Khóa Học Forex cơ bản truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Trong Chuyên mục Lớp học Forex cơ bản, chúng ta đã thảo luận về các chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất. trong bài học này, bạn sẽ có thêm một công cụ khác cũng cực kì hữu ích: Mô hình giá.
Mô hình giá là gì?
Mô hình giá là một công cụ phân tích kỹ thuật được dùng để dự đoán hướng đi của giá trên thị trường trong tương lai. Mô hình này được xây dựng dựa trên việc quan sát biến động giá trên thị trường và phân tích các hình thái hay mô hình của chúng để đưa ra dự đoán. Khi giá hội tụ và tạo thành các mô hình, điều này thường cho thấy sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Sau đó, giá thường phá vỡ mô hình một cách mạnh mẽ và di chuyển theo quy tắc đã được chuẩn hóa.
Hãy nghĩ về các mô hình giá như một máy dò mìn. Khi bạn hoàn thành bài học này, bạn có thể phát hiện ra sự bùng bổ (breakout) trên các biểu đồ trước khi chúng xảy ra; quá trình này có khả năng giúp bạn kiếm được rất nhiều lợi nhuận.
Khi mô hình giá hình thành, nó thường dẫn đến một sự bùng nổ, đột phá vì vậy hãy để ý chúng thật kĩ! Hãy nhớ rằng, mục tiêu của chúng ta là phát hiện ra những chuyển động lớn trước khi chúng xảy ra để từ đó có thể lướt trên chúng và kiếm tiền.
Sự hình thành của các mô hình giá cơ bản sẽ giúp chúng ta phát hiện ra các điều kiện mà thị trường đã sẵn sàng để giao dịch. Chúng cũng có thể cho biết giá sẽ tiếp tục theo hướng hiện tại hay ngược lại, vì vậy chúng tôi cũng sẽ đưa ra một số chiến lược cho các mẫu hình giá này.
Các mô hình giá thường gặp
- Double Top and Double Bottom: Mô hình giá 2 đỉnh hoặc 2 đáy.
- Head and Shoulders and Inverse Head and Shoulders: Mô hình vai đầu vai hoặc vai đầu vai nghịch đảo.
- Rising and Falling Wedges: Mô hình cái nêm tăng hoặc cái nêm giảm.
- Bullish and Bearish Rectangles: Mô hình chữ nhật tăng hoặc chữ nhật giảm.
- Bearish and Bullish Pennants: Mô hình cờ đuôi nheo tăng hoặc cờ đuôi nheo giảm.
- Triangles (Symmetrical, Ascending, and Descending): Mô hình tam giác tăng, tam giác giảm, tam giác cân.
Phân loại mô hình giá
Các mô hình giá đều có chức năng đẻ phân tích thị trường khác nhau. Các mô hình giá thường xuất hiện trong các giai đoạn của thị trường bao gồm:
– Mô hình đảo chiều: Đây là mô hình thể hiện sự đảo chiều của xu hướng hiện tại và đưa ra dấu hiệu cho các nhà đầu tư để ra quyết định mua hoặc bán. Mô hình đảo chiều có thể bao gồm các mô hình như mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy, vai đầu vai…
– Mô hình tiếp diễn: Đây là mô hình cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại. Trong mô hình này, giá sẽ tạm dừng, đảo chiều ngắn hạn, trước khi tiếp tục theo hướng của xu hướng chính. Ví dụ các mô hình tiếp diễn bao gồm cờ, cờ đuôi nheo,…
– Mô hình đóng cửa cả hai vai trò: Đây là mô hình mà có thể đóng cả hai vai trò đảo chiều hoặc tiếp diễn tùy thuộc vào diễn biến của thị trường. Ví dụ các mô hình chữ nhật, mô hình tam giác…
Video khóa học về các mô hình giá đảo chiều tiêu biểu
Các mô hình giá đảo chiều tiêu biểu
Các mô hình giá đảo chiều là các mẫu hình mà sau khi hình thành, chúng ta biết giá sẽ đảo chiều so với xu hướng trước đó.
Nếu một mô hình đảo chiều hình thành trong một xu hướng tăng, nó là dấu hiệu cho thấy xu hướng sẽ đảo và giá sẽ sớm đi xuống. Ngược lại, nếu một mô hình đảo chiều được hình thành trong một xu hướng giảm, nó là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng lên sau đó.
Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy
Khi mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy xuất hiện , đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng chuẩn bị đảo chiều.
Mô hình 2 đỉnh
Mô hình 2 đỉnh là một mô hình giá đảo chiều được hình thành khi kết thúc một xu hướng tăng mạnh. Các đỉnh được hình thành khi giá chạm tới vùng chắn mà nó không thể phá vỡ qua tạo thành đỉnh thứ 1.
Sau khi đạt tới vùng này, giá sẽ bị bật lại, nhưng ngay sau đó quay lại để kiểm tra lại mức khi nãy. Nếu giá bật trở lại mức đó một lần nữa, thì bạn có một đỉnh thứ 2. Lúc này giá cũng không thể xuyên thủng vùng này bị bật xuống hình thành mô hình 2 đỉnh.
Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy rằng mô hình giá hai đỉnh đã được hình thành sau khi giá có một sự di chuyển mạnh. Lưu ý, đỉnh thứ hai không thể phá vỡ mức cao của đỉnh đầu tiên. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy một sự đảo chiều sẽ xảy ra bởi vì nó cho chúng ta biết rằng áp lực mua sắp cạn kiệt.
Với đỉnh kép, chúng ta sẽ đặt lệnh bán dưới đường neckline (đường viền cổ-đường hỗ trợ) vì chúng ta đã dự đoán được sự đảo chiều của xu hướng tăng.
Nhìn vào biểu đồ bạn có thể thấy rằng giá phá vỡ đường viền cổ và tạo nên pha giảm rất đẹp. Hãy nhớ rằng mô hình 2 đỉnh là dấu hiệu để nhận biết sự đảo chiều xu hướng, vì vậy nếu bạn muốn tìm kiếm mô hình giá này thì nên quan sát một xu hướng đang tăng mạnh.
Nếu để ý thì bạn cũng thường thấy là chiều cao pha giảm của giá thường bằng chiều cao từ 2 đỉnh xuống đường viền cổ. Hãy ghi nhớ điều đó bởi vì sẽ hữu ích trong việc thiết lập mục tiêu chốt lời.
Mô hình 2 đáy
Mô hình giá 2 đáy cũng là dấu hiệu cho chúng ta thấy sự đảo chiều xu hướng, nhưng trong trường hợp này là trong xu hướng giảm. Sự hình thành xảy ra ở cuối một xu hướng giảm kéo dài, khi đó ta thấy 2 đáy được hình thành.
Sau xu hướng giảm trước đó, giá đã hình thành hai đáy vì nó không thể đi xuống dưới được nữa sau 2 lần xuyên phá. Chú ý, đáy thứ hai không phá qua đáy thứ nhất. Đây là một dấu hiệu cho thấy áp lực bán sắp kết thúc và sự đảo chiều sắp xảy ra.
Giá đã phá vỡ neckline và sau đó giá di chuyển tăng trưởng. Cũng như mô hình 2 đỉnh, giá di chuyển phá qua neckline và chiều cao pha tăng bằng với khoảng giá từ neckline tới 2 đáy. Tóm lại, mô hình 2 đáy cũng như mô hình 2 đỉnh đều là dấu hiệu cho chúng ta biết sự đảo chiều xu hướng.
Mô hình 3 đỉnh hoặc 3 đáy
Mô hình 3 đỉnh cũng là mô hình giá đảo chiều phổ biến thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng hoặc giảm, cho thấy phe mua hoặc phe bán đã suy yếu và giá chuẩn bị đảo chiều. Mô hình này gồm 3 đỉnh có chiều cao tương đương nhau, 2 đáy xen giữa 3 đỉnh và 1 đường Neckline đi qua 2 đáy của mô hình đóng vai trò là một đường hỗ trợ mạnh. Đây là một mô hình giá có độ tin cậy cao nhưng lại ít khi xuất hiện trên biểu đồ.
Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai là một mô hình giá đảo chiều và thường thấy nhất trong các xu hướng tăng. Nó được hình thành bởi một đỉnh (vai), tiếp theo là một đỉnh cao hơn (đầu), và sau đó là một đỉnh thấp hơn (vai). Một đường cổ (neckline) được vẽ bằng cách nối các điểm thấp nhất của hai đáy (như hình).
Độ dốc của đường viền cổ này có thể dốc lên lên hoặc dốc xuống. Thông thường, khi độ dốc xuống, nó tạo ra tín hiệu đáng tin cậy hơn.
Đầu là đỉnh thứ hai và là điểm cao nhất trong mẫu. Hai vai cũng tạo thành các đỉnh nhưng không vượt quá chiều cao của đầu. Chúng ta cũng có thể tính toán lợi nhuận bằng cách đo từ điểm cao nhất của đỉnh đầu đến đường cổ. Khoảng cách này xấp xỉ khoảng cách giá sẽ di chuyển sau khi giá phá vỡ đường neckline.
Mô hình vai đầu vai ngược
Mô hình giá này tương tự mô hình vai đầu vai bình thường chỉ khác là đảo ngược và xuất hiện cuối xu thế giảm giá. Một vùng trũng được hình thành (vai), tiếp theo là một vùng trũng thấp hơn (đầu), và sau đó là một vùng trũng cao hơn (vai).
Với mô hình giá này, chúng tôi sẽ đặt một lệnh mua trên đường neckline .Mục tiêu chốt lời của chúng tôi được tính toán tương tự như mô hình vai đầu vai. Đo khoảng cách từ vùng đỉnh của đầu đến đường neckline, và đó là khoảng cách tương đối mà giá sẽ di chuyển sau khi nó phá vỡ neckline.
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ mô hình giá là gì? Và các mô hình giá đảo chiều tiêu biểu. Các mô hình giá đảo chiều sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu để vào lệnh một cách chuẩn xác hơn. Bên cạnh các mô hình giá đảo chiều còn có các mô hình giá tiếp diễn và mô hình đóng cả 2 vài trò là đảo chiều và tiếp diễn. Hãy cùng khám phá 2 mô hình giá ở bài viết tiếp theo nhé!