Tăng tính thanh khoản của NFT tiếp tục là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng cốt lõi. Một trong những player lâu đời trong mảng thanh khoản NFT chính là NFTX. Nếu trong báo cáo gần đây chúng ta bàn luận về NFTX chung với các giao thức tài chính NFT khác thì bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về dự án này nhé.
Giới thiệu vắn tắt về NFTX
NFTX là một marketplace và một giao thức thanh khoản tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán NFT.
Các collector (nhà sưu tập) có thể gửi toàn bộ NFT vào một vault NFTX và các mint các fungible token (vToken) đại diện cho giá trị của NFT. Tại bất kỳ thời điểm nào, collector có thể sử dụng vToken của mình để mua một tài sản ngẫu nhiên trong chính vault đó. Ngoài ra, một cá nhân có thể mua lại một token đặc thù từ cùng một vault bằng cách trả một khoản phí bổ sung (gọi là sự mua lại có mục đích – target redemption).
Thiết kế NFTX cung cấp cho các stakeholder một số lợi ích quan trọng, chủ yếu là kiếm lợi tức từ các tài sản chưa sử dụng và thanh khoản tức thì.
Lợi tức Non Fungible
Để kiếm được phí từ các giao dịch vault, collector phải đặt các vToken của mình vào pool thanh khoản tương ứng. Mỗi khi có một cá nhân mint (bán) hoặc chuộc lại (mua) một NFT, các staker sẽ nhận được một khoản phí từ vault tương ứng. Cuối cùng, những staker cung cấp thanh khoản vào pool SushiSwap cũng có thể nhận được phí giao dịch cho tài sản tương ứng của mình.
Tính thanh khoản tức thì, thu hút
Một tính năng của mô hình NFTX đó là người dùng có thể thu được thanh khoản tức thì cho các NFT với tính thanh khoản vToken cao.
Ví dụ: chủ sở hữu BAYC có thể gửi ngay Bored Ape của họ vào vault NFTX để lấy các BAYC vToken. Tuy nhiên, thay vì stake các BAYC vToken, chủ sở hữu có thể rao bán (market sell) token trên một sàn giao dịch phi tập trung như SushiSwap.
Nếu tính thanh khoản thấp, chủ sở hữu NFT có thể bán NFT trên một sàn giao dịch như OpenSea với mức giá thấp hơn; tuy nhiên, khả năng thu được thanh khoản tức thì có tiềm năng sẽ xứng đáng với khoản lỗ dự kiến (haircut) bỏ ra.
Sự phát triển của mạng lưới
Bản nâng cấp V2 vào cuối tháng 6 đã đạt được thành công tương đối trên một số chỉ số chủ chốt (key metric).
Sự phát triển của NFT
Giao thức NFTX V2 đã tiếp tục tăng tính thanh khoản của mình từ các khoản tiền gửi vào giao thức. Chỉ trong vài tháng, dự án đã hấp thụ một số lượng lớn NFT có giá trị cao trong các vault có tính thanh khoản nhất của mình, chủ yếu bao gồm CryptoPunks ($PUNK), HashMasks ($MASK) và CryptoPhunks ($PHUNK).
Sự tăng trưởng của lượng NFT vào giao thức đã chậm lại – còn 6,25% trong tháng 11 – nhưng vẫn duy trì ở mức tích cực. Sự gia tăng NFT vào giao thức cuối cùng sẽ giúp tăng tính thanh khoản; tuy nhiên, việc mua lại cũng là một khía cạnh quan trọng trong thiết kế giao thức của NFTX.
Tuy có phần trì trệ nhưng mức tăng trưởng NFT đã tăng đều trong vài tháng qua; và trong suốt tháng 11, có rất rất ít ngày giao thức chứng kiến các khoản gửi NFT ròng âm.
Sự phát triển của mạng lưới
TVL (total value locked) đạt đỉnh điểm vào tháng 11, nhưng sau đó lại duy trì ở mức đối ổn định với hơn $14 triệu TVL. Điều thú vị là TVL đạt đến đỉnh điểm khi số người dùng đang hoạt động giảm đi, có nghĩa là số người dùng đang hoạt động đã đóng góp các NFT có giá trị cao hơn.
Cần lưu ý rằng, các nhà cung cấp thanh khoản không nhất thiết phải unstake hoặc phải stake mỗi ba mươi ngày và do đó, số lượng người dùng thực tế có khả năng cao hơn. Tuy nhiên, những người dùng quan trọng nhất đối với các giao thức thanh khoản NFT là các cá voi sở hữu các NFT có giá trị cao với số lượng lớn hơn.
Các chi phí Vault
NFTX đã cải tiến cơ cấu phí của mình khi tung ra thị trường phiên bản V2. Theo cơ cấu mới, giao thức sở hữu các khoản phí có thể tùy chỉnh cho mỗi vault với các giá trị mặc định như sau:
- Phí Mint – 5%
- Phí Mua lại ngẫu nhiên (Random Redemption)- 0%
- Phí Mua lại có chủ đích (Targeted Redemption) – 5%
Điểm khác biệt giữa việc mua lại ngẫu nhiên và mua lại có chủ đích là để khuyến khích việc mua lại ngẫu nhiên và lấy một phần từ những người muốn trở thành nhà đầu tư chênh lệch giá – những người muốn sở hữu những NFT đặc thù có thể bị định giá thấp.
Cho đến nay, giao thứuc đã tạo ra gần $5 triệu phí tích lũy cho các vault staker, với phần lớn phí vault đến từ việc mint và mua lại có chủ đích. Đáng chú ý là có rất ít doanh thu đến từ các giao dịch mua lại ngẫu nhiên, điều này cho thấy rằng các cá nhân chủ yếu muốn chọn mua các NFT từ một pool NFT nhất định.
Cho đến tháng 11, doanh thu phí NFTX cho các vault staker có vẻ tương đối ổn định, luôn trên mức $700.000. Tuy nhiên, việc bán tháo thị trường NFT trong hiện tại đã dẫn đến sự sụt giảm phí đáng kể cho các vault staker trong suốt tháng 11.
Đáng chú ý, tất cả các khoản phí từ các vault NFTX được tích lũy cho các vault staker thay vì các chủ sở hữu token NFTX. Việc thu phí trực tiếp là không cần thiết đối với NFTX vì việc tích lũy NFT và tính thanh khoản là những mục tiêu ngắn hạn quan trọng hơn. Cuối cùng, NFTX giờ đã có một hướng đi đáng tin cậy cho việc tạo ra phí trong tương lai bằng cách lấy phần trăm chi phí mint hoặc chi phí mua lại.
Tăng trưởng tích hợp mạng lưới
Ở những nơi khác, Genie tổng hợp trên NFT20 và NFTX để cung cấp tính thanh khoản tức thì cho NFT và tạo điều kiện cho các giao dịch hàng loạt lớn. Điều này cho phép thực hiện hành vi NFT đơn giản như floor-sweeping – mua một tập hợp lớn các floor NFT từ một bộ sưu tập nhất định. Các giao thức thanh khoản NFT hiện tại như NFTX sẽ có cơ hội duy nhất để hưởng lợi từ các giao thức mới – các giao thức đang tận dụng các tính năng hiện có của chúng và cho phép các hành vi người dùng mới.
Hơn nữa, NFTX cũng đã hợp tác với Futureswap để cung cấp các hợp đồng vĩnh viễn trên NFTs, cho phép các nhà đầu cơ sở hữu các phái sinh short hoặc long của NFTs có mặt trong NFTX Vault. Mặc dù các sản phẩm tài chính NFT cho đến nay vẫn còn hạn chế nhưng vẫn có tiềm năng lớn cho việc tạo ra nhiều cơ chế hơn cho các nhà đầu tư đầu cơ vào NFT, và từ đó làm phong phú thêm tính thanh khoản và hình thành giá (price discovery).
Vấn đề giá sàn
Giá sàn là giá trị thấp nhất hoặc tối thiểu mà một tài sản trong bộ sưu tập được bán ra – đó là một chỉ số được theo dõi rộng rãi trong NFT. Trong các bộ sưu tập như Punks hoặc BAYC, giá sàn thường được đặt bởi các tài sản ít hiếm nhất (ít được mong muốn nhất) trong bộ sưu tập.
Các giao thức như NFTX và NFT20 dĩ nhiên tạo ra các pool đòi hỏi phải bao gồm tất cả các NFT sàn trong một bộ sưu tập; vì khi người dùng gửi NFT có giá trị cao hơn trong bộ sưu tập vào một pool thì NFT của sẽ được mua và / hoặc thay thế bằng một NFT ít giá trị hơn.
Ví dụ: nếu ai đó gửi một zombie Punk (có giá trị cao nhất) vào Vault NFTX Floor Punk thì một người sưu tập khác sẽ ngay lập tức mua token PUNK Floor để chi trả Zombie Punk.
NFTX cố gắng giảm bớt vấn đề về sàn bằng cách tạo các thông số trong một vault NFTX yêu cầu một NFT cần có các tiêu chí cụ thể (ví dụ: tính năng, bản ghi, v.v.). NFTX tạo điều kiện thuận lợi cho việc này bằng cách cho phép các collector tạo nhiều vault cho các lớp NFT khác nhau.
Ví dụ: có một vault sàn của Cryptokitty và một vault Cryptocat Thế hệ 0 mà trong đó, chỉ những Cryptokitty có siêu dữ liệu phản ánh thế hệ 0 mới được phép thêm vào vault. NFT20 nhắm đến việc chống lại vấn đề giá sàn bằng cách cho phép người bán NFT tạo một phiên đấu giá Hà Lan (Dutch Auction) phi tập trung trong trang tài sản NFT20 để được trả lượng ERC20 nhiều hơn cho dự án NFT đó.
NFTX DAO
Thị trường và giao thức NFTX chịu sự quản trị của NFTX DAO. Điều thú vị là NFTX DAO’s đã mua các NFT có giá trị cao bao gồm CryptoPunks và Autoglyphs – hầu hết trong số đó đã được DAO phân bổ vào các vault NFTX. Cuối cùng, NFTX cũng sở hữu $25 triệu xSUSHI (SUSHI đã được stake).
Vì vậy mà bảng cân đối kế toán của NFTX DAO ở mức xấp xỉ $60 triệu giá trị tài sản kể từ ngày 9 tháng 12 trong khi giao thức vẫn duy trì vốn hoá tổng cung token (fully diluted valuation) ở khoảng $55 triệu.
NFTX DAO cũng đã bắt đầu đưa ra các đề xuất chủ động hơn, nơi nó có thể tận dụng ngân quỹ của mình cho các dịch vụ mới và cho sự tăng trưởng.
NFTX gần đây đã thông qua một cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 cho phép vận hành một node Graph để cung cấp indexing của riêng mình. Vì thị trường NFTX hiện đang sử dụng The Graph cho việc truy vấn dữ liệu để vận hành giao diện người dùng (front end) của mình (tức là các vault, tài sản nắm giữ, giá cả), NFTX sẽ vận hành subgraph lập chỉ mục NFTX. Subgraph này sẽ cung cấp một API endpoint giúp việc xây dựng trên NFTX dễ dàng hơn.
Hơn nữa, NFTX cũng có kế hoạch lập chỉ mục và vận hành các subgraph cho SushiSwap, EIP721 và EIP1155, điều đó sẽ hữu ích cho NFTX – một nền tảng vốn dựa vào các hợp đồng thông minh và có khả năng tạo ra doanh thu cho NFTX DAO. Tiền được sử dụng để sở hữu lượng GRT cần thiết sẽ được huy động từ việc bán một phần số dư xSUSHI hiện có của NFTX DAO.
Đánh giá NFTX
Mặc dù NFTs đang trải qua một đợt sụt giảm nhưng thị trường tổng thể vẫn mạnh hơn so với sáu tháng trước thì khi các tài sản long tail tiếp tục được mã hóa, một phần lớn trong số đó sẽ trở thành các NFT đúng bản chất non-fungible của chúng. Thị trường chung cho các dịch vụ thanh khoản non-fungible là rất lớn chính vì lợi ích mà các giao thức này mang lại cho chủ sở hữu tài sản và người phân bổ vốn.
Mặc dù tại thời điểm này, việc dự án đảm bảo sẽ thống trị thị trường NFT cho các nhà cung cấp thanh khoản là không hề khả thi, nhưng marketplace đang cho thấy những con số đáng gờm so với một số đối thủ cạnh tranh của mình.
Thành công của dự án sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm cải thiện tính thanh khoản trên thị trường, mở rộng tích hợp giữa các giao thức của bên thứ ba và đổi mới vượt trội hơn các giao thức đang phát hành các mô hình thanh khoản thị trường mới. Cuộc đua về tính thanh khoản non-fungible sẽ càng căng thẳng hơn kể từ thời điểm này.
Bài viết được bạn Hiền Lê thuộc FXCE Crypto biên tập từ “NFTX: Enhancing NFT Liquidity” của tác giả Mason Nystrom, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin