Crypto Theses for 2022 tổng hợp các xu hướng chính, nhân vật, công ty và dự án đáng theo dõi trong thị trường crypto, từ đó đưa ra dự đoán cho năm 2022.
Hãy cùng tìm hiểu và đánh giá 10 sự kiện crypto đáng quan tâm nhất trong chương một của Crypto Theses for 2022.
Sự Sụp Đổ Niềm Tin Vào Các Thể Chế
Tại sao bạn nên đọc báo cáo này?
Có thể bạn nằm trong gần một nửa số nhà đầu tư thuộc thế hệ Millennials và Gen X, những người tin rằng sẽ “có một phép màu” để nghỉ hưu sớm. Bạn đang lo lắng về nợ công tăng vọt, lạm phát kéo dài và điều gì sẽ xảy ra khi cuối cùng chúng ta phải trải qua một đợt tăng lãi suất. Đối với bạn, crypto là một chiếc phao cứu sinh.
Có thể bạn là một trong 70% người Mỹ không ủng hộ Quốc hội và không còn tin tưởng các nhà hoạch định chính sách có thể làm điều gì đó đúng đắn khi họ chi tiêu thiếu thận trọng và giao dịch nội gián mà không bị trừng phạt. Bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho các nhà quy hoạch tập trung ở DC và Bắc Kinh. Đối với bạn, crypto là một cứu cánh.
Có thể bạn là một người theo chủ nghĩa dân túy – từ cánh hữu hoặc cánh tả – sôi sục khi biết Phố Wall không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua và có xu hướng trục lợi từ các chính sách liên bang trừng phạt khách hàng của họ. Hoặc bạn lo lắng về sức mạnh độc quyền, kiểm duyệt và kiểm soát của Big Tech đối với dữ liệu cá nhân của mình. Đối với bạn, crypto là một cứu cánh.
Biểu đồ này có thể giúp bạn dễ hình dung:
Tất nhiên, bạn cũng có thể chỉ tham gia vào crypto để kiếm tiền nhanh, memes và jpegs. Điều đó cũng rất tuyệt.
Cho dù bạn ở đây với tư cách là một nhà truyền giáo hay một người tìm kiếm lợi nhuận, bạn sẽ thấy rằng một trong những lực lượng chính đằng sau phong trào crypto là niềm tin rằng các công nghệ phi tập trung lồng ghép với các khuyến khích tài chính (một cách viết tắt của Web3) mang lại lợi nhuận hấp dẫn, thường có lợi, thay thế cho các tổ chức truyền thống đang suy tàn.
Điều đó đưa tôi đến dự đoán đầu tiên của mình cho năm 2022: mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn trong thế giới “thực”. Lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 5% trong suốt năm 2022 (độ tin cậy là 70%), trong khi việc tăng lãi suất vào cuối năm làm chững lại động lực thị trường chứng khoán và ảnh hưởng đến các cổ phiếu tăng trưởng (độ tin cậy S&P giảm vào năm tới là 60%).
Điều đó sẽ tốt cho crypto trong ngắn hạn, nhưng rủi ro trong trung hạn, vì ngày càng có nhiều công ty và người dùng của họ bị cấm truy cập và kiểm duyệt từ các nền tảng công nghệ cũng như ngân hàng phương Tây tăng tốc đàn áp crypto dưới thời tổng thống Biden.
Crypto/Web3 Chắc Chắn Tồn Tại
Crypto, hay đặc biệt là “Web3” thịnh hành gần đây, là một lực lượng không thể ngăn cản trong dài hạn.
Chris Dixon gọi nó là “internet thuộc sở hữu của những người xây dựng và người dùng, được tổ chức bằng các token.” Eshita mô tả sự phát triển của Web1 -> Web2 -> Web3 là Đọc -> Đọc-Viết -> Đọc-Viết-Sở hữu (Read-Only -> Read-Write -> Read-Write-Own). Bất kể tên gọi ưa thích của bạn dành cho nó là gì, về trực quan có vẻ như nền kinh tế do người dùng làm chủ sẽ tốt hơn nền kinh tế do các nhóm độc quyền sở hữu trong dài hạn.
Có rất nhiều điều để mở rộng và bàn luận trong báo cáo này, nhưng chủ đề chung nhất quán: chúng ta đang đi từ một mạng internet được xây dựng trên “đất thuê” của các lãnh chúa độc quyền, đến một viễn cảnh không giới hạn những khả năng mới. Ở đó, crypto đề ra một cuộc cách mạng đáng tin cậy đối với tất cả các công ty độc quyền, đó là lý do tại sao tính chắc chắn xảy ra của crypto khiến các bên liên quan sợ hãi.
Chúng ta có tất cả các thành phần quan trọng cần để thành công.
- Tài năng: Các nhà lập trình trẻ xuất sắc, đam mê, có tầm nhìn lớn đang đổ xô vào lĩnh vực thiết kế mở của crypto với số lượng kỷ lục, thường vào ban đêm và cuối tuần.
- Vốn: Chúng ta đã chứng kiến các đợt tăng khổng lồ số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm, gây quỹ khởi nghiệp dự án crypto và sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong các giao thức thanh khoản mới nổi trên các trường hợp sử dụng Web3.
- Thời điểm: Cơ sở hạ tầng quan trọng đã được lắp đặt trong thị trường tăng giá vừa qua giúp việc nắm bắt phong trào kỹ thuật-chính trị này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết (về mặt xã hội và thực tế).
Trong một bài đăng gần đây của Eric Peters tại One River Capital, anh ấy lập luận rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ biến động xã hội, nơi những người trẻ tuổi muốn đầu tư vào các công nghệ đột phá (và có khả năng làm phá sản) chống lại các thể chế ưa thích của thế hệ cũ, đồng thời thúc đẩy các khoản đầu tư thu lợi với chi phí thấp.
Eric Peters cho rằng phần tuyệt vời nhất của tuổi trẻ và cháy túi đó là “bạn có rất ít thứ để mất”. Điều đó đặc biệt đúng khi những người trẻ tuổi xem các tổ chức truyền thống đại diện cho điều bất công.
DeFi cung cấp cho người gửi tiết kiệm 5% so với 0.5% của Phố Wall. Token không thể thay thế (“NFT”) mang đến cho người sáng tạo cơ hội kiếm tiền mà không phải trả ít nhất 50% thu nhập cho Hollywood. Các open game và social graph loại bỏ tỷ lệ chiếm dụng 100% từ các công ty công nghệ và rủi ro cấm truy cập.
Tôi tin chắc 99% rằng crypto sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn vào năm 2030 bởi vì kinh tế người dùng khi đó là một trật tự có mức độ hấp dẫn hơn. Chúng ta đang đứng trước một sự chuyển đổi hoàn toàn của nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chuyển đổi này là cuộc di cư lớn và thậm chí có thể là chính internet.
Mặc dù tôi băn khoăn về việc chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ đặc biệt này, nhưng những điều kiện thuận lợi vẫn duy trì mạnh mẽ và thị trường vốn đang đi lên. Vì vậy, dự đoán của tôi được chia thành ba trường hợp:
1) Rất có thể, chúng ta trải qua mô hình đỉnh suy thoái trước khi kết thúc Quý 1 năm 2022, tiếp theo là thị trường tăng giá nhiều năm ngắn hơn nhưng vẫn khó khăn;
2) Thị trường tăng vọt lên thành một bong bóng trị giá 20 nghìn tỷ USD kéo dài cả năm và ngang bằng về giá trị với sự bùng nổ dotcom – khó xảy ra, nhưng vẫn có thể với các chính sách tiền tệ trên toàn thế giới, chi tiêu của chính phủ tăng dần và động lực ngày càng tăng của crypto;
3) Thị trường tăng chậm và đều đặn lên cao hơn đến vĩnh viễn (giả thuyết “siêu chu kỳ”).
Trớ trêu thay, trường hợp giảm giá nhiều nhất ở đây (đỉnh suy thoái là Quý 1) có thể là trường hợp tăng giá dài hạn nhất và ngược lại. “Hyperbitcoinization hay siêu hóa Bitcoin – là một trạng thái lý thuyết, trong đó Bitcoin thay thế các loại tiền tệ cũ và trở thành phương pháp thống trị duy nhất để trao đổi giá trị” và sự phát triển vĩnh viễn của crypto sẽ chỉ xảy ra trong bối cảnh điều kiện tài chính thế giới thực tế rất lạc hậu.
Cầu Nối, Nifties Và DAO
“Web3” là một thuật ngữ bao hàm tốt để nắm bắt các loại tiền mã hóa (vàng kỹ thuật số và stablecoin), tính toán smart contract (các nền tảng Layer 1-2), cơ sở hạ tầng phần cứng phi tập trung (video, lưu trữ, cảm biến,…), NFT (ID kỹ thuật số và các quyền sở hữu tài sản), DeFi, Metaverse (giao thức kỹ thuật số chung được xây dựng trong môi trường tương tự như game) và quản trị cộng đồng (DAO hoặc các tổ chức tự trị phi tập trung).
Tôi mong đợi sự phát triển ở tất cả lĩnh vực trên Web3, mặc dù ba lĩnh vực đặc biệt kém phát triển là: cơ sở hạ tầng NFT, công cụ DAO và cầu nối giữa các giao thức.
Chúng ta đang chứng kiến sự đổi mới bùng nổ như kỷ Cambri trong không gian NFT chỉ vừa mới bắt đầu. Tôi không chắc thị trường NFT riêng lẻ có thể bùng phát trong bao lâu nữa, nhưng tôi biết rằng vẫn còn thiếu rất nhiều công cụ NFT đáng tin cậy và phổ biến.
Các marketplace, công cụ tài chính cơ bản, công cụ sáng tạo, mô hình kinh doanh hướng tới cộng đồng và hệ thống quản lý danh tiếng / quản lý danh tính phi tập trung đều ở giai đoạn sơ khai. Cơ sở hạ tầng cốt lõi đó sẽ là một trong những lĩnh vực đầu tư nóng nhất vào năm 2022.
Tương tự đối với công cụ DAO, hiện vẫn đang là một nhu cầu trên các cộng đồng crypto, nơi sự thờ ơ của người bỏ phiếu đang đạt đến mức khủng hoảng và các khoản đầu tư mất quá nhiều thời gian để xử lý.
Nếu bạn nghĩ rằng sau 10 năm các thị trường mở được quản lý bởi token sẽ thay thế các công ty; nhận thấy rằng công cụ quản lý trong các cộng đồng sẽ cải tiến x100 để hiệu quả hơn những đối thủ cạnh tranh tập trung; hiểu rằng mọi giao dịch sử dụng ngân quỹ của DAO phải tuân theo một cuộc bỏ phiếu ủy quyền cấp hội đồng quản trị như ngày nay; thì bạn có thể hiểu tại sao năm 2022 sẽ là năm của các công cụ DAO.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta có hệ thống crypto cốt lõi: các giải pháp mở rộng quy mô và khả năng tương tác. Blockchain Ethereum đã đạt công suất tối đa của mạng trong năm nay. Các nền tảng Layer 1 khác đã bùng nổ giá trị tăng gấp 50-100 lần khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc phát triển crypto song song giữa các hệ sinh thái mới và hấp thụ nhu cầu dư thừa từ ETH.
Tất cả các blockchain mới này (cộng với các Layer 2 rollups) sẽ cần phải giao tiếp với nhau, vì vậy, điểm khó khăn nhất trong crypto ngày nay có thể là thiếu cầu nối. Nếu tương lai của crypto là đa chuỗi (multi-chain), thì những dự án xây dựng trình kết nối chuỗi chéo tốt hơn và giúp chuyển tài sản một cách linh hoạt qua các parachain, zone và rollups sẽ là điều thiết yếu.
Nếu tất cả những điều này nghe giống như các khái niệm xa lạ, thì vẫn không sao vì đó là lý do mà các phần trên chiếm một phần ba báo cáo của năm nay; cụ thể là NFT (Chương 6), DAO (Chương 9) và Khả năng tương tác Layer 1 (Chương 8).
Sự Kiện Crypto Có Sự Phân Nhánh
Các lĩnh vực crypto khác nhau có các nhân tố điều khiển giá trị khác nhau. Chúng ta đã chuyển từ lập luận “mọi thứ đều là cryptocurrency” thành “thực sự là có tiền tệ, fat protocol (các giao thức nhận được nhiều giá trị hơn so với lớp ứng dụng trên nó), ứng dụng DeFi, nền tảng điện toán phân tán, NFT, thị trường làm việc để kiếm tiền…”
Các nhà đầu tư sáng suốt ngày càng xem xét khả năng ứng dụng thực tế và tính kinh tế vi mô cơ bản của các mạng khác nhau và giao dịch xung quanh các động lực tăng trưởng đặc biệt của chúng. Dù vẫn là một thị trường do meme định hướng, nhưng nhiều meme đang phản ánh – tôi dám khẳng định – các nguyên tắc cơ bản? Ari Paul đã viết một trong những chủ đề sâu sắc nhất về sự phân tách gần đây của thị trường crypto:
Đây là chu kỳ mà các trường hợp sử dụng crypto không liên quan đến bitcoin cuối cùng đã được xác nhận và đạt được sự chấp nhận … Trong các chu kỳ trước, việc trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực crypto không có ý nghĩa gì. Defi và NFT về cơ bản không tồn tại cách đây 4 năm.
Hầu hết các “lĩnh vực” khác không tồn tại một cách có ý nghĩa như vậy. “Lưu trữ tệp phi tập trung”, “nền tảng smart contract”, “quyền riêng tư” và các “lĩnh vực” khác mà các đồng tiền mã hóa thường được phân chia một cách tùy ý và vô nghĩa … Bây giờ, trở thành một defi yield farmer hoặc nhà đầu cơ NFT được cho là một công việc toàn thời gian, và bạn cần hoặc sẽ sớm cần một nhóm nhỏ chỉ để theo kịp một trong những phân khúc đó.
Đó là một bước phát triển quan trọng và là nơi các quỹ đầu tư tư nhân có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Có bất cân xứng lớn về thông tin trong các tiêu chuẩn “báo cáo”, learning curve không đều và cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro bị hạn chế (làm thế nào để những bên liên quan đạt được sự tuân thủ, đáp ứng pháp lý và tài chính với một số cấu trúc mới này) khiến các rào cản cho việc đầu tư crypto ở mức cao.
Các quỹ đầu tư crypto đang trải qua thời kỳ tốt đẹp ở hiện tại. Điều này có thể sẽ tiếp tục tốt trong năm mới.
Nguồn Vốn Vĩnh Viễn (Mạo Hiểm): Vào, Tăng Và Giảm, Không Bao Giờ Thoát Ra
Số vốn đã đổ vào thị trường crypto trong năm nay thật đáng kinh ngạc.
Các quỹ crypto chuyên dụng đã chứng kiến các đợt tăng vốn mới và tài sản đang quản lý tăng kỷ lục (Assets Under Management hay AUM) nhờ sự tăng giá các khoản nắm giữ cốt lõi của quỹ. Một số quỹ (như Multicoin) có khả năng nằm trong số các công ty đầu tư hoạt động tốt nhất mọi thời đại, điều này giúp bạn dễ dàng hiểu tại sao dự án không gặp khó khăn khi tiếp tục huy động tiền mặt.
Thật khó để hình dung được quy mô của thị trường quỹ crypto tư nhân hiện tại. Khi huy động được 25 triệu USD cho DCG vào năm 2015, đó là một trong những vòng gọi vốn lớn nhất cho một công ty đầu tư tiền mã hóa vào thời điểm đó.
Ngày nay, các công ty như Polychain, Paradigm, a16z, Multicoin, 3AC và những công ty khác đang quản lý hàng tỷ USD (một số trường hợp là 10 tỷ USD trở lên) và đầu tư 25 triệu USD là một phần nhỏ trong các giao dịch quy mô cỡ vừa của họ. Các quỹ phòng hộ có kế hoạch triển khai đầu tư 7% tài sản vào crypto trong vòng 5 năm và quỹ lương hưu cũng đang bắt đầu mua trực tiếp!
Các nhà phân bổ vốn lớn đang tiếp tục di chuyển lên đường cong rủi ro trong bối cảnh lãi suất âm và đơn giản là không thể bỏ qua crypto nữa.
Việc tạo ra giá trị thanh khoản 3 nghìn tỷ USD của crypto trong 10 năm giờ đây sánh ngang với tất cả các công ty khởi nghiệp mạo hiểm được hỗ trợ khác cộng lại. Những tổ chức tham gia đã lưu ý và có khả năng họ sẽ triển khai vốn theo cách có thể đảm bảo chúng ta tránh được những sự cố tương tự như 2014-2015 và 2018-2019.
Khi những người mới tham gia vào lĩnh vực này, số tiền đó có xu hướng chảy theo hai chiều – vào và giảm, nhưng không thoát ra khỏi thị trường. Vốn có thể rót vào vòng beta nhiều hơn, các token mới nổi, nhưng khi chu kỳ lặp lại, nó thường không thoát ra ngoài (ngoại trừ thuế). Thay vào đó, số tiền đó sẽ dừng lại ở BTC, ETH, SOL hoặc các loại “blue chip” crypto.
Nếu bạn muốn tránh xa các token rủi ro, điều đó không sao cả. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng token đã tạo ra sự bùng nổ các dự án crypto kỳ lân, cung cấp khả năng phòng ngừa rủi ro cho lớp tài sản cơ sở.
Theo Dove Metrics, 8 tỷ USD đầu tư tư nhân qua 423 thương vụ trong quý 3, gần một nửa trong số 17.8 tỷ USD đầu tư kể từ đầu năm, nhiều hơn 6 năm trước cộng lại. Gần 90% các giao dịch lớn nhất trong lịch sử đã xảy ra trong 2021 và chưa bao gồm việc niêm yết trực tiếp trên Coinbase. Khoảng 75% số tiền từ các quỹ đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dịch vụ tập trung và đó là trước khi FTX và DCG thông báo tài trợ cho Binance.
Lần này các tổ chức đã thực sự ở lại thị trường.
Chúng Ta Sẽ Bay Cao Đến Mức Nào
Sự sụp đổ mà tất cả chúng ta đều biết sắp tới, có thể thầm lặng hơn so với những chu kỳ trước đó, nhưng triển vọng tăng thì sao? Ngay cả với những điều kiện thuận lợi mà chúng ta vừa thảo luận, có phải nó chỉ là một thay đổi rất nhỏ hay không? Vốn hóa Shiba Inu đạt 30 tỷ USD, các bảng quảng cáo NFT ở Quảng trường Thời đại?
Tôi sẽ cho bạn biết những tín hiệu hàng đầu mà tôi đang tìm kiếm, bắt đầu với bitcoin.
Bitcoin
Vị vua không có đối thủ thực sự. (Tôi sẽ giải thích rõ lý do trong Chương 3.) Là một tài sản tiền tệ không tạo ra thu nhập, nó là một tài sản được định giá so với giá trị, có nghĩa là nó hầu như luôn được định giá dựa trên cơ sở tương đối, giống với vàng – sản phẩm được xem như người anh em của BTC. Nhưng cũng có những “nguyên tắc cơ bản” đáng để theo dõi đối với bitcoin!
Tiêu chí đánh giá tốt nhất có thể là chỉ số giá trị thị trường (market value) so với giá trị thực (realized value) được phổ biến bởi Coin Metrics. Đó là tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường bitcoin “free float” (các coin đã di chuyển trong 5 năm qua) với “realized value” tổng giá trị thị trường của mỗi bitcoin tại thời điểm gần nhất nó di chuyển trên chuỗi. Vốn hóa thị trường có thể giữ nguyên sau khi có đợt tăng đột biến và ngược lại.
Nếu bạn không phải là một HODLer và không thể chấp nhận chuyện thị trường giảm giá trong 4 năm, bất cứ khi nào MVRV đạt mức 3 đó có thể là thời điểm tốt để chốt lời. (Bán một quả thận để mua khi MVRV giảm xuống dưới 1).
Trong ba đợt “bong bóng kép (double bubbles)” trước đó – bạn thực sự chỉ có thể nhận biết thông qua một số liệu như MVRV vì các “bong bóng” trước đó hầu như không được ghi nhận trên biểu đồ giá – thời gian diễn ra trong 3 giai đoạn bong bóng kép đã dần ngắn lại. Trong năm 2011, MVRV duy trì trên mức 3 trong bốn tháng. Vào năm 2013 con số đó chỉ là mười tuần. Trong năm 2017 là ba tuần. Đầu năm nay là ba ngày.
Nếu lịch sử lặp lại, điều đó có nghĩa là gì tính theo đồng đô la? Việc MVRV đạt mức 3 một lần nữa trong năm nay sẽ đưa chúng ta đến vùng giá 100.000-125.000 USD. Đây là một kết quả không tệ!
Nếu vượt qua mức đó thì mục tiêu tiếp theo của bitcoin sẽ là vốn hóa tương đương thị trường vàng. Với giá hiện tại, khi ngang với vàng thì chúng ta sẽ có 500.000 USD cho 1 Bitcoin. Vì vậy, vẫn có thể có cơ hội đạt lợi nhuận gấp 10 lần vốn đầu tư, nhưng ngay cả trường hợp lý tưởng đó thì mức tăng trưởng giá cũng tương đối thấp so với lợi nhuận lịch sử của bitcoin.
Tất nhiên, trừ khi khái niệm giá trần cho bitcoin không còn nữa, đồng nghĩa với việc tiền pháp định thất bại và chúng ta định giá mọi thứ bằng bitcoin. 1 BTC = 1 BTC.
Ethereum
Gần đây đã có rất nhiều cuộc bàn tán “flippening – sự kiện khi vị trí hàng đầu của Bitcoin được thay thế bằng một altcoin khác” từ những những người ủng hộ ETH. ETH có thể vượt qua BTC trong chu kỳ này không? Dường như khả năng này sẽ không xảy ra.
Không phải vì những thách thức mở rộng kéo dài dai dẳng của Ethereum, mà là các đối thủ cạnh tranh Layer 1 và sự sẵn sàng của các dự án cơ sở hạ tầng cũng như các nhà phát triển ứng dụng đã mở ra khả năng về một tương lai đa chuỗi.
Tôi tiếp tục nghĩ rằng sẽ thú vị hơn khi xem xét liệu các nền tảng Layer 1 nói chung có vượt qua bitcoin giống như cách mà giá trị vốn hóa thị trường FAMGA đã vượt qua M1 hay không (tương tự như phân tích của Arthur Hayes).
Tổng quát hơn, liệu ETH có thể vượt qua Microsoft, Apple hoặc Google hay không? Khi đó giá ETH sẽ gấp 3-5 lần từ giá hiện tại. Hay thậm chí nó có thể làm lu mờ vốn hóa kết hợp của cả 5 công ty hàng đầu? Khi đó giá sẽ gấp 15-20 lần, điều này có vẻ khó xảy ra thậm chí khi ETH chiếm 5% vốn hóa của FAMGA (viết tắt của Facebook, Amazon, Microsoft, Google và Apple) đã là điều rất khó.
Solana và những dự án khác
Tay chơi mới nổi trong lĩnh vực tiền mã hóa đang cố gắng vươn lên vị trí thứ 3 về vốn hóa thị trường (60 tỷ USD). Nhưng không chỉ có mỗi Solana mà còn có các dự án khác như Polkadot (40 tỷ USD) và Avalanche (30 tỷ USD).
Nếu giả thuyết cho rằng các giao thức Layer 1 khác có thể vượt mặt ETH và chiếm lĩnh thị phần của Ethereum, thì bạn buộc phải đặt câu hỏi, “Thế còn Terra (16 tỷ USD), Polygon (12 tỷ USD), Algorand (11 tỷ USD) hay Cosmos (7 tỷ USD) thì sao?”
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tương đối đều phụ thuộc vào thành tựu phát triển kinh doanh (phân phối ứng dụng) và chiến thắng trong tuyển dụng (thu hút các nhà phát triển xây dựng trên các blockchain không phải Ethereum).
“Ethereum killers” đều có vốn để cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng với tư cách là nhà đầu tư, lựa chọn của bạn là chọn dự án chiến thắng hoặc mua theo nhóm (sự thống trị ngắn hạn của Ethereum Layer 1). Dù bằng cách nào đi nữa thì những tài sản này vẫn có kết nối với ETH.
DeFi
“long DeFi, short the bankers”, khẩu hiệu này liệu có đúng? Bất chấp sự phát triển khủng khiếp của DeFi vào năm 2020, DeFi chỉ chiếm dưới 1% vốn hóa thị trường so với các ngân hàng toàn cầu, điều này cho thấy sự tăng trưởng vẫn còn trong dài hạn.
Giá đã chững lại đối với một số giao thức DeFi hàng đầu, nhưng nếu bạn tin tưởng rằng vốn hóa thị trường tiền mã hóa sẽ thay thế các tổ chức tập trung một cách nhanh chóng, thì nó có thể mang lại cơ hội lợi nhuận/rủi to tốt hơn so với các lĩnh vực khác trên thị trường hiện nay.
Điều đó cho thấy các giao thức đang cạnh tranh rất khốc liệt trong bối cảnh các quy định giám sát đang được tiến hành, lỗ hổng kỹ thuật tràn lan, các lỗi mặc định của hệ thống có thể làm tê liệt toàn bộ thị trường và phí gas cao đang làm tắc nghẽn từng đơn vị kinh tế. Theo nhiều số liệu (giá trên doanh thu và giá trên lợi nhuận), DeFi vẫn hấp dẫn nhưng hiện tại chỉ phù hợp với cá voi.
NFTs
Do tính không thể thay thế và thanh khoản kém nên khá khó để xác định bất kỳ loại “vốn hóa thị trường” đáng tin cậy nào trong lĩnh vực NFT. DappRadar ước tính vốn hóa thị trường NFT là 14 tỷ USD vào đầu tháng 9, con số này vẫn tăng kể từ thời điểm đó. Nhờ không gian thiết kế mà NFT đã mở ra cho toàn bộ nền kinh tế người dùng crypto, quy mô và phạm vi dài hạn rất lớn của phân khúc này.
Meltem cho thấy LVMH ở mốc 375 tỷ USD, trong khi Su Zhu cho rằng NFT sẽ chiếm 10% vốn hóa thị trường (225 tỷ USD hiện nay). Tôi không nghĩ rằng xu hướng này đã chấm dứt, nhưng có thể sẽ có nhiều cơ hội cho người tạo NFT và đội ngũ xây dựng cơ sở hạ tầng hơn là khả năng đầu tư vào hầu hết các dự án NFT cụ thể. (Xem Chương 6.)
Sống Sót Qua Mùa Đông Crypto
Nếu bây giờ bạn vẫn chưa rõ lập trường, thì chúng ta có chung một quan điểm là đều thích những coin này. Chúng ta thích chúng trong dài hạn và ngắn hạn, nhưng chỉ khi chúng ta vượt qua được trung hạn. “Chúng ta sẽ sụp đổ từ mức nào?” nghe có vẻ như là một vấn đề thú vị, nhưng nếu bạn chưa trải qua một mùa đông crypto thì bạn vẫn chưa thực sự hiểu được nó.
Nhiều người sẽ mất lòng tin vào và sẽ không thể chịu đựng được việc tài sản cứ giảm dần trong nhiều năm, đó được gọi là một mùa đông crypto.
“Chính phủ có thể thực sự lập nên quy định là lĩnh vực này không tồn tại”, “Còn quá sớm để chấp nhận những sản phẩm này” và tất nhiên họ sẽ nói câu như “chúng tôi đã cảnh báo bạn rằng đây là một bong bóng rồi” sẽ nằm trong số những thông tin tiêu cực mà bạn có thể sẽ nghe các nhà phê bình ví von.
Ngoài việc có những khoản lỗ lớn dự kiến (hoặc thực tế), bạn sẽ thấy mọi người suy sụp, phá sản do tiêu dùng quá mức (hoặc lập kế hoạch đóng thuế kém), từ bỏ các dự án hứa hẹn khác, trở nên khó chịu, chán nản hoặc thờ ơ và nói chung là không còn thấy tiềm năng lâu dài của crypto.
Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, thị trường tiếp tục giảm sẽ là một cơn ác mộng về những quy định và bạn sẽ không có những dự cảm tăng giá để giúp tự bảo vệ khoản đầu tư trước tất cả các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, gian lận và lạm dụng, rủi ro hệ thống, ESG và FUD mà kẻ thù sẽ ném vào mặt chúng ta.
Đồng thời, nhóm người thực sự ủng hộ crypto sẽ ít đi vì rất khó để đấu tranh khi bạn đã mất 90% số tiền tiết kiệm và cần phải đi tìm một công việc thực sự để kiếm sống.
Nghe có vẻ khắc nghiệt nhưng đó là sự thật. Nhưng lần này sẽ không quá tệ.
Trình tự đầu tiên của giai đoạn hậu sụp đổ bạn cần làm là bắt đầu lại các phần từ 1-6 và xác định xem bản thân có còn tin những luận điểm đó là đúng hay không.
- Có phải thế giới tập trung vẫn đang sụp đổ
- Crypto/Web3 có đề ra dự đoán lạc quan vào tương lai không
- Các mảnh ghép của những lĩnh vực mới (Bridge, DAO, NFT) có còn xứng đáng với các khoản đầu tư lớn trong giai đoạn tiếp theo không
- Liệu có dễ dàng tìm thấy các dự án mạnh về nền tảng trong chu kỳ giảm giá tiếp theo không
- Có nguồn vốn dồi dào để tài trợ cho những thứ thú vị hay không
- Bạn có tin rằng thành tựu đỉnh cao có thể đạt được trong vòng 5 – 10 năm hay không?
Nếu bạn vẫn tự tin, hãy tập trung đón nhận thử thách và lưu ý những mẹo sống sót trong mùa đông này: đóng vị thế đòn bẩy sớm, thanh toán các nghĩa vụ thuế khi phát sinh, nhưng đừng cố gắng xác định thời gian “đạt đỉnh”.
Về đòn bẩy: điều này lẽ ra bạn nên tự tìm hiểu: nếu bạn không phải là một nhà giao dịch chuyên nghiệp, thì vị thế đòn bẩy chỉ đơn thuần là chuyển tiền của bạn cho những người chuyên nghiệp hơn. Crypto đã đủ biến động với rất nhiều cơ hội tăng giá. Bạn không cần đánh cược vào vận may và làm toàn bộ bảng cân đối tài khoản cá nhân bị tổn thương.
Hầu hết mọi người hiểu rằng họ không nên vay nợ tín dụng để mua các doggie coin và hoàn toàn bỏ qua “đòn bẩy” nhưng lại không lên kế hoạch bán những thứ cần thiết để trang trải các khoản thuế vào tháng 12. Nếu bạn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 với 10.000 USD, nó sẽ tăng lên thành 100k USD vào ngày 31 tháng 12 và sau đó giảm 25.000 USD vào ngày 1 tháng 1 năm 2022, hiển nhiên bạn nợ chính phủ nhiều hơn số tiền bạn có.
Đừng short. Ngay cả khi bạn đúng, bạn vẫn không thể xác định được thời gian đạt đỉnh và sẽ thất bại. Khi bạn mất tiền, mọi người sẽ ăn mừng sự thất bại và cười trên nỗi đau của bạn trong khi họ vẫn đang trở nên giàu có. Nó sẽ làm cho bạn buồn. Ngay cả khi bạn thắng, sẽ không ai thích bạn, và bạn sẽ thua về lâu dài. Tôi không đưa ra các quy tắc mà chỉ muốn ở đây để giúp đỡ bạn.
Và một điều nữa đối với những người chấp nhận rủi ro cao để bắt đáy, những người nghĩ rằng “wow, điều này sẽ rất tuyệt. Tôi nóng lòng muốn mua những coin được hạ giá khi thị trường tiếp tục đà giảm ” Giá luôn có thể xuống thấp, lâu hơn bạn nghĩ và nó sẽ xảy ra. Giao dịch meme coin và “lý thuyết phản hồi hay reflexity” là một loại chất gây nghiện kinh khủng. Khi thị trường sụp đổ, bạn cần một thời gian để cai nghiện thói quen bắt dao.
Nếu bạn là một nhóm những người trẻ tuổi lần đầu tiên quản lý ngân quỹ token hoặc bảng cân đối kế toán, hãy làm những gì bạn có thể để bảo vệ bản thân và nhóm của mình khỏi sự sụp đổ của thị trường. Rất nhiều nhóm đang không quản lý tốt ngân quỹ của họ và tự cho mình là người thất bại trong công việc quan trọng nhất với tư cách là người quản lý vốn: “don’t f * ck up the money”.
Nếu bạn có tầm nhìn đầy tham vọng và mong muốn làm về Web3, không bao giờ là một ý tưởng tồi khi bắt tay vào xây dựng các sản phẩm không thể thiếu tại các công ty nền tảng có vốn lớn.
Đám đông làm giàu nhanh chóng sẽ biến mất, nhưng những dự án kỳ lân của chu kỳ tiếp theo sẽ được xây dựng trong thời kỳ ảm đạm của mùa đông. Thật đáng ngạc nhiên là bao nhiêu thành công trong crypto lại phụ thuộc vào việc duy trì sức mạnh cộng đồng. “We’re all gonna make it” là một meme thú vị của thị trường giá tăng, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là bạn có thể hét lên “we’ll survive!”
Khi mọi người đang cười nhạo bạn lúc thị trường đã giảm 80%, đối thủ cạnh tranh phá sản và khách hàng lạnh nhạt. Mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng về runway (khoảng thời gian cho đến khi dự án hết tiền/ khoảng thời gian mà dự án còn cầm cự được) và số tiền mặt hiện có của dự án trước khi bạn chọn ký và thỏa thuận làm việc. (Hầu hết vẫn giàu có vào thời điểm này.)
Thời điểm thích hợp để đầu tư tất cả vào crypto trong bảng cân đối kế toán là vào năm ngoái. Bạn nên thận trọng hơn ở đây: con đường 10 năm và chỉ có 10 giờ để suy nghĩ.
Public Options: Coinbase Mở Ra Cánh Cửa Hy Vọng
Liệu các dự án coin có thành công hơn các công ty hỗ trợ chúng hay không?
Ấn tượng như mức tăng của Coinbase lên 70 tỷ USD cũng gần như không sánh kịp với bitcoin như một khoản đầu tư kể từ vòng Series B của công ty vào năm 2013. Họ không đơn độc. Các cơ sở hạ tầng crypto “blue chip” khác cũng đã phải vật lộn để bắt kịp với các tài sản công.
Công ty đầu tư siêu kỳ lân Digital Currency Group là một cỗ máy đốt vốn vào crypto thực sự, giảm khoảng 80% theo BTC kể từ năm 2015. Các con số thậm chí còn xấu hơn nếu bạn so sánh nhiều công ty với những token Layer 1 như ETH.
Mặt khác, token BNB của Binance đã tăng lên mức cao lịch sử trong vòng bốn năm, một phần lớn là do BNB khuyến khích người dùng mới đăng ký sàn giao dịch để lấy quyền ủy nhiệm – chiếm khoảng 20% khả năng sinh lãi của Binance*. BNB có giá trị vốn hóa thị trường hơn 90 tỷ USD, trong khi cả công ty có giá trị gấp 3-4 lần con số đó.
Các IPO và ETF có thể quan trọng trong việc thu hút các tổ chức và củng cố tính chính thống của crypto hơn là việc giúp các nhà đầu tư cá nhân tiếp cận lợi nhuận trong lĩnh vực này. Coinbase có thể là một công ty nghìn tỷ USD. BITO ETF là ETF đạt 1 tỷ USD vốn đầu tư nhanh nhất từ trước đến nay.
Điều đó thật tuyệt vời nhưng những cổ phiếu công khai đó không thực sự hữu dụng, chúng giống như các chứng chỉ đại học của crypto. Thay vào đó, chúng có thể quan trọng đối với cha mẹ của bạn, nhưng không quá quan trọng đối với bạn bè của bạn, những người có thể truy cập vào các phương tiện giao dịch crypto tốt hơn (bao gồm các sàn giao dịch và chỉ số được mã hóa).
Phần hay nhất của cổ phiếu công khai mới (COIN và BITO) là marketing miễn phí và thông tin chi tiết về crypto nhận được từ hồ sơ của họ.
Với Coinbase, bạn có thể theo dõi các dòng không giao dịch để hiểu rõ dịch vụ lưu trữ nào đang phát triển. SBF cũng thích thông tin miễn phí. Với BITO và ETF future, chúng ta có được tài sản thế chấp PR cấp cao nhất để có thể liên tục tát vào mặt Chủ tịch SEC Gary Gensler và vạch trần ông ta là kẻ lừa đảo. Vì vậy, chúng ta có thêm một số lợi ích khi có cổ phiếu công khai bên cạnh token.
(* Đây chỉ là phần khởi động. Hãy đọc Chương 4 để biết thêm về Goldman Gary và Chương 5 để biết thêm về các sản phẩm ETF không hợp lý này.)
Crypto Copy-Trading: WAGMI
Đôi khi bạn không nên nghĩ quá nhiều.
Giao dịch crypto có xu hướng xã hội hóa và meme. Chỉ cần xem cách các nhà giao dịch cá nhân “ape” tham gia một cách nhanh chóng vào các dự án mới được một số nhà đầu tư thành công nhất trong ngành hỗ trợ.
Vốn hóa cũng rất linh hoạt – hàng tỷ USD trong năm nay được dùng để theo đuổi các giao dịch “hot ball of money”, tức là theo đuổi đà thị trường khi nó chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, tài sản này sang tài sản khác và meme này sang meme khác.
Vai trò đầu tư mạo hiểm trong crypto đang thay đổi và tưởng thưởng cho những người xây dựng và những người theo dõi nhanh chóng. Bởi vì thị trường không hiệu quả và mang tính phản hồi, việc thúc đẩy người chiến thắng và giảm bớt những người thua cuộc trở nên hợp lý.
Khi SOL phục hồi, nhiều khoản đầu tư hơn đổ vào hệ sinh thái của nó, tài sản kiếm được nhiều hơn khi so sánh với ETH, các ứng dụng mới thu hút nhiều tiếng vang hơn và “chu kỳ tăng giá virtuous cycle)” lại tiếp tục. Đây là điều mà các nhà giao dịch hàng đầu thúc đẩy, ngay cả khi những người hoài nghi nghĩ rằng những mô hình này giống với ponzi.
Thị trường crypto cũng có những nhịp điệu.
Nếu BTC đi đầu, thì mùa altcoin có lẽ đã đến gần. Bởi vì mọi người hiện tin rằng điều này là đúng (và bởi vì việc đa dạng hóa các lĩnh vực có ý nghĩa trực quan), vòng quay thậm chí còn diễn ra nhanh chóng và đáng tin cậy hơn trong những ngày này. Thực sự có một tín hiệu dẫn hướng đến altseason và một số người sẽ cho rằng động lực giao dịch trong crypto thực sự đơn giản như “BTC mạnh, ETH mạnh hơn, các dự án smallcap mạnh nhất”.
Bạn có thể nghe FTX giải thích cách giao dịch the everything bubble hoặc đọc một số nhà đầu tư giỏi cập nhật luận điểm của họ theo thời gian thực trên twitter. Hoặc bạn có thể xem xét 20 quỹ hàng đầu, so sánh và đối chiếu những gì họ nắm giữ để điều chỉnh danh mục đầu tư của bạn.
Copy-Trading: Những Coins Mà Messari Thích (Không Phải Lời Khuyên Đầu Tư)
Nhóm phân tích của Messari tiết lộ tài sản nắm giữ hàng tháng. Do đội ngũ ngày càng lớn nên phần này cũng ngày càng dài hơn, nhưng tất cả các nhà phân tích bên dưới đã cho thấy: 1) 5% + tỷ lệ nắm giữ danh mục đầu tư hiện tại của họ, 2) các lựa chọn hàng đầu từ năm 2021 và lợi nhuận các dự án mang lại (nếu có), và 3) các ý tưởng họ tin tưởng nhất trong năm 2022.
TBI
Tăng trưởng nhiều nhất: LUNA +5,746% | Tăng trưởng ít nhất: ANT +52%
Nắm giữ: BTC, ETH, LUNA, PERP, RUNE, ZEC, TRIBE/ FEI*, OpenSea*
Các khoản nắm giữ có thanh khoản thấp đã chiếm một phần đáng kể trong danh mục đầu tư thiên thần của tôi
Sở thích: Bất kể thứ gì mà nhóm thích
Aidan
Tăng trưởng nhiều nhất: AXS (rất khó có được lợi nhuận từ đầu năm lên đến +23,621%)| Tăng trưởng ít nhất: YAX -80% (Aidan chọn dự án tăng trưởng nhiều nhất và thấp nhất của cả nhóm)
Nắm giữ: AXS, BTC, ETH, RUNE, FTM, RGT, MKR, YFI, ANY, MLN, renZEC
Sở thích: Các giao thức tạo ra doanh thu (DeFi 1.0 Renaissance (Có đạt lợi nhuận cao trong thị trường giá tăng nhưng cũng là giá sàn trong thị trường giá giảm). ATOM. Rất bi quan về các nền tảng smart contract. RON > SLP khó để đánh bại Sky Mavis nhưng cũng khó có thể thấy SLP tồn tại lâu dài một khi phần thưởng Ronin LM cạn kiệt.
Chase
Nắm giữ: ETH, SOL, ALCX, HNT, OHM, TOKE, OCEAN, RUNE
Sở thích: Tính phi tập trung của Ethereum, Cơ chế đồng thuận Proof of History của Solana, TradFi (dữ liệu tần số cao và CLOB), sự tham gia của người dùng margin và SBF, các giao thức cơ sở hạ tầng (mạng không dây, thanh khoản, dữ liệu,…), vay không tốn phí khi bị thanh lý, nhà phát triển DeFi nhiều năng suất
Dustin
Nắm giữ: ETH, SOL, RGT, AURY
Sở thích: Hệ sinh thái mô đun+ các giải pháp mở rộng Eth (giảm về số lượng). Thích cơ sở hạ tầng thế giới ảo (ví dụ như RON) nhưng những dự án gamefi hiện tại chỉ là đồ bỏ. Thích điện toán đám mây phi tập trung (RNDR, AKT,…). Thích các dòng tiền trên chuỗi (siêu thanh khoản – hướng tới cho vay thế chấp dưới chuẩn)
Eric
Tăng trưởng nhiều nhất: RUNE +739% (người duy nhất có mức lợi nhuận cao nhất dưới 1000%, NGMI)
Tăng trưởng ít nhất: CVP -22%
Nắm giữ: BTC, ETH
Sở thích: Tất cả mọi thứ về multi-chain và các ứng dụng L2 nhưng bi quan về hầu hết dự án “ETH killers”
Eshita
Nắm giữ: BTC, SOL, ETH
Sở thích: Sự dịch chuyển từ các ứng dụng sang cơ sở hạ tầng cho web3, NFTs (lưu trữ dữ liệu, các trường hợp sử dụng của DeFi, game + âm nhạc), công cụ DAO, BTC <3
Jack
Tăng trưởng nhiều nhất: HNT +3,046%
Tăng trưởng ít nhất:
Jack hiện thuộc BD nên chúng tôi không liệt kê cụ thể ở đây nhưng tăng trưởng HNT của anh ấy đáng để đề cập
Jerry
Nắm giữ: BTC, ETH, SOL, OHM, CAKE
Sở thích: Sự xuất hiện trở lại của Ethereum sau hợp nhất và sự dịch chuyển từ các L1, các giao thức staking, sự kết hợp nhiều hơn giữa TradFi và DeFi (thế chấp ngoài chuỗi, các cách để loại bỏ thế chấp vượt mức, token hóa các tài sản vật lý,…) mang lại sự chấp thuận tự nhiên cho DeFi trong năm 2022, cơ sở hạ tầng web3, các trình tổng hợp GameFi và cơ sở hạ tầng metaverse
Maartje
Nắm giữ: BTC, ETH, CRV
Sở thích: ETH, truyền thông và giải trí như một danh mục rộng lớn nhờ tiềm năng chấp nhận rộng rãi, sự giao nhau của DeFi và TradFi, công cụ DAO, Crypto.com, Tổ chức tự trị phục vụ mục đích đặc thù hay Special Purpose DAOs (SPDs sẽ là một điều đáng chú ý)
Mason
Tăng trưởng nhiều nhất: Thêm một lựa chọn đầu tư thông minh vào AXS + 23,621%
Tăng trưởng ít nhất: ANT +52% (DAOs đang rất hot, cơ sở hạ tầng DAO cũng rất hot)
Nắm giữ: BTC, ETH, ATOM, HNT, INDEX
Sở thích: Mô đun, nền tảng NFT (RARI, RARE), MVI, cơ sở hạ tầng Web3 (như: AR, GRT, AKT, LPT), POOL, nền tảng/công cụ cho phép người sáng tạo kiếm tiền (ví dụ như: Mirror), NFT<>DeFi (như: NFTX, Fractional.art), Cosmos Hubs (ATOM, OSMO), lớp dữ liệu sẵn có (Ceramic, Celestia), ZK Rollups, Coinbase và USDC, Cơ sở hạ tầng Metaverse, công cụ quản trị và giao dịch điểm khách hàng thân thiết.
Không thích: Định giá khi thị trường tăng giá quy mô lớn, Thin Mint Girl Scout Cookies
Tomas
Nắm giữ: BTC, ETH, RUNE, LUNA
Sở thích: các dự án đa chuỗi, metaverse và gaming (tài chính hóa sở thích với P2E), các giải pháp mở rộng ETH (đặc biệt là công nghệ ZK), DeFi blue chips (mong 2022 sẽ là năm may mắn), token tạo ra thu nhập, liquid staking, và đội ngũ phát triển vững chắc
Watkins
Tăng trường nhiều nhất: LUNA +5,746%
Tăng trưởng ít nhất: CREAM -39%
Nắm giữ: ETH, LUNA, SOL, SYN, HNT, AR
Sở thích: Tiền mặt (mất giá trị dần). Nhưng nếu không có tiền thì cơ sở hạ tầng đa chuỗi (Long Modularity), cơ sở hạ tầng Web 3, công nghệ ZK, hệ sinh thái Cosmos, các giao thức stablecoin và DAO sẽ khó để thực hiện. Cuối cùng, tôi lạc quan một cách thận trọng về DeFi và nghĩ là nó sẽ quay trở lại vào năm 2022 (dù DeFi 1.0 vẫn còn đó).
Wilson
Tăng trưởng nhiều nhất: HNT +3,046%
Tăng trưởng ít nhất: BTC +92%
Nắm giữ: HNT, ETH, ATOM, OSMO, DOT, ACA/KAR, Và một số SOL-LUNA-AVAX
Sở thích: Modular L1s cho phép các layer thực thi có thể tùy chỉnh (với Solana là dự án khả thi nhất), công cụ và hạ tầng đa chuỗi – những người hùng không được thừa nhận của modular thesis.
- Lưu trữ như Arweave,
- Bảo mật được chia sẻ và tính sẵn có của dữ liệu như Celestia,
- Trình lập chỉ mục và các giao thức truy vấn dữ liệu như The Graph và Covalent,
- Các thị trường điện toán như Akash
- Giao thức liquid staking mà bạn có thể sở hữu và tái thế chấp (Lido, Rocket Pool, Acala, Umee),
- DeFi hubs và sự gia tăng của các hub mới trong hệ sinh thái Cosmos (Osmosis, Terra, Umee).
Ngoài ra, công nghệ Zero-Knowledge và các phiên bản cải tiến như ZK rollups sẽ cách mạng hóa khả năng mở rộng và trải nghiệm người dùng của các nền kinh tế crypto. StarkWare và ZKSync là 2 dự án nổi bật nhưng hãy để mắt đến những dự án như Aleo có thể mở khóa các loại ứng dụng hỗ trợ crypto mới.
Bài viết được bạn Huyền Trang biên tập từ “Crypto Theses for 2022” của Messari; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin