Chính sách crypto đã từng thay đổi với tốc độ chậm như tảng băng trôi. Các sàn giao dịch và các ví được lưu trữ luôn phải chịu sự giám sát từ hàng chục cơ quan quản lý toàn cầu và các team dự án hoạt động dưới sự giám sát của các nhà quản lý chứng khoán ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng mọi thứ chỉ được đẩy lên mức cao điểm trong sáu tháng qua, đặc biệt là ở Mỹ.
Đó là những gì sẽ xảy ra khi bạn vượt qua 3 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường và chính sách crypto trở thành một ưu tiên cần phải được giải quyết.
Vào mùa thu năm nay, President’s Working Group (PWG) – Nhóm Công tác của Tổng thống về Thị trường Tài chính, đã đăng một bài báo cáo về stablecoin kêu gọi Quốc hội thông qua luật mới, khẩn cấp để “lấp đầy những lỗ hổng quy định.”
Dự luật Cơ sở hạ tầng của Biden được thông qua với nguyên vẹn định nghĩa “môi giới” tai hại của nó, chưa kể đến việc mở rộng xâm phạm Bank Secrecy (Bảo mật Ngân hàng). Việc yêu cầu KYC – Know Your Customer có thể tạo ra gánh nặng tuân thủ cá nhân không thể thực hiện được.
Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố có thẩm quyền hoàn toàn về stablecoin, và nhắc lại cuộc thảo luận chắc chắn về việc thực thi và niềm tin rằng hầu hết các tài sản crypto là chứng khoán chưa được đăng ký.
Đặc biệt, Hoa Kỳ không đơn độc trong cuộc đấu tranh tìm kiếm sự cân bằng trong việc xây dựng chính sách crypto hiệu quả.
Như chúng ta đã thảo luận ở chương trước, Trung Quốc đã cấm hầu hết các hoạt động crypto trong nước để ngăn chặn “mở rộng vốn một cách bừa bãi ”. Ấn Độ trở nên cởi mở hơn, sau đó trở lại với sự thù địch. Israel đã đề xuất một quy tắc báo cáo tài chính sai lầm yêu cầu công dân phải báo cáo tất cả tài sản trên $61,000 (quyền riêng tư crypto = trọng tội).
Có một số nơi chu đáo hơn. Cơ quan Dịch vụ Tài chính (Financial Services Agency) của Nhật Bản đã tạo ra một bộ phận để giải quyết quy định DeFi. Bồ Đào Nha cung cấp xử lý thuế lợi tức vốn 0% về crypto, không đánh thuế thu nhập nước ngoài và đã tuyển dụng các nhà đổi mới crypto. Tại Hoa Kỳ, các thành phố như Miami và các bang như Wyoming đã và đang xây dựng những nơi lưu trữ an toàn cho crypto.
Hầu hết các quốc gia dường như muốn thúc đẩy các sáng kiến tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương ngay cả khi họ đang xem xét tài chính phi tập trung với sự hoài nghi, một xu hướng có thể dự đoán được mà chúng tôi sẽ đề cập trong Chương 5. Nhưng khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu sâu về chính sách, trước tiên chúng ta sẽ vạch ra chiến trường của Mỹ.
Khởi đầu: Chiến trường Hoa Kỳ
“Đây là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng khó tin. Nó đang phát triển nhanh gấp 1,5 đến 2 lần so với Internet về mức độ ứng dụng. Bạn sẽ là một chính trị gia ngốc nghếch khi nói, ‘Ồ, chúng tôi không muốn điều đó xảy ra.’ – Novo (D)
“Hoa Kỳ sẽ đón nhận crypto và giành chiến thắng, hoặc cấm crypto và tan rã.” – TBI
Tôi đã nghe crypto được gọi là “tiền-chính trị” trong vài tháng qua. Đó là một điều tốt, tạo ra sức hấp dẫn đối với lưỡng đảng và tiềm năng toàn cầu. Nhưng một trong những xu hướng đáng lo hơn mà tôi đã thấy trong vài tháng qua là việc Đảng Cộng hòa quy chụp crypto như một thứ “bóng đá chính trị” (political football).
Tôi nói điều đó với tư cách là người đứng ngay trung tâm chính trường. Và cũng là một người đã giúp hình tượng “single-issue voter” tồn tại trong suốt mùa hè giữa cuộc chiến dữ dội về ngôn ngữ “môi giới” tai hại của Dự luật Cơ sở hạ tầng.
Sự thật là, các nhà quản lý của Đảng Cộng hòa (cho đến nay) trông có vẻ thông cảm và trở nên hợp lý hơn khi nói đến crypto. Năm nay, chúng ta đã giáng cấp toàn diện nhiều thành viên của Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính được bổ nhiệm, và các vị trí quyền lực khác của Quốc hội.
Đó không phải là một cú xoay chiều bất ngờ, nhưng tôi chắc chắn không có “Ted Cruz là đồng minh Thượng viện hàng đầu của chúng tôi” trên bingo card năm 2021 của mình.
Chủ nghĩa cơ hội? Có lẽ thế. Đó là chính trị. Bất kỳ ai thông minh đều biết sẽ phải trả giá để trở thành đồng minh tại Thượng viện cho một ngành đang cần phát triển theo cấp số nhân.
Những gì chúng ta thực sự cần là nhiều nhà vô địch hơn như Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Ron Wyden vì rõ ràng chúng tôi không có nhiều (bất kỳ?) bạn bè nào trong Chính quyền Biden hoặc cánh Cấp tiến trong đảng của ông ấy. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren là một trong những Thượng nghị sĩ có ảnh hưởng nhất đến các dịch vụ tài chính. Cô ấy ghét crypto. Các thành viên Đảng Dân chủ cấp tiến khác cũng là thù địch.
Có lẽ chúng ta nên biết ơn vì đã không chứng kiến nhiều hành động lập pháp hơn trong bản tóm tắt chính thức các thủ tục tố tụng tại tòa án luật Hoa Kỳ, bởi vì nó sẽ rất khủng khiếp. (Dự luật này chẳng hạn, là một vụ đắm tàu.) Cũng không thực sự có lý do chính đáng cho sự thù hận của phong trào Cấp tiến.
Bức thư ngỏ ủng hộ pro-crypto cho Elizabeth Warren từ một người Cấp tiến trẻ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của crypto đối với chương trình nghị sự của đảng Dân chủ. Crypto không chỉ dân chủ hóa quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính, khuyến khích các lựa chọn mở, thuộc sở hữu của tập thể cho các độc quyền công nghệ và cung cấp tính lưu động vốn bị tước đi từ trước, mà còn thúc đẩy doanh thu thuế và cả các khoản đầu tư vì môi trường.
Chúng ta cần nhanh chóng giành được những tiến bộ công nghệ này bởi vì để mất vị thế nước Mỹ không phải là một lựa chọn: Chính sách của Hoa Kỳ sẽ quyết định liệu chúng ta có một thập kỷ tăng trưởng hoàng kim như những năm 90 hay các nước phương Tây khác đang từ từ đi theo sự chỉ dẫn của Mỹ để tạo ra một cảnh quan CBDC loạn lạc toàn cầu.
Nếu bạn theo dõi Dự đoán của Balaji, mọi thứ có vẻ khá đen tối ở Hoa Kỳ ngày nay, và sự Balkan hoá, kể cả chia cắt trong nội bộ quốc gia có thể sẽ xảy ra. Quan điểm của Punk6529 phù hợp hơn với quan điểm của tôi. Hãy chiến đấu và giành chiến thắng trong trận chiến này khi chúng ta còn có thể.
Trong phần còn lại của chương này, tôi sẽ đưa ra các luận điểm sau
a) Các vấn đề chính và người chơi cần theo dõi trong cuộc chiến chính sách tại Hoa Kỳ,
b) 6 vấn đề cơ bản mà chúng ta cần đối mặt (stablecoin và rủi ro ngân hàng, chống rửa tiền, trốn thuế, gian lận đầu tư và giám sát hối đoái)
c) 2 vấn đề FUD, tồi tệ về mặt kỹ thuật cũng như thiếu thực tế (các quy tắc chứng khoán và các vấn đề về quyền riêng tư)
d) Nơi chúng ta có thể giành chiến thắng trong các trận chiến nhỏ hơn khi chống lại cuộc chiến kéo dài nhiều năm ở DC.
Thiết lập Giai đoạn: Rủi ro thực sự & Tự điều chỉnh
Trong một trận chiến với một lực lượng chiến đấu vượt trội, bạn ít nhất cần phải duy trì được giới hạn đạo đức. Hầu hết các rủi ro chính sách thực sự mà crypto thể hiện đều có thể giải quyết được và chúng ta có một số cơ hội rõ ràng để thu hút thiện chí từ các nhà hoạch định chính sách cũng như đối phó với các cuộc khủng hoảng trước khi chúng xảy ra:
Rủi ro Giao dịch
Các quỹ crypto của người dùng không được FDIC bảo hiểm. Có thể xảy ra hack, ngừng giao dịch và đánh cắp danh tính. Mặt khác, nếu người dùng kiểm soát ví của chính mình và làm mất key, hoặc gửi một giao dịch lỗi, họ có thể sẽ mất tài sản vĩnh viễn. Các dịch vụ được lưu trữ phải hướng dẫn người dùng về các rủi ro crypto và các phương pháp bảo mật tốt nhất.
Rủi ro cho vay / Stablecoin
Các quan chức cấp cao của ngân hàng trung ương không thể phản ứng với sự bùng nổ của crypto bằng chính sách tiền tệ có thể điều chỉnh hoặc đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. Đây là một tính năng.
Nhưng chúng ta nên nhận ra rằng crypto làm suy yếu chủ quyền tiền tệ ở một số khu vực (Argentina), và xu hướng đó sẽ gia tăng khi các tài sản như bitcoin trở thành đơn vị tính toán (El Salvador). Fed hoặc sẽ mất quyền kiểm soát đối với hệ thống crypto đang bùng nổ Eurodollar (Tether) hoặc sẽ khôn ngoan hơn và nắm lấy các dự án như USDC và Paxos.
Rủi ro Tích hợp Ngân hàng
Quyền truy cập ngân hàng cho các công ty crypto tiếp tục gây ra rủi ro thất bại đơn lẻ cho ngành. On- and off-ramps với “thế giới thực” được cho là nhu cầu tồn tại duy nhất mà ngành công nghiệp vẫn có. Chúng ta cần nhiều ngân hàng crypto hợp pháp hơn, đủ điều kiện để ngăn ngừa rủi ro ngừng hoạt động và rủi ro không phù hợp cho từng cá nhân.
AML Surveillance Risks – Rủi ro giám sát AML
Hoạt động bất hợp pháp chỉ chiếm 0,34% trong các giao dịch crypto (thấp hơn TradFi), nhưng bản chất không giới hạn và ẩn danh khiến các lệnh cấm vận và danh sách đen (blacklist) khó hoặc không thể thực thi.
Điều này thật tệ trong một lĩnh vực chính trị được thúc đẩy bởi chủ nghĩa số không (zeroism): hãy nhìn vào những chi phí mà chúng ta phải gánh chịu khi chống lại Cuộc chiến chống khủng bố (War on Terror), Cuộc chiến chống Ma túy (War on Drugs) và Cuộc chiến chống COVID (War on COVID).
Chúng ta nên tiếp tục ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp, đồng thời chỉ ra khả năng khảo sát của blockchain như một món quà trời ban của cơ quan thực thi pháp luật.
Tax Evasion Risks – Rủi ro Trốn thuế
Chính phủ có thể truy bắt và dí súng nếu họ phát hiện ra rằng bạn báo cáo sai các giao dịch crypto của mình, hoặc nghi ngờ bạn có các giao dịch riêng tư không được báo cáo, hoặc tin rằng bạn giao dịch riêng lẻ sai đối tượng. Hầu hết các mối quan tâm về tuân thủ thuế lớn nhất đều do thông tin không đầy đủ và vô tổ chức. Sàn giao dịch phải chấp nhận trách nhiệm báo cáo thuế thay mặt cho người dùng của họ.
Securities Fraud Risk – Rủi ro Gian lận Chứng khoán
Crypto rất rủi ro và không ổn định. Việc đầu xuôi đuôi lọt thường kiếm bộn tiền từ những kẻ đến sau. Điều đó không làm cho crypto trở thành một “mô hình ponzi”, mà làm cho chính nó trở thành một mô hình công nghệ tạo bong bóng phụ thuộc vào các chu kỳ bong bóng (hype cycles), như đường sắt hoặc internet. (Không có “bong bóng” nào từng bị vỡ, sau đó giá lại tăng lên gấp 10 lần theo chu kỳ bốn năm thông thường.)
Thách thức mà chúng ta gặp phải là giảm thiểu sự bất cân xứng về thông tin. Chúng ta nên ủng hộ việc tiết lộ thông tin dựa trên tài sản nắm giữ, các tiêu chuẩn báo cáo cộng đồng và Nơi cư trú an toàn (Safe Harbor).
Protecting Privacy – Bảo vệ Quyền riêng tư
Chúng ta đành chịu bất đồng quan điểm ở đây, và đối đầu khi nói đến quyền riêng tư của giao dịch. Báo cáo giao dịch ngang hàng và các yêu cầu tiết lộ về tài sản tự tùy chỉnh là những hành vi vi phạm hiến pháp. Nhận trát, hoặc chúng ta sẽ gặp nhau ở toà án.
Danh sách này không đầy đủ, nhưng nó đã bao gồm và khái quát được các vấn đề lớn. Trước khi chúng ta đi sâu tìm hiểu, bạn cũng cần phải hiểu người chơi ở cả hai bên. Tin vui rằng: Ông lớn TBI đã dành thời gian cosplay ở DC trong khi bạn đang mở các Ape jpeg vào mùa hè này. Bạn có thể đưa ra những quyết định tốt hơn trong cuộc sống, nhưng ít nhất tôi có thể giúp bạn cải thiện tốc độ suy nghĩ.
Hãy để Quốc hội sang bên trong một phút và tập trung vào các nhà quản lý, những người sẽ giải thích, ban hành và thực thi chính sách crypto trong vài năm tới.
Thiết lập Giai đoạn: Sự thống trị của FSOC & SEC
Ở Mỹ, crypto chịu sự quản lý của Hội đồng Giám sát Dịch vụ Tài chính (FSOC) và 10 thành viên bỏ phiếu. Bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Bộ Tài chính, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa & Tương lai (CFTC), Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch (SEC), Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC), Ủy ban Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) và một số cơ quan khác ít liên quan trực tiếp đến crypto.
FSOC là hệ thống thứ cấp của Dodd-Frank, chịu trách nhiệm xác định rủi ro và mối đe dọa mới đối với hệ thống tài chính. Điều đó có nghĩa là thẩm quyền theo quy định để đối ứng chính sách với công nghệ mới như crypto. Hội đồng do Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, đảm bảo không có điểm mù trong khuôn khổ quản lý tài chính của Hoa Kỳ. Vì Mỹ tạo nên 38% thị trường tài chính thế giới, quyết định của FSOC có tác động hiệu quả trên toàn cầu.
Tôi sẽ đi vào cách mỗi cơ quan quản lý phản ứng trong các phần bên dưới, nhưng trước tiên, hãy xem qua vị trí của mỗi cơ quan quản lý đối với crypto ngày nay.
Fed
Fed của Jerome Powell không quá thù địch với crypto, nhưng họ khá tiêu cực như một rủi ro hệ thống tiềm ẩn và mối đe dọa đối với các công cụ chính sách. Fed dường như có nhiều ý kiến mạnh mẽ về stablecoin, hơn là crypto nói chung khi họ triển khai phạm vi thiết kế đầu tiên cho CBDC (White paper của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ – Boston Fed sắp ra mắt).
Powell nói với Quốc hội rằng ông ấy sẽ không cố gắng “cấm” crypto. Tạ ơn Chúa, ông ấy đã được bổ nhiệm lại. Brainard đã được thăng chức, khiến tình huống sẽ tồi tệ hơn nhiều.
Bộ Tài chính
Stephen Mnuchin không phải là đồng minh crypto, nhưng Janet Yellen thì còn tệ hơn và có một nhóm cộng sự gắn kết hơn, làm việc với bà ấy tại FSOC. Sự thúc đẩy của bà đối với các điều khoản môi giới crypto trong cuộc chiến Dự luật Cơ sở hạ tầng (Hãy nhớ rằng: họ đã nỗ lực hết mình *chống lại* các sửa đổi lưỡng đảng đã được đề xuất), và mối quan tâm rõ ràng đến việc tăng cường thực thi thuế đều rất tệ.
Việc ủng hộ thuế tài sản của bà ấy cũng làm khả thi các báo cáo IRS trong tương lai về việc nắm giữ crypto.
SEC
Gary Gensler, một quan chức chính trị đầy tham vọng và có năng lực, đang kêu gọi nhiều quyền hạn hơn để điều chỉnh các crypto token và các sàn giao dịch. Ông dựa vào hình ảnh “cảnh sát đang thực thi công lý – cop on the beat” và đã đưa các quy định vào thực thi.
Ông ta thậm chí đã giành được nhượng bộ để đóng vai trò hàng đầu trong quy định về stablecoin, thuyết phục Cục quản lý rằng những tài sản này tương đương với “quỹ giá trị ổn định.” Hester Peirce đã phải tung những “cú đấm” để bảo vệ chúng ta khỏi người giám hộ, Gary từ ngân hàng Goldman Sachs.
CFTC
Chúng ta đã mất “cha đẻ của crypto” Chris Giancarlo (phê duyệt hợp đồng tương lai BTC), sau đó là Heath Tarbert (phê duyệt hợp đồng tương lai ETH), rồi Brian Quintenz (người ít nhất đã vận động hành lang crypto của a16z).
Chủ tịch mới Rostin Behnam thuộc team CFTC cũ của Gensler. Không ai trong số các ủy viên hiện tại là người có thiện ý với crypto và không có gì phải gấp gáp để lấp đầy các ghế trống. Liệu có hành động thực thi DeFi sắp xảy ra?
OCC
Cựu Chủ tịch Brian Brooks đã ban hành các báo cáo giải thích và làm rõ cách các stablecoin được quy định bằng USD có thể được các ngân hàng giám sát các khoản tiền gửi của họ, và cách các ngân hàng có thể lưu giữ các tài sản crypto.
Tổng kiểm toán hiện nay, Michael Hsu, muốn chấm dứt những thỏa thuận này, thứ mà ông gọi là “ngân hàng như một dịch vụ (banking-as-a-service)”. Chủ tịch OCC tiếp theo có thể là một người thủ cựu theo nghĩa đen, và chúng tôi biết Bộ Tài chính đang thúc đẩy việc điều chỉnh các nhà phát hành stablecoin như những ngân hàng.
CFPB
Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (The Consumer Financial Protection Bureau) là đứa con của Elizabeth Warren. Warren ghét crypto và muốn CFPB phá vỡ “sự lạm dụng”. Chủ tịch CFPB mới, Rohit Chopra, đã xem các stablecoin cụ thể là lĩnh vực quan trọng để team giám sát kỹ lưỡng.
FDIC
Chủ tịch Jelena McWilliams nói với khán giả tại Money 20/20: “Chúng ta phải nhận thức được rằng các giá trị, văn hóa và ảnh hưởng của Mỹ đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nước ngoài, bao gồm cả từ các hệ thống quản lý tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ và đảm nhiệm từ Hoa Kỳ.”
Cảm ơn! Thật không may, vai trò của FDIC trong crypto là rất nhỏ so với các cơ quan khác. Tôi chỉ nhắc đến Jelena để cho các bạn thấy rằng không phải tất cả các cơ quan quản lý đều xấu.
Chỉ cần biết rằng, Liên minh crypto (Crypto Coalition) ở DC sẽ tạm dừng công việc vào năm tới.
Liên minh Crypto (Crypto Coalition)
Về cơ bản, có 5 người chơi chính sách crypto chính ở Mỹ hiện nay. Họ hầu hết được hỗ trợ bởi công ty, với sự tham gia hạn chế ở cấp cơ sở mà Crypto Twitter có thể cung cấp trong các trận chiến lớn (ví dụ: Dự luật Cơ sở hạ tầng). Mặc dù không có cái nào là hoàn hảo, nhưng tất cả đều đã vượt qua giới hạn trong năm nay và đã trở nên mạnh mẽ hơn đáng kể.
Coin center
OG Think Tank (Tổ chức nghiên cứu OG), tập trung vào bitcoin, hàng hóa thú vị & nerd prom, cố ý giữ cho team thật nhỏ. Đây là những nhân vật tập trung vào giáo dục và vận động chính sách so với vận động hành lang của công ty, và có xu hướng tập trung vào các vấn đề lớn liên quan Hiến pháp (quyền riêng tư, quy tắc ngôn luận, và tại sao crypto lại quan trọng và cần được đối xử công bằng). Họ tự lựa chọn trận chiến cho mình.
Blockchain Association
Hiệp hội giao dịch hàng đầu, được hỗ trợ bởi các startup crypto lớn, đang phát triển nhanh chóng, nỗ lực vận động hành lang, tích cực hơn. Họ cũng phải cân bằng giữa cái tôi của các thành viên và sự liên kết, một thách thức với bất kỳ hiệp hội giao dịch nào, mà có lẽ còn đặc biệt gay gắt trong crypto.
Ripple là một thành viên. Messari cũng vậy. Binance US đã trở thành một thành viên, nhưng điều đó đã khiến Coinbase rời đi. Tuy nhiên, BA là người giỏi nhất ở đây, và họ đã trở nên mạnh hơn vào mùa thu 2021 (xem Kristin Smith, Chương 2).
The Crypto Council for Innovation
Hiệp hội giao dịch mới, dẫn đầu bởi Paradigm, những người ủng hộ ưu tú, nhưng cơ sở hạ tầng còn kém. Họ có nhiều vốn, nhưng còn rất nhiều việc phải làm và không có nhiều thời gian để thực hiện, điều đó có nghĩa là CCI sẽ có ảnh hưởng lớn hơn khi điều phối các thành viên so với một tổ chức thực tế trong chu kỳ này cho đến khi họ có một nhóm thực sự để thay đổi.
a16z Policy Team
Lượng nhân sự lớn và có khả năng cố vấn thuộc top đầu, nguồn tài chính khổng lồ, những người sáng lập có ảnh hưởng và các quỹ crypto GP, đại diện cho một danh mục đầu tư phong phú. Cách tiếp cận “chúng tôi đang đi nhanh và hoàn thành mọi việc” của họ là một điều xấu nhưng cần thiết (?) trước những mối đe dọa sắp xảy ra mà chúng ta phải đối mặt. Họ đã đề xuất một điểm khởi đầu tuyệt vời cho chính sách Web3.
Không rõ liệu họ có được coi trọng ở Mỹ hay không, hay được xem như một thứ mới lạ ở Bờ Tây, nhưng thành công của họ được cho là quan trọng nhất trong nhóm này dựa trên khả năng phát triển thần tốc.
The Chamber of Digital Commerce
Tôi thích Chamber. Chúng tôi đã hỗ trợ họ trong quá khứ. Họ là một trong những nhóm vận động lâu đời nhất ở Mỹ. Họ có rất nhiều nhóm làm việc tuyệt vời và xuất bản các bài nghiên cứu hay. Tôi không biết về bí mật nội bộ nhưng có một sự rạn nứt giữa Chamber và các nhóm chính sách trên.
Những nhóm khác đáng để theo dõi, bao gồm DeFi Education Fund và Fight for the Future. Có những công cụ liên tục phát triển để hỗ trợ cam kết chính sách Connect to Congress, và chúng ta cũng cần một tổ chức thành viên cấp cơ sở, một cá nhân (một crypto NRA!) để tham gia vào cơ sở và đảm bảo tiếng nói dân chủ của crypto được đại diện một cách hiệu quả.
Messari cũng sẽ đầu tư vào nghiên cứu chính sách. Messari đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo để dẫn dắt các nỗ lực chính sách của chúng tôi.
Thiết lập giai đoạn: Các cú nhảy Tranh bóng Pháp định
Trái ngược với niềm tin phổ biến hoặc các dòng tấn công chính trị, các doanh nhân và nhà đầu tư muốn chính sách crypto thông minh hơn. Chúng tôi chỉ đơn giản là không muốn công nghệ bị quản lý để không tồn tại ở Hoa Kỳ.
Crypto có thể đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự thiếu minh bạch và rõ ràng, thiếu người quản lý duy nhất, ngó lơ các quy tắc giám sát cho đến nay. Các sàn giao dịch hiểu rằng họ chi số tiền không đáng kể để đáp ứng các yêu cầu từ Bộ Tài chính, SEC, CFTC, OCC, DOJ, nhưng đó là chi phí kinh doanh với tư cách là người chuyển tiền trong fintech và những “jump ball” nghiêng về lợi ích của họ, vì crypto đã phát triển mạnh trong các lĩnh vực mơ hồ.
Lĩnh vực mơ hồ sẽ trở nên rõ ràng hơn trong năm tới, và chúng ta phải chủ động để có chính sách tốt, đồng thời giữ vững thông điệp. Tóm lại, những công việc cần phải thực hiện liên quan đến crypto được tóm gọn lại thành 7 vấn đề chính:
- Đảm bảo ổn định tài chính với các quy tắc rõ ràng về stablecoin & tích hợp vào ngân hàng một cách cẩn thận (Fed/OCC)
- Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng trong báo cáo về KYC/AML khi đồng thời vẫn bảo vệ quyền riêng tư (FinCEN)
- Làm rõ các quy tắc thuế, và thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo giao dịch (IRS)
- Tạo Nơi trú ẩn An toàn (Safe Harbors) cho các token do cộng đồng quản lý (SEC)
- Giới thiệu DAOs như một cơ cấu tổ chức mới (Quốc hội)
- Hài hòa giám sát giao dịch (Tạo “Ủy ban Web3 – The Web3 Commission”)
- Cho phép thử nghiệm cấp tiểu bang và cấp thành phố (Tòa án / Quyền hạn được kê khai – Enumerated Powers)
Quốc hội yêu thích các từ viết tắt, vì vậy Đạo luật SPECIAL có thể bao gồm tất cả: Stablecoin, Privacy (Quyền riêng tư), Exchange tax reporting (Báo cáo thuế giao dịch), Community Safe Harbors (Nơi Cư trú An toàn Cộng đồng), Incorporated DAOs (Các DAOs hợp nhất), American Web3 Council Local experimentation (Thử nghiệm địa phương của Hội đồng Web 3 Hoa Kỳ).
Hệ thống luật pháp thông minh có vẻ là một yêu cầu lớn từ Quốc hội đang bế tắc này, nhưng cuối cùng, nó cực kỳ quan trọng để tăng cạnh tranh kinh tế cho Mỹ và an ninh quốc gia, cũng như sự ủng hộ lưỡng đảng sẽ mang lại cho chính phủ nhiều thuế hơn. Ngược lại, chính sách ngu xuẩn sẽ làm lãng phí vị trí dẫn đầu vốn có và thúc đẩy một hệ sinh thái công nghệ đang chuyển mình đăng ký công ty ở nước ngoài.
Trong sáu đề mục tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra các lĩnh vực có xu hướng thay đổi giữa các nhà lãnh đạo crypto và các nhà hoạch định chính sách, cần phải có một số quy định, nhưng cũng cực kỳ thất vọng khi các nhà hoạch định chính sách không lắng nghe mà thay vào đó đề xuất “giải pháp” đi ngược lại với mục tiêu thực tế.
Crypto Eurodollars và Rủi ro Hệ thống
“Crypto là ngân hàng vô hình kiểu mới. Nó cung cấp nhiều dịch vụ giống nhau, nhưng không có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng hoặc sự ổn định tài chính được hậu thuẫn như hệ thống truyền thống. Nó đang biến rơm thành vàng”. – Satan
Vấn đề đầu tiên và cũng là lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt: quy định về stablecoin được neo bằng USD, mang đến hai bất lợi liên tiếp cho các nhà hoạch định chính sách.
Đầu tiên, có một điều đáng quan ngại rằng các tổ chức phát hành stablecoin đang giúp tạo ra một nền kinh tế USD kỹ thuật số song song bên ngoài các hệ thống giám sát tài chính hiện đại. Điều này có phần đúng.
Crypto dollar giống như tiền mặt kỹ thuật số. Các ngân hàng lưu giữ các khoản tiền gửi bằng USD, các ATM (hoặc trong các sàn giao dịch crypto) phân phối tiền mặt, và những gì xảy ra tiếp theo với khoản tiền mặt thì tôi không rõ. Nó có thể làm cho nền kinh tế tiền mặt “off the books” (giao dịch bí mật) hoặc ai đó có thể mang trở lại ngân hàng, sau đó theo dõi lợi nhuận của khoản tiền gửi vào hệ thống tài chính được quản lý (được giám sát đầy đủ).
Giám sát tiền mặt thường là một vấn đề của FinCEN/IRS: chống rửa tiền và tuân thủ thuế nằm trong tầm ngắm của Bộ Tài chính. Nhưng khi các stablecoin phát triển, Fed cũng trở nên khó chịu hơn về những rủi ro hệ thống tiềm ẩn.
Là một loại tài sản trị giá 3 nghìn tỷ USD, với hơn 150 tỷ USD stablecoin, hơn 5 nghìn tỷ USD trong khối lượng on-chain hằng năm và có một mức độ giao dịch stablecoin thậm chí còn lớn hơn được báo cáo từ các sàn giao dịch. Crypto đang bắt đầu nhận được sự quản lý từ các ngân hàng, điều này ảnh hưởng đến chính sách.
Stablecoin tạo điều kiện cho các thị trường ngân hàng và USD có tính đầu cơ cao, cung cấp các tỷ giá đánh bại các đối tác TradFi và đối thủ cạnh tranh. Người cho vay DeFi và người cho vay TradFi (các ngân hàng thương mại) thực hiện theo các bộ quy tắc khác nhau, và các ngân hàng không nghĩ rằng điều đó là công bằng.
Các ngân hàng đã rao giảng với các nhà quản lý nhiều năm – đầu tiên là với fintech và bây giờ là với crypto – “các hoạt động giống nhau, rủi ro giống nhau, quy định giống nhau”. Chủ tịch OCC Hsu nhấn mạnh đến việc buộc “Nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng tổng hợp” tuân thủ tiêu chuẩn giống hệt ngân hàng phản ánh điều đó. Các cơ quan quản lý lo lắng DeFi “tự dấn thân vào chỗ hiểm” gây ảnh hưởng đến chính các ngân hàng nắm giữ tiền gửi.
Lập trường của Chủ tịch FDIC McWilliams có vài điểm khác: bà cho rằng các thực thể phát hành USD crypto bên ngoài bộ phận ngân hàng nên được hỗ trợ 1-1 để tránh tất cả các rủi ro. Nhưng điều khiến cho thị trường crypto trở nên khác biệt ở chỗ: hầu hết stablecoin và các hoạt động cho vay đều được thực hiện trên cơ sở thế chấp hoàn toàn cho đến nay. Khi đó, chìa khóa chính là kiểm toán các khoản dự trữ và khả năng thanh toán.
Như tôi sẽ giải thích trong Chương 5, có mối quan tâm chính đáng về các hoạt động cho vay và dự trữ của các tổ chức phát hành stablecoin (ví dụ: liên quan đến Grayscale Trust của BlockFi). Chúng ta nên biết rằng những tài sản nào hỗ trợ Tether, USDC và Paxos,… và khả năng thanh toán của các tổ chức cho vay crypto lớn, cho dù họ thuộc nhà nước hay tư nhân.
Quy định ưu tiên tính minh bạch dự trữ là điều mà chúng ta nên củng cố từ cách đây nhiều năm, do nó ngăn chặn liên tục các rủi ro tiêu cực của Tether mà không xoá bỏ các stablecoin được quản lý hợp pháp như USDC và Paxos.
Giải pháp thay thế để bảo lưu tính minh bạch là cách đàn áp rất nghiêm trọng, nó giống như một lệnh cấm hoàn toàn đối với stablecoin. Đây là điều mà Thượng nghị sĩ Warren có vẻ ủng hộ.
Cái mà bà ấy gọi là “Ngân hàng Wildcat” (Một meme, xuất hiện trên thị trường một cách hài hước bởi một trong những nhà lập mô hình rủi ro AIG chính, khiến mất đi 185 tỷ USD và làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu), có thể được coi là hậu quả của nhiều năm lơ là về quy định và không kết nối được các sàn giao dịch crypto với các dịch vụ ngân hàng.
Chắc chắn, chúng ta có thể theo đuổi một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, nhưng cách tiếp cận đó sẽ tốn nhiều thời gian. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta sẽ nhường vị trí đầu cho công nghệ thanh toán tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn ở các quốc gia khác; đồng thời bảo vệ các đường ray tài chính của Hoa Kỳ khỏi sự cạnh tranh.
Và chúng ta cần nghiêm trọng hoá hơn về “Crypto Eurodollar” hiện tại. Các ngân hàng nước ngoài đã tạo ra các số dư eurodollar cho các giao dịch không bao giờ liên quan đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong nước hoặc các ngân hàng Hoa Kỳ ngay từ đầu. Sự thù địch về quy định có thể thúc giục sự phát triển của Crypto Eurodollar như Tether.
Sẽ tốt hơn nếu ta tích hợp trực tiếp crypto vào hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.
Tích hợp ngân hàng crypto một cách thông minh
“Những thứ này được người dùng coi như tiền gửi ngân hàng. Nhưng không giống như các khoản tiền gửi thực tế, chúng không được F.D.I.C. bảo hiểm, và nếu chủ tài khoản bắt đầu lo lắng rằng họ không thể lấy tiền ra, họ có thể cố kích hoạt rút tiền hàng loạt ” – Lee Reiners, cựu giám sát viên tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York
Vấn đề khác mà crypto phải làm rõ với các nhà hoạch định chính sách là rủi ro hệ thống tiềm ẩn khi rút tiền hàng loạt. Việc đưa các sàn giao dịch crypto vào khuôn khổ luật pháp quy định có thể hợp lý hơn đối với các nhà hoạch định chính sách, so với việc mở cửa giao dịch crypto ở các ngân hàng hiện tại.
Stablecoin là những đổi mới mạnh mẽ giúp cải thiện khả năng tương tác, tích hợp và cuối cùng là “xuất khẩu” USD. Chúng cũng đang trở nên quan trọng về mặt hệ thống ở một số thị trường. Ví dụ, rút tiền hàng loạt hoặc xử lý nghiêm ngặt hơn đối với Tether có thể tạo ra chênh lệch trong các thị trường “thực” như thương phiếu, trong khi USDT không mang lại giá trị rõ ràng cho Hoa Kỳ.
Mặt khác, việc cấp điều lệ tổ chức lưu ký cho các ngân hàng crypto được dự trữ hoàn toàn sẽ giải quyết một số vấn đề lớn. Các “ngân hàng crypto” này sẽ đủ điều kiện đăng ký quyền truy cập hệ thống thanh toán và bảo hiểm FDIC, cho phép Fed giám sát thị trường crypto dollar tốt hơn, và sẽ hạn chế các công ty (nước ngoài và trong nước) có thể “thuê” quyền truy cập ngân hàng của mình.
Ngược lại, việc đưa crypto vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng TradFi có thể là một ý tưởng kinh khủng. Các quy trình ngân hàng tiêu chuẩn chứng minh nó không tương thích với crypto. Giám đốc điều hành Avanti, Caitlin Long đã chỉ ra một số điểm khác biệt quan trọng về cấu trúc trong một bức thư gửi cho Fed gần đây:
- Fed sẽ xử lý hard fork trên blockchain với số tiền gửi stablecoin như thế nào?
- Làm thế nào các ngân hàng có thể tính toán rủi ro “rút tiền hàng loạt” trong ngày với sự biến động của crypto và giải quyết theo thời gian thực so với các yêu cầu tài sản thế chấp hiện tại và thanh toán hằng ngày?
- Fed có thoải mái với việc crypto không có khả năng hoàn nguyên (không được phép phân phối, thay thế tài sản thế chấp,…) không?
Từ quan điểm của ngành crypto, sự tích hợp trực tiếp và giám sát của các cơ quan quản lý ngân hàng *đối với các ngân hàng phát hành stablecoin* cũng sẽ giúp giảm thiểu một trong những rủi ro thất bại duy nhất: sự tập trung vào on-ramp và off-ramp “thế giới thực”.
Một doanh nghiệp lớn đối với những ai hiểu đúng nghĩa: Giá trị ròng của Silvergate đã tăng hơn gấp ba lần kể từ đầu năm, từ 300 triệu USD đến hơn 1 tỷ USD vốn chủ sở hữu, trong khi cổ phiếu của nó đã tăng 10 lần kể từ mùa thu năm ngoái. Tôi dự đoán nhiều ngân hàng crypto mới (như Avanti) sẽ trở thành các kỳ lân vào năm 2022.
Crypto không dành cho các doanh nghiệp (tệ)
Những vở kịch “crypto dành cho tội phạm” là hoàn toàn sai – nó chỉ tồn tại bởi những người thiếu hiểu biết và cố tình gây hiểu lầm. Như đã đề cập trước đó, hoạt động bất hợp pháp chỉ chiếm 0,34% trong các giao dịch crypto theo Chainalysis, thấp hơn tỷ lệ hoạt động bất hợp pháp trong các dịch vụ tài chính “được quản lý”, nơi các ngân hàng đã nổi tiếng là các thợ rửa tiền hiệu quả cho các cartel và những kẻ trốn thuế siêu giàu.
Đồng thời, các sàn crypto tiếp tục là một trong những đồng minh chính trong cuộc chiến chống lại hoạt động tội phạm. Binance gần đây đã giúp đỡ hạ gục một băng đảng ransomware tạo mã độc tống tiền đến 500 triệu USD.
Giờ đây, hầu hết các hacker đều biết rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn nếu là hacker mũ trắng. Những hacker đó nếu không kịp tiếp thu bài học về việc rửa tiền là quá rủi ro để dính tới, như chúng ta đã thấy trong vụ hack Poly Network trị giá 610 triệu USD trong năm nay.
Những lời nhắc liên tục về việc sử dụng crypto cho các mục đích bất chính để lại chứng cứ không thể chối cãi giúp các công tố viên đưa ra bản án. Những người xây dựng sản phẩm phục vụ dark market gần như luôn bị bắt giữ và ngồi tù. Và cơ quan thực thi pháp luật chỉ nhận được nhiều nguồn lực và công cụ tốt hơn: Kho bạc đã yêu cầu thêm kinh phí để theo dõi và chống lại tội phạm crypto. DoJ đã thiết lập một đội thực thi crypto quốc gia.
Nếu bạn đang sử dụng crypto cho các hoạt động bất hợp pháp, nhiều khả năng bạn sẽ bị bắt hơn là sử dụng tiền mặt. Một trường hợp ngoại lệ (được thừa nhận là một thách thức) là ransomware. Nó tạo ra một tấn rủi ro tin tức, đó là một vấn đề lớn, và các giải pháp thì không rõ ràng. Điều đó nói lên rằng, ransomware từ crypto sẽ tồn tại ngay cả khi crypto bị “cấm” trên toàn cầu.
Crypto sẽ đơn giản trở thành một đơn vị tiền tệ dùng ở thị trường chợ đen. Trong khi đó, vấn đề tương đối nhỏ ngày nay là lời kêu gọi hành động để thực hiện các nâng cấp bảo mật quan trọng trên cơ sở hạ tầng của công ty và chính phủ.
Crypto không phải là thuốc chữa bách bệnh. Giống như bất kỳ công nghệ mở nào, bọn tội phạm đều có thể sử dụng để trục lợi. Nhưng điều đó không làm giảm giá trị của crypto. Và có vẻ như Bộ Ngoại giao đồng ý! Họ đang trả tiền cho những người tố giác tội phạm sử dụng crypto. (Nó “nguy hiểm” nhưng hiệu quả!)
Thực thi thuế vs. Các sản phẩm thuế
Nhìn vào thực tế: không ai muốn trả nhiều thuế hơn số tiền họ phải trả.
Mã số thuế đã đủ phức tạp cộng với công cụ phi tập trung của crypto, sự thiếu tiêu chuẩn báo cáo giao dịch, và các mô hình tài chính đang phát triển khiến việc theo dõi và tổng hợp thu nhập chịu thuế mỗi năm trở nên đặc biệt khó khăn.
Tôi hiểu tại sao chúng ta lại gặp rắc rối với ngôn ngữ “môi giới” của Dự luật Cơ sở hạ tầng, và làm thế nào Ủy ban Hỗn hợp về Thuế (Joint Committee on Taxation) có thể cải thiện việc tuân thủ thuế crypto như một khoản “chi trả” 28 tỷ USD ngay cả khi họ không thể chỉ ra cách họ thu được con số đó.
Kế toán cho crypto là một cơn ác mộng – đó là vì báo cáo thuế tăng gấp đôi. Ít có khả năng các nhà đầu tư đang trốn thuế, vì phải vật lộn để báo cáo các dữ liệu sạch (clean data).
Để minh họa, đây là một số vấn đề bạn có thể có khi xem xét dữ liệu tại một trong những sàn giao dịch hơn 10 tỷ USD. (Tất cả đều là thảm họa.)
- Không có lịch sử giao dịch on-chain rút tiền hơn 90 ngày trước đây, khiến cho việc xác định ví để chuyển và theo dõi cơ sở chi phí gần như là không thể.
- Không có lịch sử giao dịch và giao dịch trước năm 2020.
- Không có lệnh tổng hợp giao dịch, có nghĩa là mỗi lệnh có thể thu hồi 100 giao dịch mà mỗi giao dịch lại được yêu cầu tiết lộ trong Biểu mẫu thuế 8949.
- Không có khả năng theo dõi doanh số bán khống trong phần mềm báo cáo thuế hiện tại vì những phần mềm này có thể phá vỡ các công cụ xác minh thương mại của một số dịch vụ khác.
Đó là chưa kể đến những thách thức đến từ việc định giá airdrop hoặc các fork kém thanh khoản, giảm chi phí giao dịch DeFi, hoặc giải thích về doanh thu từ phát hành tiền (seigniorage) hoặc NFT phân mảnh đến IRS. Mỹ đang nghĩ một cách nghiêm túc rằng ý tưởng đánh thuế lợi nhuận chưa thực hiện sẽ có thể xảy ra. Vậy chúng ta nghĩ Mỹ sẽ làm gì đối với thị trường crypto kém thanh khoản? (Tất nhiên là bên cạnh “bảo vệ các nhà đầu tư”.)
Báo cáo thuế crypto dẫn đến một số lo ngại về Tu chính án thứ 4 xung quanh việc khám xét và chiếm đoạt không hợp lý, nhưng đó thực sự liên quan đến Tu chính án thứ 8 (xử phạt tàn bạo và bất thường) nên được trích dẫn để phòng vệ kiểm toán thuế.
Tôi không biết liệu có một người dùng crypto nào lại không vui mừng khi có phần mềm báo cáo thuế đáng tin cậy có thể phân loại chính xác thu nhập so với giao dịch ví, lợi tức vốn và theo dõi cơ sở chi phí; đồng thời xác định các khoản nợ phải trả và doanh số bán hàng có khả năng bị đánh thuế.
Không có gì khiến người nộp thuế crypto bực mình bằng việc thường xuyên bị lũ chuột giao dịch nội gián ở DC phỉ báng trong khi chúng ta phải trả (rất nhiều chữ số) USD cùng hàng trăm giờ hoàn thiện báo cáo thuế mỗi năm.
TaxBit không phải là một công ty 1,3 tỷ USD bởi vì người dùng crypto từ chối thanh toán những gì họ nợ. Đó là một kỳ lân vì nó ngăn mọi người trở nên căng thẳng.
Tôi hy vọng chúng ta sẽ chứng kiến một làn sóng M&A trong thị trường kế toán thuế crypto vào năm 2022 khi các sàn đã nhìn thấy được điều tồi tệ sẽ sớm xảy ra và thực hiện các khoản đầu tư tuân thủ theo luật báo cáo thuế mới được nêu trong quy định cho nhà môi giới.
Thật không may, tôi cũng nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy ít nhất một công ty kế toán thuế crypto hoạt động không tốt, bán cho chính phủ Hoa Kỳ theo mô hình chi phí biến đổi, thưởng cho họ khi truy tìm thâm hụt thuế tiềm ẩn.
Tôi cũng dự đoán chúng ta sẽ một lần nữa thấy được sự không rõ ràng về hàng tá vấn đề báo cáo thuế crypto từ IRS. Một điều mà chúng ta biết chắc chắn: đây có thể là năm cuối cùng để tận dụng lỗ hổng trong giao dịch mua bán crypto.
Kính gửi Gary Gensler: Ông là một tên Lừa đảo?
Tôi đã tích cực theo dõi Chủ tịch SEC Gary Gensler trong năm nay trên twitter. Tôi sẽ làm rõ mọi chuyện hơn nữa. Tôi nghĩ anh ta là kẻ nói dối và lừa đảo, và tôi sẽ cho bạn biết lý do tại sao.
Trước khi bắt đầu, tôi nên nhắc lại rằng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào sứ mệnh của SEC: 1) bảo vệ các nhà đầu tư – chủ yếu chống lại sự bất cân xứng thông tin trên thị trường đầu tư; 2) đảm bảo thị trường tài chính hoạt động công bằng và hiệu quả; và 3) thúc đẩy sự hình thành vốn ở Mỹ.
Sứ mệnh tương tự đã làm nền tảng cho những việc chúng tôi làm tại Messari.
Chúng tôi tổ chức và quản lý dữ liệu crypto trên quy mô lớn với nỗ lực nhằm cân bằng sân chơi thông tin, làm nổi bật các rủi ro và cơ hội trong không gian, và cuối cùng là thúc đẩy các quyết định có đầy đủ thông tin – trong các khoản đầu tư mới, tích hợp mới, đề xuất quản trị mới,…
Trong một bài đăng ra mắt vào năm 2017 của mình, tôi đã viết về nhu cầu tự điều chỉnh của crypto EDGAR và ICO. Hester Peirce’s Safe Harbor và khuôn khổ dự thảo báo cáo của nó vạch ra gần đúng với những gì chúng tôi đã thu thập được trong nhiều năm từ các cộng đồng crypto.
Đúng vậy, tôi là một fan của nhiệm vụ này, và tôi đã thực hiện nó toàn thời gian, miễn là các token vẫn còn tồn tại. Điều này đã chọc tức nhiều người, nhưng tôi sẽ nhắc lại: Cá nhân tôi đã bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự bất cân xứng thông tin hiệu quả hơn so với SEC. Nếu chúng ta nhìn vào tính quy luật, Messari sẽ tiếp tục làm tốt hơn SEC trong nhiệm vụ cốt lõi của mình.
Chúng tôi không bất đồng về tinh thần của luật chứng khoán, mà là khả năng áp dụng của chúng đối với crypto. SEC dường như rất khó khăn khi khẳng định quyền hạn của mình đối với toàn bộ thị trường crypto: Web3 protocol, sàn giao dịch, hệ sinh thái tài chính phi tập trung, thậm chí cả các tổ chức phát hành stablecoin.
Nhưng trước khi trao cho họ quyền đó, chúng ta nên xem xét các lựa chọn mà chúng ta có để giám sát crypto. Có ba sự lựa chọn: 1) cho phép crypto phát triển với ít quy định giám sát, 2) áp dụng nghiêm ngặt quy luật chứng khoán vào crypto và sự đổi mới token, 3) đón nhận một giai đoạn hạ nhiệt và chờ đợi một khuôn khổ quy định mới từ Quốc hội.
Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ thích sự lựa chọn số 1 hơn. Chủ tịch SEC có vẻ thích số 2 hơn. Còn những người theo chủ nghĩa thực dụng sẽ thích số 3.
Không có cơ quan quản lý nào sẵn sàng nhượng lại quyền hạn mà họ có thể yêu cầu, vì vậy lựa chọn số 1 không thể thực hiện được. Không có quan điểm chính trị nào cho việc các lãnh đạo rút lui và Quốc hội có nghĩa vụ phải làm rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, với sự bế tắc của Quốc hội, một cơ quan quản lý thông minh có thể đánh giá liệu các phương pháp tiếp cận hiện tại của họ có hiệu quả hay không.
Trong trường hợp của SEC, quy định thông qua các hành động thực thi có thực sự hiệu quả không? Hay các chiến thuật mới có được đảm bảo?
Hãy xem SEC đang làm việc với những gì.
Gensler đang quản lý quá mức đội ngũ nhân viên của mình đến độ họ có thể phản kháng, trong khi các crypto builder đang rời bỏ những công việc theo giờ hành chính tồi tệ để tham gia cuộc chiến crypto 24/7. Crypto có sự nhiệt tình rõ ràng vì những người xây dựng ở đây cảm thấy mục tiêu của họ là chính đáng.
Liệu SEC có đáng được tôn trọng không khi các chính sách của họ lại chỉ ủng hộ cho Phố Wall hay chỉ đang ngăn chặn các cuộc đổi mới hỗ trợ các nghệ sĩ, game thủ, nhạc sĩ và các nhà sáng tạo khác thoát khỏi đế chế độc quyền đang lợi dụng họ?
Bản thân công việc của SEC rất phức tạp, tốn kém và tốn thời gian – một trò chơi bạc bẽo với sự bùng nổ về phạm vi và độ phức tạp ngày càng mở rộng của crypto. Khi chọn đấu tranh, sẽ có kết cục rằng nhân viên sẽ phải đối đầu với các đồng nghiệp cấp cao cũ, những người hiện kiếm được rất nhiều tiền khi chơi cho team khác.
Hãy tưởng tượng bạn phải chiến đấu với Chủ tịch cũ của mình trong một môi trường thử thách cao thì sẽ như thế nào?
Nếu giành chiến thắng, chiến thắng đó là rất lớn: việc có viên ngọc quý trên vương miện chỉ là một cái phủi bụi nhỏ trị giá $24M trên cổ tay đối với Block.One khi bán token liên tục trị giá 4 tỷ USD của EOS vào năm 2017, một sự kiện tận dụng các bảng quảng cáo khuyến mãi ở Quảng trường Thời đại theo đúng nghĩa đen.
Những người bán EOS token đã giữ số tiền thu được sau đó tái triển khai 10 tỷ USD (tiền bán EOS cộng với tiền lãi) vào một sàn giao dịch riêng tư mới. Những người nắm giữ token đã truy cập vào một mạng lưới bị hỏng, mất giá mà các nhà phát triển ban đầu buộc phải bỏ đi vì những nỗ lực của họ khiến EOS “trông giống như chứng khoán”. Trong khi đó, Block.One đã tư nhân hóa một vụ chuyển nhượng tài sản lịch sử
Có nhân viên nào của SEC cảm thấy hài lòng về “chiến thắng” đó không? Có thể không?
Các dự án xin phép SEC đã gặp phải những chướng ngại. Sự tham gia của SEC hoặc gây phá vỡ sản phẩm về mặt kỹ thuật, tiêu tốn đến nhiều năm và hàng triệu USD chi phí pháp lý không vì một lợi ích gì, giết chết các sản phẩm trước khi chúng ra mắt hoặc sẽ buộc tội bên tham gia trước tòa. Không ai trong ngành crypto tin tưởng SEC, họ cũng không nên như vậy.
Giải thích của SEC về luật chứng khoán liên quan đến crypto đã không hiệu quả, và thật đáng xấu hổ khi Hester Peirce dường như là nhà lãnh đạo duy nhất ở đó nhận ra sự cần thiết khi phải tiếp cận theo cách khác.
“Hãy dành cho Gary một chút thời gian!” bạn có thể nói như vậy. Đây mới chỉ là năm đầu tiên ông ấy làm việc và đang sắp xếp một loạt các ưu tiên khác nhau. Ông đã không giải quyết trường hợp Ripple, Jay Clanton thì đã từng. Ông đã không cản trở Bitcoin ETF. Ông không viết báo cáo DAO hay giải quyết vụ Block.One, và chắc chắn không thảo luận ý kiến của Howey.
Cho thấy ông ta chỉ đang làm việc với các công cụ lỗi thời vì Quốc hội vẫn chưa giải quyết vấn đề crypto.
Vậy hãy cùng xem xét vị thế của ông ta cho đến nay:
Các ETF crypto
Tôi sẽ giải thích cảm nghĩ của mình về các ETF bitcoin độc hại trong Chương 5. Bây giờ, hãy biết rằng sự chậm trễ 8 năm của SEC trong việc phê duyệt đã khiến các nhà đầu tư bỏ lỡ mức định giá cao gấp 800 lần đối với tài sản cơ sở, một thất bại thảm khốc trong nhiệm vụ hình thành vốn của SEC.
Đó không phải lỗi của Gensler. Nhưng sự thật là việc ưu tiên các ETF dựa trên hợp đồng tương lai sẽ phải chịu 5-10% chi phí ẩn hàng năm trong “một hợp đồng tự động trừ khi ai đó quyết định chấm dứt nó” (điều này sẽ có lợi cho Phố Wall) so với các ETF trên thị trường giao ngay được mô phỏng theo quỹ hàng hóa lớn nhất thế giới (SPDR Gold EFT).
Tại sao lại chấp thuận một cấu trúc hợp đồng tương lai kỳ lạ so với tùy chọn ưu việt với chi phí thấp hơn 80% và thanh khoản gấp 40 lần? Có lẽ, Gensler muốn chuyển trách nhiệm sang CFTC (người quản lý hợp đồng tương lai bitcoin), và giữ nguyên cho đến khi Quốc hội cấp cho ông quyền giám sát thị trường crypto giao ngay và các sàn giao dịch.
Việc này tương tự như bắt giữ con tin, và cũng được thiết kế để làm chậm dòng tiền của các tổ chức đổ vào crypto vì chỉ một số ít nhà quản lý quỹ tương hỗ chọn nắm giữ một tài sản dựa trên hợp đồng tương lai quá độc hại, đắt đỏ trong quỹ. Gensler đang làm việc một cách thiếu thiện chí khi phủ nhận sự thật rõ ràng này.
Safe Harbor
Đó là một lý do để phản đối Safe Harbor của Hester Peirce. Đó là một cách ngụy biện cho sự thiếu hiểu biết và nói dối trước Quốc hội. Đó là những gì mà Gensler đã làm vào tháng 10 khi được hỏi trực tiếp về Nơi Cư trú An toàn từ Hạ nghị sĩ Patrick McHenry. Ông né tránh trả lời bằng cách đánh lạc hướng (các bạn hãy xem ở đây).
PM: “Anh đã xem xét lại Safe Harbor chưa?”
GG: “Tôi chưa xem lại dự luật của anh.”
PM: “Anh đã xem xét Safe Harbor của Ủy viên Peirce chưa?”
GG: “Chúng tôi đã tích cực thảo luận về một số vấn đề.”
PM: “Cụ thể, anh đã xem xét lại chính Safe Harbor chưa?”
GG: “Chúng tôi đã nói lên những suy nghĩ về Safe Harbor.”
PM: “Thượng nghị sĩ Selkis, mời ông phát biểu ý kiến của mình.”
SS: “Chủ tịch Gensler, tôi không quan tâm đến những bất đồng trong đối thoại với Ủy viên Peirce. Trả lời những câu hỏi chết tiệt này: ông đã đọc tài liệu chưa? Nó tám trang, và giải quyết nhiều mối quan tâm của bạn về sự bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tư trong thị trường crypto. Ông đọc nó xong chưa? Có hay không?”]
Tôi biết mình thật ngây thơ, nhưng nếu bạn đang ở một vị trí có thẩm quyền, và bạn muốn có một ngành tin tưởng vào ý định của bạn, bạn không nên nói dối Quốc hội về một giải pháp thay thế quan trọng công bố rộng rãi, cho sự vụng về, không hiệu quả trong chiến lược mười năm.
Không có Hành động Cứu trợ & Đăng ký Reg A+
Ba năm trước, cựu Ủy viên SEC, Bill Hinman, đã gợi ý rằng các mạng lưới crypto mới nổi có thể trở nên “đủ phi tập trung” khi chúng mở rộng quy mô, như vậy việc trao đổi tài sản cơ sở có thể không còn đại diện cho các giao dịch chứng khoán tuân thủ các quy tắc về công bố thông tin công khai. Ngay cả khi các dự án trước đó đã được khởi chạy thông qua việc bán token!
Nếu một Safe Harbor không được chấp nhận, SEC có thể tư vấn cách để “đủ phi tập trung” hoặc ít nhất là xúc tiến quy trình Reg A+ để đưa token ra thị trường hay không?
Đừng mong đợi gì. Props đã ngừng hoạt động vào tháng 8 này sau đợt chào bán trị giá 21 triệu USD năm 2019: “Chúng tôi không thể phát triển Props Tokens theo những cách có thể đạt thành công thương mại và không có triển vọng về việc điều đó sẽ xảy ra trong tương lai, dựa trên khuôn khổ quy định, [điều đó là không thể] để theo dõi bất kỳ điều gì từ xa như phát triển sản phẩm phù hợp về ‘khởi chạy, đo lường, lặp lại’.
Blockstack đã phải mất $2m và hai năm làm việc về mặt pháp lý, nhưng ít nhất họ đã sống sót sau quá trình Reg A+. Hiện họ đang đứng ở vị trí thứ 75 về vốn hóa thị trường, mặc dù không rõ có người dùng nào đã từng đọc hồ sơ của họ hay không và token của họ không thể giao dịch ở Mỹ. Tính thanh khoản STX dựa vào các sàn giao dịch ở nước ngoài.
Chính xác thì Reg A+ mang lại cho bạn điều gì? Và Gensler muốn các dự án mới tiếp tục đăng ký theo cách này và nói chuyện với SEC?
ATS Stonewalling
Vị trí không trung thực nhất của Gensler có thể liên quan đến vấn đề “đến đây, nói chuyện với chúng tôi” khét tiếng hiện nay đối với các sàn giao dịch. Giám đốc điều hành Coinbase Brian Armstrong thậm chí còn gọi hành vi của SEC là “sơ sài” và tuyên bố Ủy ban đã từ chối gặp ban lãnh đạo của công ty hoặc cung cấp bất kỳ văn bản nào rõ ràng về lý do chặn một trong những sản phẩm cho vay mới của Coinbase.
Hành vi thì sơ sài. Dù vậy, Coinbase và các sàn giao dịch khác đã cố gắng tuân thủ quy định trong nhiều năm, và một số thậm chí đã mua lại các đại lý môi giới. Đó là vì *SEC* đã giữ cho các ứng dụng môi giới bị lấp lửng trong nhiều năm. Hãy xem luật sư Collins Belton giải thích.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên! Bản thân Gensler đã tuyên bố rằng có lẽ không thể khiến các sàn giao dịch crypto tuân thủ quy định, và con đường phía trước có thể cần phải thông qua các sàn giao dịch đương nhiệm! (“Các sàn thậm chí có nên được phép đăng ký không? Thị trường có thể tiếp tục mà không có 200 sàn giao dịch này hay không? Liệu có một thực thể nào đó sẽ lấp đầy khoảng trống đó hay không? Tôi biết đó có thể là một điều kịch tính vào hôm nay, nhưng có lẽ sẽ sớm ổn định.”)
Thông điệp: Thiệt hại đã xảy ra, và chỉ có các sàn giao dịch chứng khoán quốc gia mới có thể giao dịch crypto. Thật trắng trợn! Và bởi vì các chuyên gia crypto không điên rồ và chúng ta nổi tiếng là luôn khó hiểu, nên chúng ta không tin tưởng các sàn giao dịch chứng khoán quốc gia. Chúng ta biết chính xác bản chất của chúng.
Chúng ta cũng rút kinh nghiệm từ các thủ tục tòa án của Ripple và biết rằng lời mời tham gia của SEC đang được sử dụng như một bằng chứng chống lại bên chủ động.
Gensler gần đây đã phát biểu ở Diễn đàn Thực thi Chứng khoán: “Tôi đã yêu cầu nhân viên cắt giảm nhiều cuộc họp với những tổ chức muốn thảo luận về các lập luận trong bản đệ trình Wells của họ.” Hãy đến và nói chuyện với chúng tôi. Chúng tôi sẽ sử dụng nó để chống lại bạn và sau đó chống lại các cuộc thảo luận làm rõ vấn đề. Được rồi, Gary.
Peirce (tất nhiên) đã chỉ ra sự vô lý trong lời mời của SEC đối với các doanh nghiệp crypto dựa trên cách tiếp cận tập trung vào thực thi của SEC:
“Chắc chắn, Poloniex có thể đã cố gắng đăng ký thành sàn giao dịch chứng khoán hoặc nhiều khả năng, hơn là một nhà môi giới – đại lý để vận hành một hệ thống giao dịch thay thế [và] đã chờ đợi. . . và chờ đợi. . . và cứ đợi thêm nữa. Do chúng tôi đã chậm trễ trong việc xác định cách các thực thể được quản lý có thể tương tác với crypto như thế nào, những người tham gia thị trường có thể ngạc nhiên khi thấy chúng tôi đến hiện trường với quyết tâm lớn và cho rằng Poloniex đã không được đăng ký hoặc hoạt động theo hình thức miễn trừ như nó nên được thực hiện từ trước. ”
Đó là lý do tại sao cô ấy là nhà lãnh đạo duy nhất tại SEC có một chút uy tín về crypto.
Áp lực chống ETH (Anti-ETH Pressure)
SEC cũng đang lén tăng cường áp lực chống crypto theo những cách ít rõ ràng hơn. Họ đã tạo áp lực cho cho ’40 Act Funds (quỹ tương hỗ trị giá 30 nghìn tỷ USD và ngành công nghiệp ETF), tổ chức đã xem xét thêm các chứng khoán crypto không phải bitcoin, chẳng hạn như ETHE của Grayscale.
Một nhà quản lý quỹ nói với tôi rằng công ty của anh ấy đã nhận được sự chấp thuận để giữ ETHE từ một văn phòng khu vực của SEC trước khi văn phòng DC lịch sự gọi lại với một nhóm luật sư vài tháng sau đó và cho họ biết, “thực ra, không, chúng tôi đã không cho phép bất kỳ chứng khoán crypto nào ngoài quỹ ủy thác bitcoin.”
Một số quỹ khác, các luật sư đã xác nhận rằng SEC vẫn thù địch với các chứng khoán crypto không phải bitcoin, điều này về cơ bản đặt ra câu hỏi về những bình luận công khai trước đây của Hinman về Ethereum. Ngay cả bitcoin cũng không được ưa chuộng. Nó chỉ đơn thuần là được liệt kê vào cho có.
Những đồng tiền có giá trị ổn định (Stable Value Coin)
Sự chiếm đoạt quyền lực rõ ràng nhất mà chúng tôi đã thấy liên quan đến việc Gensler thúc đẩy giám sát thị trường stablecoin, mà anh ta có được bằng cách đổi tên một cách thông minh “Stablecoins” là “Stable Value Coin”, nghĩa là “quỹ giá trị ổn định” do SEC quy định.
Như đã thảo luận từ trước, chúng ta nên giải quyết các thách thức hội nhập ngân hàng của crypto hơn là tiếp tục hỗ trợ stablecoin bằng thương phiếu hoặc các sản phẩm kém thanh khoản khác.
Tiền mã hóa Mỹ so với Cổ phiếu Trung
Tôi biết chủ nghĩa whataboutism (trả lời một lời chỉ trích hoặc câu hỏi khó bằng cách đưa ra một lời chỉ trích tương tự hoặc hỏi một câu hỏi khác nhưng có liên quan) không phải là tuyệt vời, phải là cuộc tranh luận dựa trên thực tế.
Nhưng bạn sẽ thấy khó chịu khi các công ty Trung Quốc giao dịch tự do trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ trong khi cố tình lách luật tiết lộ trong chứng khoán, và các nhà đổi mới crypto Mỹ lại không được hỗ trợ, mặc dù có nhiều cam kết thiện chí hơn.
Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB), giám sát việc kiểm toán các công ty giao dịch công khai và duy trì danh sách các công ty nước ngoài đã từ chối yêu cầu của SEC để kiểm tra hồ sơ của họ.
Bạn có biết không, 95% công ty trong danh sách có kiểm toán viên ở cả hai đại lục Trung Quốc hoặc Hong Kong. Bạn nên biết danh sách này bao gồm China Petroleum & Chemical, China Mobile, JD.com và các doanh nghiệp hơn 10 tỷ USD khác, cũng như các đợt IPO hàng tỷ USD như iQiyi, Pinduoduo, Nio và Tencent Music.
Gensler đang cho các công ty đó thời gian gia hạn ba năm để tuân thủ các nguyên tắc của PCAOB, nhưng sẽ không có được safe harbor cho crypto trong ba năm. “Are you f*cking kidding me?” Có phải sự khác biệt là ưu tiên Phố Wall kiếm tiền từ nhóm này chứ không phải nhóm khác?
Chính xác là bảo vệ ai?
Crypto bắt đầu làm nổi bật “Đạo luật 40” 80 năm tuổi và các quy tắc đầu tư được công nhận đã lỗi thời đang gây hại như thế nào. Các quy tắc này chặn người dùng nhận phần thưởng token đã kiếm được, ngăn không cho các công ty niêm yết cổ phiếu cho đến khi phần lớn sự tăng trưởng của họ được kiểm soát một cách tư nhân hóa.
Những thứ như các quy tắc về quyền sở hữu của công ty đầu tư không ngăn được gian lận, chúng cho phép gian lận. Các ngưỡng thu nhập và tài sản để được công nhận đều mang tính loại trừ và phân biệt. Chắc chắn ai đó đã đủ tỉnh táo để tránh chức danh “Chủ tịch” trong khi vẫn lúng túng đề cập đến Satoshi Nakamoto, sẽ quan tâm đến sự phổ biến của crypto với các cộng đồng đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với TradFi. Vậy cộng đồng crypto có đang được bảo vệ hay không?
Các nhóm không cần đại diện thực sự đang bỏ phiếu bằng ví của họ (13% nhà đầu tư da trắng tiếp xúc với crypto, 18% người da đen, 21% người gốc Tây Ban Nha và 23% nhà đầu tư đến từ châu Á), nhưng SEC vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ để ngăn chặn. Sự áp đặt này rất ngoạn mục, với thực tế là xem crypto như một loại hàng hóa. Đó là loại tài sản *duy nhất* nơi nhà bán lẻ kiếm được nhiều tiền hơn và có nhiều quyền truy cập hơn các tổ chức xuyên suốt. Lĩnh vực này đã hoạt động tốt hơn ở mọi mặt theo nghĩa đen. Đó là công cụ cuối cùng để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trước đây đã bị tước quyền kinh doanh.
Rất nhiều bằng chứng chống lại Gensler. Nhưng “liar and fraud” là thuật ngữ có hàm ý đầy đủ.
Đây không phải là trường hợp thiếu cẩn trọng hay ngây thơ về mặt kỹ thuật. Điều khiến Gensler trở nên nguy hiểm chính là năng lực và tham vọng của anh ta. Ông ấy là một nghệ sĩ biểu diễn ưu tú, người đã tích lũy được khối tài sản trị giá $120m từ sự nghiệp thành công tại Goldman Sachs. Là một cựu Chủ tịch CFTC, ông biết bộ máy chính trị của DC hoạt động như thế nào và làm thế nào để hoàn thiện bản lý lịch, hành động một cách tàn nhẫn và giữ tên tuổi của mình trên mặt báo. Là một cựu giáo sư MIT về crypto, ông quen thuộc với công nghệ hơn hầu hết những người khác trong giới chính sách DC. Ông ấy tinh ranh và đầy tính toán.
Chết tiệt với nhiệm vụ của SEC. Gensler đang bắt giữ toàn bộ ngành công nghiệp mới nổi làm con tin – một phần theo lệnh của Thượng nghị sĩ Warren – cho việc tiến thân đến chức Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hãy nhìn xem, tôi đã từng làm việc với một số chuyên gia thông minh, tài năng, nghiêm túc và có thiện chí tại SEC. Tôi sẽ không nêu tên ở đây (vì không muốn làm họ gặp rắc rối), nhưng tôi tôn trọng và trong một thế giới hoàn hảo tôi rất muốn cộng tác chặt chẽ với những người này.
Gensler kiềm hãm chúng ta lại. Ông ta là một kẻ lừa đảo. Các nhà đầu tư Mỹ ,và nhân viên SEC, xứng đáng nhận được nhiều điều tốt hơn.
Ripple vs. SEC vs. Safe Harbors
Tôi, nói thế nào nhỉ, không phải là một fan của Ripple. Tôi đã gọi công ty này là Jekyll và Hyde của crypto: công nghệ chuyển tiền và thanh toán gộp theo thời gian thực khá thú vị, nhưng tiếp thị theo kiểu MLM và bán lẻ mờ ám với lượng XRP tập trung. Nếu bạn đã sử dụng crypto một thời gian dài, bạn biết rằng Giám đốc điều hành Ripple, Brad Garlinghouse và tôi không có quan hệ gì với nhau.
Nhưng kể từ ngày hành động cưỡng chế của SEC đối với họ giảm vào mùa thu năm ngoái, tôi đã cố gắng ủng hộ họ để chiếm ưu thế so với SEC vì vụ việc có vẻ bẩn thỉu, và nó có thể thiết lập tiền lệ khủng khiếp.
Chúng tôi biết từ Thủ tục ra tòa của Ripple rằng bất chấp ba năm họp với các giám đốc điều hành của công ty, SEC chưa bao giờ thông báo cho Ripple hoặc các đối tác của họ rằng Ủy ban tin đồng tiền kỹ thuật số của công ty, XRP, là bảo mật cho đến khi họ bắt đầu hành động thực thi. Chỉ điều đó thôi là đã chết tiệt. Tôi không phải là luật sư, nhưng tôi biết rằng việc chiêu dụ một công ty tham gia hơn *ba năm* và sau đó khởi kiện mà không có cảnh báo trước không phải là một cách hay để xây dựng chính sách xung quanh một thị trường mới nổi.
Đặc biệt là vì không giống như nhiều token khác, XRP thực sự đã được sử dụng để thanh toán xuyên biên giới như một loại tiền tệ hợp pháp. Trong “I see you XRP”, một bài viết quan trọng mà tôi đã đăng vào ba năm trước hành động thực thi của SEC (và điều này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự điều chỉnh 95% + XRP đã xảy ra sau bài đăng), tôi đã vạch ra vấn đề:
“XRP có thể bắt đầu hoạt động một cách hiệu quả như một tiềm năng “cầu nối tiền tệ” khả thi. Nó có thể được coi là tài sản dự trữ được nắm giữ bởi các tổ chức không thường xuyên giao dịch một số cặp tiền tệ nhất định, ví dụ như ngân hàng Tier 2 bên ngoài hệ thống ngân hàng đại lý muốn thanh toán các giao dịch nội tệ. “Phần thưởng” XRP có thể được sử dụng như động cơ khuyến khích để tăng tỷ trọng và giảm chi phí cho các đối tác ban đầu. Làm thế nào để Ngân hàng A ở Châu Phi giải quyết một khoản nợ bằng Peso nếu họ không thường xuyên làm ăn với Ngân hàng B ở Châu Mỹ Latinh? Thông thường, họ thông qua một ngân hàng đại lý khác, người sử dụng đồng tiền dự trữ lớn hơn để thanh toán – nhiều bước để nhận được cùng một khoản chuyển khoản, với mỗi bên trung gian trong quá trình này sẽ thực hiện một phần hành động. XRP có thể hợp lý hóa điều đó, các ngân hàng chấp nhận sớm có thể tiết kiệm tiền và giành chiến thắng từ sớm khi nắm giữ XRP, và mạng lưới có thể dần dần phân quyền. Không có khả năng, nhưng có thể.”
Trong bài phân tích, tôi không đặt vấn đề về việc sử dụng XRP của công ty, mà là những báo cáo có chọn lọc xung quanh doanh số bán XRP, những dòng mà công ty cố tình làm mờ trong quá trình quảng bá khối lượng XRP đang tăng lên (vào thời điểm đó là do bị lạm phát/giả mạo khối lượng trên các sàn giao dịch ở nước ngoài), và những lời bóng gió thường xuyên rằng tính thanh khoản mới và sự quan tâm của người mua đến từ các tổ chức so với cá nhân.
Đó là hoạt động tiếp thị bôi bác, và công ty cố tình làm xáo trộn (vẫn còn như thế) tất cả các giao dịch của bên liên quan và khối lượng bán ra XRP. Chúng tôi đã theo dõi số tiền và cập nhật vốn hóa thị trường của XRP cho phù hợp, như chúng tôi nhận thấy những người trong cuộc đã bán hàng tỷ USD mỗi năm bằng các token khác đã được tính là một phần của tài sản “nguồn cung lưu hành”.
Tóm lại, đây là trường hợp của Safe Harbor: Ripple đã tuân thủ báo cáo liên tục theo đề nghị dự thảo của Uỷ viên Peirce, sự bất đối xứng về nguồn cung XRP này sẽ biến mất:
(iii)(D) Đủ thông tin để bên thứ ba tạo công cụ xác minh lịch sử giao dịch của token (ví dụ: blockchain hoặc sổ cái phân tán). Điều này sẽ đảm bảo Ripple hỗ trợ một block explorer có khả năng fork và có sẵn miễn phí.
(v) Prior Token Sales. Ngày bán, số lượng Token được bán trước khi gửi thông báo về sự phụ thuộc vào safe harbor, bất kỳ giới hạn hoặc hạn chế nào về khả năng chuyển nhượng của Token đã bán, cũng như phân loại và số lượng cân nhắc có thể nhận được. Điều này sẽ được tính toán chính xác cho tất cả doanh số bán hàng trong lịch sử của Ripple, bao gồm cả việc không rút được vốn đầu tư và chiết khấu cho các đối tác kinh doanh.
(vi)(B) Số lượng hoặc quyền hạn đối với token do mỗi thành viên của Nhóm Phát triển Ban đầu sở hữu và mô tả về bất kỳ giới hạn hoặc hạn chế nào đối với khả năng chuyển nhượng của token do những người đó nắm giữ; Điều này sẽ theo dõi doanh số bán hàng liên tục của Chris Larsen, Brad Garlinghouse và Jed McCaleb, cũng như doanh số bán hàng từ quỹ liên kết của công ty.
(ix) Giao dịch với người có liên quan (Related Person Transactions). Mô tả về bất kỳ giao dịch quan trọng nào, hoặc bất kỳ giao dịch trọng yếu nào được đề xuất, trong đó Nhóm Phát triển Ban đầu là thành viên tham gia và bất kỳ Người có liên quan (Related Person) nào đã hoặc sẽ có lợi ích vật chất trực tiếp hoặc gián tiếp. Mô tả phải xác định bản chất của giao dịch, Người có liên quan, cơ sở xác định người đó là Người có liên quan, và giá trị gần đúng của số tiền liên quan đến giao dịch. Như trên.
Theo Safe Harbor, Ripple sẽ có ba năm để tìm ra chiến lược phân phối và phi tập trung. Đó sẽ là chính sách ủng hộ tăng trưởng, ủng hộ đổi mới. Và công ty có thể đã hoàn thành báo cáo liên tục của mình, hoặc Ripple và các giám đốc điều hành của nó sẽ phải đối mặt với một hành động trừng phạt – không phải vì vi phạm đăng ký chứng khoán – mà là gian lận.
Mục tiêu chính sách đối với Safe Harbor phải là loại bỏ những kẻ lừa đảo thông qua tính minh bạch lựa chọn tham gia. Hỗ trợ những người tham gia crypto nghiêm túc và đáng khen ngợi, giúp thúc đẩy sự đổi mới an toàn trong giai đoạn khởi động, khuyến khích các mạng lưới có token phân quyền và theo đuổi những ý tưởng lớn mà không vấp phải nhiều trở ngại pháp lý. Và quan trọng nhất, phát triển các tiêu chuẩn mở và thích hợp hơn nhiều so với luật chứng khoán 80 năm tuổi.
Tôi dự đoán rằng SEC sẽ tiếp tục là lực cản đối với các công ty crypto của Mỹ, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn, và Gensler sẽ tiếp tục phớt lờ đề xuất Safe Harbor của Peirce, miễn là chủ của ông ấy, Thượng nghị sĩ Warren yêu cầu làm như vậy.
Crypto – Cuộc chiến vì quyền riêng tư
Thật đáng buồn, nhưng quyền riêng tư kỹ thuật số của chúng ta là một điều đáng suy nghĩ đối với các nhà hoạch định chính sách. Họ xem nó như một thứ cho rằng họ có thể rình mò cuộc sống kỹ thuật số của chúng ta mà không có giới hạn dưới biểu ngữ “an ninh quốc gia”, “bắt kẻ xấu” và “thu thuế”. Những phần tồi tệ nhất của Dự luật Cơ sở hạ tầng – thuật ngữ “nhà môi giới” mở rộng và điều khoản báo cáo 6050i – đặt ngành này vào một vị trí đặc biệt bấp bênh, có thể vi phạm cả quyền sửa đổi Thứ nhất và Thứ tư, và sẽ bị thách thức trước tòa.
Thuật ngữ “người môi giới” trong dự luật cơ sở hạ tầng mơ hồ theo một cách nguy hiểm. Nó có thể được áp dụng để bắt các cá nhân viết code, người xác thực xử lý giao dịch, và những người tham gia quản trị crypto đang hoạt động. Ngôn ngữ này bề ngoài được viết ra để đảm bảo các giao dịch DeFi có thể được giám sát và các sự kiện chịu thuế được báo cáo cho IRS. Nhưng với việc Bộ Tài chính đang xem xét một cách nghiêm túc về thuế tài sản, thì sự “mơ hồ” dường như có chủ ý hơn. Một lần nữa, hãy nhớ lại rằng Bộ Tài chính đã chiến đấu chống lại các sửa đổi mà Crypto Coalition đề xuất.
Tất nhiên, trận chiến lớn khác là với 6050i, thường buộc các doanh nghiệp phải nộp báo cáo (bao gồm tên và số An sinh xã hội) bất cứ khi nào họ nhận được hơn 10.000 USD tiền mặt từ một đối tác. Dự luật cơ sở hạ tầng đã cập nhật 6050i để bổ sung báo cáo crypto. Theo Proof of Stake Alliance, người ban đầu nắm bắt được điều khoản, quy tắc mới này sẽ vượt ra ngoài Đạo luật Bảo mật Ngân hàng, bằng cách thay người Mỹ thu thập và báo cáo thông tin về đồng bào của họ. Chính phủ sẽ không thể truy cập nếu không có giấy phép!
Như Coin Center giải thích, bản thân yêu cầu báo cáo của Đạo luật Bảo mật Ngân hàng hầu như không hợp hiến pháp, nhưng chỉ vì các ngân hàng là bên thứ ba trong các giao dịch của khách hàng của họ. Người sử dụng ngân hàng sẵn sàng chuyển giao thông tin giao dịch cho ngân hàng như một điều kiện để sử dụng dịch vụ ngân hàng và ngân hàng lưu giữ thông tin đó cho các mục đích kinh doanh hợp pháp. Đây là bản chất của lý thuyết được gọi là “bên thứ ba” nhằm loại bỏ yêu cầu đảm bảo Tu chính án thứ 4 có thể áp dụng”
Trong giao dịch ngang hàng, không có bên thứ ba. Tuy nhiên, với 6050i mới, Alice và Bob có thể trao đổi BTC và ETH, đồng thời phải báo cáo về nhau. Cách giải thích cực đoan của 6050i trong những trường hợp đó là việc không tuân thủ có thể dẫn đến tội danh lên đến 5 năm tù. Điều đó sẽ cấm một cách hiệu quả các giao dịch không qua trung gian, vì nó sẽ khiến việc tuân thủ trong một số thị trường nhất định (bán các tác phẩm nghệ thuật NFT) về mặt chức năng là không thể. Liệu điều đó có giúp chúng ta an toàn trước những kẻ khủng bố không?
Cả hai điều khoản đều tạo những thách thức hiến pháp nếu chúng không tu chính hoàn toàn.
Kết hợp các DAOs
Đề xuất chính sách thông minh nhất mà tôi đã thấy trong năm nay là đến từ a16z. Trong bài thuyết trình của họ trước các nhà lập pháp và cơ quan quản lý, họ bắt đầu với việc tại sao “Web3” – quyền sở hữu của người dùng thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách đưa mọi người trở thành chủ sở hữu và cử tri dân chủ trong các nền tảng mà họ sử dụng – lại mở ra một con đường để các công ty công nghệ lớn cạnh tranh và đảm bảo tương lai của Internet sẽ rộng mở lẫn không bị đàn áp bởi các công ty độc quyền. Nó gây tiếng vang. Nó cũng giúp chúng ta tập trung ra ngoài DeFi và crypto, nắm bắt những thứ như NFT, kết nối internet, và mạng lưới lưu trữ dữ liệu. Tương lai của chính Internet.
Nhưng a16z cũng không rõ ràng và quan trọng là họ không nhấn mạnh token, và đặt nó ở nơi nó thuộc về: trên các DAO với tư cách là một cấu trúc pháp lý mới.
Tất nhiên!
Các câu hỏi nghìn tỷ USD cho crypto là “chúng ta có thể phi tập trung hiệu quả như thế nào” và “chúng ta có thể quản lý internet mở tốt như thế nào”.
Quay trở lại bài kiểm tra chứng khoán “Howey” (một khoản đầu tư vào một doanh nghiệp thông thường với kỳ vọng thu được lợi nhuận dựa trên nỗ lực của những người khác), đây là cách tốt nhất để hạn chế hành vi xâm phạm quyền pháp lý của SEC và đảm bảo các mạng lưới mã hóa có thể hoạt động hợp pháp trong Hoa Kỳ.
Xác định rõ ràng các DAOs như một công ty sơ khai kiểu mới sẽ phục vụ mục đích kép là làm rõ a) điều gì tạo nên một “doanh nghiệp công cộng” và cách giải thích “nỗ lực của những người khác” trong doanh nghiệp đó, và b) cách các cấu trúc pháp lý này có thể hợp lý hóa việc tuân thủ thuế trên phạm vi toàn cầu. Có sự khác biệt khá rõ ràng giữa các công ty và các DAO, và điều đó bắt đầu từ cấu trúc pháp lý và quản trị linh hoạt, chứ không phải token của họ.
Đây là con đường đúng đắn hướng về phía trước, nhưng cũng đặt ra một câu hỏi khác: nếu các hàng hóa toàn cầu có CFTC, và tiền tệ có OCC, và chứng khoán có SEC, thì các token sẽ không yêu cầu cơ quan quản lý sao?
Có lẽ thế.
The American Web3
Ngoài quy định về stablecoin, có lẽ sẽ được xử lý bởi một số sự kết hợp giữa OCC và FDIC (không phải SEC), crypto đủ lớn và đủ khác biệt để cần 1 cơ quan quản lý cho riêng mình, cũng như cơ quan tự quản lý có thể giám sát người lưu ký và sàn giao dịch crypto. Trớ trêu thay, cơ quan quản lý đó có thể trông giống như sự kết hợp giữa OCC và FSOC.
Hầu hết trọng tâm của cơ quan quản lý là các thực thể như Coinbase, Kraken, Anchorage và BlockFi, có thể xử lý crypto lưu ký cho khách hàng. Nhưng nó cũng có thể giúp ích như một cơ quan phối hợp với các cơ quan khác, phá vỡ các ràng buộc về thẩm quyền và ngăn chặn những nỗ lực tranh giành quyền lực.
The American Web3 (Hội đồng Web3 của Mỹ) có thể chỉ đạo thực hiện những việc như Safe Harbour của Hester Peirce, chống gian lận và các trường hợp cung cấp chứng khoán cho SEC. Nó có thể hoạt động với CFTC trong việc giám sát các nhà tạo lập thị trường DeFi và các quy tắc cho thị trường vĩnh viễn. Nó có thể hoạt động với IRS về các tiêu chuẩn báo cáo thuế để khắc phục sự cố 1099 của crypto. Nó có thể làm việc với IRS và những người khác để tạo ra cấu trúc pháp lý chịu thuế mới cho các DAO.
Quan trọng nhất, nó có thể đi trước các ưu tiên chính sách crypto mới mà chúng tôi chưa xem xét hoặc chưa xảy ra: cách chúng ta giải quyết quyền riêng tư, tính lâu dài của dữ liệu, IP,… trên các blockchain và metaverse. Làm thế nào để chúng ta xử lý trách nhiệm pháp lý và giám sát trong các mạng lưới được quản lý bởi token như các DAO?
Coinbase đề xuất sự kết hợp cơ quan quản lý/SRO chuyên dụng trong các đề xuất chính sách gần đây của mình và tôi nghĩ rằng họ đã trình bày rõ ràng các điểm chung:
- Tạo một khuôn khổ mới cho các tài sản kỹ thuật số với các thuộc tính độc đáo của chúng
- Chỉ định một cơ quan quản lý chuyên trách để đối phó với những thách thức của thị trường tài sản kỹ thuật số
- Ngăn chặn gian lận và thao túng thị trường tại các sàn giao dịch này
- Thúc đẩy khả năng tương tác và cạnh tranh
Chìa khóa ở đây là Coinbase có khả năng tương tác (một giá đỡ để bảo vệ việc chuyển từ ví này sang ví kia và đảm bảo việc “thoát” khỏi các sàn giao dịch không gây thiệt hại gì). Brian Brooks cũng đề nghị Quốc hội áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với crypto (không có ưu đãi cho TradFi so với DeFi). Một cái gì đó giống như AW3C có lẽ sẽ đưa ra con đường duy nhất về phía trước mà không nhường lại quyền giám sát hoàn toàn thị trường crypto cho SEC, hoặc thúc đẩy crypto offshore. Ở đó sẽ có quy định, Bộ Tài chính và FSOC có vẻ thoải mái khi dựa nhiều vào Gensler. Một cơ quan *mới* sẽ làm nổi bật sự chấp nhận crypto của Hoa Kỳ như một mô hình mới (xử lý với internet!), áp dụng các quy định thông minh và trợ giúp về hướng dẫn và tuân thủ thuế.
Thật không may, tôi nghĩ rằng điều này có ít hơn 0,1% cơ hội thành hiện thực với Quốc hội bế tắc và chính quyền thù địch với thị trường. Các nhà lãnh đạo quản lý hiện tại dường như đã tự phân chia lãnh thổ cho chính mình.
Cảm nhận của tôi là tương lai của crypto Mỹ sẽ dựa vào tấn công pháp lý không ngừng vào SEC.
Local & Metaverse Battles
Tôi đã có kế hoạch lớn cho phần này. Thực sự vậy. Wyoming đang làm những điều tuyệt vời và đổi mới rất nhiều trong cấu trúc ngân hàng crypto và Quy tắc quản trị DAO. Các thị trưởng đang bắt đầu cạnh tranh với nhau để trở thành trung tâm crypto: Tôi thích NYC ở chỗ có cạnh tranh nhỏ – Austin và Miami – đã là những vùng an toàn. Tôi cũng thực sự tin rằng trong một thế giới không còn bất động sản bất ổn, chúng ta phải chuyển sự chú ý sang quyền sở hữu ảo. Chúng ta nên chiến đấu cho một metaverse mở. Trong lĩnh vực vật chất và ảo, chúng ta nên chiến đấu trong các trận chiến ở các khía cạnh phi tập trung.
Nhưng tôi sẽ dừng lại ở đây, vì hai lý do: 1) Tôi đã mệt mỏi và phần này đã đủ dài, và 2) Tôi không muốn đánh mất quan điểm ban đầu của mình. Cuộc chiến diễn ra ở đây, ở Mỹ và đặc biệt là ở DC, và stake không thể cao hơn. Nếu chiến thắng, ta sẽ nhận ra một kỷ nguyên vàng khác của Internet do người dùng làm chủ. Hoặc chúng ta thua, và tương lai có vẻ ảm đạm.
Hoa Kỳ sẽ không giấu bạn khỏi Uncle Sam tức giận đâu. Đó chỉ đơn giản không phải là cách nó hoạt động. Chúng ta phải thắng DC.
Không có gì thú vị hơn trận chiến Crypto Mỹ
Để kết thúc phần này, tôi trích dẫn một đoạn từ chủ đề gần đây của Punk6529. Tôi khuyến khích bạn đọc tất cả chủ đề hàng đầu của Punk6529 trong những ngày nghỉ.
“Không có ngôi nhà nào tự nhiên cho crypto hơn là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Không có vũ khí chiến lược nào tự nhiên cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hơn crypto. Mỹ chưa bao giờ đặt cược sai vào tự do và mọi thứ không khác gì lần này.
Hoa Kỳ có: nền kinh tế lớn nhất và thị trường tài chính, tiền tệ dự trữ, quân đội mạnh nhất*, ngành công nghệ lớn nhất, ngành truyền thông lớn nhất (và nhiều tự do ngôn luận hơn hầu hết) và một thị trường tiêu dùng bất tận. Nó cũng có niềm tin cơ bản vào sự tự do khỏi nhà nước và sự ngờ vực lành mạnh về tính không thể sai lầm của nhà nước: Tiệc trà Boston, Hiến pháp, Tuyên ngôn nhân quyền. Và hệ thống quản trị cũng khá phi tập trung. Hoa Kỳ là một liên bang, một cái gì đó không được hiểu đầy đủ bên ngoài Hoa Kỳ, với một số lượng lớn về quyền của các bang.
Quan điểm của tôi rất đơn giản: Hoa Kỳ có thể xử lý các hệ thống mở, các đối thủ cạnh tranh chiến lược thì không thể. Quan điểm của tôi là quan điểm chống lại Peter Thiel theo nghĩa đen. Quan điểm của Peter Thiel là Trung Quốc đang khuyến khích BTC giảm bớt sự thống trị của USD. Đó là điều ngược đời nhất mà tôi đã nghe trong nhiều năm. USD có thể xử lý BTC tốt. Một hệ thống khép kín như đồng nhân dân tệ không thể làm điểm đó.
Nói một cách khác – tôi lạc quan hơn nhiều so với cơ sở chính trị của chúng ta. Tôi tin rằng Hoa Kỳ có thể dẫn đường cho sự tự do, đổi mới và phi tập trung lớn hơn. Và điều đó sẽ giúp ích cho Hoa Kỳ và thế giới. Nếu Hoa Kỳ dẫn đầu về chủ đề này, EU sẽ theo sau. Nếu Hoa Kỳ và EU chọn con đường tự do, chúng ta bắt đầu xây dựng các hệ thống mà công dân của các hệ thống khép kín hơn mong muốn. Đây, đối với tôi, là hướng đi đúng
Được rồi, tiếp tục phần tiếp theo thôi…
Bài viết được Bui Huynh Nhu Phuong biên tập từ “Crypto Theses for 2022” của Messari; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin