Chỉ trong vỏn vẹn 6 tháng, giải pháp Layer 2 của dYdX đã lấn át Coinbase về khối lượng giao dịch hàng ngày. Dự án này đã đạt được thành tích vượt trội trên chỉ bằng cung cấp giải pháp perpetual cho 4 loại tài sản (tại thời điểm bấy giờ), thay vì hàng loạt các thị trường đa dạng trên Coinbase.
Ngày nay, dYdX là một trong những, nếu không muốn nói là sàn giao dịch có thanh khoản cao nhất trong thế giới tiền điện tử. dYdX đã ngừng cung cấp giải pháp Layer 1 của mình và đang tăng gấp đôi số lượng perpetuals bằng cách mở rộng ra khỏi phạm vi 28 thị trường hiện tại.
Source: Twitter
Làm thế nào một sàn giao dịch phi tập trung, non-custodial (không giám sát) chỉ hoạt động trong một số ít thị trường lại có thể đánh bại những sàn giao dịch hoàn toàn tập trung, trưởng thành hơn với vô số thị trường? Phải chăng thế giới DeFi vẫn luôn chậm và rườm rà, bất tiện? Hãy cùng đánh giá tổng quan dYdX để tìm câu trả lời chính xác nhất.
Bộ ba bất khả: Khả năng tổng hợp – Hiệu suất
Với những giải pháp mở rộng quy mô trên Ethereum, bạn buộc phải chọn 2 trong 3 các yếu tố mong muốn: Tính phi tập trung (Decentralization), Khả năng tổng hợp (Composability), hoặc Hiệu suất (Performance – về mặt Lượng giao dịch mỗi giây, độ giãn, phí ga, số lần rút tiền).
- Khả năng tổng hợp đòi hỏi bạn cần phải tương thích với EVM – để các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên EVM có thể tương tác với bạn.
- Hiệu suất đòi hỏi bạn cần phải chọn giảm số lượng validators (các trình xác thực) – đồng thời giảm tính phi tập trung, hoặc chọn áp dụng công nghệ “ZK” hiện vẫn chưa tương thích với nền tảng EVM.
- Tính phi tập trung đòi hỏi bạn phải chọn các giải pháp rollup (thường sử dụng mainnet làm cơ sở cuối cùng), như – optimistic rollup có tương thích với EVM, hoặc ZK rollup không tương thích.
Mỗi lựa chọn vì thế đều phải đánh đổi một yếu tố này, để đạt được yếu tố khác.
Nỗ lực mở rộng quy mô “khủng” bắt đầu với Binance Smart Chain (BSC), nhanh chóng sau đó là Polygon, xDAI và các dự án khác. Những nền tảng này sử dụng các side-chain tương thích với Ethereum với tốc độ cao và phí gas thấp, nhưng phải đánh đổi tính phi tập trung, khiến Ethereum trở thành tiêu chuẩn cuối cùng cao nhất.
Về cơ bản, các chuỗi này sử dụng cơ chế Delegated Proof of Stake (Bằng chứng Ủy quyền Cổ phần) để giảm số lượng các validator bảo mật cho mạng lưới, do đó cho phép đạt được sự đồng thuận nhanh nhất.
Với trường hợp của BSC, có 21 validator được whitelist trong cơ chế ‘Proof of Staked Authority’ – trên thực tế là sự kết hợp giữa Delegated Proof of Stake và Proof of Authority. Polygon sử dụng 100 validator trong mô hình DPOS tiêu chuẩn của mình.
Tuy nhiên, vì đây là các chuỗi tương thích với EVM, các DeFi legos lớn hoạt động dựa trên tính tổng hợp đều có thể nhanh chóng chuyển dịch sang các nền tảng có tốc độ cao hơn, chi phí gas thấp hơn, mang đến tính thanh khoản có ý nghĩa to lớn với dự án. BSC và Polygon đã đánh đổi một phần của tính tập trung để có thể tăng hiệu suất cũng như giữ vững khả năng tổng hợp.
Tiếp đến là L2 Summer, với sự kiện ra mắt của Arbitrum và Optimism – những giải pháp layer 2 với hứa hẹn về tính cuối cùng của “layer 1”, đồng nghĩa với tính phi tập trung “toàn phần”, tuy nhiên có một số ảnh hưởng đến hiệu suất.
‘Optimistic’ giảm tải tính toán từ Ethereum, thực hiện các chức năng này ngoài chuỗi, và sau đó “roll-up” dữ liệu đến chuỗi chính cho hành động cuối cùng. Bằng cách loại bỏ việc tính toán sử dụng CPU ra khỏi Ethereum, dự án này có thể đạt được mục tiêu mở rộng quy mô lớn hơn. TPS (Transaction per Second) và phí gas sẽ thấp hơn nhiều so với mainnet, nhưng vẫn cao hơn BSC và Polygon, và thời gian rút tiền từ Layer 1 sẽ mất tầm 1 tuần.
Tuy nhiên, vì tương thích với EVM, đa số các dự án DeFi khác cũng đã nhanh chóng cho ra mắt các optimistic rollup, đặc biệt lần ra mắt Arbitrum One đã đạt được thành công to lớn, nhanh chóng đưa cái tên này vào top 10 các dự án tính theo TVL (Total Value Locked – Tổng Giá trị tài sản Khóa). Các Optimistic rollup đánh đổi một phần hiệu suất để đạt được khả năng tổng hợp toàn phần mà vẫn giữ được tính phi tập trung toàn phần.
dYdX ưu tiên hiệu suất và tính phi tập trung hơn là khả năng tổng hợp. Được hỗ trợ bởi nền tảng StarkEx từ Starkware, dYdX là một rollup chỉ dành riêng cho ứng dụng. Nghĩa là nền tảng này không phải là nơi nhiều mảnh ghép DeFi có thể hoạt động với tư cách các đối tượng thuê, mà toàn bộ rollup này chỉ dành riêng cho dYdX. Tất cả các mã code đều được thiết kế riêng cho nhu cầu của dYdX, và được tối ưu hóa đến mức tối đa có thể.
Tuy nhiên, là một rollup thuần túy, nghĩa là bạn vẫn sở hữu tính phi tập trung toàn phần – tự giám sát các quỹ của mình trên mainnet của Ethereum (với ‘escape hatch’ – cửa thoát hiểm) và hành động cuối cùng trên mỗi block của mainnet. Để đạt được tính năng này, mã code phải được viết bởi ngôn ngữ dành riêng cho ZK, gọi là Cairo, và không thể chạy trên môi trường EVM như các rollup Optimistic.
Cái giá phải trả chính là khả năng tương tác với EVM, và cả khả năng tổng hợp nói chung. Đây không phải là một mảnh đất cho các crypto lego, nơi mà nhiều nhóm xây dựng tiếp nối trên các dự án của nhau để tạo nên những protocol mới, tuy nhiên đây là một cỗ máy được tinh chỉnh với hiệu suất vượt trội.
Vậy hiệu suất này mang lại cho bạn điều gì?
Về cơ bản, mọi thứ mà bạn mong chờ từ những sàn giao dịch tập trung tốt nhất, nhưng non-custodial. Ngoài các ưu đãi có từ token DYDX (chi tiết phía dưới), đây chính là lý do giúp cho dYdX bùng nổ về khả năng thanh khoản và khối lượng giao dịch.
Perpetual là gì?
Perpetual Swap là một sản phẩm phái sinh tương tự với future, được thiết kế để theo dõi giá của các tài sản bên trong. Đây là một loại tài sản tổng hợp, nghĩa là nó không “đại diện” hay bảo mật cho các tài sản bên trong.
Thay vào đó, nó tận dụng lịch trình “vốn” định kỳ để gắn giá của nó với giá spot của các tài sản bên trong. Được giới thiệu lần đầu bởi BitMEX và dựa vào khái niệm Perpetual Futures được đề xuất bởi nhà kinh tế học Robert Shiller, đây là loại phái sinh phổ biến nhất trong thế giới tiền điện tử hiện nay.
Perpetual hoạt động như thế nào?
Công cụ này được gắn với một loại tài sản/cặp cơ sở theo cách tổng hợp
Khác với future – một loại hợp đồng mua bán tài sản tại một mức giá cụ thể trong tương lại, Perpetual chỉ đơn giản theo dõi giá của các tài sản này, sử dụng các khuyến khích về chỉ số giá. Loại hình này không cần phải hoàn thành bất kỳ nghĩa vụ hợp đồng hay nắm giữ các tài sản nào.
Bạn có thể tùy chọn vị trí long hoặc short
Tương tự với bất kỳ hợp đồng tương lai nào, bạn có thể tùy ý chọn theo vị thế long/mua hay short/bán. Để cho phép bạn định giá các công cụ, dYdX hiển thị hai mức giá tham chiếu:
- Chỉ số giá, tổng hợp từ nhiều sàn API khác nhau được quản lý ngoài chuỗi để tránh việc cập nhật giá chậm trễ (mức giá bạn xem được là mức giá cũ) và trượt giá (mức thay đổi về giá giữa lúc đặt lệnh và lúc tiến hành). Mức giá này được sử dụng để kích hoạt các lệnh dừng.
- Mức giá oracle phi tập trung toàn phần, tổng hợp từ nhiều oracle trên chuỗi. Mức giá này được dùng để tính toán mức thế chấp cho margin (lợi nhuận) và liquidation (thanh lý).
Thay cho thời gian hết hạn là thời gian “cấp vốn” định kỳ
- Mỗi giờ trên dYdX, các mức giá long và short sẽ được so sánh với chỉ số giá, và những giao dịch nào sai phía sẽ phải thanh toán cho bên còn lại – đây gọi là gây vốn (funding).
- Họ phải thanh toán bao nhiêu tiền?
Lấy tỉ lệ cấp vốn mỗi giờ * giá * kích thước vị trí
Vì thế mỗi giờ, những người dùng ước tính sai giá sẽ phải “cấp vốn” cho bên khác. Điều này đóng vai trò như một cơ chế mạnh mẽ để giữ cho mức giá của perpetual luôn tương đồng với giá spot, vì bất kì chênh lệch nào cũng có thể mang đến cơ hội bán chênh lệch giá cho các nhà giao dịch. Truy cập vào đây để biết thêm chi tiết về cách tỷ lệ cấp vốn được tính, bao gồm các chi tiết về mức lãi suất và phí bảo hiểm.
Tương tự future, các công cụ này có thể được giao dịch với đòn bẩy
Cơ chế này được giới thiệu lần đầu bởi Robert Shiller như một các để tăng hiệu quả cho các thị trường không thanh khoản.
Các thị trường Perpetual ngày nay mang tính thanh khoản cao hơn và cũng hoạt động sôi nổi hơn rất nhiều so với các thị trường spot phi tập trung, nhờ vào khối lượng cũng như tốc độ trên các CEX (Centralized Exchanges) và hiện tại là các DEX (Decentralized Exchanges) như dYdX, vì các dự án này cung cấp nhiều sever mỗi kỳ hơn là một block mỗi 13 giây như (ví dụ) Ethereum có thể sản xuất.
Ngoài ra, vì đây là các tài sản tổng hợp, người dùng có thể giao dịch với khối lượng lớn hơn mức thanh khoản lưu thông thực tế của tài sản. Khối lượng của các tài sản future này về cơ bản sẽ chỉ bị giới hạn bởi mức lãi suất mở.
Cũng chính vì thế, mức giá tham chiếu cho các tài sản này trên thực tế sẽ được quyết định bởi tổng hợp các thị trường perpetual, thay vì các thị trường spot hiện nay – triết lý đằng sau vấn đề này vượt ngoài phạm vi của bài viết này.
Ví dụ: Alice mua vị thế long của 1 BTC/USD tại mức $60,000
Thế nhưng, Bob lại nghĩ rằng BTC đã chạm đỉnh giá của nó, và khóa lợi nhuận của mình bằng cách mua 1 vị thế short 1 BTC/USD tại mức $62,000. Đến thời gian cấp vốn tiếp theo, giá tăng đến mức $64,000. Cho là tỉ lệ cấp vốn theo giờ hiện tại là 0.0025. Alice sẽ nhận, và Bob sẽ phải trả (từ số dư tài khoản/ tài sản thế chấp), với tỷ lệ cấp vốn theo công thức phía dưới:
0.0025 * 64,000 * 1 = 160 USD
Tổng quan dYdX – Perpetual
Thị trường tiền điện tử phái sinh đã làm giảm khối lượng giao dịch của thị trường spot năm nay, và dự đoán xu hướng này sẽ chỉ tăng lên theo thời gian.
Chỉ trong vài tuần khi soạn thảo bài viết này, khối lượng giao dịch hàng ngày trên mỗi dYdX đã đạt đến mức $5 tỷ.
dYdX nhanh chóng tiến đến vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng khi tính về mức lãi suất mở và là sàn DEX duy nhất có thể làm được điều này. Tỷ lệ mức lãi suất mở so với các sàn giao dịch khác thể hiện rõ sự trỗi dậy của dự án này. Điều này thật sự vô cùng ấn tượng, khi dYdX chỉ hoạt động trên 28 thị trường, so với (ví dụ) hơn 90 thị trường được hỗ trợ bởi Binance.
Ai đang giao dịch Perpetuals?
Xét về bản chất phức tạp của Perpetual, đây không phải là một thị trường dành cho các nhà giao dịch quy mô trung bình. Việc tìm kiếm lợi nhuận chéo (cross-margin) đòi hỏi khả năng quản lý rủi ro phức tạp, và những chi tiết về tỷ lệ cấp vốn, lãi suất, phí bảo hiểm khiến cho cuộc chơi này chỉ dành cho các chuyên gia.
dYdX sở hữu khoảng 45,000 depositor, đa số là các chuyên gia giao dịch, nhà nghiên cứu và cả các market maker. Cũng giống như bất kỳ thị trường thanh khoản nào, phần lớn khối lượng giao dịch được điều khiển bởi các market maker. Dựa vào bản chất phi tập trung của rollup L2, chúng tôi có một góc nhìn hoàn toàn bất ngờ về mức độ phân bổ của khối lượng này.
Như có thể thấy thì bảng snapshot theo tháng phía trên, phần lớn khối lượng giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của 10 market maker, chiếm gần 90% tổng khối lượng. Đây là những người chơi HFT tinh vi đang cung cấp thanh khoản cho toàn bộ nhà giao dịch trên dYdX.
Sự cạnh tranh trong giao dịch tạo ra bởi các market maker là một trong những dấu hiệu về thị trường thanh khoản cao và hiệu quả, dù rằng nhiều sàn giao dịch trong top đầu cũng có thể có mức phân bổ tương tự – và cũng có thể đến từ những người chơi tương tự. Điều này dẫn dắt chúng ta đến một lý do khác (lý do đầu tiên là về hiệu suất) mà dYdX có thể thu hút nhiều thanh khoản đến vậy:
Token DYDX
Sự tăng trưởng bùng nổ về khối lượng giao dịch không chỉ có chất xúc tác từ hiệu suất tuyệt đối dYdX mang đến trên Layer 2, mà còn là sự kiện ra mắt token DYDX.
Source: dYdX
Token DYDX được cho ra mắt bởi dYdX foundation, không phải là sàn giao dịch dYdX – một công ty hoạt động vì lợi nhuận. Công ty này đang hoạt động theo hướng phi tập trung tất cả các phương diện của một sàn giao dịch, và chuyển giao quyền kiểm soát toàn phần của protocol cho foundation. Bạn có thể làm gì với token DYDX?
Bạn có thể nhận thưởng DYDX bằng cách stake USDC
dYdX có một pool thanh khoản được tận dụng bởi những nhà cung cấp thanh khoản được cộng đồng phê duyệt để tạo dựng thị trường.
Những nhà tạo lập vay mượn từ pool, và sau đó phải trả lại trong trường hợp số dư của họ rơi xuống dưới mức phân bổ mỗi Epoch. Bằng cách stake USDC vào các pool này, người dùng có thể nhận thưởng DYDX. dYdX cũng có một USDC safety pool đóng vai trò như một quỹ bảo hiểm, mang về lợi nhuận dưới dạng token DYDX cho staker.
Bạn có thể nhận DYDX thông qua phần thưởng giao dịch
Các phần thưởng giao dịch được phân phối đến toàn bộ các nhà giao dịch theo một công thức tính thưởng dựa trên tổng hợp của phí phải trả và mức lãi suất mở của các protocol layer 2. Chương trình này nhằm mục đích tăng tính sử dụng của layer 2, cũng như tăng thanh khoản và hoạt động.
Bạn sử dụng DYDX để quản trị dYdX
Các DYDX holder có quyền đề xuất và bỏ phiếu về các thay đổi trên protocol. Các đề xuất quan trọng đã được thông qua, trong đó tiêu biểu là của Zhu Su – CEO/CIO của Three Arrows Capital. Bản đề xuất ý kiến giảm các ưu đãi cho market maker vì mục tiêu phát triển ổn định và giữ thanh khoản trong hệ thống. Gần đây hơn, một đề xuất khác đã được thông qua về việc cho phép việc khôi phục safety module – DIP 3.
Đề xuất này đã khôi phục Safety Module, đóng vai trò như một biện pháp bảo hiểm cho các sự kiện thiên nga đen đột ngột, và tái cho phép các staker (hiện đang có khoảng 6 triệu DYDX được stake) hưởng các phần thưởng DYDX bằng các cung cấp quỹ cho module phòng ngừa này. Cả hai đề xuất đều được phê duyệt và đề xuất đầu tiên đã được đưa ban hành, cho thấy khả năng quản trị của token holder trên các hoạt động của dYdX.
Phân phối token
Nguồn cung 1 tỷ DYDX ban đầu được pre-minted, và tiến hành vest trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 3/8/2021. 50% được phân bổ cho cộng đồng theo chi tiết như trên, 27.73% dành cho các nhà đầu tư trong quá khứ, 15.27% cho các nhà sáng lập, nhân viên, cố vấn và chuyên gia tư vấn hiện tại, và 7% còn lại dành cho nhân viên và chuyên gia tư vấn trong tương lai.
Sau khi đợt vesting kết thúc, sẽ áp dụng mức lạm phát giới hạn 2% được ban hành từ đề xuất quản trị protocol, trong trường hợp điều đó chứng tỏ là cần thiết để phát triển protocol.
dYdX vs Perpetual Protocol
Được xây dựng trên sidechain xDAI, Perpetual Protocol là một perpetual swap trading protocol hiệu suất cao non-custodial khác. Khác hoàn toàn với mô hình Central Limit Order Book của dYdX, PErpetual tận dụng vAMM – một hệ thống giao dịch dựa trên hợp đồng thông minh không yêu cầu đối tác để hoàn thành giao dịch, tương tự như AMM của Uniswap.
Khác với Uniswap, vì perpetual là tổng hợp, tài sản không cần phải được giữ trong pool – hợp đồng sẽ quyết định mức funding dựa trên oracle như dYdX. Lựa chọn thiết kế vAMM này đồng nghĩa sẽ có trượt giá khi tiến hành giao dịch và thông lượng thấp hơn. Tuy nhiên, lợi thế khác chính là protocol không tự động xóa leverage khi đối tác bị thanh lý. Giống như dYdX, mọi giao dịch đều thanh toán dưới dạng USDC và không có phí gas giao dịch.
Về cơ bản, trong khi dYdX tập trung vào hiệu suất và tính ngang bằng với các sàn tập trung, Perpetual Protocol lại tập trung vào tính thanh khoản được đảm bảo bởi vAMM, không phụ thuộc vào market maker. Điều này giúp tăng tính sử dụng của Perpetual trong những trường hợp thanh khoản thấp, chẳng hạn như thị trường private.
So sánh với dYdX, Perpetual nhằm nhấn mạnh vào thực tế rằng đây là một không gian thiết kế lớn vẫn còn bỏ ngỏ và chờ được khám phá, với rất nhiều lựa chọn và đánh đổi liên quan, kết quả dẫn đến nhiều dự án ở các hướng đi khác nhau. Tới thời điểm hiện tại, những lựa chọn thiết kế này dường như đều đang ủng hộ dYdX, dự án đang thống trị về khối lượng giao dịch.
Sector vẫn đang tăng tốc
dYdX đang tận hưởng một đường cong phát triển thẳng đứng về lượng sử dụng và giao dịch như bài viết đề cập phía trên. Để có thể đạt được mục tiêu trở thành sàn giao dịch “lớn nhất” trong thế giới tiền điện tử, tập trung hay theo cách khác, dự án này vẫn còn một chặng đường dài phải đi, nhưng chắc chắn đầy triển vọng.
Giờ đây trọng tâm của họ là mở rộng thị trường hoạt động, trong khi vẫn đảm bảo tập trung cao độ vào perpetual, và hoàn thiện bước chuyển giao đến phi tập trung toàn phần. Hiện tại, orderbook vẫn được quản lý ngoài chuỗi, vì đây là một số thành phần do Starkware cung cấp.
Cuối cùng, câu chuyện vĩ đại hơn có thể là về chiến thắng của nhóm ngành Perpetual. Liệu rằng các sản phẩm tổng hợp này là chìa khóa để đạt được sự thống trị về khối lượng giao dịch? Thời gian, và cũng có thể là dYdX, sẽ trả lời câu hỏi này.
Bài viết được bạn Chloe Pham thuộc FXCE Crypto biên tập từ “dYdX – Perpetual Maxima” của tác giả Ramshreyas Rao; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin