Team Research & Analysis thuộc FXCE Ventures liên tục tổ chức các buổi In-house Workshop về các chủ đề xoay quanh crypto và blockchain. Chương trình nhằm mục đích trao đổi, thảo luận và nâng cao hiểu biết cho toàn bộ đội ngũ, song hành với sự phát triển của công ty. FXCE cũng chia sẻ nội dung hữu ích từ chuỗi chương trình này đến cộng đồng một cách dễ hiểu hơn thông qua các Workshop Recap.
Sau đây là tiêu điểm của buổi Workshop trong tháng 11 về chủ đề Cross-chain.
Tầm quan trọng của giải pháp Cross-chain
Cross-chain đang là xu hướng hiện nay trên toàn cầu. Gần đây, FXCE cũng đã trở thành đối tác truyền thông và đầu tư cho các dự án liên quan như Celer, Chainlink, Connext và Axelar.
Cross-Chain là gì và tại sao nó lại hot đến như vậy?
DeFi và bài toán nan giải
Sự hình thành của Cross-Chain bắt nguồn từ DeFi (Decentralized Finance). Dù tổng tài sản được khóa trong DeFi lên đến 260 tỷ USD, các blockchain lại đang hoạt động độc lập thiếu sự tương tác. Đây là lý do khiến thanh khoản bị phân mảnh và dòng tiền vẫn chưa được tận dụng tối đa.
Cross-Chain ra đời để giải quyết bài toán này.
Cross-Chain Bridge là cầu nối cho phép chuyển đổi các loại dữ liệu, token và tài sản giữa các blockchain; nhờ đó mở rộng khả năng tương tác giữa các hệ sinh thái DeFi.
Tầm quan trọng của Cross-Chain Bridge
- Nâng cao năng suất và tiện ích cho các tài sản crypto
- Mở rộng công năng sản phẩm cho các giao thức
- Mở ra tính năng và use case mới cho người dùng và nhà phát triển
- Với người dùng: thoải mái sử dụng DeFi ở chain bất kỳ ⇒ mass adoption
Hỏi đáp về Cross-chain
Các giải pháp cross-chain giới hạn người dùng ở các stablecoin (DAI, USDT, v.v.) hay có tạo điều kiện chuyển giao nhiều token khác?
Mục tiêu mà Cross-Chain hướng đến là chuyển mọi tài sản giữa tất cả các chain khác nhau.
Do mới chỉ ở giai đoạn phát triển nên khả năng chuyển dịch vẫn còn hạn chế về số lượng tài sản và chain được hỗ trợ. Hiện Cross-Chain Bridge vẫn đang tập trung vào stablecoin vì chuyển 2 loại tài sản khác nhau sẽ cần tích hợp thêm Oracle (tương đối phức tạp và hiện tại chưa ổn định) để cung cấp tỷ giá. Dù vậy, khi vấn đề kỹ thuật được cải thiện, việc chuyển đổi sẽ được mở rộng.
Tại sao cần Oracle can thiệp khi chỉ chuyển 2 tài sản khác nhau?
Việc chuyển đổi 2 tài sản khác nhau cần Oracle cung cấp tỷ giá và tránh trượt giá. Ví dụ: deBridge Finance hỗ trợ chuyển đổi các token khác nhau nên cần Oracle cung cấp thông tin, hướng đến khả năng swap ETH trên Ethereum sang MATIC trên Polygon, tương tự như 1 sàn DEX (cross-chain swap).
Hiện các blockchain vận hành độc lập, không tương tác với nhau, các dịch vụ và sản phẩm vẫn đứng riêng lẻ. Về kỹ thuật, giải pháp cross-chain sẽ không chỉ dừng lại ở chuyển giao tài sản mà còn nhiều thông tin dữ liệu khác dạng message. Chính vì vậy, cross-chain chính là điều tất yếu để blockchain đạt được mass-adoption.
Phân loại, ứng dụng và ưu nhược điểm
Đã có nhiều giải pháp cross-chain được giới thiệu và phổ biến, nhưng giải pháp nào là khả thi, đâu mới là lựa chọn tối ưu cho nhà phát triển, nhà đầu tư và người dùng? Trước hết, hãy xem xét các loại giải pháp, cách chúng ứng dụng và ưu nhược điểm của mỗi loại.
Các giải pháp cross-chain
[ninja_tables id=”12636″]
Các Cross-chain Bridge
Theo mục đích
[ninja_tables id=”12644″]
Theo thiết kế
Một thiết kế Cross-chain Bridge cần trả lời 5 câu hỏi:
- Ai giữ và quản lý tài sản?
- Thông tin được relay (chuyển tiếp) từ Chain A đến Chain B như thế nào?
- Bridge làm thế nào để verify (xác minh) thông tin relay là đúng?
- Cơ chế khuyến khích relay hoạt động như thế nào?
- Ai có thể kích hoạt mint và burn?
[ninja_tables id=”12649″]
Theo cơ chế verify thông tin
[ninja_tables id=”12650″]
Theo mức độ đảm bảo cho tài sản
[ninja_tables id=”12655″]
Nhìn chung, hiện chưa có một giải pháp cross-chain nào là hoàn hảo. Tùy mỗi dự án, đội ngũ phát triển sẽ có cách riêng để giải quyết các điểm yếu cơ chế, thiết kế, v.v. hoặc thậm chí bỏ qua chúng. Đó là lý do chúng ta nên tự xác thực những gì được giới thiệu thông qua nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật.
Đánh giá Dự án Cross-chain Bridge
Tiêu chí đánh giá
Kỹ thuật
Cross-chain là các dự án dài hạn và nặng về kỹ thuật, thế nên, các tiêu chí kỹ thuật luôn được ưu tiên đánh giá hàng đầu với 5 yếu tố đánh giá chính:
- Security – Bảo mật (tính phi tập trung, độ an toàn, hiệu quả hoạt động)
- Connectivity – Khả năng kết nối
- Capital Efficiency – Hiệu quả sử dụng vốn
- Speed & Fee – Tốc độ & Chi phí
- Statefulness – Lưu và truyền thông tin
Ngoài ra, chúng tôi cũng bổ sung các yếu tố sau:
- Về khả năng mở rộng: Tích hợp Plug & Play; Cross-chain Routing; Hỗ trợ nâng cấp
- Ngôn ngữ chung cho ứng dụng
- Loại đồng thuận
- Cơ chế fallback
Đánh giá chung
- Tokenomics
- Các backer
- Các chain được hỗ trợ
- Cơ quan audit
Dù xu hướng là vậy, nhiều nhà đầu tư còn e ngại do họ không hiểu tường tận về kỹ thuật cũng như nhiều vụ hack liên quan đến cross-chain. Tuy nhiên với các tiêu chí trên, bản chất là không nhiều dự án có thể đáp ứng nếu không thật sự chất lượng.
Tại Việt Nam, FXCE tự hào đi đầu trong việc thông tin về các dự án cross-chain chất lượng.
Một số dự án tiêu biểu
Thông qua sàng lọc về kỹ thuật, có dưới 10 trên 80 dự án được đánh giá là khả thi và tiềm năng. Trong đó, team giới thiệu 4 dự án khác nhau về cách tiếp cận và giải quyết vấn đề truyền thông tin cross-chain. Sau đây là một số điểm quan trọng được tổng hợp:
[ninja_tables id=”12656″]
Qua các thông tin trên, team đánh giá các dự án này dựa trên thang đo 5 yếu tố chính đã nêu ở phần trước. Một số thông tin về Connext và Axelar vẫn còn trên lý thuyết, vì thế, các đánh giá có thể thay đổi trong tương lai. Bạn nên trải nghiệm thực tế và tiếp tục theo dõi theo chu kỳ phát triển mà dự án đưa ra.
Hỏi đáp về đánh giá dự án Cross-chain
Thang đo trên có quy định cụ thể cho từng cấp độ hay không? Ví dụ: Thời gian bao lâu là High, tương tự với Medium và Low?
Hiện tại, team dựa trên các thiết kế của các bridge để đánh giá tiêu chí đang ở cấp độ nào.
Ví dụ: Connext được đánh giá chủ yếu trên thông tin mà dự án đưa ra (mục đích, thiết kế, security model, v.v.) do chưa có số liệu chính xác. Thực tế, khi trải nghiệm Connext, giao dịch được thực thi khá nhanh (khoảng 30s) nếu các chain gốc không bị nghẽn. Tốc độ này vẫn đáp ứng được người dùng bình thường. Nhưng, khi công nghệ càng phát triển, không chỉ tài sản, các message khác cũng tương tác giữa các dapp, thì con số này tương đối chậm. Tuy nhiên, Connext vẫn đang tiếp tục nâng cấp giao thức và tích hợp các chain, nên khả năng cải thiện vẫn rất triển vọng.
Ta có cần đánh giá thêm các yếu tố khác như giá chuyển tài sản, về đội ngũ phát triển, về backer, v.v. hay không? Hay chỉ đánh giá các yếu tố chính như thế này?
Cross-chain bridge đang được xem là mảng có rủi ro rất lớn. Trong tất cả 80 dự án, bắt buộc công nghệ phải được ưu tiên đánh giá trước để hạn chế về rủi ro. Dù backer mạnh như thế nào mà công nghệ không tốt thì bridge vẫn có nguy cơ bị hack như thường. Ta phải nắm được công nghệ, nó mạnh gì, yếu gì trước khi nhìn đến các tiêu chí khác và đào sâu dự án. Đây là quan điểm xuyên suốt của team nghiên cứu về cross-chain bridge.
Mỗi giải pháp sẽ có tiềm năng, tiện ích và mất một thời gian phát triển khác nhau. Thu hút được nhiều người dùng nhất mới là dự án chiến thắng. Ngoài ra, có nhiều phương thức để thu lợi nhuận từ cross-chain: đầu tư token (dự án sử dụng external validators thường có token để thế chấp), cung cấp thanh khoản (dự án sử dụng liquidity networks thu phí bridge và chia lợi nhuận cho LP). Tùy theo mục đích đầu tư ngắn, trung hay dài hạn, bạn có thể bổ sung các tiêu chí, chẳng hạn như thời gian hoàn thiện công nghệ.
Bài viết được FXCE Ventures biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài viết.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin