Tài chính phi tập trung (Decentralized Finance – DeFi) là một phát tiến mới của tiền mã hóa vượt ra ngoài phạm vi quản lý của ngân hàng và mở ra biên giới mới tạo nên một hệ sinh thái tài chính toàn cầu mới dựa trên internet. DeFi đã bắt đầu định hình lại thương mại toàn cầu (global finance) và thương mại điện tử (e-commerce), nhưng danh mục tài sản vẫn là bí ẩn đối với nhiều nhà đầu tư.
Grayscale DeFi Primer đầu tiên đã giới thiệu tổng quan về DeFi, thảo luận về các trường hợp sử dụng và kiểm tra các token gốc của một số giao thức nổi tiếng. Trong báo cáo đánh giá DeFi này, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào hệ thống tài chính cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế tiền mã hóa đám mây thế hệ Web 3.0 (Web 3.0 crypto cloud economy).
- Nền kinh tế đám mây thế hệ Web 3.0: Internet tiếp tục bùng nổ. Tài sản tiền mã hóa là một ranh giới đầu tư mới nằm ở giao điểm của Internet và các thị trường mới nổi. Những phát minh trong quá khứ như kết nối internet, trí tuệ đám mây, tính di động toàn cầu và công nghệ tài chính đã kết hợp với sự tin tưởng của tiền mã hóa và các layer tính toán để hình thành nền kinh tế đám mây tiền điện tử dựa trên internet. Các ứng dụng DeFi là một layer mới của ngăn xếp công nghệ (tech stack) đại diện cho quyền sở hữu của các mạng tài chính cung cấp sức mạnh cho sự thay đổi mô hình internet này được gọi là Web 3.0.
- Giai đoạn tiếp theo của tăng trưởng tiền mã hóa: Các nền kinh tế tiền điện tử đám mây dựa trên Internet đã phát triển theo từng con sóng. Tiền kỹ thuật số, Nền tảng Kinh tế Đám mây (Cloud Economy Platforms) và Hệ sinh thái Tài chính là những giai đoạn đáng chú ý nhất. Bitcoin cho phép trao đổi giá trị đáng tin cậy; Ethereum đã kích hoạt các thỏa thuận pháp lý cho các doanh nghiệp kỹ thuật số; và các API mở của DeFi đã kích hoạt một hệ sinh thái ngân hàng toàn cầu. Mỗi bên đã tạo ra một khối xây dựng hướng tới một xã hội toàn cầu dựa trên internet mạnh mẽ hơn. Trong lịch sử, khi nền kinh tế tiền mã hóa mở rộng thì DeFi cũng phát triển thuận xu hướng này.
- Đổi mới giữa các ngân hàng: DeFi cho vay cạnh tranh với các tài khoản tiền gửi và tiết kiệm ngân hàng bằng cách cho phép người dùng tự do lưu trữ tiền và tiếp cận với mức lãi suất được trả cao hơn. Các sàn giao dịch DeFi giúp giao dịch đơn giản như gửi email trên web, kết nối các mạng thanh khoản như SMTP kết nối các nhà cung cấp email và tiềm năng biến các sàn giao dịch tập trung thành “email front-end” cho một hệ thống thị trường vốn duy nhất. Các chiến lược tự động hóa lợi nhuận của DeFi robo-advisor đang thúc đẩy thị trường vốn phát triển mà trước đây không thể thực hiện được trước các API dữ liệu ngân hàng mở của DeFi. DeFi cho phép tất cả mọi người có thể cung cấp các dịch vụ này cho bất kỳ ai có kết nối internet ở bất kể nơi đâu trên toàn cầu.
- Phá vỡ ngành tài chính: Vốn hóa thị trường của DeFi đã tăng lên ~90 tỷ USD trong hai năm. Tài sản DeFi hiện được định giá hơn 2,6% trong tổng vốn hóa thị trường 4,2 nghìn tỷ USD của Khu vực Dịch vụ Tài chính S&P 500. Tuy nhiên, chỉ chiếm ~1,6% trong tổng số 8 nghìn tỷ USD của ngành ngân hàng toàn cầu, DeFi vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu.
- Cơ hội và ứng dụng DeFi: Người dùng DeFi đã tăng ~6 lần tính đến thời điểm hiện tại lên 3,5 triệu và sẽ sớm tiếp cận quy mô của các ngân hàng hàng đầu nếu tốc độ tăng trưởng này có thể tiếp tục. Tổng giá trị bị khóa trong DeFi vượt quá 170 tỷ USD, sẽ chiếm ~1% tổng số tiền gửi ngân hàng thương mại của Hoa Kỳ hoặc biến DeFi trở thành ngân hàng lớn thứ 18 của Hoa Kỳ tính theo tài sản. Từ những tài sản này, DeFi đang trên đà tạo ra ~5 tỷ USD doanh thu hàng năm. Hệ thống tài chính toàn cầu tạo ra 5,5 nghìn tỷ USD doanh thu bằng cách cung cấp tài sản ~300 nghìn tỷ USD, trong khi một người dùng ví mã hóa của Hoa Kỳ có thể có giá trị ~20.000 USD, tạo nên cơ hội lớn cho DeFi.
- Rủi ro đối với hệ sinh thái DeFi: Sự không chắc chắn về quy định là một trong những rủi ro chính đối với DeFi. Crypto và DeFi đang tìm cách hình thành nền kinh tế thị trường đám mây mới nổi, nhưng các tổ chức toàn cầu này vẫn phải tham gia vào các mối quan hệ quốc tế hoặc có nguy cơ bị nước ngoài trừng phạt. Các rủi ro bổ sung đối với DeFi bao gồm khả năng xảy ra hack hoặc lỗi, công nghệ vẫn đang phát triển, biến động giá tiền mã hóa và các mô hình quản trị hoặc kinh tế chưa được chứng nhận cho một số token.
Crypto tạo ra một mạng internet do người dùng sở hữu và DeFi trao quyền cho những người sử dụng sở hữu một phần của hệ sinh thái tài chính đó. DeFi là làn sóng tăng trưởng kinh tế tiền điện tử đám mây thứ ba và là làn sóng tiếp theo của sự đổi mới fintech.
Internet mở rộng khả năng truy cập thông tin và DeFi có khả năng làm điều tương tự đối với hoạt động ngân hàng. DeFi tìm cách thay đổi cách mọi người thiết lập lòng tin trên internet và cung cấp cho 33 triệu hộ gia đình có tài khoản ngân hàng ở Hoa Kỳ, 1,7 tỷ người lớn có sử dụng dịch vụ ngân hàng trên toàn cầu và 4,6 tỷ người dùng internet một giải pháp thay thế ngân hàng mới.
Luận điểm về DeFi của Grayscale
Trật tự Internet mới: Kinh tế Đám mây Thế hệ Web 3.0
Internet tiếp tục phát triển khi công nghệ stack ngày càng mở rộng. Các ứng dụng DeFi đại diện cho một trong những layer mới nhất của stack. Vì những tiến bộ mới được xây dựng dựa trên những cải tiến trước đây, chúng đã mở khóa các trường hợp sử dụng mới, thúc đẩy việc tạo ra giá trị lớn và dẫn đến các layer trong tương lai của stack. Một số tiến bộ quan trọng đã dẫn đến sự đổi mới của tiền mã hóa và sau đó là DeFi bắt nguồn từ:
Tính Kết nối: Netscape đã kết nối con người trực tuyến; Facebook tổ chức thế giới thành các cộng đồng trực tuyến; và tiền mã hóa đã cho phép các cộng đồng đó hình thành các hệ thống quản trị độc đáo.
Trí Thông minh: Salesforce đã tạo ra các công cụ tự động hóa phần mềm mạnh mẽ, AWS làm cho các ứng dụng đám mây đủ mạnh để vận hành một nền kinh tế và tiền mã hóa biến phần mềm đám mây thành nền kinh tế đám mây.
Tính di động: iPhone cho phép chúng ta truy cập internet ở mọi nơi, Uber kết nối mạng lưới các máy tính mini có thể rút ngắn khoảng cách mọi nơi và tiền mã hóa đã biến những chiếc PC độc lập thành một chiếc máy tính duy nhất trên toàn cầu mà mọi người đều có thể truy cập.
Tài chính: Lending Club đã cung cấp một trung gian chịu trách nhiệm để cho vay tiền ngang hàng (peers money) không xác định qua internet, Coinbase hoạt động như một cổng quen thuộc để tạo ra tiền internet ẩn danh và tiền mã hóa đã biến thanh toán trực tuyến P2P xa lạ trở thành một khái niệm đáng tin cậy.
Tính Toàn cầu: Bitcoin đã tạo ra một hệ thống tiền tệ toàn cầu mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập được, Ethereum đã chuyển đổi tiền mã hóa sang các nền kinh tế đám mây và các nền kinh tế tiền mã hóa đang định hình lại thương mại điện tử toàn cầu (global e-commerce).
Tính Kinh tế: MakerDAO đã cung cấp một hệ thống kỹ thuật số nguyên bản để chia sẻ rủi ro toàn cầu, các ứng dụng DeFi đã tạo ra một hệ sinh thái tài chính và tiền điện tử tiếp tục tạo ra làn sóng đổi mới công nghệ tiếp theo.
Những tiến bộ của công nghệ này đã kết hợp để tạo ra nền kinh tế tiền mã hóa ngày nay. Tiền mã hóa tạo ra một biên giới đầu tư mới nằm ở giao điểm của Internet và các thị trường mới nổi. Các nền kinh tế tiền mã hóa đám mây này tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng bằng cách xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ internet sang các nền kinh tế truyền thống trên toàn cầu.
DeFi đại diện cho quyền sở hữu của các mạng tài chính cung cấp năng lượng cho sự thay đổi mô hình internet này được gọi là Web 3.0.
HÌNH 1: CÁC INTERNET STACK MỚI
DeFi: Giai đoạn Phát triển Tiếp theo của Thị trường Crypto
Các nền kinh tế tiền mã hóa đã phát triển theo các giai đoạn tăng trưởng cho phép hình thành các cộng đồng dựa trên internet ngày càng phức tạp. Tiền mã hóa, Nền tảng kinh tế và Hệ sinh thái tài chính là ba giai đoạn rõ rệt nhất của sự trưởng thành tiền mã hóa cho đến nay.
Tương tự như các giai đoạn Web 1.0 và Web 2.0 của Internet, mỗi giai đoạn mới của tiền mã hóa Web 3.0 được xây dựng dựa trên nền tảng và nâng cao từ các giai đoạn trước:
- Giai đoạn 1: Tiền mã hóa: Các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Litecoin và ZCash đã hình thành nên trụ cột cơ bản nhất của bất kỳ xã hội đang hoạt động nào: một hệ thống đáng tin cậy để trao đổi giá trị bằng cách sử dụng blockchain.
- Giai đoạn 2: Nền tảng kinh tế: Các mạng điện toán như Ethereum, Cardano và Solana đã phát triển cơ sở hạ tầng để kết hợp và vận hành các doanh nghiệp kỹ thuật số: một hệ thống cho các thỏa thuận pháp lý dựa trên internet sử dụng các hợp đồng thông minh.
- Giai đoạn 3: Hệ sinh thái tài chính: Các giao thức phi tập trung như MakerDAO, Yearn Finance và Uniswap đã hình thành các khối xây dựng (building blocks) cho thị trường vốn toàn cầu tinh vi, tích hợp và tiện lợi: một hệ thống dành cho các API ngân hàng mở và có thể kết hợp (composable banking APIs).
Khi những cải tiến mới xuất hiện, chúng sẽ mang lại lợi ích cho những cải tiến trước đó và kết hợp với nhau để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế tiền mã hóa. DeFi là làn sóng tiến bộ mới nhất trong vũ trụ crypto.
HÌNH 2: TIỀN MÃ HÓA, NỀN TẢNG KINH TẾ & HỆ SINH THÁI TÀI CHÍNH GIÁ TRỊ
DeFi: Fintech 2.0
DeFi là một hệ sinh thái của các dịch vụ ngân hàng dựa trên internet được kích hoạt bởi các ứng dụng phần mềm chạy trên các nền tảng đám mây kinh tế tiền mã hóa như Ethereum. Các ứng dụng DeFi, thường được gọi là dApps (Ứng dụng phi tập trung – Decentralized Applications) do tính chất toàn cầu của chúng, cung cấp các dịch vụ tài chính cho bất kỳ ai có kết nối internet ở mọi nơi trên toàn cầu.
DeFi dApps tận dụng các giao thức phần mềm mã nguồn mở được điều phối bởi người dùng crypto để loại bỏ nhiều dịch vụ do các công ty truyền thống cung cấp. DeFi chỉ mới xuất hiện gần đây, nhưng lĩnh vực này đã nhanh chóng trưởng thành để tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch vụ ngân hàng nền tảng, bao gồm stablecoin, cho vay và đi vay, sàn giao dịch, phái sinh, dữ liệu, quản lý tài sản và các dịch vụ khác.
HÌNH 3: NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG, CRYPTO & PHI TẬP TRUNG
Tạo ra Giá trị Bùng nổ Trên Các Lĩnh vực DeFi
Kể từ khi MakerDAO ra mắt vào năm 2015, nhiều ứng dụng DeFi khác đã tiếp tục xuất hiện trong các lĩnh vực ngân hàng. Sau nhiều năm lặp đi lặp lại công nghệ, năm 2020 trở thành năm DeFi tìm thấy sản phẩm-thị trường (product-market-fit) và thực sự cất cánh. DeFi đã chứng kiến giá trị của các giao thức hàng đầu tăng từ dưới 1 tỷ USD lên gần 90 tỷ USD cho đến thời điểm thực hiện nghiên cứu này.
Việc tạo ra giá trị DeFi đã thay đổi trên các lĩnh vực, với các sàn giao dịch phi tập trung và nền tảng cho vay chiếm tỷ trọng tăng trưởng lớn nhất (lion’s share) cho đến nay, trong khi các phân khúc khác của không gian tiếp tục phát triển khi công nghệ hoàn thiện.
HÌNH 4: VỐN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN DEFI HÀNG ĐẦU LỰA CHỌN THEO NGÀNH
DeFi > 2,5% Vốn hóa Thị trường Tài chính S&P 500
DeFi đang nhanh chóng đạt đến điểm có khối lượng quan trọng nơi hệ sinh thái giao thức sơ khai có thể đang bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ với các dịch vụ tài chính hiện thời. Vốn hóa thị trường của các tài sản DeFi hàng đầu hiện hơn 2,5% so với mức vốn hóa thị trường 4,2 nghìn tỷ USD của Ngành Dịch vụ Tài chính S&P 500.
Ấn tượng hơn là tốc độ DeFi tăng thị phần. Về mặt tương đối, DeFi đã tăng ~25 lần từ ~0,10% lên ~2,5% trong Ngành Tài chính Hoa Kỳ trong vòng chưa đầy hai năm.
HÌNH 5: VỐN THỊ TRƯỜNG DEFI SO VỚI % VỐN HÓA CỦA CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH S&P 500
Giai đoạn Đầu tiên: Ngành Tài chính Toàn cầu TAM trị giá 8 ngàn tỷ USD
Hệ sinh thái DeFi vẫn đang ở giai đoạn đầu so với cơ hội trong Tổng Thị trường Khả dụng (Total Addressable Market – TAM). Tổng vốn hóa thị trường DeFi vẫn chỉ là ~1,6% trong tổng giá trị thị trường 8 nghìn tỷ USD của ngành dịch vụ tài chính toàn cầu. Trong khi đó, vốn hóa thị trường của riêng JP Morgan đã gần gấp 5 lần quy mô của toàn bộ hệ sinh thái DeFi.
DeFi có tiềm năng phát triển bằng cách hấp thụ cả thị phần kế thừa từ ngành tài chính và bằng cách gia tăng thị phần như một tỷ trọng trong giá trị gần 2 nghìn tỷ USD của nền kinh tế tiền mã hóa.
HÌNH 6: VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG CỦA DỊCH VỤ LỰA CHỌN TÀI SẢN TÀI CHÍNH & THỊ TRƯỜNG
Giải pháp DeFi
Chuyển đổi Mô hình từ TradFi sang DeFi
DeFi đang tìm cách thay đổi mô hình từ cách phân phối ngân hàng truyền thống ngày nay qua một số kênh:
HÌNH 7: TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG & SỰ KHÁC BIỆT VỚI TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG
Tài chính Truyền thống (TradFi) | Tài chính Phi tập trung (DeFi) | |
Khách hàng | Bị hạn chế lựa chọn khu vực địa lý và khác biệt quyền lợi của khách hàng, yêu cầu luật chống phân biệt đối xử | Quyền truy cập bình đẳng không phân biệt đối xử cho bất kỳ ai có kết nối internet |
Cơ cấu | Ngân hàng do các công ty truyền thống hoặc pháp nhân quản lý | Ngân hàng được hỗ trợ bởi các giao thức phần mềm mạng mã nguồn mở |
Tham gia | Các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty được chỉ định và nhân viên của họ | Các dịch vụ được cung cấp ngang hàng (peer-to-peer) bởi bất kỳ ai cho bất kỳ người nào |
Quyền sở hữu | Hệ thống sở hữu của các cổ đông nhà nước hoặc tư nhân hoặc các tổ chức chính phủ | Hệ thống do công chúng sở hữu và mở cho bất kỳ ai trong cộng đồng người dùng |
Quản trị | Quyết định bởi ban quản lý, các cơ quan trong ngành và các đơn vị kiểm soát | Quyết định bởi giao thức, nhà phát triển và cộng đồng người dùng |
Lưu ký Tài sản | Tài sản do các tổ chức hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu ký nắm giữ | Tài sản do người dùng trực tiếp nắm giữ hoặc trong các hợp đồng thông minh không lưu ký |
Đơn vị tính | Định giá bằng tiền pháp định | Định giá bằng tài sản kỹ thuật số |
Giao dịch | Thực hiện qua trung gian | Thực hiện qua hợp đồng thông minh |
Thanh toán bù trừ | Được tạo điều kiện thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) | Được tạo điều kiện thông qua giao thức |
Quá trình Thanh toán | 3-5 ngày làm việc tùy thuộc vào thời gian giao dịch trong giờ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu | Vài giây đến vài phút tùy thuộc vào blockchain với thời gian hoạt động 24 giờ mỗi ngày và 365 ngày một năm |
Tranh chấp Pháp lý | Các thỏa thuận pháp lý giấy tờ được giải quyết bằng hệ thống tòa án địa phương truyền thống chậm và tốn kém | Các thỏa thuận pháp lý kỹ thuật số được giải quyết tự động bằng phần mềm với mức phí giao dịch thông thường |
Kiểm toán | Kiểm toán của bên thứ ba được ủy quyền thực hiện hàng quý | Mã nguồn mở và sổ cái công khai có thể được kiểm tra bởi bất kỳ ai trên cơ sở từng khối |
Tài sản thế chấp | Trong nhiều trường hợp chưa được thế chấp với các bên trung gian khiến hệ thống gặp rủi ro | Được thế chấp hoàn toàn trong hầu hết các trường hợp nên giảm rủi ro hệ thống |
Rủi ro | Dễ bị hack và xâm nhập dữ liệu | Dễ bị hack hợp đồng thông minh và xâm nhập dữ liệu |
Hệ sinh thái ngân hàng mở có thể kết hợp
Các ngân hàng nổi tiếng là chống cạnh tranh và miễn cưỡng cho phép khách hàng chia sẻ hoặc tích hợp thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác, với mục đích duy trì thị phần trong một lĩnh vực đã định hình. Tuy nhiên, những gì tốt nhất cho ngân hàng không phải lúc nào cũng là tốt nhất cho người dùng.
Những thực tiễn này đã dẫn đến việc các hệ thống ngân hàng không hoạt động tương thích với nhau một cách tối ưu, việc chia sẻ dữ liệu tài chính trong quá khứ của người tiêu dùng bị hạn chế khiến khả năng tiếp cận tín dụng bị hạn chế và tạo nên môi trường trì trệ sự đổi mới tài chính. Những vấn đề như thế này đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thông qua luật “Ngân hàng Mở – Open Banking” ở những nơi như Liên minh Châu Âu.
Các sáng kiến về Ngân hàng mở đã làm dấy lên làn sóng ở E.U. “Các ngân hàng thách thức – challenger banks” mọc lên để cạnh tranh với các tổ chức truyền thống ngày nay yêu cầu phải có quyền truy cập nhiều hơn vào các API hệ thống. Tuy nhiên, các quy định này đã không tiến xa như kỳ vọng. Nhiều ngân hàng thách thức đã chuyển sang hợp tác với các ngân hàng truyền thống thay vì cạnh tranh với họ để cải thiện hệ thống cho người dùng.
Các giao thức DeFi cung cấp các dịch vụ bằng cách sử dụng các hệ thống phần mềm mã nguồn mở không cần cấp phép, minh bạch và tương thích lẫn nhau. Do đó, các dApp DeFi có thể đổi mới lẫn nhau mà không cần bất kỳ sự cho phép nào hoặc có nguy cơ mất quyền truy cập vào các layer cơ sở hạ tầng quan trọng, trong khi người dùng có thể tự do mang theo tài sản và dữ liệu trên toàn hệ sinh thái. Kiến trúc mở của DeFi đã dẫn đến sự bùng nổ đổi mới ở kỷ Cambrian đó là tách các dịch vụ tài chính thành “ngân hàng dưới dạng API” giống như các gói dịch vụ truyền hình không gộp chung của YouTube và Internet.
HÌNH 8: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG & TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG
Giải quyết Các khoản phí Ngân hàng Cao & Tỷ lệ Tiết kiệm Thấp
Chức năng cơ bản nhất của ngân hàng trong lịch sử là giữ tiền của người gửi một cách an toàn. Tuy nhiên, các quy trình mở tài khoản ngân hàng hạn chế kết hợp với yêu cầu số dư trung bình gần 10.000 USD để miễn phí dịch vụ hàng tháng đối với lãi suất tài sản vãng lai (interest checking account), đã khiến nhiều dịch vụ ngân hàng cơ bản không thể tiếp cận được. Bitcoin đã giải quyết vấn đề này hơn một thập kỷ trước bằng cách cho phép người dùng tự lưu giữ tiền miễn phí trong một ví kỹ thuật số có thể truy cập được đối với bất kỳ ai bất kể nơi nào.
Tuy nhiên, các ngân hàng đã cung cấp cho người tiêu dùng một điều mà Bitcoin trước đây không thể làm được, đó là lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lợi thế này không chỉ bị xói mòn khi lãi suất các ngân hàng Hoa Kỳ và toàn cầu trả cho người tiêu dùng bằng tiền gửi tiết kiệm đã giảm xuống gần bằng 0, mà DeFi còn cho phép những người tiết kiệm tiền mã hóa cho vay tài sản của họ, bao gồm cả Bitcoin, để đổi lấy lãi suất.
HÌNH 9: SỐ DƯ TRUNG BÌNH TỐI THIỂU ĐỂ TỪ BỎ PHÍ LÃI SUẤT TÀI SẢN VÃNG LAI & LÃI SUẤT TIẾT KIỆM
Các sàn Giao dịch Phi tập trung Dân chủ hóa Quyền tiếp cận Đầu tư
Tiếp cận đầu tư đã là một cửa ngõ quan trọng đi đến tự do tài chính cho các thế hệ công nhân Mỹ. Sức mạnh của việc tiếp cận thị trường vốn mở và tự do được nhấn mạnh bởi số giờ làm việc cần thiết để mua chỉ số S&P 500 tăng gần 2,5 lần kể từ năm 2006.
Lời hứa của các nền tảng giao dịch xã hội fintech là mang lại khả năng tiếp cận thị trường tài chính giá rẻ và thuận tiện cho một thế hệ nhà đầu tư mới của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự điên cuồng của giao dịch chứng khoán meme đã chứng minh cho nhiều người thấy rằng các công ty fintech vẫn chủ yếu phục vụ cho các tổ chức lớn chứ không phải cho người dùng trung thành.
Dịch vụ Sàn giao dịch phi tập trung DeFi (DEX) nhằm giải quyết vấn đề cho các nhà đầu tư tương lai trên toàn cầu. DeFi DEXs về cơ bản thay đổi trải nghiệm giao dịch tài khoản môi giới theo một số cách chính:
- Có một lựa chọn thị trường toàn cầu duy nhất để thanh khoản.
- Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện giao dịch, liệt kê tài sản và thêm hoặc bớt tính thanh khoản.
- Người dùng giao dịch trực tiếp từ ví của họ thay vì môi giới bắt buộc tính phí cao hoặc bán đơn đặt hàng của khách hàng.
- Bất kỳ ai, không chỉ các tổ chức được chỉ định, đều có thể trở thành nhà tạo lập thị trường và kiếm được phí trên tài sản của mình bằng cách cung cấp tính thanh khoản.
- Hợp đồng được xác định trước và được đảm bảo thực hiện như văn bản, loại bỏ rủi ro về việc sửa đổi các điều khoản dịch vụ chủ quan của các bên trung gian.
FIGURE 10: GIỜ LÀM VIỆC ĐỂ MUA S&P 500 (2006 – 2021)
Cơ hội Phát triển Người dùng DeFi
Lượng người dùng cơ sở khổng lồ mà các ngân hàng bỏ qua đã tạo điểm nhấn cơ hội tăng trưởng người dùng DeFi. Các phân khúc thị trường không được quan tâm hoặc không thể tiếp cận ngân hàng có thể dễ dàng chuyển sang DeFi bao gồm:
- Người dùng tiền mã hóa toàn cầu: Có hơn 220 triệu người dùng tiền mã hóa toàn cầu đã bị các ngân hàng phục vụ kém trong nhiều năm. Không thể tiếp cận tín dụng mặc dù nền kinh tế tiền mã hóa đang tạo ra sự giàu có, nhiều người dùng đã chuyển sang DeFi. Tuy nhiên, sự thâm nhập của DeFi ngày nay chưa đến 2% trong số những người dùng này, để lại nhiều dư địa cho sự phát triển của người dùng tiền mã hóa.
- Các hộ gia đình Underbanked (Ít sử dụng dịch vụ ngân hàng) ở Hoa Kỳ: Tiền mã hóa thường được mô tả như một giải pháp cho những nơi hạn chế dịch vụ ngân hàng (underbanked) ở các nước thuộc thế giới thứ ba nhưng không hữu ích cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đánh giá này không thể xa sự thật hơn. Ở Hoa Kỳ, ~33 triệu hộ gia đình underbanked (ít sử dụng dịch vụ ngân hàng) (24 triệu) hoặc unbanked (không sử dụng dịch vụ ngân hàng) (8 triệu), DeFi có thể giúp những nhóm dân cư này tiếp cận với hệ thống tài chính toàn cầu.
- Thế hệ Millennials & Gen Z ở Hoa Kỳ: Thế hệ millennials ở Hoa Kỳ (72 triệu) và Gen-Z (91 triệu) đại diện cho 163 triệu người kết hợp. Nhân khẩu học ở độ tuổi này có một tỷ lệ lớn là unbanked (Độ tuổi 15-24: 10% và Độ tuổi 24-34: 9%) hoặc underbanked (Độ tuổi 15-24: 29% và Độ tuổi 24-34: 23%). Những công nhân digital-native trẻ tuổi này, những người không tin tưởng vào ngân hàng hoặc không đáp ứng các yêu cầu về tài khoản ngân hàng có thể bị thu hút bởi DeFi.
- Người trưởng thành không sử dụng ngân hàng: Lời hứa ban đầu của tiền mã hóa là giúp những người unbanked và tiềm năng đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Có hơn 1,7 tỷ người trưởng thành unbanked hoặc underbanked trên toàn cầu. Với tiền mã hóa và DeFi, lần đầu tiên nhiều người ở các thị trường mới nổi sẽ có quyền truy cập vào ngân hàng, hợp đồng và hệ thống pháp lý.
- Người dùng Internet toàn cầu: DeFi có sẵn cho bất kỳ ai có kết nối Internet, hiện có tổng cộng 4,6 tỷ người dùng trên toàn cầu. Khi hệ sinh thái hoàn thiện và có nhiều ứng dụng tài chính hơn chuyển sang giao thức tiền mã hóa, đây là cơ sở người dùng cuối cùng mà DeFi có thể thu hút.
HÌNH 11: CỘNG ĐỒNG UNDERBANKED, NGƯỜI DÙNG CRYPTO & INTERNET
Sự chấp nhận
Tổng số Người dùng DeFi Tăng 6 lần theo năm lên 3,5 triệu
Việc áp dụng DeFi đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Tổng số địa chỉ sử dụng ứng dụng DeFi đạt 3,5 triệu vào cuối quý 3 năm 2021, tăng hơn 6 lần so với quý 3 của năm trước. Sự tăng trưởng nhanh chóng của người dùng DeFi là bằng chứng cho thấy người tiêu dùng đang đòi hỏi một trải nghiệm dịch vụ tài chính khác.
HÌNH 12: TỔNG SỐ NGƯỜI DÙNG DEFI THEO THỜI GIAN
Tăng trưởng Người dùng Giao thức DeFi
Nhiều giao thức DeFi riêng lẻ phổ biến đã chứng kiến sự tăng trưởng người dùng từ tuyến tính đến cấp số nhân trong năm ngoái khi một số ứng dụng đã chứng minh được khả năng hiện thực hóa thông qua công nghệ và tiện ích cạnh tranh.
HÌNH 13: TĂNG TRƯỞNG NGƯỜI DÙNG ỨNG DỤNG DEFI
Người dùng DeFi Bắt kịp Các nhóm dẫn đầu Fintech & Ngân hàng
Người dùng tiền mã hóa toàn cầu đã gia tăng trên bảng xếp hạng so với các nhà cung cấp tài chính cạnh tranh trong gần một thập kỷ qua. Người dùng DeFi cũng đã bắt đầu tăng thứ hạng trong hai năm qua. Người dùng DeFi đã đạt đến quy mô của những người tham gia fintech hàng đầu và có thể sớm bắt kịp các ngân hàng chính thống nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục.
HÌNH 14: SỐ NGƯỜI DÙNG ĐÃ LỰA CHỌN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ƯU ĐÃI
Cơ hội
Ví Kỹ thuật số: Giá trị 20k USD cho Mỗi Cơ hội Người dùng
Giải thưởng cho việc chiếm lĩnh thị phần ví kỹ thuật số của người tiêu dùng có thể rất lớn. Khi đáo hạn, giá trị tiềm năng trên mỗi khách hàng sử dụng ví kỹ thuật số trung bình trên các sản phẩm thương mại và tài chính ở Hoa Kỳ được ước tính là 19.000 USD. Điều này nhấn mạnh giá trị cơ bản mà DeFi dApps đã tích lũy được từ sự tăng trưởng người dùng nhanh chóng trong những năm gần đây và cơ hội còn ở phía trước.
HÌNH 15: GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG TRÊN MỖI VÍ KHÁCH HÀNG KỸ THUẬT SỐ HOA KỲ
Financial Intermediation: $300T Assets = $5.5T Revenue
Trung gian tài chính toàn cầu tạo ra doanh thu ước tính 5,5 nghìn tỷ USD trên các phân khúc ngành bằng cách cung cấp tài sản ~300 nghìn tỷ USD. DeFi có cơ hội chiếm được thị phần lớn hơn trong miếng bánh doanh thu của ngành tài chính này, cả khi nhiều giá trị hơn chuyển vào nền kinh tế tiền mã hóa và một phần lớn hơn các tài sản tài chính truyền thống được số hóa và phục vụ bởi các ứng dụng DeFi.
HÌNH 16: GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG TRÊN MỖI VÍ KHÁCH HÀNG KỸ THUẬT SỐ HOA KỲ
Tài chính
DeFi TVL 1% Tiền gửi Ngân hàng Thương mại Hoa Kỳ
Tổng giá trị được khóa (Total Value Locked – TVL) được cung cấp bởi các ứng dụng DeFi đã tăng hơn 7.700 lần so với năm ngoái lên 172 tỷ USD vào quý 3 năm 2021. Về mặt tương đối, DeFi TVL đã đạt 1% tổng số tiền gửi ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian ngắn này. TVL là một số liệu hữu ích cho các giao thức DeFi vì nó đo lường tài sản có thể tạo ra doanh thu từ phí và lợi nhuận cho mạng lưới cũng như người nắm giữ token.
HÌNH 17: DEFI TVL & DEFI TVL% CỦA TẤT CẢ CÁC KHOẢN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOA KỲ
DeFi TVL Ngân hàng Lớn thứ 18 tại Hoa Kỳ theo Tài sản
Nhiều ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ đã bỏ qua sự phát triển của tiền mã hóa trong nhiều năm. Ngày nay, những ngân hàng dạng này đang bị buộc phải cạnh tranh với hệ sinh thái tiền mã hóa DeFi được xếp hạng là ngân hàng lớn thứ 18 của Hoa Kỳ theo tổng tài sản.
HÌNH 18: CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOA KỲ THEO TÀI SẢN & TỔNG GIÁ TRỊ DEFI ĐÃ KHÓA
Doanh thu Hàng năm của DeFi: Giữ Tốc độ để đạt ~5 tỷ USD
Nhiều giao thức DeFi đã và đang tạo ra doanh thu từ phí mạng lưới đáng kể thông qua các dịch vụ tài chính cung cấp cho người dùng. Trong sáu tháng trước đó kết thúc vào ngày 10/8/21, các giao thức DeFi hàng đầu đã tạo ra doanh thu 2,4 tỷ USD trên các lĩnh vực, đưa DeFi bắt kịp tiến độ để tạo ra gần 5 tỷ USD doanh thu hàng năm. Mỗi tài sản DeFi có các trình điều khiển doanh thu duy nhất, nhưng trên các lĩnh vực, chúng thường chỉ mang một chức năng của:
- Sàn giao dịch (Exchange): Khối lượng giao dịch và tỷ lệ phí giao dịch;
- Cho vay (Lending): Các khoản cho vay cân bằng dư nợ và lãi suất cùng với nguồn gốc của khoản vay và phí gốc trong một số trường hợp;
- Quản lý Tài sản (Asset Mgmt): Các tài sản được quản lý theo giao thức và chiến lược hoàn trả kết hợp với phí quản lý và phí thực hiện;
- Stablecoin: Số dư nợ của stablecoin danh nghĩa, số dư nợ ổn định, tỷ lệ phí ổn định cùng với phí thanh lý; và
- Bảo hiểm (Insurance): Phí thành viên, chi phí bảo hiểm và thu nhập đầu tư.
HÌNH 19: DOANH THU HÀNG NĂM CỦA DEFI PHÂN BỐ THEO GIAI ĐOẠN
Định giá DeFi: Hệ số P/S từ Single-Digit đến Mid-Teen
Các giao thức DeFi giao dịch theo giá thành bội số doanh thu phù hợp với cổ phiếu đám mây tăng trưởng cao. Mức vốn hóa thị trường (nguồn cung luân chuyển – circulating supply) so với bội số doanh thu kỳ hạn (nửa năm hàng năm – semi-annual annualized) cho các lĩnh vực DeFi nằm trong khoảng từ 4,3x đến 27,2x, với toàn bộ nhóm này giao dịch ở mức 7,8 lần. Con số này so với BVP Emerging Cloud Index hiện có một phần tư ở đáy gấp 8,9 lần, một phần tư trên cùng gấp 20,5 lần và bội số doanh thu trung bình kỳ hạn gấp 13,2 lần.
HÌNH 20: DOANH THU ĐA DẠNG HÀNG NĂM CỦA DEFI PHÂN BỐ THEO GIAI ĐOẠN
Nắm giữ giá trị Token của Giao thức DeFi
Doanh thu từ giao thức DeFi là yếu tố đầu vào quan trọng cho nhiều mạng lưới và có thể là một cách hay để xem xét giá trị token mang lại:
- Hệ sinh thái đang trong giai đoạn đầu và đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu rất cao;
- Các dự án DeFi có cấu trúc kinh tế và doanh thu khác nhau so với một số liệu nhất quán trên nhiều giao thức; và
- Có thể so sánh bội số doanh thu với các tài sản truyền thống bên ngoài DeFi.
Vượt ra ngoài doanh thu, các giao thức DeFi sẽ có các cấu trúc chi phí khác nhau (mà doanh thu cuối cùng là đầu vào quan trọng) thường có thể bao gồm:
- COGS: Doanh thu phân chia cho các nhà cung cấp vốn hoặc dịch vụ;
- Hoạt động: Token so với những người tham gia mạng lưới, tổn thất thanh lý tài sản thế chấp cũng như yêu cầu bảo hiểm; và
- Khác: Phân bổ cho ngân quỹ quản lý giao thức, hoặc thanh toán cho khoản dự trữ lỗ vốn.
Các token DeFi không có đại diện kinh tế chung, nhưng nhiều giao thức phần mềm có thể mang lại giá trị cho người nắm giữ token thông qua các cấu trúc kết hợp:
- Phí Cổ tức: Các giao thức có thể thanh toán doanh thu phí cho người nắm giữ token;
- Mua lại token: Các giao thức có thể sử dụng doanh thu từ phí để ngừng cung cấp token;
- Chia Cổ tức bằng Token: Các giao thức có thể phát hành token mới cho các nhóm người nắm giữ;
- Lựa chọn Quyền quản trị: Các giao thức có thể yêu cầu token để lựa chọn quyền quản trị; và
- Sử dụng giao thức: Các giao thức có thể cung cấp chiết khấu phí cho người dùng khi nắm giữ token.
Kết quả là, nhiều giao thức DeFi hàng đầu đã cho thấy khả năng chuyển tiện ích cung cấp cho người dùng trở thành giá trị kinh tế cho người nắm giữ token.
Đánh giá DeFi cùng các Rủi ro của Hệ sinh thái
Hệ sinh thái DeFi mang lại cơ hội đáng kể nhưng cũng đi kèm với một loạt rủi ro thật sự, bao gồm:
Pháp lý: Crypto và DeFi có thể đang hình thành nền kinh tế thị trường đám mây mới nổi, nhưng các tổ chức toàn cầu này vẫn phải tham gia vào các mối quan hệ quốc tế hoặc có nguy cơ bị nước ngoài trừng phạt. Môi trường pháp lý của DeFi vẫn còn nhiều bất định và vẫn còn phải xem cách Hoa Kỳ hoặc các cơ quan quản lý khác sẽ ban hành chính sách điều chỉnh hệ sinh thái.
Nếu một số token DeFi nhất định được coi như chứng khoán, nó có thể sẽ cản trở tính thanh khoản và gây hại cho việc định giá. Nếu một số stablecoin nhất định được quản lý chặt chẽ hơn, chúng có thể bị buộc phải sử dụng các nền tảng DeFi, điều này sẽ gây hại cho các dịch vụ DeFi dựa vào các tài sản được hỗ trợ này làm tài sản thế chấp.
Chưa rõ mô hình báo cáo dữ liệu và quyền truy cập người dùng mở của DeFi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các quy định. Việc kết hợp các quy định về hợp đồng tương lai vào các sàn giao dịch phái sinh DeFi vẫn đang diễn ra. Các nhà quản lý có lập trường nhắm đến các nhà phát triển và những người tham gia trên nền tảng DeFi đang phát triển.
Hack/Lỗi: Các giao thức DeFi đã bị tấn công hoặc gặp lỗi dẫn đến mất tiền của người dùng hoặc hợp đồng thông minh không thực thi như dự kiến do lỗi mã hóa. Các giao thức DeFi cũng có thể khai thác rủi ro từ các thông số hệ thống tài chính được thiết kế kém hoặc do kiểm soát quản trị có thể dẫn đến mất tiền của người dùng.
Sự biến động của tiền mã hóa: Tài sản tiền mã hóa bao gồm một phần quan trọng của TVL trong nhiều giao thức DeFi. Tài sản tiền điện tử phải chịu sự biến động cao. Những đánh giá tiêu cực về giá trị nắm giữ tiền mã hóa của giao thức DeFi có thể gây hại nghiêm trọng đến việc sử dụng dApps, doanh thu từ phí, tiện ích quản trị và cuối cùng là giá trị token.
Mô hình tài chính: Nhiều dự án DeFi triển khai việc sử dụng token quản trị liên quan đến giao thức. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy đầy đủ có bao nhiêu tài sản kỹ thuật số sẽ tích lũy giá trị lâu dài bền vững gắn liền với sự tăng trưởng cơ bản của dApp.
Bài viết được bạn Đào Quốc Bình thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Grayscale DeFi Report Nov 2021” của tác giả David Grider; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin