò chơi từ đầu có thể gây khó khăn và tốn thời gian cho các nhà phát triển trò chơi.
Cũng giống như các nhà phát triển blockchain tận dụng cơ sở hạ tầng ví và công cụ hợp đồng thông minh hiện có, các nhà phát triển trò chơi có thể tận dụng phần mềm phát triển trò chơi blockchain (tức là Stardust, Enjin, Forte) có hỗ trợ các thành phần mô-đun như ví, phát hành tài sản, thanh toán và các tính năng cơ bản khác.
Cơ sở hạ tầng Layer-2
Thị trường tăng giá NFT năm 2021 đã dẫn đến việc tăng cường đầu tư từ các Layer-2 vào hệ sinh thái gaming. Axie Infinity đã chọn tích hợp theo chiều dọc, phát triển sidechain của riêng mình – Ronin, và DEX của riêng mình – Katana. Các nền tảng phát triển trò chơi khác như Enjin đã chọn cách tích hợp theo chiều ngang, gần đây đã chiến thắng trong một cuộc đấu giá parachain của Polkadot.
Tuy nhiên, nhiều Blockchain Game hiện tại cam kết xây dựng dựa trên các hiệu ứng mạng hiện có của Ethereum, tận dụng Starkware (ví dụ: Sorare), ImmutableX (ví dụ: Gods Unchained), Polygon (ví dụ: Zed Run) và những hiệu ứng mạng khác để đáp ứng nhu cầu mở rộng của chúng.
Cơ sở hạ tầng Layer-1
Cơ sở hạ tầng layer 1 đóng vai trò là nền tảng cốt lõi cho các giao thức và ứng dụng khác nhau. Trong khi một số trò chơi đang xây dựng các blockchain có thông lượng cao hơn như Solana và Flow, hầu hết các trò chơi Ethereum đã chuyển sang các giải pháp Layer-2.
Tầm quan trọng của Layer-1 đến từ các giao thức có khả năng tổng hợp khác mà trò chơi sẽ tận dụng, bao gồm các guild, các giao thức tài chính (ví dụ: NFTX), các giải pháp nhận dạng (ví dụ: ENS), marketplace và các ứng dụng hoặc dịch vụ khác.
Các studio game
Các studio nằm ở lớp cơ sở vì họ thường là các nhà phát triển trò chơi hay cơ sở hạ tầng Layer 1 và Layer 2. Dapper, Sky Mavis và Animoca Brands là những nhà phát triển trò chơi có nguồn vốn dồi dào nhất với giá trị hàng trăm triệu. Cuối cùng, không phải studio gaming nào cũng tồn tại được. Tuy nhiên, những nhà phát triển các trò chơi bom tấn tiếp theo có tiềm năng trở thành Electronics Arts của tương lai.
Các trò chơi trên blockchain thu hút sự chú ý
Trò chơi trên blockchain đầu tiên được tạo ra vào cuối năm 2017, nhưng phải đến khi bước đột phá thịnh hành gần đây vào NFT thì phân ngành này mới nhận được sự tương tác đáng kể của người dùng. Với sự phổ biến của các trò chơi như Axie Infinity và các trò sưu tầm chính như NBA Top Shot thì các trò chơi dựa trên blockchain hiện đang có xu hướng được áp dụng rộng rãi hơn.
Số liệu về Người dùng và Nguồn vốn
Mặc dù các gamer trên blockchain chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số ba tỷ gamer trên toàn cầu, nhưng dữ liệu gần đây do DappRadar công bố cho thấy tháng 10 năm 2021 là tháng đầu tiên có hơn một triệu ví unique hoạt động hàng ngày tương tác với các ứng dụng trò chơi phi tập trung. Con số này phản ánh mức tăng gần 300% so với bốn tháng trước khi số liệu này cho thấy chỉ có 350 nghìn tương tác ví.
Số lượng người mua NFT duy nhất hàng tháng của các trò chơi blockchain cũng đang tăng lên. Cho đến nay, hầu hết các trò chơi blockchain đều yêu cầu một cá nhân phải sở hữu NFT, điều này đặt gánh nặng vốn ban đầu lên các gamer, giống như việc mua một máy chơi game vậy. Mặc dù đây vẫn là mô hình phổ biến nhất hiện nay, nhưng có khả năng sẽ có nhiều trò chơi thử nghiệm với mô hình free-to-play trong tương lai.
Đi theo tài trợ
Ngoài các ví với vai trò như một proxy nhận thì một số liệu quan trọng khác cần phải theo dõi là vốn đầu tư mạo hiểm. Các khoản đầu tư vốn phản ánh nhiều điều: sự quan tâm đến ngành công nghiệp; phản ánh ở một mức độ nào đó tham vọng của những người sáng lập trong không gian này; và nó phản ánh, ở một mức độ lớn hơn, các nguồn lực sẵn có cho những người thách thức hiện trạng.
Điều đáng phân tích là môi trường gây quỹ đã thay đổi như thế nào trong năm qua.
Không có gì ngạc nhiên khi các số liệu tiếp tục làm nổi bật sự tăng trưởng của phân ngành này. Tổng số tiền đầu tư mạo hiểm trên các tựa game và cơ sở hạ tầng hệ sinh thái đã tăng hơn 100 lần so với năm 2020. Bước nhảy này vẫn thể hiện mức tăng khoảng 40 lần so với nguồn tài trợ vào năm 2018 – năm mà nguồn tài trợ đạt đỉnh trước năm 2021.
Vốn đầu tư mạo hiểm vào năm 2021 hoàn toàn trái ngược với những năm trước đến mức nhiều doanh nghiệp đã huy động được lượng vốn lớn hơn tổng của tất cả các năm trước đó cộng lại. Một trong các ví dụ là Forte – một nền tảng phát triển blockchain gaming end-to-end hợp tác với một loạt các studio gaming.
Có lẽ điều đáng chú ý về dữ liệu này là sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ trong danh sách này: Cả các studio và cơ sở hạ tầng / công cụ đều được đại diện, chưa kể đến các thành phần khác của gaming stack bao gồm thị trường NFT và các blockchain Layer-1 hoặc Layer-2 khác nhau.
Ngoài số tiền gây quỹ, nguồn tài trợ cũng đã chuyển đổi trong năm qua. Các quỹ mạo hiểm dành riêng cho tiền mã hóa không còn độc quyền. Năm ngoái, những người đã đầu tư vào mảng này hiện bao gồm các quỹ công nghệ truyền thống như Sequoia Capital, Andreessen Horowitz và Lightspeed Partners, cũng như các quỹ đầu cơ có thành tích trong lĩnh vực đầu tư tăng trưởng, đặc biệt là Tiger Global và Coatue Management.
Trên cơ sở lâu dài, bộ ba này – đặc biệt là những thành viên mới tham gia – sẽ tiếp tục mang lại nguồn vốn mới vào hệ sinh thái.
Sáng kiến của nhà phát triển
Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây với 157 nhà phát triển ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cho thấy 72% trong số những người được khảo sát đã cân nhắc việc tích hợp công nghệ blockchain vào trò chơi của họ, trong khi 58% cùng nhóm có kế hoạch làm như vậy trong 12 tháng tới. Trong khi đó, 47% người tham gia đã sử dụng NFT trong trò chơi của mình, điều này cho thấy sự quan tâm đáng kể từ phía nhà phát triển.
Trong khi các nhà phát triển nhận thấy cơ hội cho nội dung mới thì cần nhắc lại rằng công nghệ đằng sau những trò chơi như vậy vẫn còn non trẻ.
Hơn nữa, những thách thức hiện tại xung quanh blockchain như chi phí giao dịch, tốc độ thông lượng và gameplay giới hạn khả năng mở rộng nói chung phù hợp chủ yếu với các trò chơi theo lượt, thu thập thẻ hơn là các trò chơi live-action và đồ họa 3D xếp hạng AAA do các studio có kinh phí cao phát hành.
Các Case Study của trò chơi Blockchain
Trong phần sau, chúng ta sẽ xem xét sự phát triển của ba trò chơi blockchain phổ biến, mô hình của chúng và ý nghĩa đối với hệ sinh thái blockchain gaming.
Axie Infinity
Được biết đến rộng rãi là trò chơi phổ biến nhất cho đến nay, Axie Infinity đã tạo điều kiện cho hơn $3,5 tỷ khối lượng tích lũy trong thị trường NFT của mình.
Tiền đề của trò chơi tương tự như Pokemon. Người chơi sở hữu và nhân giống các nhà vô địch Axie, được thể hiện dưới dạng các nhân vật NFT có thể giao dịch, những nhân vật này tiếp tục hoàn thành các cấp độ phiêu lưu hoặc chiến đấu với các nhà vô địch thuộc sở hữu của đối thủ là máy tính hoặc những người thường trong vương quốc Axie Infinity.
Các trận chiến hoặc chinh phục thành công đem lại phần thưởng trong trò chơi, các phần thưởng này có thể được bán để lấy tiền trong thế giới thực. Axie Infinity đã tạo ra sự chấp thuận toàn cầu cho mô hình kinh doanh play-to-earn. Theo ước tính, 40% tổng số người chơi nếu chỉ tính riêng Philippines – nơi các game thủ có thể kiếm tới $500 mỗi tháng từ việc chơi.
Gameplay xoay quanh hai token tiền mã hóa: token Smooth Love Potions (SLP) và token Axie Infinity Shard (AXS).
- Token SLP: các token SLP được sử dụng rộng rãi hơn cho các mục đích trong trò chơi thực tế và cung cấp cho chủ sở hữu khả năng nhân giống các nhà vô địch Axie mới. Quá trình này bao gồm đốt các token SLP để sinh ra một sinh vật Axie mới. Token SLP có thể kiếm được thông qua gameplay thông thường, mua trên các thị trường thứ cấp hoặc đi kèm với các ưu đãi khuyến mại.
- Token AXS: Các token AXS là token quản trị cho trò chơi Axie Infinity. Những người sở hữu token AXS có thể đặt cược token bên trong mạng lưới để kiếm lợi nhuận. Những token này cũng được sử dụng làm tiền tệ trong NFT marketplace của trò chơi.
Axie Infinity kiếm được doanh thu từ giao thức của mình thông qua các cơ chế phí khác nhau. Cơ chế đầu tiên là phí marketplace kiếm được theo tỷ lệ phần trăm của doanh số được hỗ trợ thông qua NFT marketplace.
Một nguồn thu chính khác đến từ phí nhân giống do người chơi trả để tạo ra các sinh vật Axie mới trong trò chơi. Hai nguồn doanh thu nhỏ hơn bao gồm phí thu được từ việc bán đất trong trò chơi và tiền bán sinh vật Axie thế hệ đầu tiên.
Tóm lại, giao thức đã kiếm được doanh thu hơn $1,3 tỷ từ bốn nguồn này, với phần lớn trong số đó đều xảy ra sau tháng 6 năm 2021. Thời điểm này trùng với việc Sky Mavis ra mắt mạng lưới Ronin giúp giảm chi phí giao dịch cho người dùng và thúc đẩy sự phổ biến của trò chơi.
Việc phân chia doanh thu dường như ủng hộ kết luận này. Hơn 99% tổng doanh thu tích lũy đến từ hoạt động trên mạng lưới Ronin. Ethereum chỉ chiếm 0,19% trong số $1,3 tỷ đó trong khi con số này cũng đã bao gồm cả doanh thu kiếm được từ việc bán đất và bán Axie thế hệ đầu tiên – cả hai điều này đều không có sẵn trên mạng Ronin.
Do đó, tuyên bố doanh thu tăng 99% của Ronin là một chỉ báo khác về hoạt động đáng kinh ngạc chỉ từ phí nhân giống và marketplace.
Biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ tăng trưởng diễn ra trong nửa cuối năm. Đáng ngạc nhiên là doanh thu bắt đầu giảm trong vài tuần cuối năm 2021. Các giải thích khả dĩ cho điều này bao gồm việc cơn bão Rai gần đây đã tàn phá Philippines (nơi 40% tổng số người dùng cư trú) hoặc do sự quan tâm dịch chuyển sang các trò chơi blockchain có lối chơi mới hơn.
Mặc dù giá trị vốn hóa thị trường lưu hành của Axie Infinity đã giảm trong những tuần gần đây do tăng trưởng doanh thu chậm lại, nhưng một benchmark (tiêu chí chuẩn) sơ bộ cho thấy trò chơi vẫn có thể so sánh được với nhiều studio game thuần chơi (pure-play).
Đáng chú ý, phương pháp luận này so sánh một trò chơi đơn lẻ (Axie Infinity) với các studio trò chơi sở hữu nhiều tựa game – điều này chứng minh thêm cho việc trò chơi blockchain này đã trở nên lớn như thế nào.
Axie Infinity tụt hậu so với những công ty lớn nhất trong ngành như Nintendo, Activision Blizzard và Electronic Arts – tất cả đều có studio trò chơi được xếp hạng Triple A (AAA) – nhưng lại đuổi gần kịp một số studio khác. Trong benchmark dưới đây, Axie Infinity có vốn hóa thị trường lưu hành tương tự như Ubisoft – tác giả của các trò chơi nổi tiếng như Assassin’s Creed và loạt game Tom Clancy.
Sorare
Giống như các môn thể thao giả tưởng, Sorare mang đến cho người chơi cơ hội kết hợp thể thao trong thế giới thực với các trò chơi kỹ thuật số – nhờ sự kết hợp công nghệ blockchain. Hãy coi FIFA Ultimate Team với các thẻ NFT là đồ sưu tầm. Cho đến nay, gameplay Sorare chỉ có 1 lựa chọn thể thao là bóng đá mặc dù gần đây công ty đã huy động được $680 triệu vào tháng 9 để hỗ trợ việc tiếp tục mở rộng.
Sorare theo dõi số liệu thống kê bóng đá trong thế giới thực, thưởng cho những người chơi sở hữu thẻ NFT của các vận động viên có thành tích cao. Đương nhiên, bản chất của trò chơi thu hút một lượng lớn khán giả hâm mộ bóng đá. Như đã phản ánh ở trên, những người lần đầu tiên mua Sorare NFTs đã tăng vọt trong nửa cuối năm 2021.
Tổng số người mua Sorare NFTs hàng tháng duy nhất đã vượt qua con số 20.000 lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2021. Dữ liệu được trình bày ở đây cần được lưu ý là nằm trong bối cảnh (không giống như Axie Infinity) game thủ không bắt buộc phải mua NFT để bắt đầu chơi. Điều này có nghĩa là tổng số người chơi Sorare vượt quá lượng người đã mua NFT thứ cấp.
Sorare là một trong những trường hợp thành công nhất cho đến nay của việc hợp nhất NFT với văn hóa. Sự tham gia của các giải đấu bóng đá có ảnh hưởng, bao gồm một số giải đấu phổ biến nhất trên thế giới như giải Ngoại hạng Anh, La Liga Tây Ban Nha và Champions League hàng đầu châu Âu, và sự sẵn sàng cho mượn thương hiệu cho một trò chơi blockchain của họ, chính là tiền đề cho các tương lai trò chơi sắp tới.
Vương quốc DeFi
Một trò chơi blockchain khác là DeFi Kingdoms có mang nét tương đồng với Runescape – một trò chơi cổ điển phổ biến trên Internet. Những người chơi sau này có thể cảm thấy hoài niệm khi các nhân vật ảo tương tác với nhau trong thế giới nghệ thuật pixel retro.
Không giống như Axie Infinity hay Sorare, lối chơi của DeFi Kingdoms không xoay quanh việc thu thập và chiến đấu với các thẻ. Thay vào đó, trò chơi kết hợp các anh hùng, các cuộc truy lùng, nghề nghiệp và một loạt các hoạt động hữu ích hơn như khai thác, làm vườn, làm nông và câu cá.
Lộ trình cho trò chơi cực kỳ tham vọng. Gameplay trong tương lai sẽ cho phép các Anh hùng tham gia các guild, tham gia vào các trận chiến ngang hàng, ấp vật nuôi và còn nhiều hơn thế nữa. Việc để các anh hùng tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau này sẽ nâng cao tỷ lệ tài nguyên tích lũy có thể trao đổi được của người chơi trên các thị trường blockchain.
Cũng giống như tên gọi của mình, DeFi Kingdoms pha trộn các yếu tố của gaming và tài chính phi tập trung (DeFi), với sự tập trung nhiều hơn vào Defi so với các phiên bản trước đó. Trò chơi bao gồm một sàn giao dịch phi tập trung, stake thanh khoản và NFT marketplace gốc – tất cả các dịch vụ này đều được tìm thấy trong hệ sinh thái tiền mã hóa nhưng không theo lối truyền thống trong một trò chơi blockchain.
Trên thực tế, nhóm đứng sau trò chơi đã thực hiện cách tiếp cận ngược lại với cách Axie Infinity thực hiện; thay vì bắt đầu với trò chơi, DeFi Kingdoms bắt đầu với các khuyến khích khai thác thanh khoản truyền thống và đang phát triển trò chơi theo thời gian.
Blockchain được chọn để chạy trò chơi là Harmony. Điều đáng chú ý về sự ra mắt của DeFi Kingdom trên Harmony là sự thống trị tuyệt đối của dự án trên toàn bộ mạng lưới blockchain. DeFi Kingdom sở hữu khoảng 68% tổng giá trị tài sản đã khóa (TVL) – một phần lớn hơn đáng kể so với hai DEX chính đang hoạt động trên mạng lưới là SushiSwap và ViperSwap.
Được ra mắt DeFi Kingdoms trên Avalanche cũng dự kiến sẽ được phát hành trong vòng vài tháng tới.
Dữ liệu sử dụng dường như chứng minh cho ý nghĩ rằng trò chơi đang thu hút sự quan tâm. Số lượng người dùng hàng ngày đã liên tục có xu hướng tăng lên kể từ khi ra mắt. Vào đầu tháng 12, trò chơi thông báo sẽ mở rộng đến Avalanche với sự ra mắt của một vương quốc mới có tên là Crystalvale.
Vào ngày tin tức được đưa ra, các Avalanche DEX như Trader Joe và Pangolin được thông báo là sẽ ngay lập tức bắt đầu cung cấp tính thanh khoản cho token trong trò chơi cho Avalanche mới của DeFi Kingdom; vài ngày sau, số lượng người dùng hoạt động trên Harmony đã tăng 64% trước khi giảm lại sau đó. Khối lượng giao dịch cũng tăng 29% trong khoảng thời gian hai tuần sau đó.
Metaverse
Ở quy mô rộng hơn, phần lớn những gì đang diễn ra trong trò chơi đang phát triển song song với một xu hướng công nghệ lớn khác: metaverse. Có lẽ metaverse đã đi vào cuộc sống của bạn – cách đây không lâu Facebook đã tự đổi tên thương hiệu một cách chiến lược thành Meta – nhưng nếu điều này vẫn chưa xảy ra thì khả năng cao là nó sẽ xảy ra trong vài năm tới.
Định nghĩa metaverse hơi không rõ ràng một phần vì bản thân khái niệm này phần lớn vẫn còn là giả thuyết. Về cơ bản, metaverse đại diện cho một tập hợp các thế giới ảo (bao gồm AR, VR và hai chiều) nơi chúng ta có thể tương tác với nhau ở định dạng kỹ thuật số.
Nhưng như ngày nay, nhiều thế giới đồng thời tồn tại, hệ sinh thái bị phân mảnh và sự cạnh tranh gay gắt giữa những người đang thi nhau tạo ra khuôn khổ mà các ứng dụng thế giới cuối cùng dựa vào để xây dựng.
Bất kể hình thức cuối cùng của metaverse là gì thì các cơ hội tích hợp trong trò chơi hầu như chưa được khám phá. Metaverse mở rộng phạm vi chơi gaming bằng cách mở khóa các loại tài sản trí tuệ, trải nghiệm và hành vi mới.
Một ví dụ ban đầu là Worldwide Webb, một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) tương tác. Worldwide Webb cho phép người dùng nhập NFT được sở hữu vào trò chơi để dùng làm danh tính kỹ thuật số, điều này đánh dấu một trong những trường hợp đầu tiên mà khả năng tương tác ứng dụng chéo của NFT xuất hiện trong thế giới kỹ thuật số hỗ trợ blockchain.
Sự thống trị của thế giới ảo
Kể từ ICO của Decentraland vào tháng 8 năm 2017, thế giới ảo từ lâu đã được thảo luận như một ứng dụng tiềm năng trong metaverse. Những thế giới ảo này được thiết kế để trở thành các sandbox game (ví dụ: Minecraft, Roblox, v.v.), nơi người chơi có thể mua và xây dựng tài sản của riêng mình cũng như giao lưu với những người chơi khác.
Bốn thế giới metaverse hàng đầu là The Sandbox, Decentraland, Somnium Spaces và Cryptovoxels. Mỗi thế giới ảo này cho phép người dùng mua đất kỹ thuật số khan hiếm và nhiều thế giới ảo trong số này cũng sử dụng tiền tệ in-game của riêng mình (ví dụ: Sand trong The Sandbox).
Đến nay, một số thế giới ảo này đã trở nên nổi tiếng đối với các use case cụ thể. Ví dụ: người dùng Cryptovoxels đã tạo các studio nghệ thuật 3D và Decentraland tổ chức các sòng bạc và văn phòng kỹ thuật số cho các công ty tiền mã hóa khác nhau.
Các thế giới ảo đã tạo ra gần $500 triệu doanh thu NFT tích lũy (đất ảo và tài sản trong trò chơi). Năm 2021, doanh số bán NFT trên thế giới ảo chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất, tạo ra hơn $320 triệu doanh thu từ NFT.
Sandbox dẫn đầu thế giới ảo với lợi nhuận lớn với hơn $235 triệu doanh thu. Hơn nữa, Decentraland và The Sandbox đều có mức tăng trưởng doanh thu NFT lần lượt là 490% và 739% trong quý 4.
Khi nhận thức về metaverse tăng lên, các thế giới ảo đồng bộ đã chứng kiến sự đầu cơ ngày càng tăng. Cuối cùng thì các ứng dụng này đang ở giai đoạn sơ khai, vẫn đang xây dựng nội dung cho người chơi và cố gắng tìm kiếm thị trường ngách của mình trong số những người dùng tiềm năng (tức là xã hội, gaming).
Đề xuất giá trị duy nhất của mạng lưới blockchain – quyền sở hữu tài sản, đổi mới không cần phép (permissionless), thiết kế khuyến khích và khả năng lập trình – có khả năng đảm bảo rằng các giao thức này sẽ hỗ trợ metaverse như một layer nền tảng hoặc như các phần quan trọng của cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng và dịch vụ thứ cấp và thứ ba.
Tổng kết Blockchain Game
Trong năm qua, không thể phủ nhận rằng Blockchain Game đã trải qua một thời điểm quan trọng – một chuyển dịch lịch sử mà sự phát triển trong tương lai phụ thuộc vào nó.
Nhận thức về blockchain gaming đã thay đổi nhờ vào các trò chơi thành công như Axie Infinity, sự tăng trưởng bùng nổ của doanh số bán hàng thứ cấp của NFT, và sự tăng trưởng mạnh của những người chấp nhận tiền mã hóa, và đặc biệt hơn là sự mở rộng của người dùng trên blockchain gaming.
Đổi lại, điều này đã xúc tác thêm nguồn tài trợ vào bối cảnh blockchain gaming trên nhiều phần cốt lõi của cơ sở hạ tầng và hàng tá trò chơi và studio mới.
Những biến động của metaverse cũng đã mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp trò chơi vốn chiếm một phần đáng kể trong hoạt động trực tuyến ngày nay và có thể sẽ là một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng trưởng và thu hút người dùng đối với các công ty xây dựng trong metaverse.
Các hệ sinh thái blockchain như Ethereum đang phát triển với tốc độ ngày càng tăng, nhưng những thách thức về quy mô và các vấn đề về trải nghiệm người dùng vẫn tồn tại. Tuy nhiên, có nhiều nhóm đang phát triển các giải pháp cho cả người tiêu dùng và nhà phát triển trò chơi để nâng cao trải nghiệm xây dựng và chơi các trò chơi blockchain.
Mặc dù vẫn chưa có mô hình kiếm tiền chung trên các Blockchain Game
nhưng các thử nghiệm xung quanh việc phát hành NFT, marketplace, tiền tệ trong trò chơi và các nguyên tắc crypto-economic khác vẫn đầy hứa hẹn.
Bài viết được Hiền Lê biên tập từ “Blockchains: Changing the Game” bởi tác giả Mason Nystrom; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin