- Chính phủ Kishida đệ trình các đề cử lãnh đạo BOJ vào thứ Ba
- Có niềm tin ‘Bernanke’ Nhật Bản sẽ thay đổi BOJ với tốc độ phù hợp
Chính phủ Nhật Bản dưới trướng Thủ tướng Fumio Kishida đã đề cử Kazuo Ueda trở thành lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào thứ Ba. Động thái có khả năng mở đường cho việc cắt giảm dần gói kích thích toàn diện của ngân hàng trung ương.
Ueda, giáo sư đại học và cựu thành viên hội đồng quản trị BOJ với bằng tiến sĩ Học viện Công nghệ Massachusetts, là sự lựa chọn bất ngờ để thay thế Thống đốc đương nhiệm Haruhiko Kuroda của Kishida.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ – Larry Summers từng gọi Ueda là “Ben Bernanke của Nhật Bản”. Dù vậy, Ueda không có tiếng nói trong việc hoạch định chính sách của BOJ từ năm 2005. Từ nền tảng và xuất thân, ông ấy đã luôn được coi là một ‘người ngoài cuộc’ trung lập với thế mạnh học thuật, người có thể đánh giá hợp lý cách tái định hình chính sách mà không mất nhiều thời gian dính dáng đến thể chế kích thích hiện tại.
Junki Iwahashi, nhà kinh tế cấp cao tại Sumitomo Mitsui Trust Bank, cho biết: “Ueda không mang màu sắc chính sách mạnh mẽ như Thống đốc Kuroda. Ông ấy có thể sẽ thay đổi, nhưng có lẽ không vội vàng.”
Ngược lại, Phó Thống đốc Masayoshi Amamiya có thể khó khăn hơn khi đưa ra quan điểm trung lập giữa các đánh giá về các biện pháp kích thích, vì ông là một trong những người xây dựng chính sách trong thập kỷ qua và cả sau này. Trước khi công bố tin tức về khả năng Ueda được đề cử vào thứ Sáu, Amamiya là người được yêu thích nhất cho vị trí đứng đầu BOJ.
Sự lựa chọn bất ngờ này khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm tên của Ueda trên Google. Họ cho rằng sự thay đổi chính sách giờ đây có thể sẽ đến sớm hơn dự kiến. Việc đồng yên mạnh lên và tăng lợi suất đã cho thấy xu hướng đó.
Tuy nhiên, với một người ngoài như Ueda, ông ấy đã duy trì quan hệ vừa đủ với BOJ – một nhân vật có tiếng tăm với nội bộ ngân hàng trung ương.
“Ông ấy là một nhà kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với BOJ trong 20 năm qua,” Kentaro Koyama, Chief Japan Economist tại Deutsche Bank Group và là cựu quan chức tại BOJ, đã viết trong báo cáo. “Ngoài ra, nhiều học trò của Ueda tại các cuộc hội thảo của Đại học Tokyo cũng đang làm việc tại BOJ. Do đó, việc kết nối giữa Ueda và nhân viên BOJ dự kiến sẽ được tiến hành suôn sẻ.”
Amamiya đã từ chối trở thành Thống đốc khi được chính phủ tiếp cận, theo truyền thông. Một báo cáo của Financial Times chỉ ra rằng Amamiya sau đó đã đề xuất Ueda cho vị trí này.
Ueda nói chuyện với các phóng viên vào thứ Sáu sau khi đồng yên mạnh lên. Ông đã đưa ra một lời trấn an mà lẽ ra nên đến từ Kuroda hoặc Amamiya.
“Chính sách hiện tại của Ngân hàng Nhật Bản là phù hợp và việc nới lỏng tiền tệ cần được tiếp tục vào thời điểm này.”
Đồng tiền này đã nhanh chóng giảm mức tăng sau các bình luận vào thứ Sáu, cho thấy các nhà đầu tư đang bắt đầu đánh giá lại quan điểm có kế hoạch trình nghị sự về việc thay đổi nhanh chóng.
Ueda đã điều hành một số hội nghị BOJ trong những năm qua, như hội thảo vào tháng 11 về cơ chế tăng lương – tâm điểm của BOJ khi lạm phát tăng gấp đôi so với mục tiêu 2%.
Dưới thời Kuroda, BOJ đã nhấn mạnh rằng các biện pháp kích thích phải được duy trì cho đến khi mức tăng lương đủ để duy trì lạm phát ổn định khi giá nhập khẩu giảm.
Ueda kêu gọi BOJ theo dõi cẩn thận diễn biến của cả lạm phát và tiền lương, nhưng cũng khẳng đinhj khó để dự đoán hướng trả lương ở Nhật Bản. Là một nhà kinh tế học, ông ấy dường như không thích hành động xốc nổi mà thiếu bằng chứng xác minh.
Một quyết định quan trọng của BOJ mà Ueda đã không tán thành là việc loại bỏ lãi suất bằng 0 vào năm 2000. Với tư cách là thành viên hội đồng quản trị, ông đã giám sát việc đưa ra chính sách bất thường và bất đồng quan điểm với lập luận cần thêm thời gian để đánh giá phát triển khi BOJ bỏ phiếu thông qua từ bỏ chính sách và đẩy lãi suất lên.
Sau tin tức khả năng đề cử ông từ tuần trước, cuốn sách không còn xuất bảnvề chính sách lãi suất bằng không đã hot lên đến mức giá tăng vọt hơn 18 lần so với mệnh giá ban đầu 1870 yên.
Khi Ueda rời khỏi ngân hàng trung ương vào năm 2005, Thống đốc BOJ Toshihiko Fukui đã mô tả đó là sự mất mát một cuốn bách khoa toàn thư sống.
“Anh đã luôn là trụ cột lý thuyết mà không từ ngữ nào diễn tả hết được,” Fukui nói trong cuộc họp cuối cùng với Ueda. “Anh đã đảm bảo lý thuyết của ta không chỉ là bánh vẽ.”
Các phiên điều trần của quốc hội nhằm xem xét kỹ lưỡng các quan điểm hiện tại của Ueda sẽ bắt đầu vào ngày 24/2. Người tham gia thị trường sẽ kiểm tra xem Ueda có đang lên kế hoạch cho màn pháo hoa như Kuroda đã khơi mào trong cuộc họp đầu tiên của ông cách đây một thập kỷ khi tiết lộ kế hoạch mua trái phiếu khổng lồ của mình hay không. Thống đốc mới dự kiến sẽ bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 9/4.
Một điểm khác biệt quan trọng so với khi Kuroda bắt đầu làm việc tại BOJ là Ueda có thể sẽ phải đối mặt với việc đặt cược đầu cơ thị trường kịch liệt chống lại việc BOJ kiểm soát lãi suất từ ngày đầu tiên. Ueda đã cảnh báo về việc thắt chặt chính sách quá sớm trong một bài báo vào năm ngoái. Ông cũng chỉ ra khó khăn khi cố tháo dỡ kiểm soát lãi suất bằng chiến lược soft landing (hạ cánh mềm).
“Việc kiểm soát đường cong lợi suất dài hạn không phù hợp để điều chỉnh chính sách,” trong bài viết của Ueda trên Nikkei vào tháng Bảy. “Khi mức trần được nâng lên một chút, nó sẽ tạo ra đồn đoán trên thị trường về một đợt tăng lãi suất khác. Điều này có thể gây ra một đợt bán tháo trái phiếu chính phủ trên quy mô lớn.”
Phòng thủ tốn kém
Đó chính xác là những gì BOJ phải đối mặt chỉ vài tuần trước, sau khi tăng gấp đôi mức trần so với mục tiêu lợi suất 10 năm vào tháng 12, một động thái làm tăng kỳ vọng của thị trường về việc tiến tới bình thường hóa. Ngân hàng trung ương đã chi kỷ lục 23,7 nghìn tỷ yên (179 tỷ đô) trong tháng 1 để mua trái phiếu chính phủ nhằm giữ lãi suất dưới mức trần 0,5% mới.
Việc cược chống lại BOJ là một dấu hiệu cho thấy áp lực mà Ueda sẽ phải đối mặt khi ông ấy cố gắng vạch ra một hướng đi an toàn tránh nới lỏng ồ ạt như Kuroda. Ông ấy cũng sẽ cần giao tiếp với các thị trường để hiểu đúng về mức độ mà mình có thể ám chỉ định hướng chính sách mà không gây ra làn sóng đầu cơ.
Vào tháng 1, khoảng 71% người theo dõi BOJ thấy rằng ngân hàng trung ương gặp vấn đề với chiến lược truyền thông sau đợt điều chỉnh vào tháng 12.
Ueda hôm thứ Sáu đã nói rằng ông muốn thực hiện chính sách hợp lý bằng cách xem xét triển vọng của nền kinh tế và đưa ra những lời giải thích dễ hiểu.
Iwahashi cho rằng: “Là một giáo sư, ít nhất ông ấy không có ràng buộc chính trị rõ ràng đối với đường lối chính sách. Nhưng chúng ta vẫn phải để mắt đến khả năng giao tiếp của ông.”
Theo Toru Fujioka, Bloomberg.