Tiêu điểm chính
- Tình hình lạm phát hiện nay chỉ là nhất thời.
- Chi phí nhà ở và giao thông là những yếu tố góp phần đáng kể vào trình trạng lạm phát cao; các chi phí này đang bắt đầu xoay chiều và sẽ kìm hãm đà tăng giá.
- Không, vấn đề lạm phát không hoàn toàn biến mất. Chúng ta sẽ phải thỏa hiệp ở một mức giá mới vĩnh viễn cao hơn cùng với tỷ lệ lạm phát 3-4% YoY.
- Bất chấp điều này, chúng ta sắp phải đối mặt với mức lãi suất ngắn hạn cao hơn nhiều và chính sách tiền tệ sẽ thắt chặt hơn.
- Thị trường chứng khoán và nền kinh tế có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
- Bất chấp tương lai có vẻ bi quan đối với thị trường rộng lớn hơn thì vẫn có lý do để lạc quan về thị trường tiền mã hóa vào nửa cuối năm 2022
Như người ta thường nói: Thật khó để đưa ra dự đoán, đặc biệt là về tương lai.
Các đường cong lợi suất đảo ngược (Yield curve inversion), việc rút dần bảng cân đối kế toán (balance sheet runoff), tăng lãi suất, lạm phát kỷ lục – bối cảnh vĩ mô năm 2022 có vẻ hoàn toàn điên rồ. Thật khó để các nhà đầu tư cập nhật dữ liệu mới nhất, chưa nói đến việc đồng hóa tất cả chúng và đưa ra các dự đoán đầy đủ thông tin.
Chuyện gì đang xảy ra và chúng ta có thể sử dụng thông tin này như thế nào để đưa ra một số đánh giá thị trường Crypto trong tương lai?
Bối cảnh vĩ mô 2022
Trái phiếu kho bạc của chính phủ Hoa Kỳ là tài sản quan trọng nhất trên thế giới. Các nhà đầu tư trên toàn thế giới sử dụng đường cong lợi suất của Hoa Kỳ để tạo đường cơ sở cho khái niệm “risk-free” (phi rủi ro). Một khi các nhà đầu tư biết đâu là nỗi sợ phi rủi ro của mình thì họ có thể ấn định một số phí bảo hiểm cho tài sản dựa trên các yếu tố rủi ro khác nhau.
Nơi đường cong (lợi suất) kho bạc sẽ được xác định là yếu tố quyết định quan trọng nhất cần biết trước khi định giá một khoản đầu tư.
Hình dạng của đường cong lợi suất này là rất quan trọng. Tại sao? Bạn có thể coi các kho bạc có thời hạn ngắn hơn như một cơ quan đại diện cho chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Kho bạc có thời hạn dài hơn là sự kết hợp của các kỳ vọng lạm phát, kỳ vọng tăng trưởng và một số phí bảo hiểm có kỳ hạn.
Khi đường cong lợi suất có dạng dốc lên (lợi suất dài hạn cao hơn lợi suất ngắn hạn) thì chúng ta kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Nếu đường cong lợi suất bị đảo ngược (lợi suất dài hạn thấp hơn lợi suất ngắn hạn) thì chúng ta sẽ có sự tăng trưởng kém. Do đó, việc một số phần nhất định của đường cong lợi suất cao hơn những phần khác là cực kỳ quan trọng.
Đường cong lợi suất quan trọng nhất mà ta cần theo dõi là sự khác biệt giữa giai đoạn 3 tháng và 10 năm. Trong tất cả tám lần mà tenor 10 năm bị đảo ngược bởi mức 3 tháng kể từ Thế chiến thứ hai thì đều có một cuộc suy thoái trong khoảng 12 đến 18 tháng (cỡ mẫu là tám).
Đường cong 2 năm và 10 năm đã được thảo luận như một đường cong lợi suất hữu ích khác, nhưng chỉ báo này đã đưa ra nhiều tín hiệu sai trong quá khứ (tổng cộng hai lần trong thập niên 1970). Rõ ràng, các cuộc suy thoái có hại cho các tài sản rủi ro.
Nguồn: Current Market Valuation
Biểu đồ dưới đây cho thấy vị trí của đường cong lãi suất vào giữa tháng 4: ngang nhưng chắc chắn không đảo ngược ở phần được dự đoán nhiều nhất của đường cong lợi suất. Theo chỉ báo này, không có đợt suy thoái nào sắp xảy ra. Đây là giai đoạn đường cong 3m và 10 năm thực sự trở nên dốc nhất kể từ năm 2017.
Nguồn: GuruFocus
Lãi suất đã tăng mạnh vào tháng 4 năm 2020 và tháng 4 năm 2021. Tại sao? Lạm phát. Thị trường đã định giá cao hơn mức lãi suất do Fed lập ra để chống lạm phát. Vậy tại sao Fed tăng lãi suất để chống lạm phát? Nói chung, việc tăng lãi suất sẽ làm nền kinh tế chậm lại, giải quyết áp lực giá cả.
Tuy nhiên mối quan hệ nhân quả trong lần này không đơn giản như vậy vì có rất nhiều tác nhân gây ra lạm phát, cụ thể là các vấn đề về chuỗi cung ứng và năng lượng.
Trong vòng một năm tới, thị trường dự đoán Fed sẽ thực hiện một số biện pháp quyết liệt để kiềm chế lạm phát. Thị trường đang định giá bao gồm 74% khả năng lãi suất TEN sẽ tăng vào cuối năm 2022. Đó sẽ là chu kỳ diều hâu mạnh nhất kể từ thập niên năm 1970 – thời điểm mà lạm phát hàng năm ở giai đoạn đầu.
Nguồn: Bianco Research
Lạm phát xác định lãi suất sẽ ở mức nào trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn. Vì vậy, nếu hiểu được điều gì đang xảy ra với lạm phát thì chúng ta có thể có được nhiều lợi thế hơn các nhà đầu tư khác trong việc định giá tài sản rủi ro.
Phân tích tình hình lạm phát hiện tại
Lạm phát thực sự là gì? Định nghĩa đơn giản về cơ bản và quan trọng nhất đó là giá của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, nhưng giá cao hơn đối với hàng hóa và dịch vụ nào? Quần áo? Đồ ăn? Gas? Trò chơi điện tử? Đồ ăn sẵn? Bữa ăn tại chỗ? Làm thế nào để bạn cân nhắc các thành phần đó để có được một con số cho lạm phát nói chung?
Chính phủ Hoa Kỳ theo dõi nhiều “giỏ hàng hóa” để biết lạm phát sẽ như thế nào dựa vào những biến số được quyết định đưa vào và với trọng số là bao nhiêu. Tiêu đề Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) là chỉ số thường xuyên được nghe đến nhất từ các cơ quan báo chí lớn. Dưới đây là các trọng số cho CPI. Đây là định nghĩa chính thống của lạm phát.
Nguồn: Advisor Perspectives
Chúng ta hiện đang đứng ở mức 8,5% dựa trên số liệu lạm phát hàng năm (YoY). Có hai nhóm quan điểm lớn về tình hình lạm phát ở Hoa Kỳ ngày nay: nhóm nhất thời (transitory) – nhóm những người tin rằng lạm phát chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc; và nhóm lâu dài (persistent) – những người tin rằng chúng ta sẽ phải đối mặt một chế độ mới có lạm phát cao hơn.
Nhóm nhất thời (Transitory)
Không còn nghi ngờ gì nữa, giá cả đã tăng vọt trên diện rộng. Nhưng tại sao? Việc in tiền đã được coi là nguyên nhân gây ra lạm phát trước đây, nhưng lại không có lạm phát sau cuộc khủng hoảng năm 2008, sự kiện money-printer go brrr. Tại sao không? Lý do khá đơn giản – không có khoản thanh toán khuyến khích trực tiếp nào cho các cá nhân. Số tiền thực tế được in ra vẫn nằm trong hệ thống tài chính và không đến tay người tiêu dùng.
Lần này, đã có $2 nghìn tỷ được bơm trực tiếp vào tay những người tiêu dùng. Kết hợp với việc giảm lãi suất phi rủi ro (thông qua việc mua trái phiếu của Fed), giá cổ phiếu và giá nhà đã tăng lên, đồng thời mọi người cũng có khả năng chi tiêu nhiều hơn. Điều này lại làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ.
Nguồn: Federal Reserve of St. Louis (FRED)
Để chống lại lạm phát, Fed rõ ràng sẽ tăng lãi suất ngắn hạn vào năm 2022 và sẽ tăng rất nhiều. Nhưng Fed cũng sẽ ngừng mua trái phiếu kho bạc, chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và chứng khoán được bảo vệ khỏi lạm phát bằng kho bạc (TIPS) như một phần của chiến dịch thắt chặt định lượng (tức là ngược lại với nới lỏng định lượng – QE).
Trong thời kỳ đại dịch, họ mua những tài sản này để triệt tiêu đường cong lợi tức. Điều này làm giảm tỷ lệ phi rủi ro đó đối với tất cả các tài sản và thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn, cụ thể là cổ phiếu, do đó sẽ kích thích đầu tư. Hiệu ứng ròng của việc giảm quy mô này sẽ quan trọng như việc tăng lãi suất.
Bắt đầu từ tháng 5, Fed cho phép đáo hạn khoản nợ $95 tỷ một tháng mà họ đã chi. Để giữ ổn định tỷ giá, khu vực tư nhân sẽ phải hấp thụ dòng chảy này, nếu không tỷ giá sẽ tăng lên. Đợt runoff này cao hơn gấp đôi so với tốc độ runoff của bảng cân đối kế toán cuối cùng mà Fed đã tổ chức vào năm 2018.
Khoảng thời gian trước đó trùng với một đợt bán tháo khoảng 20% trong chỉ số S&P 500. Khoảng 3–4 nghìn tỷ USD cần phải được rút ra để giúp bảng cân đối kế toán Fed trở lại mức bình thường.
Hiệu ứng ròng của tất cả những điều này chính là lãi suất cao hơn nhiều và nền kinh tế chuyển động chậm hơn. Đồng nghĩa với việc sẽ có một đợt ngừng tăng giá đối với nhiều phân khúc đã nêu ở trên như giải trí, thực phẩm và đồ uống, và một số phương tiện giao thông.
Nhà ở
Khi Fed hạ bảng cân đối kế toán lần này, lãi suất thế chấp sẽ được đặc biệt quan tâm. Fed đã mua MBS để giảm lãi suất đối với các khoản thế chấp. Lãi suất thế chấp đã bắt đầu tăng trước khi việc mua MBS thực sự bị dừng do lãi suất kho bạc tăng.
Lãi suất tăng có tác động mạnh đến giá nhà ở trung bình (đại diện bởi chỉ số nhà ở Case Shiller dưới đây). Nhà ở cũng đạt mức giá thấp nhất kể từ năm 2007. Lãi suất tăng kết hợp với khả năng chi trả thấp sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho nhóm người mua.
Nguồn: Bank of America
Các đơn đăng ký mua nhà mới đang giảm dần vì chi phí trên thị trường hiện tại cao hơn.
Nhà ở chiếm khoảng 40% CPI (và chiếm một phần ba thước đo lạm phát mà Fed đang sử dụng). Việc tính toán giá nhà ở trong CPI là một chủ đề phức tạp với nhiều điều cần chú ý; nhưng nhìn chung, nó tuân theo chỉ số Case Shiller đã được trích dẫn ở trên với độ trễ từ 6-9 tháng. Nếu giá nhà đất giảm hoặc thậm chí đình trệ (hãy nhớ lạm phát là sự thay đổi theo năm hoặc tháng), thì lạm phát nói chung sẽ giảm đáng kể.
Giao thông
Xe ô tô mới và đã qua sử dụng chiếm ~9% trong tổng CPI. Giá ô tô đã qua sử dụng tăng mạnh trong quý 4 năm 2021 khiến tỷ lệ lạm phát tăng. Phần lớn đến từ việc nhu cầu sử dụng tăng lên do điều chỉnh mới về làm việc tại nhà và nguồn cung giảm đến từ khó khăn khi nhập khẩu các linh kiện.
Như bạn có thể thấy bên dưới, việc giá ô tô đã qua sử dụng tăng lên thực sự đã được chứng minh là chỉ mang tính nhất thời và phân khúc này sẽ bắt đầu có tác động tiêu cực đến CPI tổng thể.
Nguồn: Capital Economics
Giá nguyên liệu đầu vào
Giá đầu vào đã tăng mạnh do nhiều chuỗi cung ứng (gỗ xẻ, chất bán dẫn, v.v.) bị tắt nghẽn, khiến giá hàng hóa tăng trên diện rộng. Giá đầu vào đang bắt đầu đảo chiều và giảm trên diện rộng. Đặc biệt, giá sản xuất của Trung Quốc là một chỉ báo tốt hàng đầu cho áp lực lạm phát trong tương lai. Trong số các quốc gia xuất khẩu lớn, giá sản xuất của Trung Quốc (đường màu đỏ) đã giảm mạnh nhất.
Nguồn: PPG Macro
Ngoài ra, các vấn đề về chuỗi cung ứng cuối cùng cũng được xoa dịu tại các cảng lớn nhất của Hoa Kỳ. Các cảng Los Angeles và Long Beach kiểm soát một phần ba lượng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Hiện nay lượng hàng tồn ngày càng giảm, việc nhiều hàng hóa được nhập về nước khiến giá càng giảm thêm.
Nguồn: Calculated Risk
Áp lực tiền lương
Áp lực tiền lương có thể đến thông qua các gói hỗ trợ của chính phủ hoặc mức lương cao hơn, đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lạm phát trong tương lai. Trong suốt năm 2021, chúng ta đã trải nghiệm cả hai yếu tố cơ bản này.
Trong những năm 1970, có một vòng lặp phản hồi (feedback loop) liên tục về việc người tiêu dùng chịu chi phí cao hơn và do đó cần phải làm việc nhiều hơn để có mức lương cao hơn (được gọi là vòng xoáy tiền lương – giá cả), vòng lặp này chính là nguyên nhân chính dẫn đến giai đoạn lạm phát lớn cuối cùng ở Mỹ; vì vậy tiền lương tăng là một mối quan tâm lạm phát chính đáng.
Nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ quay lại xu hướng khi tiết kiệm dư thừa bị giảm sút (biểu đồ bên trái). Nhìn chung, việc lương tăng không thực sự thay đổi mặc dù có có một số tiêu đề khoa trương (biểu đồ bên phải).
Các yếu tố còn lại
Hiệu ứng cơ sở: Chỉ số CPI thực tế sẽ thấp hơn do các hiệu ứng cơ sở. Để dễ hình dung thì tháng 4 năm ngoái con số này cao, vì vậy tính theo YoY thì vào tháng 4 này số liệu gần như chắc chắn sẽ tốt hơn.
Thắt chặt tín dụng: Việc mở rộng tín dụng dẫn đến tăng trưởng và sản xuất nhiều hơn (ở đây là chỉ số quản lý mua hàng hoặc PMI). Tăng trưởng nhiều hơn dẫn đến lãi suất cao hơn, nhưng triển vọng tăng trưởng không lớn.
Năng lượng: Mặc dù hiện đang ở mức cao nhưng giá năng lượng sẽ cải thiện khi các vấn đề địa chính trị với Ukraine và Nga cuối cùng đã giảm bớt và khi đó nhiều giàn khoan dầu hoạt động trực tuyến ở Mỹ để thúc đẩy sản xuất nhiều hơn.
Nguồn: PPG Macro
Kỳ vọng Lạm phát dài hạn: Cao hơn bình thường nhưng vẫn dưới mức 3% trong giai đoạn 10 năm và dưới 3,5% trong giai đoạn 5 năm.
Nhân khẩu học: Xu hướng nhân khẩu học là một động lực thúc đẩy giảm phát. Các thế hệ già có xu hướng chi tiêu thấp và có mức thu nhập ít hơn những người trẻ đang ở độ tuổi làm việc năng suất nhất. Doanh số bán hàng đã thấp hơn mức trước đại dịch.
Nguồn: Bank of America, PantheonMacro
Nhóm lâu dài (Persistent)
Nhóm lâu dài cho rằng Fed đã mắc lỗi chính sách rõ ràng. Đáng lẽ họ đã nên tăng lãi suất từ lâu, và lẽ ra họ nên ngừng mua tài sản trước đó. Bằng chứng được đưa ra là: tỷ giá và lạm phát chưa bao giờ bị gián đoạn như vậy trong lịch sử.
Nguồn: Heisenberg Report
Nhóm này (một cách chính xác) nói rằng một khi kỳ vọng lạm phát bắt đầu thì chúng thường được gắn với người tiêu dùng. Việc phân chia chính sách tài khóa đã đi quá xa và khiến giá cả tăng vọt; và giờ đây người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá cao hơn. Điều này dẫn đến vòng xoáy giá tiền lương trong những năm 1970, như được nhắc đến ở trên.
Điểm đối lập quan điểm mảng nhà ở
Hoa Kỳ cần khoảng 1,5 triệu ngôi nhà mới mỗi năm để đáp ứng nhu cầu liên tục về nhà ở. Biểu đồ dưới đây cho thấy tiến trình xây dựng để đáp ứng nhu cầu đó đã diễn ra tốt đẹp cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, sau đó về cơ bản mọi thứ đã dừng lại. Các nhà xây dựng vẫn còn trụ lại sau năm 2008 là những người đã cẩn thận và do đó không muốn vội vàng xây dựng nhiều.
Điều này đã tạo ra sự thiếu hụt ước tính khoảng 5 triệu ngôi nhà hiện vẫn đang cần giải quyết. Ngay cả khi những ngôi nhà mới đang được xây dựng thì chúng vẫn chưa được hoàn thiện (đường màu đỏ trong biểu đồ bên dưới) vì chi phí đầu vào quá cao và khan hiếm nguồn lao động.
Nguồn: FRED
Cũng ít có khả năng xảy ra một số vụ sụp đổ trong thị trường nhà đất để giúp hạ giá nhà ở. Chất lượng tín dụng của những người đi vay là cực kỳ mạnh mẽ, và các khoản thanh toán thế chấp chiếm một phần thấp nhất từ trước đến giờ trong thu nhập hộ gia đình.
Nguồn: Federal Reserve of St. Louis, New York Fed
Thay đổi cấu trúc
Trong khi nhân khẩu học có thể đã thay đổi, hiện tại trung bình là dân số già với mức chi tiêu ít hơn, sự thay đổi này cũng làm giảm dân số trong độ tuổi lao động (biểu đồ bên trái). Đại dịch COVID-19 chỉ đẩy nhanh những thay đổi này với một số người tự nguyện nghỉ hưu. Người lao động ngày nay có nhiều quyền thương lượng hơn bất kỳ thời điểm nào, kể từ thời kỳ hoàng kim của các công đoàn vào những năm 1970.
Tiền lương có thể không tăng về tổng thể, nhưng chúng sẽ tăng lên để lôi kéo người lao động lấp đầy những công việc còn trống nếu khoảng cách giữa những việc làm đang được tuyển dụng và người tìm việc vẫn còn (biểu đồ bên phải).
Nguồn: Heisenberg Report
Đảo ngược toàn cầu hóa
Những người theo chủ nghĩa giảm phát sẽ nói với bạn rằng toàn cầu hóa đã làm giảm chi phí hàng hóa. Điều này đúng: nếu các bộ phận linh kiện có thể được sản xuất tại Trung Quốc với giá bằng 1/10 so với tại Missouri, điều đó sẽ làm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng.
Nhưng sau đại dịch, việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng là mối quan tâm về an ninh quốc gia. Đây là một quá trình lạm phát tự nhiên và sẽ mất thời gian. Các vấn đề về chuỗi cung ứng đã làm giá hàng hóa tăng đáng kể trong suốt năm 2021, mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy tình trạng này đang ngưng lại (xem số liệu về hàng tiêu dùng lâu bền bên dưới).
Giá năng lượng cao hơn theo cơ cấu
Giá năng lượng được tính vào các thành phần nhà ở và giao thông của CPI. Các thành phần này chiếm 8% tổng lạm phát. Ngay cả trong những cổng thông tin quan trọng nhất của các nguồn năng lượng (energy mix) trên toàn thế giới thì nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ thống trị trong vài thập kỷ tiếp theo.
Việc chuyển sang tập trung vào các mối quan tâm ESG ( Môi trường, Xã hội và Quản trị) đã gây ra tình trạng đầu tư có cơ cấu vào các cơ sở và việc khảo sát nhiên liệu hóa thạch. Sự thiếu đầu tư này cùng với căng thẳng địa chính trị của một số quốc gia kiểm soát các kho dầu lớn chắc chắn dẫn đến lạm phát.
Nguồn: Koema
Thống kê lạm phát sai hoặc đo lường sai
Nhóm lâu dài cũng nhắm đến việc sử dụng CPI hoặc các biện pháp đo lường lạm phát khác với lý do họ không nắm bắt được trải nghiệm của người tiêu dùng tầm trung. Biện pháp mà FED sử dụng được gọi là PCE lõi; biện pháp này không tính đến giá thực phẩm và năng lượng mà lựa chọn các hiệu ứng thay thế.
Nói cách khác, nếu giá thịt bò tăng lên thì bạn hãy mua thịt gà. Bạn không đơn độc khi nghĩ rằng Fed đang làm cho mọi chuyện khó khăn hơn bằng cách thay đổi các luật lệ.
Trong thế giới thực, lạm phát có thể âm thầm diễn ra. Các công ty có thể giữ nguyên giá nhưng giảm số lượng hàng hóa trên mỗi gói hàng (gọi là shrinkflation). Các công ty cũng có thể tiến hành “swapflation” (tạm dịch: lạm phát hoán đổi) bằng cách loại bỏ các tính năng của sản phẩm (ví dụ: dịch vụ chăm sóc cơ bản hiện không có ghế sưởi).
Hoặc, thông qua một quy trình được gọi là “skimpflation” (tạm dịch: lạm phát tiết kiệm) khi mà họ có thể tính phí cho các dịch vụ đã từng được bao gồm trong giá (tức là dịch vụ phòng hiện đang được tính phí tại các khách sạn). Điểm mấu chốt là bạn đang bị cắt giảm lợi nhuận và các con số lạm phát không tính đến điều đó.
Đây đều là những luận điểm hợp lý và khó có thể tranh cãi. Nhiều phương pháp theo dõi lạm phát khác nhau đã được đề xuất và không có phương pháp nào hoàn hảo cả. Điều này làm cho việc theo dõi các thành phần phụ của lạm phát càng trở nên quan trọng hơn.
Lời phán quyết
Fed đang xem xét tình hình này một cách nghiêm túc. Tổ chức đang có kế hoạch tăng lãi suất và giảm bảng cân đối kế toán càng nhiều càng tốt để chống lạm phát. Nhóm lâu dài sẽ có được sự thắt chặt mà họ mong muốn.
Trong thời gian ngắn hạn, lãi suất sẽ cao hơn nhiều. Các biên bản tháng 3 đã làm rõ nhiều mức tăng 50 bps đang được đưa ra thảo luận. Chủ tịch Fed – St. Louis James Bullard – cho biết ông sẽ không “loại trừ” mức tăng 75 điểm cơ bản trong tháng Năm. Mười lần tăng là những gì được mong đợi trong năm nay. Nếu điều đó gây ra một cuộc suy thoái nhẹ thì chúng ta cũng phải chấp nhận.
Chủ tịch cũ của Fed – Dudley – cho biết suy thoái là một kết quả có thể được dự đoán trước.
Điều tồi tệ xảy ra khi Fed thắt chặt chính sách. Không chỉ là suy thoái mà còn có rất nhiều cuộc khủng hoảng khác (xem biểu đồ bên dưới). Các tài sản rủi ro sẽ bị bán tháo và có khả năng bị bán tháo mạnh. Triển vọng cho phần còn lại của năm 2022 đối với thị trường chứng khoán là ảm đạm.
Điều này không có nghĩa là nhất định sẽ có sự sụp đổ mà chỉ là cổ phiếu sẽ không có những biến động tích cực như trước đây và điều này làm giảm khả năng có kết quả tích cực.
Nhưng lạm phát vào năm 2023 và thời gian sau đó thì sao? Nhóm nhất thời có lẽ sẽ đúng; lạm phát cao sẽ không phải là một vấn đề trong vòng mười hai tháng. Điều này có nghĩa là lạm phát ngừng tăng mạnh nhưng giá cả sẽ vẫn ở một mức giá mới vĩnh viễn cao hơn.
Trong giai đoạn trung hạn (1–3 năm), chúng ta có thể thấy mức tăng giá nhà ở sẽ giảm bớt do chi phí cho người mua tăng mạnh, ngay cả khi tình trạng thiếu nguồn cung vẫn giữ giá cả ở mức khá ổn định. Lãi suất thế chấp đã tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay.
Người mua khó có thể đáp ứng các khoản thanh toán hàng tháng với lãi suất cao như thế này để mua một ngôi nhà với giá bán trung bình là $500 nghìn, đặc biệt là khi thu nhập trung bình của Hoa Kỳ là khoảng $35 nghìn.
Giá năng lượng sẽ giảm khi các vấn đề địa chính trị dịu đi. Nếu tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng thì cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh ở Ukraine chủ yếu là câu chuyện của riêng châu Âu, còn về bản chất thì Mỹ hoàn toàn độc lập. Ngoài ra, các nguồn năng lượng mới đang được cung cấp trực tuyến để đáp ứng nhu cầu nếu những vấn đề này vẫn tiếp diễn -điều sẽ làm giảm giá cả trên toàn cầu.
Chi phí vận tải đã giảm khi giá vận tải đường bộ và vận tải hàng hóa giảm mạnh. Các chi phí đầu vào chính như gỗ xẻ và thép cũng đang ở mức cao sau đại dịch.
Công nghệ thực sự đem lại lợi ích cho năng suất lao động và sẽ làm giảm bớt một số tác động lạm phát nếu quá trình onshoring (trả lại hàng) thực sự xảy ra. Mặc dù tình trạng giảm dân số trong độ tuổi lao động có thể làm tăng khả năng thương lượng của người lao động nhưng bên cạnh đó đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và hoạt động hiệu quả hơn. Xu hướng này đang tăng nhanh.
Điều này thậm chí còn khiến các nhà tuyển dụng phải xem xét lại các nhóm người nộp đơn xin việc mới, ví dụ như những người không có bằng đại học.
Lạm phát sẽ trở lại mức bình thường, do đó, lãi suất có thể sẽ ổn định trong phạm vi lịch sử 3–5% một lần nữa. Điều này sẽ cho phép Fed chấm dứt hoặc tạm dừng nhiều biện pháp thắt chặt định lượng sẽ thực hiện trong 3–6 tháng tới.
Nguồn: Pantheon Macro
Vậy thì điều này ảnh hưởng gì đến crypto?
Nếu triển vọng ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán là bearish thì liệu tiền mã hóa có đi theo xu hướng này không?
Không hẳn.
Hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của loạt bài bài để tìm hiểu thêm. Sự kiện Merge Ethereum với Proof of Stake sẽ bắt đầu một cách nhanh chóng và chúng tôi tin rằng đây sẽ là sự kiện cho phép BTC và ETH cuối cùng cũng tách khỏi tương quan với thị trường cổ phiếu theo một cách đúng nghĩa.
Chúng ta sẽ thảo luận về triển vọng tăng giá với tiền mã hóa trong nửa cuối năm 2022 trong những báo cáo sắp tới mặc dù đây có thể là một giai đoạn đầy thách thức đối với cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu.
Bài viết được Hiền Lê biên tập từ “2022 Macro Update and Second Half Outlook in (Mostly) Charts” của Tom Dunleavy; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin