Trong kinh doanh và thị trường tài chính, bạn sẽ nghe đến một khái niệm chính là đòn bẩy tài chính. Đây là một khái niệm khá khó hiểu và có thể gây hoang mang cho những ai mới bắt đầu bước chân vào thị trường. Trong bài viết hôm nay VNForex sẽ đưa đến các thông tin tổng quan đòn bẩy tài chính là gì cũng như cách tính, rủi ro và lợi ích của nó. Có hiểu rõ về đòn bẩy tài chính thì bạn mới có thể biết cách áp dụng vào kế hoạch của mình. Xem ngay những thông tin tiếp theo để hiểu rõ bản chất của đòn bẩy tài chính là gì.
Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì?
Trong tài chính, có một khái niệm gọi là đòn bẩy tài chính – Financial Leverage (FL), đây là khái niệm chỉ sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng/tổ chức tài chính để gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các khoản vay (nợ) này sẽ được tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư, nhằm gia tăng lợi nhuận hoặc thu nhập. Đòn bẩy tài chính có thể được sử dụng bởi doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức.
Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư vàng sinh lời từ những nhà đầu tư thành công
Vậy vai trò của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là gì? Các doanh nghiệp dùng đòn bẩy như một cách bù đắp sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh và gia tăng tỷ suất sinh lời. Nhưng việc sử dụng đòn bẩy không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả tích cực. Nếu doanh nghiệp để đòn bẩy nợ quá cao mà không hoạt động đủ hiệu quả và không có khả năng chi trả thì việc kinh doanh sẽ thua lỗ và gặp nhiều hệ quả xấu.
Chính vì vậy không phải lúc nào cũng có thể sử dụng đòn bẩy tài chính. Vậy lưu ý cho doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy tài chính là gì? Trước hết doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng về nguồn vốn từ nợ vay. Tiếp theo là khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năng quản trị rủi ro trong sử dụng vốn vay. Như vậy doanh nghiệp phải tính toán thật kỹ lưỡng để đảm bảo rằng việc sử dụng đòn bẩy có hiệu quả.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Trước hết, để hiểu rõ thêm khái niệm đòn bẩy tài chính là gì, chúng ta cùng nhìn qua 2 công thức tính: đòn bẩy tài chính và mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Đối với đòn bẩy tài chính, công thức tính sẽ là:
- Cách 1: Hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt/Asset)
- Cách 2: Hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt/Equity)
Ngoài ra còn một công thức khác được biết đến nhiều chính là mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL). Công thức như sau:
DFL = (EPS/EPS₀)(EBIT/EBIT₀) Trong đó: EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu |
Và sau khi có khoản lãi vay phải trả (I), ta sẽ theo công thức mới:
DFL = EBIT₀EBIT₀-I=Q (p-v) – FQ (p-v) – F – I Trong đó: F là chi phí cố định V là chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm P là giá bán Q là số lượng sản phẩm I là khoản lãi vay phải trả |
Sau khi tính được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính, ta sẽ so sánh mức độ tác động của đòn bẩy với các mức lợi nhuận. Từ đó nhìn tổng quan về việc nếu lợi nhuận tăng hay giảm thì tỷ suất lợi nhuận sẽ như thế nào, từ đó lên một chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính cho phù hợp với thị trường và tình hình doanh nghiệp.
Tại sao nhà đầu tư cần đòn bẩy tài chính
Mặc dù tiềm ẩn các rủi ro cho doanh nghiệp, tuy nhiên đây là một trong những cách cho phép doanh nghiệp và cá nhân tận dụng các khoản vốn vay để tối ưu các khoản đầu tư, mở rộng việc kinh doanh và gia tăng lợi nhuận. Lợi ích của đòn bẩy tài chính là gì?
Đầu tiên phải nói đến chính là khả năng tăng lợi nhuận. Đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư tăng lợi nhuận với lượng vốn nhỏ hơn vì không phải ai cũng có khả năng có ngay số vốn lớn từ đầu. Cùng xem những lợi ích tiếp theo của đòn bẩy tài chính là gì.
Một ưu điểm khác của nó chính là khả năng cạnh tranh, đòn bẩy tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh bằng cách giúp mở rộng quy mô sản xuất hoặc kinh doanh hiệu suất hơn. Doanh nghiệp có thể tận dụng các khoản vay để đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ.
Cuối cùng chính là giúp doanh nghiệp đang thiếu hụt về vốn và tiền mặt có khả năng vận hành và duy trì hoạt động. Hoặc trong trường hợp doanh số đột ngột tăng mà không có các thiết bị để thực hiện đơn hàng thì đòn bẩy tài chính là một phương pháp thích hợp. Như vậy việc dùng đòn bẩy tài chính giúp cho nhà đầu tư có thêm cơ hội và bù đắp được các khoản thiếu hụt vốn.
Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Đi song song cùng việc gia tăng lợi nhuận thì đòn bẩy tài chính cũng có thể nhân lên khoản lỗ nếu đầu tư không thành công. Tính cơ hội và rủi ro luôn đi cùng nhau và chúng ta buộc phải cẩn thận, sẵn sàng cho việc quản trị rủi ro. Nhưng những rủi ro từ đòn bẩy tài chính là gì?
Một ví dụ cụ thể, nếu bạn sử dụng đòn bẩy tài chính cho việc đầu tư cổ phiếu, giá cổ phiếu giảm sẽ làm giá trị tài sản ròng giảm và tương ứng là tỉ lệ đòn bẩy của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần so với bình thường. Còn đối với các công ty, các khoản vay gắn liền tài sản thế chấp có thể dẫn đến việc bị thanh lý tài sản nếu bạn không đủ khả năng thanh toán.
Nhất là với những công ty có rào cản gia nhập thấp hoặc bán hàng theo chu kỳ, thì đòn bẩy tài chính đặc biệt rủi ro. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể dao động mạnh từ năm này sang năm khác hoặc thậm chí trong cùng một năm. Và như vậy việc thanh toán các khoản vay sẽ khó khăn hơn và tăng tỷ lệ vỡ nợ. Để tránh các rủi ro này, đi đến phần tiếp theo để hiểu thêm về các cách sử dụng đòn bẩy tài chính là gì.
Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
Vì đòn bẩy tài chính đi kèm với cơ hội và cả rủi ro, nên doanh nghiệp/cá nhân đầu tư cần có sự tính toán để sử dụng cho hiệu quả. Những lưu ý để sử dụng đòn bẩy tài chính là gì? Trước hết, nhà đầu tư cần có kiến thức kinh doanh, tài chính và cả khả năng theo dõi thị trường. Từ đó đưa ra các đánh giá và tầm nhìn thích hợp cho tương lai.
Không chỉ là kiến thức và cái nhìn nhạy bén trong thị trường, nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng cần có khả năng quản trị rủi ro để tránh các hệ quả xấu từ biến động giá cả. Bởi chỉ cần sơ suất thì đòn bẩy cũng có thể bị nhân lên thành tỷ suất lỗ lớn và dẫn đến thua lỗ.
Một số quy tắc mà nhà đầu tư có thể ghi lại để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả như: cẩn trọng trong khâu đánh giá bởi thị trường sẽ luôn biến động. Chỉ nên đăng ký các khoản vay mà bạn có thể chi trả và nằm trong khả năng chi trả ổn định. Cuối cùng là tập trung vào dòng tiền để thu lợi nhuận cao.
Kết Luận
Đòn bẩy tài chính là công cụ mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư tăng thêm lợi nhuận và mở rộng quy mô. Nhưng khi đã hiểu bản chất của đòn bẩy tài chính là gì, thì nhà đầu tư sẽ biết cách áp dụng và quản trị rủi ro thật hiệu quả. Ngoài khái niệm đòn bẩy tài chính là gì, sẽ còn nhiều công cụ và khái niệm tài chính khác được đưa đến cho bạn đọc. Theo dõi ngay VNForex để biết thêm những thông tin thú vị và đa dạng xoay quanh thị trường tài chính.