Những điểm chính cần quan tâm
- Vega là một blockchain có chủ quyền (sovereign blockchain) và có một vai trò khác là một sàn giao dịch tài chính full-stack, hỗ trợ nhiều loại tài sản và nhiều kiểu thị trường. Các hợp đồng tương lai, hợp đồng vĩnh viễn, quyền chọn, sản phẩm cấu trúc, hoán đổi hợp đồng giao ngay, v.v. đều nằm trong phạm vi hoạt động trong tầm nhìn tương lai của Vega
- Mạng lưới Vega bao gồm một số layer phục vụ cho một mục đích duy nhất. Các layer này kết hợp mọi thứ cần thiết cho một thị trường chức năng, chẳng hạn như các mô hình rủi ro, đặc điểm sản phẩm và cách xác thực và đồng thuận.
- Mạng sẽ hỗ trợ một số phương thức giao dịch và loại thị trường. Một vài ví dụ là việc trade liên tục trên orderbook hoặc orderbook kết hợp với AMM, các cuộc đấu giá theo lô (batch auction) rời rạc nhằm tuyên truyền sức mạnh của các công ty HFT, cùng với các dịch vụ RFQ. Vega cũng sẽ hỗ trợ thị trường đặc thù (ad-hoc market) được tạo ra cho một mục đích duy nhất và các thị trường tư nhân chỉ cho phép các địa chỉ có trong whitelist.
- Khả năng giải quyết và quản lý rủi ro là chìa khóa cho các mục tiêu của Vega và dự án có đặc tả chi tiết về cách xử lý vấn đề này. Vega sử dụng trình quản lý tài sản thế chấp để liên tục theo dõi tất cả các vị thế trên mạng lưới nhằm phát hiện những tài sản có nguy cơ bị thanh lý và giải quyết nhanh chóng trước khi nó trở thành mối nguy hiểm cho mạng lưới.
- Các phạm vi rủi ro (risk universe) là một cụm các thị trường có cùng hồ sơ rủi ro chung. Sự lây lan trong một thị trường nhất định được giới hạn trong phạm vi rủi ro tương ứng. Điều này cho phép mạng lưới tạo ra một số thị trường mạnh mẽ mà không phải lo lắng quá nhiều về việc rủi ro lan tỏa
- Vega cho phép một số use case chính và sẽ thật là ngây thơ nếu xem Vega là một DEX đơn giản. Đây có lẽ là nỗ lực đầy tham vọng nhất nhằm xây dựng một sàn giao dịch on-chain hỗ trợ hợp đồng giao ngay, các công cụ phái sinh và hơn thế nữa. Nếu thành công, Vega hứa hẹn sẽ trở thành Binance phi tập trung mà toàn bộ ngành công nghiệp tiền tiền mã hóa đang mong đợi.
Giới thiệu ngắn gọn về Vega
Vega là một blockchain độc lập với một mục đích duy nhất: trở thành layer cơ sở cho một marketplace tài sản đa dạng. Mọi nỗ lực xây dựng một sàn giao dịch phi tập trung đều tập trung vào một loại thị trường duy nhất.
Uniswap là thị trường hợp đồng giao ngay on-chain có tính thanh khoản nhất; dYdX là thị trường hợp đồng tương lai vĩnh viễn on-chain có tính thanh khoản nhất. Vega rút ra từ cả hai thị trường này: hoạt động như một layer toàn diện để giao dịch bất kỳ tài sản nào.
Các hợp đồng tương lai có kỳ hạn, hợp đồng tương lai vĩnh viễn, quyền chọn, giao dịch hoán đổi, tài sản hợp đồng giao ngay, sản phẩm cấu trúc phức tạp – bất kỳ tài sản có thể thay thế nào (fungible asset) – đều nằm trong tầm ngắm của Vega. Phần sau của báo cáo này sẽ nhấn mạnh các sản phẩm độc đáo mà loại marketplace này cho phép giao dịch.
Vega được xây dựng bằng cách sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake của Tendermint, điều này biến Vega trở thành thành viên không chính thức của hệ sinh thái Cosmos. Tuy nhiên, mạng lưới chủ yếu dựa vào Ethereum. Cầu nối (bridge) đầu tiên mà Vega đã dựng cho phép di chuyển token ERC-20 sang Vega.
Trên thực tế, ngay cả native token của VEGA cũng là ERC-20 – và vẫn sẽ vẫn giữ như thế trong tương lai gần. Mặc dù có vẻ hợp lý khi mong đợi sẽ sớm có một cầu nối đến Cosmos Hub, nhưng thực tế, cầu nối trên Ethereum sẽ ra mắt trước.
Như đã đề cập trước đó, hầu hết các nỗ lực giao dịch tài sản phi tập trung đều tập trung vào hợp đồng giao ngay hoặc một loại phái sinh. dYdX, MCDEX, Perpetual Protocol, Futureswap, Drift và một số sàn giao dịch khác khác hỗ trợ hợp đồng tương lai vĩnh viễn (và có lẽ cuối cùng là hợp đồng tương lai có kỳ hạn). Opyn, Hegic, Dopex, Lyra, Primitive, Psyoptions và dự án khác đang xây dựng các sản phẩm quyền chọn trên chuỗi.
Một số ví dụ nổi bật là Levana (token đòn bẩy và hợp đồng vĩnh viễn), GMX (hoán đổi hợp đồng giao ngay và hợp đồng vĩnh viễn) và Zeta Markets (hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai có kỳ hạn). Do có phạm vi hoạt động rộng nên đối với Vega, tất cả các sàn giao dịch này về cơ bản đều là đối thủ cạnh tranh.
Việc giải quyết nhiều tài sản và thị trường cùng một lúc nghe có vẻ khá tham vọng, và nhiệm vụ trước mắt là rất lớn. Vậy chính xác thì Vega có kế hoạch thực hiện tất cả những điều này như thế nào?
Framework (cấu trúc) cho Thị trường Toàn diện
Để hiểu cách Vega có thể cho phép nhiều thị trường như vậy, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu cách hoạt động của mạng lưới từ dưới lên (bottom up).
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về tầng mạng (network layer). Đây là blockchain chính, còn gọi là Vega Network. Đó là chuỗi Proof of Stake chạy trên cơ chế đồng thuận của Tendermint. Và như vậy, về mặt lý thuyết, nó có thể xử lý hơn 10.000 giao dịch mỗi giây (TPS), điều này có lẽ đang phóng đại mức thông lượng có thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Như vậy, tất cả các giao dịch trên Vega đều được chạy qua tầng mạng.
Tất cả sự đồng thuận on-chain được thực hiện thông qua các node Vega – những người cần stake một lượng token VEGA nhất định để trở thành người xác thực chức năng (functional validator).
Các thay đổi trạng thái như các giao dịch, việc tạo hoặc đóng thị trường, rút tiền, gửi tiền, thanh lý, v.v. được truyền giữa các node để chúng có thể cùng đạt được sự đồng thuận và xác thực giao dịch. Các tham số của tầng mạng được xác định một cách nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động xuyên suốt và có thể dự đoán được.
Tiếp theo là tầng sản phẩm (product layer). Phần này về cơ bản là các thị trường cốt lõi trên Vega và xử lý các hoạt động như giao dịch, logic triển khai và giải quyết các dòng tiền. Một sản phẩm trong mạng lưới Vega có thể được mô tả như thị trường cơ sở, có thể thay đổi từ thị trường giao ngay đến các quyền chọn mua hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2025 và nhiều hơn thế nữa.
Tầng sản phẩm có thể được thiết lập theo nhiều cách. Đó có thể là một sổ đặt hàng mở, một cuộc đấu giá hàng loạt, hoặc thậm chí là một thị trường ảo sử dụng một oracle để thiết lập giá cả. Trong khi tầng mạng có các tham số nghiêm ngặt thì tầng sản phẩm mơ hồ hơn nhiều để có nhiều sự tùy chỉnh và đổi mới hơn.
Khi tầng sản phẩm được thiết lập, công cụ sẽ được xác định và thành lập. Một công cụ là bất cứ thứ gì có thể giải quyết được. Các hợp đồng vĩnh viễn BTC-USD là một công cụ; các quyền chọn mua AAVE cho một đợt thực thi (strike) nhất định và kỳ hạn là một công cụ.
Công cụ là một sản phẩm cùng với các thông số của sản phẩm. Các thông số bao gồm những thông tin như ký quỹ ban đầu, đòn bẩy tối đa, ngày hết hạn, giá thực thi, nguồn dữ liệu chỉ số, v.v.
Và bước cuối cùng là tạo một công cụ có thể giao dịch. Như cái tên của mình, công cụ giao dịch chỉ là phiên bản có thể giao dịch / trao đổi của công cụ. Mọi công cụ có thể giao dịch được kích hoạt bởi một mô hình rủi ro được xác định trước, cho phép mạng lưới quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Khi tất cả các bước này được hoàn thành cũng là khi một thị trường Vega được tạo cấu hình một cách đầy đủ.
Cuối cùng, thị trường được bỏ phiếu bởi ban quản trị Vega, và nếu đề xuất được chấp nhận, thị trường có thể được triển khai.
Case Study: dYdX vs Vega
Chúng ta hãy đặt mô hình này với sản phẩm hợp đồng vĩnh viễn của dYdX – phái sinh on-chain được triển khai thành công nhất cho đến nay. Các orderbook và công cụ khớp lệnh giao dịch của dYdX là các layer tập trung chạy trên máy chủ AWS.
Khía cạnh phi tập trung của dYdX xuất phát từ việc sử dụng StarkEx L2 làm layer cơ sở (settlement layer). Vì vậy, mặc dù phần lớn hoạt động của dYdX nằm trên layer tập trung nhưng các vụ đánh cắp tiền không thể xảy ra vì chúng được giải quyết trên chuỗi.
Mặt khác, Vega có orderbook hoàn toàn trên chuỗi, công cụ khớp lệnh giao dịch và thanh toán. Trong khi dYdX có tốc độ khớp lệnh nhanh hơn do sử dụng AWS thì Vega có một mô hình linh hoạt hơn nhiều: ít bị ngừng hoạt động hơn và ít tập trung hơn về mặt lý thuyết.
Vega có block time (thời gian thực hiện một khối) là một giây, có nghĩa là các giao dịch có thể được xử lý và giải quyết nhanh hơn khi trên Ethereum. Do đó, Vega không hẳn là xếp sau khi nói đến độ trễ và tốc độ giao dịch.
Hơn nữa, việc tạo thị trường trên dYdX – ít nhất là ở dạng hiện tại – được quyết định bởi dYdX Trading Inc. Việc tạo thị trường Vega sẽ không cần cấp phép và được kích hoạt bởi token quản trị, có nghĩa là mạng lưới có thể mở rộng thị trường dựa trên nhu cầu của người dùng.
Tuy nhiên, dYdX đã đưa ra kế hoạch phân cấp giao thức hơn nữa trong năm tới. Orderbook và công cụ khớp lệnh sẽ không còn là các thành phần tập trung nữa và việc tạo ra thị trường sẽ trở thành trách nhiệm của cộng đồng thông qua token quản trị. Mặc dù phạm vi sản phẩm của dYdX có thể sẽ vẫn bị giới hạn trong các hợp đồng vĩnh viễn trong tương lai gần nhưng đây chắc chắn là một bước đi đúng hướng.
Phương thức giao dịch & loại thị trường
Ở cấp độ cao, có hai loại thiết kế thị trường mà Vega có ý định hỗ trợ: thị trường mở (open market) và thị trường đặc thù (ad-hoc market). Có khả năng là phần lớn các hoạt động giao dịch sẽ nằm trong các thị trường mở.
Thị trường mở có thể có một số chế độ giao dịch: liên tục (continuous), đấu giá (auction), rời rạc (discrete) và RFQ (yêu cầu báo giá). Hình thức phổ biến và đơn giản nhất của lot là trade liên tục thông qua kết hợp giữa AMM và sổ lệnh giới hạn trung tâm (CLOB). Một thị trường đơn lẻ sẽ được tích hợp cả AMM và CLOB. Tại sao lựa chọn thiết kế này lại quan trọng? Việc triển khai mainnet MVP sẽ chỉ là một CLOB và sau này sẽ hỗ trợ các kết hợp CLOB và AMM.
Trên các sàn giao dịch tập trung thì sàn giao dịch hoặc một dự án đều tích cực kêu gọi các công ty tạo lập thị trường cung cấp thanh khoản cho các cặp tiền tệ (pair) nhất định. Là một sàn giao dịch phi tập trung, Vega sẽ không tham gia vào việc này. Các nhà tạo lập thị trường có thể tự do đề xuất các thị trường / cặp tiền tệ của riêng mình hoặc cung cấp tính thanh khoản trong các cặp hiện có.
Vega có những khuyến khích cho việc này nhưng chúng có thể sẽ khó thực hiện được khi một thị trường Vega đang ở trong giai đoạn đầu – đặc biệt là đối với các cặp tiền tệ ngoại lai (exotic pair).
Việc Vega triển khai song song AMM và CLOB đã khắc phục điều này. AMM hoạt động như một kênh bootstrap cho các nhà cung cấp thanh khoản thụ động và một khi thị trường đã tìm thấy sự phù hợp giữa nhà giao dịch thì các nhà tạo lập thị trường tích cực, trung thành có thể sử dụng orderbook để cung cấp báo giá và tăng tính thanh khoản.
Phương thức đấu giá (auction method) là một loại phương thức giao dịch khác của thị trường mở. Trong hầu hết các trường hợp, một buổi đấu giá sẽ là phương thức giao dịch dự phòng cho mô hình orderbook-AMM. Về cơ bản, nếu thị trường Vega có tính thanh khoản thấp hoặc biến động giá khó khăn (biến động cao), thị trường sẽ tự động được đưa vào chế độ đấu giá trong một cuộc đấu giá để tìm “giá hợp lý”.
Khi thanh khoản orderbook hoặc AMM thấp thì thị trường hoạt động kém hiệu quả. Và sau khi biến động với khối lượng lớn, thật khó để tìm được giá hợp lý của tài sản – đặc biệt là nếu bao gồm tính thanh khoản thấp hơn trước. Phương thức đấu giá cũng là phương thức giao dịch mở mặc định để thị trường để thiết lập giá hợp lý trước khi bắt đầu giao dịch liên tục.
Giả sử một thị trường AAVE-USDC mở có sử dụng orderbook trải qua các đợt thanh lý theo tầng, rút cạn thanh khoản khỏi AMM và CLOB. Giờ đây, thị trường sẽ được đưa vào đấu giá theo mặc định, với mục tiêu tìm ra mức giá hợp lý mà người mua và người bán cùng chấp thuận. Khi ở chế độ đấu giá, giá thầu (lệnh mua) và giá bán (lệnh bán) được chấp nhận cho đến khi giao thức cho rằng các điều kiện của cuộc đấu giá đã được đáp ứng.
Các điều kiện là gì? Đối với cuộc đấu giá nhằm thiết lập giá cả hợp lý thì cuộc đấu giá kết thúc vào cuối thời gian quy định. Tuy nhiên khi các biến động giá là phi lý thì các các điều kiện đảm bảo việc kéo dài thời gian này để thị trường có thêm thời gian tìm điểm cân bằng thị trường. Các phiên đấu giá thanh khoản (diễn ra khi tính thanh khoản của thị trường kém) kết thúc khi có đủ thanh khoản để khởi động lại giao dịch liên tục.
Có một số khái niệm liên quan đến đấu giá mà bạn nên biết, đó là “indicative uncrossing price” (giá không giao nhau chỉ báo) và “indicative uncrossing volume” (khối lượng không giao nhau chỉ báo). Uncrossing price là giá mà các giao dịch sẽ được thanh toán nếu cuộc đấu giá kết thúc ngay lúc này.
Mục đích là nhằm kéo dài phiên đấu giá để đảm bảo uncrossing price nhất quán với giá của các sàn giao dịch khác. Uncrossing volume là khối lượng giao dịch sẽ xảy ra tại uncrossing price nếu cuộc đấu giá kết thúc tại thời điểm đó, về cơ bản là số tiền sẽ được chuyển sang tay tại điểm giá đó.
Nếu indicative uncrossing price thấp hơn các sàn giao dịch khác thì có nghĩa là có cơ hội chênh lệch giá để mua với giá thấp trên Vega và bán cao hơn trên các nền tảng khác. Người dùng có thể mong đợi uncrossing price sẽ hội tụ với giá trên các địa điểm giao dịch khác khi cuộc đấu giá kết thúc.
Giao dịch rời rạc (discrete trading) là một chế độ đấu giá khác phù hợp hơn cho các đợt chào bán token ban đầu hoặc các thị trường không có các nhà tạo lập thị trường nào hoạt động. Theo đó, các cuộc đấu giá theo lô thường xuyên được thực hiện để tìm ra mức giá hợp lý trong một khoảng thời gian ngắn và liên kết người mua với người bán.
Chế độ này được thiết kế như một cách để hạn chế ảnh hưởng của giao dịch tần suất cao đối với việc hình thành giá (price discovery). Những người quen thuộc với Mesa do Gnosis khởi chạy sẽ quen thuộc với cách hoạt động của đấu giá hàng loạt.
Yêu cầu báo giá (RFQ) là một phương tiện nổi tiếng để tạo điều kiện cho giao dịch. Các nhà giao dịch muốn mua hoặc bán một tài sản cụ thể sẽ nhập nhu cầu của họ vào. Ví dụ: bán 1.000 LUNA để lấy UST hoặc mua 100 COMP bằng USDC. Đáp lại, nhà tạo lập thị trường cung cấp báo giá tốt nhất của mình, tức là giá tốt nhất mà họ sẵn sàng thực hiện giao dịch nói trên.
Sau khi báo giá được đưa ra, nhà giao dịch có thể tùy ý chấp nhận hoặc từ chối nó. Hình thức giao dịch này phù hợp nhất với giao dịch có số lượng lớn, trong đó việc thực hiện giao dịch trên orderbook cần có sự thực thi của chuyên gia.
Dạng thị trường cuối cùng là các thị trường đặc thù (ad-hoc market). Các thị trường này phức tạp hơn một chút và sẽ không tồn tại trên MVP ban đầu của Vega. Nhưng về bản chất, chúng là những thị trường ngẫu nhiên hình thành với một mục đích cụ thể.
Thị trường này giống như một chủ sở hữu lớn đang tìm cách bán một tài sản trong một phạm vi giá nhất định hoặc một sàn OTC đang tìm cách bán một số lượng lớn tài sản cho khách hàng của mình. Mục đích của thiết kế đặc thù là tạo ra một thị trường để phục vụ một mục đích ngắn hạn duy nhất.
Thanh toán & Giải quyết vị thế
Quá trình thanh toán của Vega rất đơn giản. Nếu thị trường đáo hạn hoặc thanh toán định kỳ, dòng tiền sẽ được thanh toán vào ngày quy định. Các ví dụ về các công cụ hoạt động theo cách này là hợp đồng tương lai hàng tháng (đáo hạn vào cuối tháng), trái phiếu 5 năm với các khoản lãi nửa năm (thanh toán sáu tháng một lần trong 5 năm) hoặc các hợp đồng vĩnh viễn thanh toán nhiều lần trong một ngày.
Công cụ thanh toán thông minh và giải quyết được một số tình huống – trong đó quan trọng nhất là các tình huống thiếu hụt tài sản thế chấp. Với Degens thì đó là “thanh lý.” Vega sử dụng một mô-đun quản lý tài sản thế chấp liên tục giám sát mọi vị thế của người dùng trên toàn mạng lưới.
Bất kỳ thị trường nào cho phép sử dụng đòn bẩy sẽ có các thông số rủi ro chặt chẽ (tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó). Các tham số rủi ro bao gồm các thông tin như ký quỹ ban đầu và chúng giúp đánh giá mức ký quỹ duy trì thích hợp cho một thị trường.
Theo thứ tự đó , chúng là số tiền ký quỹ cần thiết để bắt đầu một vị thế và số tiền ký quỹ cần thiết để giữ một vị thế luôn mở sau khi nó được mở. Bất kỳ ai đã giao dịch các công cụ phái sinh trước đây chắc đã hiểu rõ ràng điều này .
Khi tài sản thế chấp ký quỹ nhiều hơn ký quỹ ban đầu thì vị thế an toàn và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Khi tiền ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ ban đầu nhưng cao hơn mức ký quỹ duy trì, người quản lý tài sản thế chấp sẽ theo dõi chặt chẽ vị thế, vì việc thị trường chuyển động chống lại trader sẽ khiến họ có nguy cơ bị thanh lý và do đó tạo ra rủi ro về khả năng thanh toán (solvency risk) cho Vega.
Điều quan trọng là các vị thế được giải quyết trong khi số tiền ký quỹ được đăng cao hơn mức lỗ của trader.
Cuối cùng, nếu có khi nào ký quỹ của trader giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì thì vị thế sẽ được giải quyết (hoặc thanh lý). Nếu đủ thanh khoản, việc thanh lý sẽ được thực hiện thông qua một lệnh thị trường (tức là chuyển vị thế ngay lập tức).
Tuy nhiên, nếu việc thanh lý có hiệu ứng tầng (cascading effect) do quy mô vị thế lớn hoặc thanh khoản ít thì thị trường sẽ tạm dừng cho đến khi các nhà tạo lập thị trường bổ sung đủ thanh khoản để thu hút vị thế một cách hợp lý và tiếp tục hoạt động bình thường.
Trong khi chúng ta đang nói về thanh lý, mọi thị trường đều có pool bảo hiểm của riêng mình. Mục tiêu của pool này là ngăn chặn bất kỳ khoản lỗ nào đến giao thức và đảm bảo thị trường hoạt động trơn tru. Khi một vị thế được thanh lý, Vega cần chuyển vừa đủ số tiền ký quỹ của trader để bù đắp khoản lỗ của họ. Trong trường hợp số tiền ký quỹ bảo đảm còn lại sau thời điểm này, số tiền ký quỹ vượt mức sẽ được chuyển vào pool bảo hiểm.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, pool bảo hiểm sẽ không đủ khả năng giải quyết các khoản lỗ, cơ chế tổn thất xã hội hóa sẽ không hoạt động. Như vậy, các trader vì lợi nhuận sẽ giảm tiền lãi của mình một cách tuyến tính và tương ứng để khắc phục sự thâm hụt.
Mặc dù rõ ràng việc này không phù hợp, nhưng điều quan trọng đối với Vega là tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của mạng lưới, và cơ chế này là cách công bằng nhất để thực hiện chính sách thua lỗ xã hội hóa.
Khi mạng lưới nhận được sự chấp thuận và khối lượng giao dịch tăng lên, các pool bảo hiểm trên các thị trường dự kiến sẽ tăng lên khi chi phí và lợi nhuận từ các vị thế đã đóng tăng lên dần. Theo thời gian, quỹ bảo hiểm chung sẽ được đa dạng hóa trên các thị trường để đảm bảo mạng lưới có thể ngăn chặn hầu như mọi biến cố bất lợi.
Quy trình đánh giá rủi ro & các loại rủi ro
Là một sàn giao dịch phi tập trung cho phép sử dụng đòn bẩy, Vega rất cần phải có một quy trình xử lý rủi ro chặt chẽ và nghiêm ngặt. Trước hết, bạn cần hiểu khái niệm về phạm vi rủi ro (risk universe)
Một phạm vi rủi ro là một tập hợp các thị trường có cùng các thông số rủi ro và do đó có cùng cấu hình rủi ro. Mọi thị trường đều là một phần của một phạm vi rủi ro và số tiền ký quỹ được phân bổ cho một phạm vi rủi ro có thể được sử dụng để giao dịch trên bất kỳ thị trường nào trong phạm vi đó.
Việc tách toàn bộ Vega thành các phạm vi rủi ro giúp quá trình quản lý tài sản thế chấp và giải quyết vị thế diễn ra suôn sẻ. Các phạm vi rủi ro cao sẽ cần được giám sát nghiêm ngặt hơn, trong khi các phạm vi rủi ro với các thông số bảo toàn hơn có thể linh động hơn.
Các tham số rủi ro và do đó là các phạm vi rủi ro được quyết định khi thị trường được thiết lập. Do đó, những người đề xuất thị trường được tự do lựa chọn cách quản lý rủi ro trong thị trường. Do đó, ban quản trị cũng có thể tự do chấp nhận hoặc từ chối đề xuất thị trường dựa trên đánh giá của họ về mô hình rủi ro.
Sau khi chạy mô hình rủi ro, một số kết quả đầu ra được tạo ra giúp thị trường biết khi nào cần thực hiện một hành vi nhất định. Một số kết quả đầu ra là tỷ suất lợi nhuận ban đầu và duy trì, đòn bẩy tối đa và mức độ biến động cho phép của tài sản. Vâng, đúng là có một phạm vi biến động được phép chấp nhận trong mỗi quy trình đánh giá rủi ro.
Tại sao lại thế? Bởi vì Vega – giống như các sàn giao dịch truyền thống – kết hợp các bộ ngắt (circuit breakers) để giảm thiểu tính chất hỗn loạn của thị trường biến động cao.
Khi một tài sản vượt qua ngưỡng biến động cho phép đã được xác định trước, tài sản đó sẽ chuyển sang chế độ đấu giá (đã giải thích trước đó) để tìm một mức giá hợp lý. Đối với một số nhà đầu cơ đưa ra các thông báo liên tục và các sự kiện biến động cao khác, đây có thể là một yếu tố phá vỡ giao dịch.
Nhưng mục đích chính của cơ chế này là để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi các hành vi tạo ra thị trường phá giá và biến động không kiểm soát trong một khoảng thời gian ngắn.
Bây giờ chúng ta đã có hiểu biết khá tốt về cách đánh giá rủi ro đối với các thị trường Vega, hãy cùng xem xét các loại rủi ro tồn tại trên mạng lưới.
Trước hết là rủi ro tài chính cơ bản. Đáng chú ý nhất là loại rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng và thanh khoản. Rủi ro tín dụng là rủi ro do các khoản lỗ của trader có sử dụng đòn bẩy vượt quá mức ký quỹ của họ. Vấn đề này chủ yếu được giải quyết bằng các tham số rủi ro nghiêm ngặt, giám sát vị trí liên tục và giải quyết nhanh chóng.
Rủi ro tín dụng cần phải có một cách tiếp cận đa hướng để mô hình hóa rủi ro và Vega cho phép sử dụng một vài mô hình rủi ro cho việc này. Cách Vega giải quyết rủi ro tín dụng rất toàn diện; nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể xem qua phần “rủi ro” (risk) trong whitepaper.
Rủi ro thanh khoản là rủi ro đối với thị trường do thiếu thanh khoản. Đó là một vấn đề hiển nhiên đối với các sàn giao dịch phi tập trung. Ví dụ, việc thanh lý lớn có thể gây ra sự biến động giá đáng kể.
Và đây chính là lý do tại sao đôi khi các cuộc thanh lý sắp xảy ra có thể khiến thị trường Vega chuyển sang chế độ bị hoãn giao dịch và chuyển sang đấu giá. Cần phải luôn luôn kiểm tra rủi ro thanh khoản vì nó thay đổi theo thời gian thực và có thể ảnh hưởng đến khả năng đánh giá rủi ro chính xác của mô hình rủi ro.
Cuối cùng là rủi ro về giao thức hoặc rủi ro mạng lưới – những rủi ro liên quan đến cấp độ mạng và hoạt động cốt lõi của Vega. Một thực thể độc hại giành được quyền kiểm soát Vega là một rủi ro mạng lưới. Một thực thể lớn thao túng thị trường để làm sai lệch giá thanh toán cũng là một rủi ro mạng lưới.
Các oracle là chìa khóa cho Vega và mọi sàn giao dịch phái sinh phi tập trung khác. Nhưng chúng cũng là một vấn đề có nguy cơ cao cần được hạn chế. Vega sẽ xem bất kỳ thứ gì có thể xác minh bằng crypto như một oracle. Mặc dù việc hỗ trợ Chainlink có thể mất một thời gian trước khi đi vào hoạt động nhưng Vega sẽ hỗ trợ oracle mở của Coinbase ngay từ ngày đầu tiên.
Điều gì làm cho Vega trở nên độc đáo
Chúng ta đã đề cập đến khung thiết kế chính của Vega và cách nó hoạt động. Nhưng có một vài điều vẫn chưa rõ ràng, đó là tại sao tất cả những điều này lại quan trọng? Vega đang giải quyết điều gì với tư cách là một chuỗi DEX có chủ quyền mà các dApp khác như Uniswap và dYdX không thể giải quyết?
Nếu nghĩ rằng Vega là một DEX đơn giản thì thật là ngây thơ. Bằng cách hoạt động như layer hạ tầng cơ sở để tạo và giao dịch bất kỳ loại tài sản nào, Vega có thể thực hiện nhiều thứ hơn những gì đã cho phép ban đầu. Ví dụ: chúng ta đã thấy nhiều giao thức vault có cấu trúc như Ribbon Finance xuất hiện và nhanh chóng đạt được sự phù hợp với thị trường.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cần một giao thức riêng để thực hiện việc này? Một DAO hoặc cá nhân có thể tạo ra một thị trường trên Vega, nơi bất kỳ ai cũng có thể gửi một tài sản nhất định. Và hàng tuần, các quyền chọn mua hàng tuần được tiến hành trên các tài sản này, do đó tạo ra một sản phẩm quyền chọn bán (covered call) liên tục.
Trong khi Ribbon đã dân chủ hóa các sản phẩm có cấu trúc dựa trên quyền chọn thì Vega nâng cấp điều đó bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để cho phép bất kỳ ai làm điều này.
Một vấn đề chính mà chúng ta đã chứng kiến với các dự án như Yearn là sự khó khăn trong việc khuyến khích các chiến lược gia thông minh công khai alpha của mình. Một khoản phí nhỏ sẽ được trao cho các chiến lược gia, nhưng điều đó có đủ để họ đóng góp? Hơn nữa, một người thông minh có khả năng thiết kế chiến lược chưa chắc đã là người trợ giúp đắc lực trừ khi họ có thể viết mã Solidity và đưa ra chiến lược của mình.
Cần nhắc lại là Vega để mở cơ hội cho bất kỳ ai. Bằng cách sử dụng trình biên dịch WASM để đọc code cho các sản phẩm thông minh này, Vega mở ra cánh cửa cho việc tạo chiến lược bằng hầu hết mọi ngôn ngữ mã hóa.
Mặc dù là một chuỗi Tendermint, cầu nối đầu tiên của Vega sẽ đến Ethereum. Rõ ràng là bởi vì Ethereum vẫn là hệ sinh thái DeFi lớn nhất và là nơi chứa hàng tỷ đô la vốn. Trên thực tế, Vega sẽ phụ thuộc khá nhiều vào Ethereum. Token quản trị của mạng đang và sẽ tiếp tục là token ERC-20 trong tương lai gần. Nhưng việc bắc cầu với các chuỗi khác chắc chắn vẫn có khả năng.
Osmosis là AMM trung tính đáng tin cậy đầu tiên cho hệ sinh thái Cosmos. Vega có thể là layer phái sinh trung tính đáng tin cậy đầu tiên cho Cosmos, một khi cầu nối IBC ra mắt và hoạt động. Cơ chế đồng thuận Tendermint của Vega cũng cho phép Vega dễ dàng kết nối với Terra – nơi có stablecoin phi tập trung lớn nhất.
Với tầm quan trọng của stablecoin như một tài sản ký quỹ, khả năng tương tác với Terra có thể là chất xúc tác chính cho Vega. Đặc biệt là vì nó hỗ trợ nhiều loại thị trường, từ hợp đồng tương lai và quyền chọn đến các công cụ đặt trước (bespoke instruments).
Hiện tại, các bàn OTC và dịch vụ RFQ trong crypto dựa vào danh tiếng của mình để tạo niềm tin cho khách hàng. Không có hợp đồng chuyển khế on-chain hay một cách nào đó để khách hàng xác minh việc tài sản của mình được bảo quản an toàn trên bàn làm việc này.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các bàn OTC có thể mở rộng thị trường Vega riêng tư của chính mình để tương tác với khách hàng theo cách đảm bảo nhưng có thuộc tính trust minimized (giảm thiểu tin tưởng – người dùng không phải đặt niềm tin vào bất cứ người lạ, tổ chức hay bên thứ ba nào để hệ thống mạng hay hệ thống thanh toán có thể vận hành được)?
Mọi thứ sẽ có thể xác minh được thông qua mật mã học và khách hàng sẽ có thể theo dõi trạng thái của các tài sản on-chain của bàn, có lẽ những người không phải là khách hàng sẽ bị một số hạn chế để bảo vệ dữ liệu độc quyền của bàn giao dịch.
Chúng ta sẽ không tiếp tục nói về về những gì Vega có thể làm, nhưng để kết thúc phần này, tôi muốn nêu bật một phần tiện ích cuối cùng. Vega hỗ trợ xác minh đa khóa (multi-key verification) và điều này tạo cơ hội thành lập các công đoàn và các quỹ đầu tư on-chain.
Nhiều người có thể đóng góp tiền vào một địa chỉ và giữ một chìa khóa, và sẽ có một người khác giữ chìa khóa mạnh hơn một chút cho phép họ giao dịch bằng cách sử dụng khoản tiền đó. Tuy nhiên,tất cả những gì họ có thể làm với tiền là giao dịch. Họ không thể rút tiền rồi biến mất.
Nếu mọi người bắt đầu xây dựng danh tiếng online với tư cách là những nhà đầu tư giỏi và thu một khoản phí trên lợi nhuận, chúng ta có thể thấy các quỹ trực tuyến ẩn danh bắt đầu trở nên phổ biến hơn do quy trình tham gia dễ dàng. Hơn nữa, điều này có thể dân chủ hóa việc tạo lập thị trường vì một số người có thể đóng góp quỹ để một nhà tạo lập thị trường triển khai theo chuyên môn của mình.
Tổng kết
Vega là một trong những thiết kế DEX đầy tham vọng nhất và điều đó đương nhiên có nghĩa là việc thực thi trong thực tế có rất nhiều rủi ro và sự không chắc chắn. Chuỗi hiện đang hoạt động trên mainnet bị hạn chế và dự kiến sẽ ra mắt trên mainnet đầy đủ trong vòng vài tháng tới.
Một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp là liệu Vega có thể khởi động và sử dụng các hiệu ứng mạng tương tự như các hiệu ứng đã tạo nên thành công của Uniswap và dYdX. Là một blockchain hoàn toàn mới, Vega không bị cản trở bởi những hạn chế trong thiết kế đến từ việc triển khai trên các chuỗi nguyên khối như Ethereum hoặc Avalanche.
Tuy nhiên, đồng thời, điều này tạo ra một rào cản lớn về trải nghiệm người dùng, vì người dùng sẽ phải sử dụng ví Vega gốc.
Trong crypto, rõ ràng là mọi người sẽ theo đuổi thanh khoản ở nơi ít kháng cự nhất. Chuỗi càng khó tương tác thì càng có ít người dùng hơn. Việc cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể trong việc chuyển tài sản sang Vega và hoạt động trade trên sàn giao dịch là chìa khóa thành công của dự án.
Việc tham gia vào IBC và kết nối với hệ sinh thái Cosmos mang lại một sự thúc đẩy rất lớn cho Vega nhờ vào việc được hưởng lợi từ cộng đồng Cosmos và khai thác vào một hệ sinh thái mới về vốn. Tuy nhiên điều này dường như sẽ không sớm thành hiện thực.
Bên cạnh những trở ngại về UX, còn có các vấn đề mạng cốt lõi xuất hiện như một phần của việc trở thành một blockchain có chủ quyền. Việc tạo điều kiện cho quản trị hiệu quả, giảm thiểu độ trễ giao dịch, thực hiện các giải pháp vị thế nhanh chóng và đảm bảo dữ liệu được đăng tải lên mạng lưới là đáng tin cậy chỉ là một vài vấn đề đang xảy ra.
Nếu thành công, thật khó để nhấn mạnh độ lớn của tổng thị trường khả dụng (TAM) cho Vega. Với các thị trường hợp đồng giao ngay thanh khoản, các công cụ phái sinh và một loạt các sản phẩm cấu trúc, Vega sẽ là sàn giao dịch gần với Binance phi tập trung nhất.
Nhìn chung, có một số thách thức và cơ hội ở phía trước mà mạng lưới Vega phải đối mặt. Và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu mạng lưới có thể phát huy hết tiềm năng của nó để trở thành Binance phi tập trung hay chỉ là một bước đệm cho tầm nhìn tất yếu đó.
Bài viết được bạn Hiền Lê thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Vega: The Most Comprehensive On-Chain Exchange” của tác giả Ashwath Balakrishnan và Kevin Kelly, CFA; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin