Một vấn đề xuyên suốt mà hầu hết nghệ sĩ âm nhạc nào cũng đang phải đối mặt: Những người đủ ‘may mắn’ có được hợp đồng thu âm thường mất tới 80% tiền bản quyền cho hãng thu âm của họ – sau đó có thể phải trả cho nhà phân phối (distributor) hoặc người quản lý. Trên thực tế, theo một báo cáo của Citigroup, các nghệ sĩ thường chỉ thu được 12% doanh thu từ âm nhạc của họ. Vậy Web 3.0 có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Thực trạng bản quyền âm nhạc hiện nay
Các bên trung gian này từng giữ vai trò then chốt với những nỗ lực trong việc tạo ra âm nhạc, nhưng Internet bắt đầu dân chủ hóa điều đó bằng cách cho phép bất kỳ ai chỉ với một số phần mềm đơn giản là có thể sản xuất âm nhạc với giá rẻ hơn. Mặc dù bước nhảy đột phá này là một ví dụ về cách công nghệ có thể phá vỡ ngành công nghiệp âm nhạc, nhưng các bên trung gian vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Biểu đồ dưới đây tổng hợp phân tích doanh thu ngành âm nhạc. Lưu ý doanh thu được phân bổ cho các bên như chi phí nền tảng và hãng thu âm.
Nguồn: Audius
Có thể mọi người đều sử dụng Spotify, Apple Music hoặc một số dịch vụ phát nhạc trực tuyến khác, vì vậy thật khó tin khi biết mức doanh thu ít ỏi mà các nghệ sĩ nhận được thông qua các nền tảng này. Trong số khoảng 8 triệu nghệ sĩ trên Spotify, chỉ có 42,100 nghệ sĩ (0.53%) kiếm được hơn 10.000 USD mỗi năm; chỉ 13,400 (0.17%) kiếm được hơn 50.000 USD, tương đương mức thu nhập trung bình của người lao động ở Mỹ vào năm 2020.
Nói một cách đơn giản, chỉ một phần nhỏ – thực sự chỉ một phần rất nhỏ nghệ sĩ kiếm được bằng mức thu nhập của người lao động trung bình ở Mỹ.
Đừng thảo luận vấn đề trên với các công ty. Vì trái ngược với doanh thu của các nghệ sĩ, kết quả tài chính quý 3 năm 2021 mới nhất của Spotify đã khiến các cổ đông kinh ngạc. 381mm người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active User) tạo ra 2.8 tỷ USD doanh thu cho công ty, trong đó 112 triệu USD trở thành dòng tiền tự do để công ty chi tiêu cho chính họ.
Về việc đánh giá thấp sản phẩm nghệ thuật, không có gì ngạc nhiên khi các nghệ sĩ cảm thấy phần thưởng mà họ nhận được không thỏa đáng.
Kết hợp Âm nhạc với Blockchain trong kỷ nguyên Web 3.0
NFTs là giải pháp cho vấn đề trên. Hầu hết mọi người biết NFT như những bức ảnh trên Internet được sử dụng cho bộ sưu tập cá nhân hoặc như thông báo Twitter, như những profile picture cho mạng xã hội. Trên thực tế, chúng cũng có thể đại diện cho các phương tiện mới, chẳng hạn như tài nguyên trong game hoặc vé tham dự sự kiện trong thế giới thưc. Như Jesse Walden đã nói NFT là một cách để khiến Internet trở nên có thể sở hữu.
Không có gì phải bàn cãi khi thế giới trực tuyến của chúng ta tràn ngập phương tiện kỹ thuật số nhưng những file đó mang lại cho chủ sở hữu giá trị hữu hình bao nhiêu?
Câu trả lời là gần như bằng không. Điều mà hầu hết người dùng không nhận ra là quyền sở hữu nội dung của họ được chuyển sang Facebook, YouTube hoặc các trang web truyền thông xã hội khác để kiếm tiền theo cách mà các trang web đó thấy phù hợp. Người dùng nhận được sự ủng hộ từ bạn bè; những nền tảng công nghệ mạnh mẽ này có được doanh thu và giá cổ phiếu của họ tăng cao hơn.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta biến một số phương tiện đó thành NFT?
Ví dụ như bức họa hình Nyan Cat, gần đây đã được bán với giá 300 ETH (600,000 USD) tại thời điểm mua khi người sáng tạo ban đầu của nó biến nó thành NFT. Nhiều người không bị mê hoặc bởi NFT có thể khá thắc mắc tại sao ai đó lại trả hơn nửa triệu USD cho một meme về mèo. Sự băn khoăn đó là dễ hiểu, vì vậy chúng ta hãy cố gắng đặt vào ngữ cảnh để hiểu tiềm năng của NFT thông qua một ví dụ rõ ràng hơn liên quan đến âm nhạc.
Hãy tưởng tượng bạn là một fan cuồng nhiệt của Taylor Swift khi cô ấy còn là một ngôi sao đang lên ở Nashville. Và cũng giả vờ rằng Taylor là người đề xướng lớn cho công nghệ mới này và tạo ra một NFT (tỷ lệ 1:1) cho bản hit đầu tiên của cô ấy, mà bạn tình cờ giành được.
Giá trị NFT của bản hit bây giờ là bao nhiêu? Chắc chắn là nhiều hơn so với khi nó được phát hành lần đầu tiên. Là một người hâm mộ, bạn có thể “đầu tư” vào sự nghiệp của Taylor – và khi Taylor bắt đầu giành chiến thắng tại giải Grammy, khoản đầu tư của bạn cũng sẽ được trả cổ tức. Quan trọng hơn, NFT cũng cho phép các nghệ sĩ nhận được tiền bản quyền vĩnh viễn.
Nghĩa là Taylor sẽ nhận được một vài phần trăm trong tất cả doanh số bán hàng trong tương lai của NFT do cô ấy tạo ra. Những token được hỗ trợ bởi âm nhạc này cung cấp cho cô ấy quyền sở hữu thực sự đối với tác phẩm của mình. Không còn những tình huống rắc rối trong tương lai như khi Scooter Braun bán tác phẩm của cô ấy, buộc Taylor phải thu âm lại những bài hát cũ của mình.
Cuối cùng thì quyền sở hữu là sức mạnh. Bối cảnh hiện tại của người sáng tạo đối với nội dung kỹ thuật số là sự kết hợp không mấy sáng sủa giữa quyền sở hữu tài sản không hoàn chỉnh và luồng thanh toán không rõ ràng cho nghệ sĩ gốc (người tạo ra tác phẩm nghệ thuật ban đầu), điều này thường dẫn đến sự bất công trong giá trị mà người sáng tạo nhận được.
NFT cung cấp tính minh bạch, cho phép người nghệ sĩ thiết lập các điều khoản mà họ muốn trực tiếp ngay từ đầu. Do đó, sản phẩm âm nhạc được mint dưới dạng NFT cho phép các nghệ sĩ tạo ra bằng chứng mã hóa có thể xác minh, khan hiếm cho tác phẩm của họ, luôn gắn liền nghệ sĩ với bài hát.
Các bài hát như bộ sưu tập: Một loại tài sản mới?
Nếu âm nhạc được lưu trữ dưới dạng NFT thì điều gì sẽ thay đổi? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ của chúng ta với âm nhạc. Hãy nghĩ xem việc thổi bùng một bài hát hoài cổ có thể làm được gì. Cũng giống việc sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, ô tô và tem bưu chính (postage stamp), tại sao họ không sớm sưu tập âm nhạc? Ít có điều gì xúc động và đáng trân trọng như những kỷ niệm được gợi lên bởi loại hình nghệ thuật này.
NFT cung cấp quyền sở hữu kỹ thuật số hữu hình đối với những ký ức đó và tác động của điều này có thể còn quá sớm để nắm bắt. Nó không chỉ đưa ra các mô hình kinh doanh mới và thú vị cho người sáng tạo mà còn khuyến khích người hâm mộ tìm kiếm các nghệ sĩ mới và sắp ra mắt một cách chủ động hơn.
NFT và nền kinh tế sáng tạo rộng lớn hơn cho phép tất cả chúng ta có thể trở thành những người ủng hộ – và/hoặc nhà đầu tư đồng cấp với nhau.
Để làm nổi bật một ví dụ, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Royal để thảo luận về cách nền tảng và những dự án tương tự mang lại lợi ích cho các nghệ sĩ và nhạc sĩ trong thực tế.
Royal là một nền tảng âm nhạc cho phép người hâm mộ kiếm tiền bản quyền cùng với các nghệ sĩ yêu thích của họ. Các nghệ sĩ giữ lại quyền sở hữu và độc lập mà trước đây sẽ bị kiểm soát bởi bên trung gian trong khi đặt ra tỷ lệ phân bổ tiền bản quyền bài hát của họ cho người hâm mộ.
Quyền sở hữu của người hâm mộ đối với các NFT cụ thể này (Royal gọi chúng là token) cho phép nghệ sĩ quyết định không chỉ các dòng doanh thu trong tương lai mà còn cả các lợi ích độc quyền của người hâm mộ như mua bán, các show đặc biệt và hơn thế nữa.
Được hỗ trợ bởi các tên tuổi nổi tiếng từ giới đầu tư mạo hiểm và âm nhạc tương tự như a16z, Nas và Disclosure trong số nhiều người khác, Giám đốc điều hành Royal 3LAU đã xác thực thông tin này khi ông tặng 333 token phiên bản giới hạn đại diện cho quyền sở hữu phát trực tuyến 50% trong đĩa đơn mới nhất ‘Worst Case’ của mình.
Trong vòng hai tuần, bài hát đã đạt giá trị 6 triệu USD (người hâm mộ sở hữu 50%) với 650 nghìn USD khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp cho các token. Sự thành công của khái niệm proof of concept này cho thấy nhu cầu tương tác với nghệ sĩ rõ ràng từ người hâm mộ, đến nỗi lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 1, mọi người có thể sở hữu một phần âm nhạc của Nas bằng cách mua NFT của các bài hát được phát hành trên nền tảng.
Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu và NFT ngay lập tức được bán hết, thu hút sự chú ý của người đồng sáng lập Royal, JD Ross.
Tuy nhiên, nếu đầu tư vào các nghệ sĩ đang lên và cho phép thanh toán tiền bản quyền vĩnh viễn là khía cạnh tài chính của mô hình mới này, thì toàn bộ những khía cạnh khác lại chưa được đề cập đến: Yếu tố sáng tạo.
Lấy Async làm ví dụ về sự bùng nổ sáng tạo. Trong khi hầu hết các nền tảng cho phép chúng ta token hóa toàn bộ phần công việc của mình, thì Async cho phép chia nhỏ (fractionalization) quá trình sáng tạo của chúng ta thành các thành phần con (subcomponent). Các thành phần con này được ủy quyền trong hai layer: ‘Masters’ và ‘Layers’.
Master là tác phẩm nghệ thuật hoặc âm nhạc hoàn chỉnh trong đó Layer là các thành phần riêng lẻ tạo nên nó. Các tính năng được blockchain kích hoạt ở đây là khả năng token hóa từng layer riêng biệt. Khi một nghệ sĩ tạo ra tác phẩm của họ, họ phác thảo các thông số trên blockchain để kiểm soát cách nó sẽ hiển thị và có thể được thay đổi bởi chủ sở hữu của các layer.
Hãy xem chúng giống như các layer khác nhau khi làm việc trong Adobe Photoshop. Khi kết hợp lại, chúng tạo ra sản phẩm cuối cùng. Xem hình bên dưới để hiểu quá trình này.
Nguồn: Async
Như Async giải thích, nghệ sĩ “tạo ra sandbox và cho phép các cá nhân trong cộng đồng thể hiện bản thân trong đó.” Hãy tưởng tượng một DJ nổi tiếng phát hành một bản hoàn chỉnh của buổi hòa nhạc sắp tới của họ với các layer bên dưới mà người hâm mộ có thể sở hữu và chỉnh sửa.
Những người hâm mộ này sẽ có thể phối lại layer theo ý thích của họ bằng cách nhấn mạnh hoặc giảm bớt một số nhịp nhất định, có khả năng tạo ra một sản phẩm tốt đến mức DJ quyết định sử dụng nó trong chương trình của họ trước hàng nghìn người – cung cấp các khả năng tương tác và cộng tác của người hâm mộ trên các cấp độ không thể có được trước đây.
Cuối cùng, quyền sở hữu NFT sẽ mở khóa một công cụ quan trọng khác trong kho vũ khí Web 3.0: Khuyến khích liên kết (Incentive alignment) thông qua token hóa.
Ví dụ: Audius có kế hoạch lật đổ các nền tảng phát trực tuyến âm nhạc đang thống trị bằng cách thưởng trực tiếp cho các nghệ sĩ và 6 triệu người dùng đặc biệt hàng tháng của họ thông qua token $AUDIO. Phần thưởng có thể đổi thành tiền, có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm cả việc đăng top 5 playlist xu hướng hàng tuần hoặc thúc đẩy lưu lượng truy cập bằng cách xây dựng ứng dụng API hàng tháng hàng đầu.
Nguồn: Async
Ngoài các nền tảng phát trực tuyến, hãng thu âm Web 3.0 ở DAO cũng đang nổi lên. Một trong số những DAO như vậy là Good Karma DAO, một hãng thu âm do cộng đồng sở hữu được trao quyền bởi token $KARMA. Token này thúc đẩy các hoạt động gia tăng giá trị theo cách tương tự như token $AUDIO.
Các thành viên cộng đồng kiếm được $KARMA khi ký hợp đồng với các nghệ sĩ, làm công việc sáng tạo và đóng góp vào hoạt động hàng ngày của DAO. Chức năng tương tự như các hãng thu âm truyền thống, nhưng tính minh bạch và quản trị công khai thách thức các đặc tính của các doanh nghiệp hiện nay. Bản thân các nghệ sĩ được phân bổ $KARMA khi ký hợp đồng, giúp gắn lợi ích của họ với sự phát triển và thành công của DAO.
Cơ sở hạ tầng âm nhạc crypto trên web 3.0 đang được xây dựng ngay trước mắt chúng ta. Có thể thấy rõ ràng sự liên kết giữa thị trường sản phẩm đối với các nền tảng âm nhạc hỗ trợ bởi crypto.
Từ việc tạo các file nhạc NFT đến phát trực tuyến, các hãng thu âm và thậm chí sản xuất âm nhạc on-chain, mọi thứ đang bắt đầu đi vào nề nếp. Thế hệ tiếp theo của quyền sở hữu âm nhạc và các mô hình kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ rất thú vị đối với các nghệ sĩ cũng như người hâm mộ.
Bài viết được Huyền Trang thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Crypto and Music: Jamming into Web 3.0” của tác giả Alexander Beasant với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin