Hãy làm quen khi nghe thấy thuật ngữ “Web3” vì cuối cùng nó có thể thay thế “crypto” trở thành cái tên cho phong trào công nghệ phi tập trung. Nó tốt hơn cho người mới, nghe có vẻ ít đáng sợ hơn với các cơ quan quản lý và đó là một meme nhanh lan tỏa và chính xác hơn.
Mason định nghĩa Web3 như “chuyển hoá mô thức hướng tới một Internet dân chủ hơn” do cộng đồng quản lý. Chris Dixon nói rằng Web3 mang lại cho chúng ta “cơ hội nâng cấp mạng lưới thành các nền kinh tế tập trung vào tài sản crypto, xây dựng hệ thống, nơi cơ chế khuyến khích của chủ sở hữu mạng lưới, người tham gia mạng lưới, và bên thứ ba phát triển hoàn toàn tương thích với nhau.”
Tôi thích những định nghĩa đó. Hãy xem lại các sản phẩm và dịch vụ internet, việc khiến chúng mang lại lợi ích cho người dùng hơn là người giám sát là một nhiệm vụ rõ ràng và cấp bách, và Web3 nắm bắt chính xác mục tiêu to lớn mà chúng ta đang cố gắng xây dựng (lại).
Vì lý do đó, tôi bắt đầu nửa sau của báo cáo này với một phần về: các ứng dụng Web3 bùng nổ vào năm 2021, các non-fungible token (NFT); các mạng lưới có tiềm năng đột phá vào năm 2022 (các trò chơi play-to-earn và mạng xã hội phi tập trung); và tổng quan về tình trạng thực tế của metaverse trong tương lai của chúng ta.
Trong đầu tư, có câu nói “early = wrong”, đó là lý do tại sao phải đi sâu vào quá trình xây dựng tuần tự Web3 và xem liệu bây giờ có thực sự là thời điểm một số mạng lưới này có thể thành công và thắng lớn sau tất cả hay không.
Sự bùng nổ của DeFi năm 2020 đã cung cấp “cơ sở hạ tầng thông lượng” cho giao dịch tự lưu ký, không cần cấp phép (như routing và bandwidth trong Web1), cho phép NFT phát triển. Sự bùng nổ nhu cầu NFT (cộng với DeFi) đã kéo theo nhu cầu về các blockchain Layer 1 và Layer 2 có khả năng mở rộng hơn vào đầu năm nay.
Tất cả sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng DAO trong năm 2022: NFT cung cấp danh tính và danh tiếng on-chain cho những người đóng góp cho DAO; DeFi cung cấp cho các thành viên DAO nguồn vốn từ pool thanh khoản khổng lồ để quản trị; và các giải pháp mở rộng quy mô sẽ giúp cho việc quản trị on-chain trở nên khả thi về mặt kinh tế.
Trong Web3, Crypto (Chương 3) và NFT (Chương 6) là hàng hóa kỹ thuật số của nền kinh tế mới, DeFi (Chương 7) là hệ thống tài chính gốc, mạng lưới Layer 1 (Chương 8) là đường dây cung cấp năng lượng cho mọi thứ, và DAO (Chương 9) là cách biên giới được quản lý.
Khi tất cả kết hợp lại với nhau, bức tranh sẽ có vẻ đẹp tuyệt vời.
Tình trạng NFTs : Hàng hóa kỹ thuật số trên Global Ledger (Sổ cái toàn cầu)
Hãy bắt đầu đánh giá tình trạng NFTs – loại tài sản đột phá của 2021. Đúng vậy, chúng giống như các ICO của chu kỳ này: cường độ cao ngất trời, biến động điên cuồng, rất nhiều người trúng xổ số giai đoạn đầu và tất cả chỉ là rác. Nhưng với tư cách là một loại là hạng tài sản mới, chúng sẽ thay đổi thế giới.
Các NFT khá ngầu khi chúng đại diện cho các tài sản kỹ thuật số khan hiếm, di động và có thể lập trình được. NFT có thể là một phần cổ phiếu, một thanh kiếm ảo trong MMORPG, một ảnh đại diện trên mạng xã hội, một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mới, một mảnh đất trong metaverse, hoặc bản ghi chép dữ liệu của bạn trên Facebook.
Tiềm năng cho các NFTs về cơ bản là không giới hạn vì các blockchain đã trở thành sổ cái giao dịch toàn cầu cho cả tài sản ảo và tài sản vật lý nguyên bản (hoặc ít nhất, biên nhận kỹ thuật số của chúng).
Phiên bản “thế giới thực” của NFT có thể giống như giấy tờ nhà của tôi – văn bản pháp lý thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu từ bên này sang bên khác (có thể xác minh là khan hiếm), nếu tôi có thể chứng minh quyền sở hữu cho công ty bảo hiểm bằng cách ký giao dịch trong một chiếc ví chứa biên lai chứng từ (đại diện tài sản bằng kỹ thuật số). Tôi có thể cấp quyền vào ngôi nhà cho khách hàng Airbnb bằng NFT (có thể lập trình), hoặc lấy hạn mức tín dụng do sở hữu nhà và dùng NFT làm tài sản thế chấp trên nền tảng cho vay ngang hàng (di động).
Nhưng đó là trong tương lai. Phiên bản beta sẽ ra mắt trước:
Tôi đăng nhập vào một VR casino bằng ID ảo của mình (có thể xác minh là khan hiếm) và tham gia, người chia bài sẽ công nhận ra hình đại diện của tôi là TBI (đại diện kỹ thuật số của tài sản). Vì đây là lần thứ 10 tôi có mặt tại casino và tôi đã có chuỗi thắng kéo dài, thẻ người chơi của tôi thực sự rất hot (có thể lập trình được), kích thích những người chơi khác nên tham gia vào bàn cược, điều khiến casino thích tôi và quyết định tặng tôi một “vé đồ uống” ảo, có thể đổi được tại Uber Eats, Drizzly, hoặc bất kỳ ứng dụng nào công nhận những NFT đó là tín dụng (di động).
Tưởng tượng thêm một chút, bạn sẽ thấy rằng cơ hội này là rất lớn.
Tôi khuyến khích bạn xem hai video giải thích kéo dài mười phút này nếu bạn muốn có hình ảnh sơ lược về cách thức hoạt động của NFT, và tại sao gần đây chúng ta chứng kiến cơn sốt về nó. Nội dung trên sẽ thiết lập phần còn lại của chương này, vì vậy bạn có thể tạm dừng đọc.
Chào mừng bạn đã trở lại! Tôi hy vọng bạn đã thay đổi suy nghĩ của mình. Đặc biệt là vì NFT rất trực quan, với cả NY Times cũng thấy như vậy. Ezra Klein từng đưa ra ý kiến trong mùa hè này:
“Hãy nghĩ theo hướng: Internet mà chúng ta có cho phép truyền tải thông tin một cách dễ dàng. Trao đổi dễ dàng bản sao của các bài báo, tệp nhạc, trò chơi điện tử, nội dung nhạy cảm, GIF, tweet và hơn thế nữa. Internet, nổi tiếng, là rất tốt trong mảng cung cấp thông tin gần như miễn phí. Nhưng chính vì lý do đó, việc khiến cho thông tin trở nên đắt đỏ là điều khủng khiếp, dù đôi khi nó cần phải như vậy. Đặc biệt, điều mà Internet còn thiếu là những cách để xác minh danh tính, quyền sở hữu và tính xác thực – những thứ chính xác trả tiền cho người sáng tạo thành phẩm.”
Nếu phần lớn cuộc sống tương lai của chúng ta được dành để sống trong thế giới ảo toàn cầu được kết nối với nhau (metaverse), thì các NFT là một số nền tảng xây dựng chính cho tất cả mọi vật trong thế giới đó. Bạn sẽ không muốn sống trong một thế giới ảo, nơi mà toàn bộ danh tính của bạn đều bị xóa bỏ trong mắt cộng đồng Big Tech.
Điều này rõ ràng nếu bạn đã từng chuyển sang nền tảng mạng xã hội khác và phải xây dựng lại lượng khán giả và danh tiếng từ con số không. Hoặc nếu bạn đã từng mua hàng hóa ảo trong một trò chơi, nhưng sau đó nhận ra rằng nhà sản xuất trò chơi kiểm soát tất cả các quy tắc giao dịch và bạn không thể bán hàng hóa mà bạn kiếm được hoặc mang chúng đi nơi khác. Hoặc nếu bạn là một tín đồ của VR, nhưng vẫn rùng mình trước viễn cảnh mất hình người trong địa ngục Meta của Mark Zuckerberg (xem trong phần sau).
Các NFT có thể, nên và sẽ vượt qua các blockchain và metaverse cơ sở của chúng.
Bạn cũng không muốn sống trong một thế giới ảo nơi mọi người đều trông giống nhau, và không có lý do gì để đánh cắp danh tính. Vì vậy bạn cần một số các bên thứ ba. Để tránh tình trạng “giống nhau”, bạn cần những đồ vật kỹ thuật số khan hiếm có giá trị thực và có thể bạn sẽ sẵn sàng trả tiền cho những người sáng tạo tài năng để có được những món hàng độc nhất vô nhị.
Để minh họa, lấy ví dụ về 1,000 hình đại diện South Park độc nhất vô nhị, bạn có thể mint với giá 1 ETH mỗi hình. Gửi ETH đến SPA NFT contract, và bạn sẽ mint ra một “người anh em” mới cho Cartman và TBI, chú ý là chỉ khi trạng thái contract cho thấy có ít hơn 1,000 hình đại diện đã được mint. Nhờ tiêu chuẩn ERC-721, những giao dịch này của South Park có thể hoạt động giống như bất kỳ giao dịch NFT nào khác theo tiêu chuẩn đó trên Ethereum blockchain.
Đó là sự cải tiến gấp 100 lần so với cách hầu hết các hàng hóa ảo được mua ngày nay – thông qua các nền tảng tập trung, kín đáo như những gã khổng lồ về gaming, nơi mà sự khan hiếm chỉ thuộc về nhà sản xuất game. Ngược lại với các NFTs, 1) kết nối người dùng với một vũ trụ các nhà sáng tạo 2) với mức phí thấp hơn trong khi vẫn 3) cung cấp cho cả hai bên quyền sở hữu tài sản ảo của họ trên 4) bất kỳ nền tảng nào tin tưởng vào blockchain. Trong nhiều trường hợp, bản thân các tài sản có thể thậm chí phát triển theo thời gian.
Điều này đúng cho dù chúng ta đang nói về nghệ thuật kỹ thuật số, danh tính kỹ thuật số, tư cách thành viên cộng đồng, hàng hóa trong game hay tài sản tài chính.
Nó không phải về tài sản cá nhân. Hầu như tất cả các nhà đầu tư thông minh trong crypto đồng ý rằng phần lớn NFT sẽ ra đi như phần lớn ICO năm 2017…, về lại con số 0.
Nhưng một số các dự án ban đầu sẽ thành công ở quy mô lớn, và toàn bộ tài sản dạng này sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới. Các NFT sẽ tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế và trẻ em sẽ sở hữu nhiều hơn, thứ “giống như NFT hơn là các mặt hàng vật lý.” Bạn cần phải hiểu sức ảnh hưởng của NFT sẽ xuất hiện trước 2040 ngay cả khi hiện tại bạn không quan tâm đến chúng.
Hãy bắt đầu nhìn vào tương lai của NFT, tương lai ảo ổn định.
Bức tranh Mona Lisa JPEG trị giá 69 triệu USD
Bất kể NFT có tăng giá như một công nghệ mới mang tính chuyển đổi hay không, có thể bạn sẽ kinh ngạc khi mọi người đã chi hàng triệu USD cho các “jpeg”.
Để hiểu tại sao điều đó không hoàn toàn điên rồ, chúng ta nên bắt đầu với tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trong lịch sử, như Mona Lisa của Da Vinci, và xem xét “các nguyên tắc cơ bản” – lịch sử, độ hiếm có, giá trị biểu tượng, danh tiếng của nghệ sĩ và động lực thị trường cơ sở của tài sản vật chất.
Chắc chắn, Mona Lisa là tác phẩm mang tính biểu tượng nhất, của nghệ sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại, và được ca ngợi vì tính độc đáo ngay cả với những tác phẩm cùng thời Da Vinci.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, nó có một số thuộc tính “off-chain” làm bật nó lên. Nơi lưu giữ nó là bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, Louvre. Nó là mục tiêu của các vụ trộm nghệ thuật nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Nó trở thành một biểu tượng bất di bất dịch của văn hóa đại chúng và của chính nó do sự đơn giản và nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa. Những người khác muốn chụp ảnh với nàng Mona LiSa để thu hút lời khen trên mạng xã hội về du lịch. Là điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Louvre, nó cũng được cho là một tài sản vốn! Mona Lisa mang lại doanh thu du lịch hàng chục triệu USD mỗi năm.*
Tóm lại, đó là một bức tranh tuyệt vời với bối cảnh cực ngầu. Bạn có biết bất cứ trường hợp nào tương tự trong nghệ thuật kỹ thuật số không?
Everyday – The First 5,000 Days của Beeple có tất cả các yếu tố quan trọng để biến tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số thành Mona Lisa. Nghệ sĩ nổi tiếng? Đúng. Beeple có 2.5 triệu người theo dõi vào thời điểm bán ra. Bằng chứng khan hiếm? Đúng. Sẽ rất khó để tái hiện hay đạo nhái vì bức tranh tường đại diện cho đỉnh cao 14 năm miệt mài cống hiến mỗi ngày. Câu chuyện phía sau? Đúng. Không bị đánh cắp, nhưng nó đã làm nên lịch sử với tư cách là tác phẩm nghệ thuật NFT lớn đầu tiên được đấu giá thông qua Christie’s, và bản thân giá niêm yết (69 triệu USD) đã góp phần vào sự quý hiếm của tác phẩm này. Ngay cả khi danh tiếng trong giới nghệ thuật của Beeple thành công vang dội trong tương lai, nó sẽ không thay đổi sự mới mẻ và nổi tiếng về lần bán Everydays ban đầu của ông ấy.
Vậy đây là độc nhất hay thành công của Beeple thực sự có thể lặp lại? Hãy xem xét các động lực thị trường cơ sở trong nghệ thuật kỹ thuật số.
Nghệ thuật ở dạng vật lý là loại tài sản trị giá 1,7 nghìn tỷ USD với doanh số khoảng 60 tỷ USD hàng năm. Vào cuối quý 3, theo DappRadar, vốn hóa thị trường NFT chỉ có 14 tỷ USD không bao gồm các “profile picture collectible” – bộ sưu tập ảnh đại diện (chúng ta sẽ xem xét chúng trong phần tiếp theo), các tác phẩm NFT nghệ thuật kỹ thuật số đã kiếm được tổng doanh thu chưa đầy 2 tỷ USD cho đến nay. Vì vậy, NFT tương đương chưa đến 1% thị trường nghệ thuật vật lý, và nghệ thuật kỹ thuật số chỉ chiếm 1/10 của tổng thị trường NFT.
Những con số đó có nhắc bạn nhớ về bất kỳ tài sản bốn năm tuổi nào khác không?
Dù hiện nay giá trên thị trường NFT tăng cao, việc chuyển giao ban đầu từ nghệ thuật vật lý sang nghệ thuật kỹ thuật số có thể kết thúc như “bong bóng” bitcoin năm 2013, đã sập hơn 80% vào năm 2014, và cũng đánh dấu sự khởi đầu của sự chèn ép kéo dài hàng thập kỷ của vàng lên bitcoin.
Bạn có biết rằng vốn hóa thị trường của Bitcoin đã vượt 0,1% vàng vào tháng 11/2013? Thị trường nghệ thuật kỹ thuật số “non-collectible” (không sưu tầm) hiện cũng chiếm 0,1% thị trường nghệ thuật vật lý.
Tôi dự đoán rằng sự sụp đổ của thị trường nghệ thuật kỹ thuật số/NFT cuối cùng sẽ còn ghê gớm hơn việc bitcoin sập năm 2015 (bởi vì theo lý thuyết đây là những tài sản kém thanh khoản), nhưng quỹ đạo 10 năm của thị trường tổng thể sẽ giống nhau: Tăng trưởng 100+ lần.
DÙ VẬY. Trước khi bước vào lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật số, có một số điều bạn cần lưu ý về NFTs!
Vốn hóa thị trường của Bitcoin có thể đã tăng gấp 100 trong tám năm, nhưng nếu bạn nắm giữ bất chấp mọi khó khăn, bạn sẽ chỉ kiếm được 60 lần doanh thu do sự pha loãng từ bitcoin mới khai thác trong thời gian đó. Theo định nghĩa sở hữu trên toàn thị trường crypto, bạn chỉ kiếm được 30 lần vì các tài sản crypto mới khác như Ethereum tung ra thị trường và ăn sâu vào sự thống trị của Bitcoin (Bitcoin’s Dominance) trong vài năm qua.
Tôi đề cập điều đó vì không gian thiết kế là lớn hơn đáng kể trong NFT so với các loại crypto có thể thay thế được.
Ngay cả khi bạn đầu tư vào một tác phẩm gốc của Beeple hoặc một dự án hàng đầu khác, nó có thể sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển của toàn bộ “vốn hóa thị trường” NFT. Do đó, kịch bản chiến thắng dài hạn mà tôi thích trong thị trường NFT có liên quan đến cơ sở hạ tầng, cái sẽ hoạt động tốt hơn – rất nhiều – giá trị kỳ vọng của cả các dự án NFT uy tín nhất. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong một lĩnh vực như nghệ thuật (ví dụ: SuperRare), có thể sẽ không vượt trội hơn 1% NFT hàng đầu, nhưng giá trị kỳ vọng của bạn sẽ cao hơn, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và bạn sẽ không cần phải là một người định vị để dự án được thành công. Khi cơ sở hạ tầng NFT mở rộng với mọi danh mục tài sản khả thi, không gian cơ sở hạ tầng sẽ trở nên đặc biệt hấp dẫn.
*Ngoài ra, nếu bạn đến Louvre, bạn sẽ thấy Wedding at Canada ấn tượng hơn khoảng 10,000 lần so với Mona Lisa. Tôi đã dành 30 giây để ngắm nhìn Mona Lisa, và 90 phút nhìn chằm chằm vào Wedding at Canada. Venose là chàng thơ của tôi. Bức tranh ấy phải tốn hàng đêm và mỗi cuối tuần làm việc nghiêm túc.
PFPs: Punks vs. Apes
Nếu bạn chỉ đơn thuần xem xét tính thẩm mỹ, Beeple và các nghệ sĩ kỹ thuật số khác có thể phù hợp với thẩm mỹ của bạn. Nhưng bạn sẽ bỏ lỡ sự chuyển động lớn hơn trong NFT xung quanh bộ sưu tập ảnh profile do cộng đồng sở hữu, hay còn gọi là “PFP”, bùng nổ lên doanh thu 5 tỷ USD trong quý 3 năm nay. Các PFP hoàn toàn thu được giá trị từ các cộng đồng ban đầu và các meme của họ.
Bản thân các hình ảnh đã gây choáng ngợp (100 EtherRock được bán với giá trị giá 7 con số, mỗi con số đều được tạo ra trên clip art miễn phí theo nghĩa đen), như hàng trăm nghìn người đang chi tiền thật để mua các bộ sưu tập PFP để báo hiệu rằng họ a) đã sớm tham gia vào trò đùa này, b) tìm hiểu toàn bộ lịch sử và bối cảnh của các NFT và tại sao những PFP cụ thể này đáng để đầu tư, c) rất cần bạn bè và họ có nhiều tiền để đốt, hoặc d) tất cả những điều trên.
Nó hợp lý ở chỗ chúng ta sẽ thấy sự quan tâm nhiệt tình tăng dần cho các PFP. Chúng hoàn toàn phù hợp với crypto và metaverse mới nổi
Các dự án PFP với các thành viên cộng đồng cốt lõi tài năng, gắn bó, đóng góp vào nền kinh tế và văn hóa của dự án (giống như những người ứng dụng NFT đầu tiên của Punks), sẽ thu hút các thành viên khác. Chủ sở hữu của các NFT này thậm chí có thể nhận được ưu tiên truy cập vào các dự án và sự kiện mới, nhận một phần thu nhập từ cộng đồng (thông qua airdrops), đảm nhận các nhiệm vụ quản trị, và tận dụng các PFP của họ làm tài sản vốn (nếu chúng đủ thanh khoản). Nếu các NFT tiếp tục tăng, nhiều người có ảnh hưởng và người nổi tiếng sẽ muốn có những PFP lâu đời nhất với các thuộc tính hiếm có nhất, lập các kỷ lục on-chain sớm nhất, và có tính biểu tượng mạnh nhất.
Crypto Punks, Bored Apes và Pudgy Penguins có thể đại diện cho thành phần chính của danh tính kỹ thuật số và danh tiếng ẩn danh của một người trong tương lai. (Tôi không thể tin được là mình vừa viết như vậy.) Cũng giống như các thương hiệu dựa vào tính biểu tượng như slogans, hình ảnh, đại sứ thương hiệu,… làm tài sản vô hình, các bộ sưu tập crypto có thể tận dụng NFT theo những cách tương tự, vì họ có cách gói gọn toàn bộ các thành phần văn hoá nhỏ trong một PFP công khai duy nhất và kiểm soát được sự bất đồng.
Thật khó để tìm kiếm các PFP trừ khi bạn hiểu rằng những hàng hóa ảo mang tính biểu tượng này đã có mặt ở khắp mọi nơi và chúng là một phần danh tính của chúng ta. Như Fred Ehrsam nói với Vanity Fair:
“Hãy tưởng tượng bạn đang sống trên internet. Cách thế giới chủ yếu biết về bạn không phải qua khuôn mặt hay quần áo của bạn — mà là qua hình đại diện kỹ thuật số (digital avatar) của bạn. Tất nhiên bạn sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền cho một thứ như CryptoPunk: Đó là bộ mặt của bạn trong thế giới kỹ thuật số. Thêm vào đó, đó là chìa khóa để gia nhập một câu lạc bộ internet nhỏ và độc nhất. Trở thành chủ sở hữu CryptoPunk với tư cách là một người crypto-native tương đương với việc trở thành thành viên của Augusta National với tư cách là một doanh nhân lâu năm”.
CryptoPunks có giá trị đơn giản là vì chúng đại diện cho các PFP đầu tiên được mint trên Ethereum blockchain, một thực tế lịch sử sẽ không thể thay thế. 10,000 pixel Punk jpeg, mỗi loại có các tổ hợp “thuộc tính” khác nhau là một phần trong lịch sử crypto. Chúng có một câu chuyện nguồn gốc kỳ diệu, khi được ra mắt khá lâu, sau đó phần lớn bị lãng quên, rồi hồi sinh do “lần đầu tiên” không thể thay thế. Sự bùng nổ của NFT, sự phát tán lan truyền của Punk dưới dạng ảnh đại diện trên twitter, và giá tăng cao đã khiến chúng trở thành đối tượng hấp dẫn đối với những status signaler ở khắp mọi nơi.
Tôi khuyên các bạn nên đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn về lịch sử của Punk 7804, được bán bởi người sáng lập Figma với giá 7,8 triệu USD vào đầu năm nay. Lại là người giải thích NFT 101 rất hoành tráng (mà tôi sợ rằng tôi gần như vô tình ăn cắp ý tưởng ở thời điểm này):
Bên mua: “Có một thứ tôi nghiện nhất, kiểu như thực sự thèm muốn, và thực sự bị thu hút, tôi cảm thấy như nó chỉ có thể là sức hút. Trong số 10,000 CryptoPunk, chỉ có 9 người ngoài hành tinh, và trong số 9 người ngoài hành tinh, bức ảnh mà tôi thực sự yêu thích đó là 7804, hình ảnh một người ngoài hành tinh đang hút tẩu. Nó thực sự thu hút đối với tôi. Tôi không thể ngừng nghĩ về nó. Và vì vậy tôi thấy rằng người sở hữu nó đã bán một vài bức khác nữa. Và tôi nghĩ rằng nếu tôi đặt giá thầu đủ lớn, họ sẽ bán. Và vì vậy tôi đặt giá 12 ETH, lúc đó là 15.000 USD.”
Bên bán: “Hơn bao giờ hết, tôi tin rằng CryptoPunks là nghệ thuật sau khi bán 7804, điều này siêu hấp dẫn. Và tôi nghĩ lý do tại sao là sau khi cho đi, tôi đã cảm thấy xúc động. Tôi cảm thấy buồn. Nó không chỉ buồn như kiểu, “Ôi trời, đây là bức Mona Lisa kỹ thuật số và tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn vào một thời điểm nào đó.” Đó là một phần thể hiện danh tính của tôi. Đó là một chiếc mặt nạ. Kiểu mặt nạ gì? Chúng là những thứ mà bạn có thể thể hiện danh tính trên đó. Và đối với 7804, người ngoài hành tinh khôn ngoan, tôi cảm thấy hơi khác khi đeo nó.”
Thật phù hợp, chủ sở hữu mới, một người mua ẩn danh Peruggia (lấy tên kẻ trộm đã đánh cắp bức Mona Lisa), đã viết về lần mua của anh ấy bằng những câu từ sáng sủa, không hối tiếc.
Điều đó ý nghĩa! Nếu có đủ người liên kết kỹ thuật số của bản thân bạn với một hình đại diện nhất định, thì nó sẽ trở thành một phần nhận dạng của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, bạn sẽ chỉ cần tin tưởng vào chính TBI.
Đó là nghịch lý PFP cuối cùng: nhiều NFT có thể trở thành một phần danh tính không thể bán được của bạn.
Mọi bộ sưu tập được đầu tư thành công trở thành biểu tượng như áo CLB, ít có khả năng bán được hơn, do chúng liên kết chặt chẽ với một cộng đồng nhất định hoặc gắn PFP nhất định với danh tính chính chủ. Điều này có thể là một điều tốt nếu nhân tài trong mạng lưới dày đặc và KoLs thú vị (Jay-Z, Snoop, Serena và OBJ có Punks), nhưng sẽ là một điều khó khăn nếu các giá trị của cộng đồng bắt đầu đi chệch hướng, bạn và hình đại diện sẽ bắt đầu bị kỳ thị.
Có một số điều đã khiến tôi tránh xa PFP
- Tôi không biết mình sẽ làm gì với PFP và tôi hy vọng rằng tôi là một người đóng góp có ý nghĩa cho bất kỳ kế hoạch nào những người sáng tạo South Park có thể tiến về phía trước. (Nói thật là, sẽ khá thất vọng nếu tôi không tham gia vì hình đại diện của tôi đã không thay đổi trong 8 năm, kiên trì thêm 4 năm nữa nó sẽ trở nên hiếm có như average punk của bạn)
- Là một người đã tổ chức các hội nghị và cộng đồng chọn lọc với những tài năng, tôi có thể nói cho bạn biết mức giá cao là một tính năng ngăn chặn spam tốt, nhưng không phải là liều thuốc tăng chất lượng cộng đồng. Mọi người sẽ bắt đầu đổ xô nhiều hơn đến các nhóm chỉ dành cho những người có uy tín và được mời, xu hướng trả tiền để tham gia sẽ giảm ngay khi chúng ta đang ở trong một môi trường thị trường ổn định.
- Theo đó (và chúng ta sẽ đề cập đến các DAO và social token sau), tôi cảm thấy hứng thú khi được chấp nhận tham gia vào cộng đồng Friends With Benefits hơn bất kỳ điều gì khác trong lĩnh vực PFP. Điều gì như việc cho phép tạo thu nhập (thay vì quyền được mua) được thiết kế để làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái và tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ giúp giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất do nghịch lý social token, áp dụng cho bất kỳ cộng đồng NFT và social token nào.
Nếu bạn vẫn muốn mua PFP, bạn nên lựa chọn bộ sưu tập một cách khôn ngoan, và chuẩn bị để giữ nó như một món hàng xa xỉ có thể tiêu thụ được thay vì một “khoản đầu tư” có thể bị xóa sổ. Nếu bạn muốn tìm các cách tham gia khác ngoài PFP, hãy thử nghệ thuật kỹ thuật số (quay lại xem phần trước), túi Loot (ở các phần sau) hoặc một mảnh đất đẹp trong metaverse.
Tôi đã thấy những lời chỉ trích kém thuyết phục về các dự án PFP, nhưng điều này có vẻ nên được xem xét nhiều hơn một chút, thể hiện lo ngại rằng cách nói “lợi ích cộng đồng” tương tự như chương trình đa cấp (MLM). Chắc chắn rằng, Bored Ape Yacht Club và Pudgy Penguins không có đặc điểm *lịch sử* độc đáo nào khiến chúng trở nên đặc biệt, nhưng bạn không sở hữu một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt … đó là cả một cộng đồng.
Vấn đề là lợi ích của “cộng đồng” giảm mạnh khi bạn trả tiền để tham gia các cộng đồng PFP nhỏ. Các cộng đồng thực sự đắm chìm sẽ có các yếu tố lịch sử hoặc danh tiếng không thể phá vỡ. Bởi vì không có vấn đề với lập luận này, tôi sẽ kết thúc bằng: Long Punks, Neutral Apes, Short Penguins và tất cả những thứ khác. Nếu bạn không phải là người đầu tiên, bạn sẽ là người cuối cùng. (Trừ khi bạn đang chuyển dự án đến một blockchain mới, thì bạn có thể là người đầu tiên trở lại.)
Fan Token
Chúng tôi đã đề cập rất nhiều điều trong những phần trước đó, và hy vọng rằng bạn vẫn đang tiếp tục đọc. Để tóm tắt lại luận điểm meta NFT: sự chú ý hữu hạn, internet thì rộng lớn, chúng ta là những sinh vật được kích thích bởi lý thuyết bắt chước, và chúng tôi đang xây dựng một hệ thống tài chính song song điên rồ có thể đã tạo nên cầu nối giữa những người nổi tiếng và việc áp ứng dụng phổ biến trong công chúng thông qua nghệ thuật và đồ sưu tầm dựa trên crypto. Khi bạn thêm tất cả những thứ đó, NFT cho phép bạn “sở hữu một phần của Internet”.
Bây giờ, hãy thay thế “internet” bằng “những nhân vật yêu thích của bạn trong ngành giải trí” – trong âm nhạc, phim ảnh, thể thao, thời trang, gaming,… Fan token chỉ đơn giản là đồ sưu tầm kèm quyền thành viên. Các quyền đó có thể liên quan đến tài chính (vé, một phần tiền bản quyền), hoặc phi tài chính (tương tác mạng xã hội như fan cứng, quyền ưu tiên trải nghiệm), hoặc kết hợp cả hai.
Nghĩ về những gì có thể xảy ra với NBA Top Shots để minh họa.
Top Shots là bộ sưu tập các thẻ chơi ảo ghi lại các cầu thủ NBA và những khoảnh khắc huyền thoại từ trận đấu. Phiên bản ngu ngốc đầu tiên của Top Shots? Chúng là đồ sưu tầm giống như thẻ bóng chày cũ. Nhưng còn v2, v3…v8 thì sao? Những người sưu tập Top Shots có thể được mời tham gia các sự kiện dành cho người chơi VIP trong mùa off-season hoặc tham gia Trò chơi All-Star. Có thể họ sẽ giành được quyền tham gia xổ số để có được những chiếc ghế dự vòng playoff của đội chủ nhà yêu thích. Hoặc có tiếng nói về thiết kế áo mới của CLB trong giải đấu.
Hoặc trong âm nhạc, giả sử bạn đã mua một trong 1,000 NFT đầu tiên cho album mới của ban nhạc indie yêu thích. Họ trở thành xu hướng, và bây giờ bạn đã có vé vào hậu trường (thông qua NFT) cho chuyến lưu diễn tiếp theo của họ. Bạn nhận được một phần tiền bản quyền từ một bộ phim tài liệu Netflix đang tăng hạng. Trên thực tế, NFT của bạn cung cấp cho bạn quyền biểu quyết trong DAO đã bỏ phiếu về thỏa thuận tiền bản quyền ngay từ đầu! Có thể NFT đó giúp bạn nhận airdrop từ Audius.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Lil Nas X ra mắt một token? Anh ấy đã đi từ 900 lên đến 50 triệu người nghe trên Spotify trong vòng hai năm. Nếu bạn là một trong số 900 người, liệu bạn có mua (hoặc được airdrop!) một token $NAS vào thời điểm đó để giúp anh ấy quảng bá đĩa đơn đầu tiên của mình? $NAS đã có thể theo dõi những “tín đồ chân chính” của mình từ sớm và cho phép người hâm mộ cùng chia sẻ lợi ích cá nhân với thành công tài chính của anh ta.
“Win and help win” là một mô hình tốt cho người hâm mộ cũng như những người nổi tiếng và nó cũng áp dụng cho những người sáng tạo với lượng khán giả nhỏ hơn nhiều (1000 người hâm mộ thực sự). DJ EDM 3LAU đã ra mắt một NFT và kiếm được $12m. Một nhóm sản xuất phim tài liệu đã kêu gọi được $2m để kể câu chuyện của Ethereum.
Các công cụ dành cho người sáng tạo như Substack (newsletter) và Callin (podcasting) đang giúp việc tổng kết “khía cạnh kinh doanh” của nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tôi có thể thấy NFT đang mở ra những con đường lớn để phát triển trong những cộng đồng đó, như Mirror đã làm trong cuộc chiến với Medium.
Fan token, dù chúng là NFT hay social token có thể thay thế, có thể là thứ giúp crypto vượt qua vực thẳm để được chấp nhận chính thống khi nhiều cộng đồng bắt đầu sở hữu.
Nếu nghệ thuật kỹ thuật số và PFP là tin tốt cho các nghệ thuật gia làm hình ảnh, thì fan token mở ra một dòng giá trị hoàn toàn mới cho phần còn lại của ngành giải trí (đặc biệt là phim ảnh, âm nhạc, thể thao). Họ cũng phá vỡ rào cản mà LA có đối với phim và âm nhạc, kết nối tốt hơn những người có triển vọng, mở ra miếng bánh cho tất cả những người sáng tạo, và cắt giảm nhà sản xuất độc quyền LA từ 50-75% trở lên.
Tôi muốn so sánh với tình huống giữa Uniswap và Binance.
LA (Binance?) có lẽ phù hợp để phục vụ những người dùng chỉ muốn tham gia vào các vở diễn nổi tiếng nhất. Nhưng nếu sở thích của bạn nằm ngoài top 100, bạn có khả năng được phục vụ tốt hơn khi là một người hâm mộ bởi sàn NFT ngang hàng.
Tin tốt là nền kinh tế sáng tạo gần đây đã vượt qua tổng thu nhập 10 tỷ USD và tăng 48% so với cùng kỳ năm trước các NFT. Biểu đồ sẽ có xu hướng theo chiều dọc đối với các NFT.
Nó có thể là một bước nhảy ngắn từ “fan token” đến “initial person offering” hoặc “income sharing agreement” – vốn còn nhiều tranh cãi, nhưng có lẽ không thể tránh khỏi. Tôi hy vọng sự bùng nổ về fan token sẽ dẫn đến sự hồi sinh sáng tạo (sự quan tâm và tính khả thi) của các ISA. Chúng ta sẽ thấy “fan token” dành cho sinh viên triển vọng có tiềm năng, bỏ học đại học và bắt đầu làm việc trong Web3.
Axie Infinity và cuộc cách mạng Play-to-earn
Một lý do khiến công nghiệp trò chơi trở nên thống trị trong ngành công nghiệp giải trí (lớn hơn cả ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc cộng lại) là có liên quan đến việc nắm bắt sớm các phương tiện truyền thông mới của internet (streaming) và các mô hình kinh doanh (freemium và sàn giao dịch hàng hóa ảo). Sẽ thật là mỉa mai nếu những studio đó lại bỏ qua crypto, đặc biệt là vì tốc độ phát triển và khả năng tạo doanh thu trong trò chơi crypto không còn là lý thuyết nữa. Chúng đồng nhất với nhau.
Hãy xem xét tính kinh tế đối với ba ứng dụng tạo ra doanh thu hàng đầu của Ethereum trong quý vừa qua: Axie, OpenSea và Uniswap. Axie và OpenSea đã kiếm được doanh thu hơn 500 triệu USD trong ba tháng qua. Tiếp theo là Uniswap với khoảng 475 triệu USD. Và, Axie và OpenSea đều lớn hơn 5 ứng dụng Ethereum tiếp theo cộng lại.
Sự phát triển của Axie cuối cùng cũng có dấu hiệu giảm đi, nhưng xu hướng play-to-earn gaming mà nó tiên phong vẫn còn duy trì. Số tiền mà các nền tảng này đã huy động được là rất lớn và chúng được thiết lập cho một chu kỳ lặp lại và phát triển đầy đủ bất kể sự điên cuồng của lĩnh vực này có lắng xuống vào năm tới hay không. a16z đã chi 150 triệu USD trong Mythical Games. Enjin công bố một quỹ gaming trị giá $100m. FTX và Lightspeed đã đầu tư 21 triệu USD trong Faraway Games. Trong cùng một ngày.
Khi crypto gaming đang đi vào thời đại của mình, có một tình thế tiến thoái lưỡng nan đang diễn ra đối với các gamemaker đương nhiệm. Steam đã cấm crypto. Epic Games Store sẽ dự kiến chào đón các trò chơi “sử dụng công nghệ blockchain”, miễn là chúng “tuân theo các luật liên quan, tiết lộ các điều khoản của mình, và được phân loại theo độ tuổi bởi một nhóm thích hợp.” Nhưng ngay cả những người đương nhiệm nhiệt tình nhất cũng không thể đối mặt để tích hợp Web3 thật suôn sẻ. Chúng tôi đã thấy phản ứng dữ dội có thể xảy ra, nhanh chóng và nghiêm trọng như thế nào từ những người dùng chống crypto, khi Discord thậm chí đã dè bỉu việc tích hợp NFT.
Tôi không nghĩ rằng sự miễn cưỡng ban đầu sẽ kéo dài. Tôi cá là 5 studio gaming hàng đầu tham gia vào crypto theo đúng nghĩa đen vào năm tới, rất có thể thông qua M&A của các trò chơi Web3 khác. Lợi ích của việc tiếp cận sớm vào xu hướng 10 năm hóa ra sẽ rất hấp dẫn (tận dụng cơn sốt NFT trong khi mọi thứ đang nóng lên và tạo lợi thế trong cuộc chiến nhân tài sắp tới) cho tất cả các công ty dẫn đầu thị trường. Một loạt các giao dịch quy mô nhỏ có thể cho phép người đương nhiệm đưa một hệ sinh thái và giải quyết các khúc mắc trước khi đưa công nghệ vào vũ trụ gaming đầy đủ.
Không chỉ chủ nghĩa cơ hội sẽ thúc đẩy. Các mối đe dọa do ngồi yên cũng là thật.
Những gã khổng lồ gaming ngày nay tạo ra doanh thu hàng năm 120 tỷ USD với tỷ lệ mặc định là 100%. So sánh điều đó với Axie, một trò chơi nhàm chán thậm chí không có sẵn trong các app store. Mô hình play-to-earn của nó đã giảm chi phí mua lại của khách hàng xuống 0, thu hút hàng triệu người dùng và vốn hóa thị trường 10 tỷ USD trong vòng chưa đầy một năm. Điều đó sẽ đánh thức họ. Không có gaming CEO nào muốn có nằm ngoài thành công như vậy.
Biểu đồ này sẽ nằm trên trang trình bày đầu tiên của mỗi board deck của gamemaker CEO kể từ năm 2022.
Loot: NFTs có thể tổng hợp
Rõ như giấy trắng mực đen. Loot sale mùa hè này là một thử nghiệm Rorschak cho NFT. Bạn có thể nghĩ rằng đó là sự khởi đầu tuyệt vời của một bản NFT nguyên thủy mới “composable – có thể tổng hợp” dành cho các gamer kỹ thuật số, hoặc bạn nghĩ rằng đó là Billy Madison ngu ngốc. Thành thật mà nói, nó có thể là một chút từ cả hai, nhưng có một vài điểm tôi rút ra từ Loot đó là tích cực. (Ví dụ:các newsletter “khẩn cấp” của VC nên được tạo ra dưới dạng các NFT cho vui.)
Những thứ như Loot có vẻ như nó có thể là trụ cột cho một dòng trò chơi thuần Web3 mới. Nếu bạn nhìn vào số tiền huy động được cho hàng hóa kỹ thuật số, một nhà phê bình có thể chỉ ra rằng điều này có nhiều khả năng dẫn đến sự chuyển giao tài sản khổng lồ từ các nhà đầu tư ETH và người đánh cược sang người sáng tạo và các studio “gaming phi tập trung”.
Hàng hóa ảo cho hầu hết các trò chơi giả tưởng mới này có thể trông giống nhau, nhưng các cộng đồng khác nhau chắc chắn sẽ bán những thứ trừu tượng giống như các đối tác Web2 của họ. Liệu Ember Sword có tương thích trong mọi trò chơi khác không? Có lẽ thế, nhưng tại sao phải trả tiền cho thanh kiếm ngay từ đầu nếu bạn có thể mua thanh kiếm Loot, và *mọi* nhà sản xuất trò chơi đều xây dựng một bản tóm tắt để tôn vinh và công nhận giá trị của vật phẩm đó.
Những người hoài nghi có lẽ đang đánh giá thấp độ lớn của một dự án như Loot, và tôi nói thế nếu một người ghét phiên bản 1 và thực tế là những người lý trí đã đẩy giá thầu danh sách các từ với tỷ lệ tương tự như một công ty mà người khác đã xây dựng trong hơn bốn năm.
Nhưng tôi không phải là người ghét v1. Bài học kinh nghiệm lớn mà tôi có trên Loot sẽ lặp lại những gì tôi đã nói trên các cộng đồng PFP nói chung. Những người đến với Loot muộn ba tuần, nhưng tương đối sớm đối với thế giới crypto gaming dường như không đánh giá cao danh sách của một dự án duy nhất rơi vào tay các VC. Tôi khá chắc chắn rằng sẽ có một phiên bản Loot play-to-earn cao cấp sử dụng phương thức fair launch trên các trò chơi.
Nó có thể được cấu trúc như airdrop cho những người cày game crypto khác, hoặc kết hợp hệ thống tính điểm play-to-earn theo dõi cam kết chơi trò chơi mới trên bất kỳ dự án nào chọn tham gia vũ trụ “danh sách hàng hóa có thể tổng hợp” mới. Bạn sẽ tìm thấy người kế nhiệm của Loot khi những người có ảnh hưởng đến game thủ viết các chủ đề về dự án, chứ không phải những nhà đầu cơ crypto trên twitter.
Tài chính hoá NFT
Theo lý thuyết, tài sản duy nhất có tính thanh khoản thấp hơn tài sản có thể thay thế. Điều đó tạo ra một số thách thức khi nói đến việc hình thành giá trên thị trường NFT, không chỉ đối với hoạt động bán lại lần hai, mà còn đối với việc thế chấp tài sản ảo. Đã có một vài nỗ lực ban đầu để giải quyết thách thức này và đây sẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất để phát triển cơ sở hạ tầng NFT trong những năm tới. NFT rất dễ biến động, và có thể không có giá thầu cho nhiều tài sản này trong thị trường giảm. Thậm chí có thể vay các NFTs đồng thời phòng ngừa rủi ro về giá đặc trưng của các dự án và các bộ phận cụ thể hay không
Có thể, nhưng chỉ khi bạn có thể khiến người cho vay cảm thấy thoải mái với các tài sản này.
Các dự án như WHALE gom thành một bộ sưu tập NFT từ một nhà sưu tập duy nhất, và mã hóa quyền truy cập vào danh mục đầu tư. PleasrDAO và PartyDAO đang xây dựng cơ sở hạ tầng đấu thầu tập thể giúp các nhóm bắt đầu đấu giá công khai các NFT (phân mảnh bằng một tên khác). Định giá các công cụ phái sinh và tài sản thế chấp ngoài giá sàn có thể là một thảm họa, vì nhiều “sàn” thực sự không có giá thầu nào cả.
Token FLOOR của Punk Floor, mặt khác, có vẻ là cách tiếp cận tốt hơn. Đây là một chút nhầm lẫn – token nhằm mục đích theo dõi giá của một punk tầm trung bằng cách tổng hợp và chia nhỏ quyền sở hữu của 104 punks có độ hiếm khác nhau. FLOOR có thể được hình dung là người mua cuối cùng trong thị trường giá xuống (chuyển thành bộ sưu tập có thanh khoản cao nhất), và người bán hàng tồn kho trong thị trường tăng giá (khi giá thầu cạnh tranh nhất). Trong thời gian đó, token được giao dịch với giá khoảng 20% giá sàn Punk ngày hôm nay – sẽ không tệ nếu bạn muốn tham gia vào Punks, nhưng không có $500k.
Nó làm tôi nhớ đến quan điểm của Matt Levine về các NFT phân mảnh:
“Chủ sở hữu/nhà phát hành chứng khoán: Tôi đã mua hình ảnh độc nhất của một con chó với giá 4 triệu USD.
Công chúng: Haha tốt, chúc mừng, số tiền đã được tiêu hợp lý.
Chủ sở hữu/nhà phát hành chứng khoán: Ngoài ra, tôi sẽ bán quyền sở hữu phân mảnh của nó với giá tương đương 225 triệu USD.
Công chúng: Ahahaha lại là một câu chuyện hay, trò đùa trị giá 225 triệu USD hay đấy.
Đó là hai câu chuyện cười và nó đáng giá gấp 55 lần. Tôi cũng không biết nữa!”
Tôi thừa nhận rằng tôi đã gặp khó khăn khi xoay quanh việc làm thế nào mà các NFT không phải tạo ra 1:1 vẫn có thể chia nhỏ quyền sở hữu của chúng một cách hiệu quả. Nhưng có nhiều thứ tương tự trong thế giới thực: timeshares, và cho thuê lại bất động sản, cho thuê sàn diễn trong ngành thời trang, giấy phép chỗ ngồi cá nhân trong ngành thể thao, và nhiều hơn thế.
Sẽ mất thời gian để phân mảnh NFT đúng không, và tôi dự đoán chúng ta sẽ thấy một số cơn địa chấn từ các dự án đánh giá quá cao giá trị tài sản thế chấp của họ, nhưng về lâu dài, đây sẽ là một cơ hội mở khóa rất lớn cho nền kinh tế crypto. Nó bắt đầu với PFP, bộ sưu tập nghệ thuật và vùng đất metaverse.
Opensea & những người bạn
Trong 18 tháng qua, OpenSea đã đạt được một trong những mức tăng doanh thu nhanh nhất so với bất kỳ doanh nghiệp nào trong lịch sử. Họ đã đi từ một công ty khởi nghiệp ở seed stage thành một decacorn tài năng, và tôi nghĩ cuối cùng họ có thể trở thành một công ty (hoặc mạng lưới) trị giá 100 tỷ USD nếu tiếp tục hoạt động. Biểu đồ này làm nổi bật tốc độ hoàn thành mục tiêu P&L của họ.
Những con số như thế này là lý do tại sao Coinbase có kế hoạch thâm nhập thị trường. FTX đã ở đó. Giống như Gemini. Các công ty kế thừa như GameStop đang thèm khát khi nhìn vào những con số đó. Sotheby’s thậm chí cũng sẽ thâm nhập. Đó là sự xác thực về quy mô của loại tài sản NFT mới nổi chứ không phải là mối đe dọa thực sự đối với hoạt động kinh doanh của OpenSea. Câu hỏi lớn hơn đối với tôi không phải là liệu OpenSea và các thị trường NFT chuyên doanh khác có thành công hay không, mà là làm cách nào để chúng phân phối trong ngành theo thời gian.
Câu trả lời có thể rất đơn giản – OpenSea và các công ty chuyên doanh ảo có thể chiếm ưu thế trong lĩnh vực hàng hóa ảo, trong khi các sàn NFT liên kết lại thống trị về mặt tài chính. Bạn sẽ mua và bán mảnh đất Punks và Decentraland trên OpenSea, nhưng bạn sẽ mua và bán token FLOOR và thế chấp LAND trên Coinbase hoặc FTX.
Theo cách đó, các quy định thù địch crypto của SEC có thể là luồng gió mạnh nhất của OpenSea, với lý do sàn NFT không cần vượt qua hoặc thậm chí tuân theo luật chứng khoán do sự phát triển bùng nổ trên các nền tảng còn lại của chúng. Để lại các quỹ đất cho các sàn giao dịch và đại lý môi giới nội bộ của họ.
Cryptoverse
Matthew Ball định nghĩa metaverse là một vương quốc ảo với 7 tính chất: bền bỉ (kết nối toàn cầu vĩnh viễn và luôn mở); sống động (thời gian thực như vật lý), “sự hiện diện” của người dùng không giới hạn (cảm giác như trong sân vận động); nền kinh tế vững mạnh (Các NFTs là hàng hóa, token có thể thay thế là tiền tệ và hàng hóa); sự tương quan giữa thế giới kỹ thuật số và vật chất (không có rào cản!); khả năng tương tác (hàng xách tay, định danh, IP); và phát triển theo hướng người dùng (“nội dung” và “trải nghiệm” được tạo ra một cách công khai thay vì thông qua một công ty trung tâm).
Nếu bạn tin rằng sẽ có những nơi như vậy và đánh giá cao rằng chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để ở đó trong tương lai, có lẽ rõ ràng chúng ta sẽ gán giá trị ngày càng lớn hơn cho hàng hóa kỹ thuật số thay vì hàng hóa vật chất.
Câu hỏi duy nhất sau đó là metaverse sẽ phát triển theo hướng nào? Đó sẽ là citadel-centric (công nghệ lớn, có rào cản thống trị), hay frontier-centric (mở, dựa trên đám mây và được bảo mật bằng crypto).
Bài viết của Alison McCauley so sánh lễ hội Decentraland và Roblox gần đây đã minh họa sự khác biệt ngắn hạn mà chúng ta có thể mong đợi giữa hai trường phái:
“Trong tuần trước, hai lễ hội metaverse toàn cầu đồng thời đã diễn ra cho chúng ta cái nhìn sơ lược về các phe cạnh tranh của cuộc chiến giành quyền kiểm soát ngày nay. Một bên được sản xuất bởi một người chơi game lâu đời, cái còn lại được tạo ra bởi một nhà tiên phong metaverse phi tập trung.
Roblox, một công ty đại chúng với doanh thu năm 2020 là 924 triệu USD, đã tổ chức lễ hội âm nhạc ảo đầu tiên trên nền tảng Roblox với sự hợp tác của nhà sản xuất sự kiện âm nhạc Insomniac. Cùng lúc đó, Decentraland, một thế giới ảo mở hoàn toàn thuộc sở hữu của người dùng, đã tổ chức Lễ hội Metaverse đầu tiên.
Cả hai sự kiện đã cho chúng ta cái nhìn sơ lược về cách công nghệ kỹ thuật số có thể nâng cao trải nghiệm khi tham dự một sự kiện; làm thế nào để buổi biểu diễn trực tiếp có thể được tích hợp một cách trơn tru; làm thế nào để những trải nghiệm độc quyền có thể được xây dựng; và làm thế nào chúng ta có thể tập hợp lại, bất kể chúng ta sống ở đâu, trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng cho chúng ta một dấu hiệu về sự đánh đổi phía trước.
Trải nghiệm Roblox thì quá là hấp dẫn, với thiết kế kinh phí cao cho trải nghiệm kỹ thuật số của công ty. Cùng với Carnival Electric Daisy (EDC) ở Las Vegas, trải nghiệm ảo không chỉ tích hợp các sân khấu trực tuyến và đội hình ấn tượng của EDC, mà còn cung cấp các trò chơi, lều ảo và buổi gặp gỡ nghệ sĩ.
Lễ hội của Decentraland được thiết kế và dàn dựng cẩn thận với các bộ ảnh của hơn 80 nghệ sĩ, bao gồm cả Deadmau5, một cửa hàng bán vật phẩm cho các công nghệ mang trên người NFT — và thậm chí cả nhà vệ sinh di động kỹ thuật số. Lễ hội Decentraland giống như một dự án cộng đồng — sáng tạo hơn, ít được sản xuất hơn.
Tuy nhiên, điều nổi bật nhất về Decentraland đã xảy ra ở hậu trường. Trong thế giới này, con người có thể trực tiếp sở hữu và phát triển mảnh đất kỹ thuật số. Họ có thể tiến hành thương mại trực tiếp với những người tham gia khác. Và thay vì dựa vào một tập đoàn để điều hành thế giới, người dùng của họ sẽ tự quản lý các chính sách, thông qua Tổ chức tự trị phi tập trung – Decentralized Autonomous Organization (DAO).”
Bất cứ ai chưa từng bước chân vào một trong những lễ hội này có thể nghĩ rằng “không có sự khan hiếm trong nghệ thuật kỹ thuật số bởi vì bạn có thể nhấp chuột phải để lưu jpeg.” Nhưng điều mà những người nhấp chuột ấy không hiểu được đó là nó sẽ không thể xảy ra được cả về mặt kỹ thuật và xã hội trong metaverse, nơi nghệ thuật kỹ thuật số, hình đại diện, đất đai,…đều được gắn liền với biên nhận blockchain.
Bạn có thể tưởng tượng khi đến bữa tiệc Decentraland trong một chiếc đầm hàng nhái không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chủ sở hữu thực sự xuất hiện? Trong khi cô ấy đi vòng quanh với hào quang xác thực theo nghĩa đen, hành vi gian lận của bạn sẽ bị phơi bày ngay tại chỗ khi một chiếc vòng cổ hình nón xấu hổ màu đỏ nhấp nháy lơ lửng trên hình đại diện của bạn. Thật kỳ quặc.
Khi nói đến metaverse, tiền của tôi gần như là cryptoverse. Các citadel trung hạn. Và trong dài hạn, đó là một vụ lật kèo. Hãy nói về lý do tại sao.
Tôi đã nói là Metaverse, không phải là Meta
Metaverse không nhất thiết là địa ngục.
Với phần mềm hỗ trợ Web3, chúng ta có thể sống trong một thế giới nơi các nhà thiết kế cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh thu phí dịch vụ để có quyền lưu trữ và kiếm tiền từ dữ liệu của bạn. “Chúng tôi sẽ giúp việc bán dữ liệu của bạn dễ dàng hơn gấp 100 lần, nhưng vẫn giữ 20% lợi nhuận” có vẻ như một món hời trung hạn hợp lý sẽ lôi kéo người dùng đến crypto và gây áp lực cho các công ty Web2 giảm tỷ lệ mua của họ. Tôi không thấy hầu hết các gã khổng lồ công nghệ hiện đại cung cấp các lựa chọn thay thế hấp dẫn cho crypto khi nói đến metaverse mở. Nhưng Meta là một ngoại lệ.
Một công ty đương nhiệm như Meta – với “blue app” và Instagram sinh ra lợi nhuận khủng, cùng các sản phẩm kiếm tiền khác – là một người chơi thú vị trong metaverse vì nó có đủ khả năng để thử nghiệm các mô hình kiếm tiền mới và khuyến khích người dùng theo một số kỹ thuật số khổng lồ – các dòng sản phẩm đầu tiên (Oculus, Whatsapp và Messenger), không gây nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi trên Instagram và “the Blue App”, liên kết chặt chẽ hơn với danh tính “thế giới thực” của chúng ta.
Tôi cũng như phần còn lại của Internet, có rất nhiều suy nghĩ về Facebook/Meta nói chung. Tôi đồng ý với Qiao rằng mục tiêu của việc đổi tên và để tránh xa cái tên Facebook cũ độc hại. Tôi đồng ý với David Sacks rằng cuộc đuổi cùng giết tận của giới truyền thông đối với Zuckerberg, phản ánh hành vi xấu của chính họ – đó là sự vượt trội trở nên tồi tệ hơn. Tôi cũng đồng ý với Balaji rằng khả năng phục hồi của Zuck rất ấn tượng, với anh ấy rất đáng để cược vào và tin tưởng khi nói đến điểm xoay chiều của Meta.
Vâng, Zuckerberg có thể là người máy duy nhất trên hành tinh có thể đưa ra thông báo chấn động như Meta. Nhưng 10 tỷ USD mỗi năm là một khoản đầu tư khổng lồ và cần thiết để đặt nền tảng cho metaverse giống như việc triển khai fiberoptics vào những năm đầu. Meta có thể tạo ra lối đi cho phần cứng, phần mềm đồ họa và băng thông di động đến mức metaverse trở nên thực sự nhập vai.
Tôi rất hào hứng về những gì Facebook có thể xây dựng trong VR kể từ khi tôi phác thảo hình bát giác ảo đầu tiên của mình với Oculus Quest vào năm ngoái. Đó là khoảnh khắc hưng phấn về công nghệ mà tôi chỉ trải qua hai lần trước đây: đi chuyến xe Uber đầu tiên và đọc white paper về bitcoin. Tôi sẽ vui mừng hơn nếu Meta giữ lời hứa khi giữ công việc metaverse luôn cởi mở.
Thành công của công ty sẽ phụ thuộc vào sự chân thành, và đó phải là con đường ưu tiên. Sở hữu nền tảng thống trị của vùng đất duy nhất có thể sinh sống chưa được định cư hoàn toàn (đám mây) thì các thứ tự độ lớn có giá trị lớn hơn là sở hữu một citadel duy nhất trên mảnh đất đó. Tôi nghĩ Zuck biết điều này và anh ấy đang nói những điều đúng đắn. Cuộc phỏng vấn của Ben Thompson với anh ấy rất đáng để đọc toàn bộ.
Các chứng chỉ không thể thay thế: Nhận dạng mô-đun của bạn
Kể từ năm 2018, tôi đã bị hấp dẫn bởi các khái niệm về thị trường chọn lọc và hệ thống đăng ký được quản lý bằng token như một sự thay thế kỹ thuật số cho các chứng chỉ.
Các NFT có thể được chứng minh là block xây dựng còn thiếu sau cùng để đi vào hoạt động vì chúng 1) chi tiết hóa các thành tích, 2) có các đặc điểm kỹ thuật giúp chúng dễ dàng tích hợp trên nhiều nền tảng khác nhau và 3) có thể kết hợp được, điều này có nghĩa là chúng có thể phát triển theo thời gian
Lấy một bằng tốt nghiệp kỹ thuật số làm ví dụ. Trong thế giới 1.0 của các cơ quan đăng ký được quản lý bằng token, những văn bằng này sẽ phản ánh kết quả đạt/không đạt nhị phân và rất dễ dàng làm hỏng tình trạng nguyên vẹn của chứng chỉ bằng cách hối lộ theo cách vào cơ quan đăng ký hoặc phân biệt đối xử một cách không thích đáng đối với một ứng viên đủ tiêu chuẩn khác thông qua quy tắc đám đông.
Các NFTs sẽ làm cho mọi thứ khác đi một chút. Thay vì bắt đầu với thông tin xác thực bao quát (chứng chỉ), các NFT bắt đầu với từng mục rời rạc trên phiếu tự đánh giá. Từ “Bạn đã hoàn thành bằng cấp này?” trở thành “Bạn đã hoàn thành câu hỏi này chưa? Bạn đã hoàn thành 100 câu hỏi để vượt qua khóa học này chưa? Bạn đã hoàn thành 20 khóa học cần thiết để đạt được bằng cấp này chưa?” Đó là 2,000 NFT riêng biệt cho một chứng chỉ và 500 NFT hàng đầu có thể xác định “chuyên ngành” của bạn. Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng những thứ như thuộc tính hiếm có để cuối cùng giải quyết vấn đề chủ quan trong việc xác thực. NFT của bạn có thể có một thuộc tính khác nếu công việc của bạn được coi là tốt nhất hoặc trong 5% hàng đầu.
Đồng thời, tôi nghĩ NFT cũng sẽ là xương sống kỹ thuật giúp chuyển đổi thông tin xác thực và số nhận dạng trong thế giới thực của bạn sang thế giới mới.
Bạn sẽ không cần đưa giấy phép lái xe mỗi khi cần chứng minh danh tính của mình – chữ ký điện tử của bạn sẽ mở khóa quyền truy cập vào NFT của giấy phép, hồ sơ sức khỏe hoặc bảo hiểm của bạn,…Chúng ta đang nói về sự cải tiến gấp 1000 lần về khả năng di động của danh tính cũng như tính nhất quán và khả năng so sánh thông tin xác thực của chúng ta.
Tiềm năng để hình dung các thông tin xác thực và danh tiếng thông qua các bản trình bày nghệ thuật NFT có thể giúp bạn mở rộng tầm mắt và thay đổi quan điểm của mình. Tại một buổi gặp mặt ảo, bạn có thể chọn hiển thị thông tin xác thực trực tiếp trên ve áo hình đại diện của bạn (một diễn giả hoặc VIP có thể đeo huy hiệu “đăng ký” NFT). Tại một hangout trên mạng xã hội, bạn có thể chọn “mang” một danh tính khác (đó không phải là tất cả về thời trang sao?) để biểu thị địa vị (“có vẻ hiếm”) hoặc khiêm tốn (trang phục ảo của thương hiệu ESG).
Các NFT là những bức tranh có giá trị bằng hàng nghìn từ viết trong bản sơ lược lý lịch. Một trong những xu hướng lớn nhất mà chúng ta sẽ thấy vào năm 2022 là việc hướng tới các NFT kiếm được và có giá trị. Nếu ví crypto của bạn trở nên nhận dạng kỹ thuật số toàn cầu, thì các NFT sẽ đại diện cho tất cả các thành phần phụ trong danh tính của bạn. Tư cách hội viên có thể kết hợp, NFTs có thể chuyển nhượng, và vâng, các TCR sẽ trở lại.
Namespace & Chia sẻ dữ liệu
Cần phải lưu ý thêm hai block xây dựng khác cho danh tính không thể thay thế: các dịch vụ tên miền phi tập trung và sàn giao dịch dữ liệu sẽ làm cho dữ liệu cá nhân trở nên tầm thường.
Dịch vụ miền crypto là một ứng dụng sát thủ rõ ràng để quản lý danh tính Web3. Một trong những khối xây dựng của cơ sở hạ tầng internet là đăng ký tên miền. Các miền web giúp con người đọc hiểu được địa chỉ IP, và điều này cũng đúng với nhiều địa chỉ dựa trên blockchain. Nếu các PFP làm cho ví điện tử trực quan hơn, thì các tổ chức đăng ký như ENS và Handshake làm cho chúng dễ tương tác hơn và đáng tin cậy hơn.
Gần nửa triệu tên miền ENS đã được đăng ký trước đợt airdrop hàng tỷ USD của protocol cho người dùng đầu tiên của nó vào tháng trước và có thể hình dung được rằng mạng lưới có thể cạnh tranh hoặc vượt qua các nhà bảo trì DNS tập trung như Verisign (vốn hóa thị trường 27 tỷ USD) một ngày. Verisign quản lý gần 85% trong số 200 triệu trang web trên thế giới hiện nay, nhưng không gian miền cho danh tính trong Web3 có thể lớn hơn 2-3 bậc về thứ tự độ lớn, vì số lượng trang web nhiều gấp 40 lần, số thiết bị kết nối Internet gấp 5 lần so với con người, và rất nhiều công dân toàn cầu, những người sẽ không nhất thiết tin tưởng Verisign về các lựa chọn thay thế phi tập trung.
Các nhận dạng rõ ràng cũng sẽ giúp mọi người và thiết bị của họ có thể trích xuất giá trị từ dữ liệu của mình. Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế, có ít hơn 1% dữ liệu trên thế giới được thực sự sử dụng và phân tích, mặc dù lượng dữ liệu “có tiềm năng hữu ích” tăng gấp đôi từ 20 lên 40% từ năm 2012 đến năm 2020. Với thị trường phân tích dữ liệu tăng lên gần 100 tỷ USD vào cuối năm tới, và các nghiên cứu điển hình như dữ liệu lớn hơn 1 tỷ USD/khoản đầu tư giữ chân khách hàng của Netflix ngày càng nên phổ biến hơn, các công ty cũng như người dùng sẽ muốn kiếm tiền tốt hơn từ dữ liệu của họ. Trong Web3, các protocol như Ocean cung cấp vỏ bọc cho các gói dữ liệu này bằng cách khuyến khích chia sẻ công khai và kiếm tiền an toàn từ dữ liệu cũng như hình thành giá tốt hơn thông qua thị trường dữ liệu thanh khoản.
Thị trường dữ liệu vẫn là nguồn gốc cho doanh thu quảng cáo của các công ty FAMGA (và một số công ty khác), vì vậy có rất nhiều điều đang bị đe dọa.
Xổ số DeSo
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn kết hợp các PFP, số nhận dạng .eth vĩnh viễn, khả năng tổng hợp dữ liệu và thị trường định giá dữ liệu bằng AI? Bạn nhận được Mạng lưới Xã hội Phi tập trung và phần thưởng tiềm năng giống như xổ số cho nội dung do người dùng tạo ra ban đầu và lan truyền nội dung đó.
Ngày nay, mạng xã hội Web3 dường như là một điều tất yếu và có thể đã ở đây với sự ra đời của các dự án như Mạng xã hội Phi tập trung theo nghĩa đen (trước đây là Bitclout), BlueSky của Twitter và gm.xyz. Tuy nhiên, không rõ mạng lưới nào sẽ sớm dẫn đầu hay chứng tỏ khả năng tồn tại thực sự. Mạng xã hội phi tập trung đã huy động được 200 triệu USD từ a16z sau khi thu về một khoản tài sản nhỏ từ doanh số bán hàng từ token “Clout” (đổi tên thành $DESO) và đang thanh toán khoản tiền đó bằng quỹ 50 triệu USD của riêng mình để thúc đẩy phát triển cộng đồng, nhưng UX thì khó hiểu và tôi nghi ngờ việc “pay-to-tweet” có là một mô hình hợp lý.
Tuy nhiên, khái niệm cốt lõi rất hợp lý: thưởng tiền cho bất kỳ người dùng nào “lan truyền nhanh chóng”. TikTok có quyền này (đẩy nhanh các bài đăng sớm của người dùng để thu hút họ) mà không cần phần thưởng token. Một công ty khởi nghiệp Web3 sẽ thậm chí còn làm được điều đó đúng đắn hơn với phần thưởng tài chính.
Không chỉ người dùng sẽ được hưởng lợi. Các DeSo protocol sẽ khuyến khích hàng chục nhà phát triển cạnh tranh xây dựng các dịch vụ để giành quyền lưu trữ người dùng và dữ liệu của họ – thông qua khuyến khích token (“tìm kiếm sự chú ý?”), hoặc các sản phẩm sát thủ tối ưu hóa cho những thứ mà người dùng thực sự muốn và sẵn sàng chi trả, chẳng hạn như sự phát triển cá nhân, sự an toàn, sự yên tâm…
Giao diện người dùng có thể đề xuất các nội dung theo dõi dựa trên chủ sở hữu của các tài sản và các NFT tương tự khác, cho phép bạn bán hoặc đấu giá các NFTs trực tiếp từ hồ sơ người dùng của bạn hoặc tạo một biểu đồ xã hội tốt hơn.
Tôi có thể thấy tính năng “chuẩn bị như NFT” mới của Photoshop tạo ra rất nhiều người chiến thắng sớm trong tính lan truyền của DeSo Olympics. “Content Credentials” (Thông tin đăng nhập nội dung) là chứng chỉ tương thích với các thị trường NFT như OpenSea, chứng minh tính xác thực của nguồn nghệ thuật và gấp 100 lần sự dễ dàng trong việc tạo và phân phối các NFT mới.
Naval thể hiện rõ ràng khi anh ấy nói, “DeSo đang chờ đợi thời đại satoshi của mình.” Hiện tại, lĩnh vực này đang rộng mở và tôi sẽ dành nhiều thời gian cho các nền tảng sắp ra mắt vào năm 2022.
(Bài đọc bắt buộc: Mẹo vặt Twitter, Các NFTs và Twitterverse, Sự trỗi dậy của Crypto Media)
Trang Web Phi tập trung Vật lý (Vĩnh viễn)
Chúng tôi có thể đưa ra tất cả các dự đoán khó thành hiện thực mà chúng tôi muốn về việc crypto tiếp quản [ngành công nghiệp nào đó] và trở thành một lực lượng không thể ngăn cản. Sự thật là sự tồn tại vật lý của chúng ta phụ thuộc vào sự phân cấp của phần cứng. Cuộc chiến chống kiểm duyệt sẽ diễn ra trên đám mây, và mức độ hiệu quả mà chúng ta giành được quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng đó từ các công ty độc quyền thống trị ngày nay sẽ là sự khác biệt giữa Internet mở, và nhà nước liên bang.
Trong số các thành phần khác nhau trong ngăn xếp phần cứng Web3, lưu trữ phi tập trung được cho là mạnh mẽ nhất.
Không giống như giao thức tiền nhiệm BitTorrent, dựa trên nội dung bắt buộc phải được lưu trữ trên các máy chủ cục bộ, IPFS cung cấp một hệ thống phi tập trung mới cho phép bất kì các node lưu trữ dữ liệu. Nhưng các node này cuối cùng phải làm trống nội dung mà chúng “ghim” (bộ nhớ cache), dẫn đến sự ra đời của Filecoin, một mạng lưới lưu trữ khuyến khích được xây dựng trên IPFS xác minh mạng lưới đang lưu trữ dữ liệu mà nó cho biết.
Là dự án blockchain đầu tiên dành riêng cho việc lưu trữ tệp, người tạo ra Filecoin là Protocol Labs đã thu được một ngân quỹ khổng lồ, được sử dụng để tài trợ hàng loạt và rất nhiều các dự án khác, các accelerator và nhà phát triển khác. Filecoin hiện đang dẫn đầu các đối thủ cạnh tranh về dữ liệu được lưu trữ trên mạng luới của mình, mặc dù họ hầu như không đơn độc.
Arweave và Sia nổi lên trong năm nay như những đối thủ đáng gờm. Mỗi mạng lưới sử dụng blockchain riêng của nó (hoặc trong trường hợp của Arweave là “blockweave”) làm nền tảng cho các giải pháp lưu trữ ứng dụng và dữ liệu phi tập trung của họ. Các mạng lưới này tạo ra các cân bằng thiết kế khác nhau, nhưng nhìn chung có thể được phân thành hai loại – lưu trữ theo yêu cầu (Sia và Filecoin) so với lưu trữ dài hạn (Arweave).
Mặc dù dữ liệu được lưu trữ trên Arweave đi kèm với phí premium (vì người dùng phải trả tiền để lưu trữ suốt đời), protocol đã đạt được sức hút trong bối cảnh NFT như một giải pháp lâu dài để lưu trữ các NFT và metadata của họ. Arweave đã trở thành tầng lưu trữ ưa thích cho các dự án Solana NFT nói riêng, điều này dẫn đến sự tăng trưởng đột biến trong mạng lưới của Arweave hai quý vừa qua. Các ứng dụng Arweave như Koi và Kyve đang tăng cường các dịch vụ tiềm năng mà Arweave có thể cung cấp cho các blockchain và người dùng khác.
Lưu trữ phi tập trung là một tầng quan trọng của cơ sở hạ tầng Web3 sẽ dần dần bào mòn các lợi nhuận của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng internet hiện tại, đặc biệt là với sự gia tăng của các Bộ tổng hợp Lưu trữ Phi tập trung như Filebase và Pinata , cung cấp các giao diện, tối ưu hóa và tầng dịch vụ cần thiết để cung cấp các giải pháp lưu trữ tùy chỉnh cho khách hàng mới. (CeDeWeb3?)
Cũng giống như Coinbase cung cấp dịch vụ DeFi từ các protocol như Maker và Compound, các dịch vụ trừu tượng này sẽ giúp các protocol lưu trữ Web3 dễ dàng tiếp cận hơn với các đối tượng mới.
Mở rộng mạng lưới vật lý
Một internet phi tập trung thực sự cũng yêu cầu các mạng phần cứng không cần cấp phép và chống kiểm duyệt hỗ trợ tính toán và kết nối mạng lưới.
Trong luận án năm ngoái, tôi đã nói, “Hiện tại, Helium và thị trường mạng lưới IoT tầm xa của nó có vẻ như được ưa chuộng và sẽ sớm bứt phá.”
Helium là một trong những mạng lưới hoạt động hiệu quả nhất (Tăng 3.000%) trong lĩnh vực Web3 tính đến thời điểm hiện tại vì các điểm truy cập mạng lưới không dây toàn cầu của nó tiếp tục thu hút các đối tác lớn như DISH, người đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu triển khai đường dây mới của điểm truy cập 5G của Helium.
Helium có nhiều đối tác sản xuất hàng chục các loại công cụ khai thác của nó, chứng minh rằng hardware có thể được mở rộng hiệu quả bằng cách sử dụng các ưu đãi token. Hardware là một mô hình kinh doanh khó khăn và Helium đã cho thấy các doanh nghiệp hardware có thể tự thân vận động hiệu quả các thị trường hai mặt đắt tiền như thế nào đối với kinh tế của người dùng phù hợp.
Tương tự, protocol chuyển mã video phi tập trung, Livepeer tiếp tục đạt được sức hút và tích lũy phí do mạng lưới video đang phát triển nhanh chóng của nó.
Trong hệ sinh thái Cosmos, các blockchain dành riêng cho ứng dụng như Akash tiếp tục mở rộng và tạo ra các dấu hiệu sớm về doanh thu mạng lưới bền vững khi chúng phù hợp với các nhà phát triển triển khai các Docker containers của họ với chi phí giảm đáng kể cho các nhà cung cấp đám mây như AWS hoặc Google và các trung tâm dữ liệu có thể cho thuê dung lượng vượt mức tương tự như Airbnb đối với dữ liệu.
Các mạng lưới hardware khác như Andrena và Althea (pre-tokens!) đang giải quyết tầng nhà cung cấp dịch vụ internet bằng cách cho phép các cộng đồng thiết lập các điểm phát sóng và ăng-ten mạng truy cập internet đến các thành phố lân cận.
Trong khi Livepeer hoạt động trên Ethereum, Akash, Helium, Arweave và các mạng lưới sử dụng nhiều hardware khác đã chọn xây dựng các blockchain của riêng họ. Khi thế giới hướng tới tương lai multi-chain nhất định, hãy mong đợi các mạng lưới hardware này (hoặc các đối thủ cạnh tranh phi tập trung hiệu quả hơn của chúng) sẽ đóng vai trò là tầng nền tảng cho internet không thể kiểm duyệt.
Bài viết được bạn Hiền Lê thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Crypto Theses for 2022” của Messari; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin