Lạm phát là hiện tượng ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến nền kinh tế của một quốc gia. Một khi đã bước chân vào con đường đầu tư tài chính thì không thể bỏ qua vấn đề này được. Vậy lạm phát là gì và nguyên nhân lạm phát do đâu mà có? Có cách nào để kiểm soát lạm phát không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lạm phát là gì?
Lạm phát (Inflation) là một chỉ báo về sự gia tăng bền vững của mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, giá trị của loại tiền cụ thể đó sẽ giảm dần. Nói một cách đơn giản, khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, có thể mua được ít hàng hóa hơn bằng một đơn vị tiền tệ. Chỉ số lạm phát phản ánh rõ nét sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm và chia thành 3 cấp độ:
- Lạm phát tự nhiên (2% đến dưới 10%): Đây là mức lạm phát thể hiện cho một nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống người dân ổn định và ít rủi ro xảy ra.
- Lạm phát phi mã (10% đến dưới 1000%): Giá cả hàng hóa tăng mạnh khiến lạm phát tăng vọt từ 10% lên dưới 1000%. Mức này rất có thể sẽ dẫn đến những biến động lớn trong thị trường kinh tế.
- Siêu lạm phát (1000% trở lên): Lạm phát tăng chóng mặt, trên 1000% khó kiểm soát. Siêu lạm phát tác động rất lớn đến nền kinh tế và sẽ mất nhiều thời gian để khắc phục. Điều này là cực kỳ hiếm nhưng cũng không phải là chưa xảy ra. Đơn cử như nước Đức đã trải qua tình trạng siêu lạm phát sau thế chiến thứ I.
>>> Tình hình lạm phát ảnh hưởng đến nhà đầu tư và nền kinh tế như thế nào?
Nguyên nhân lạm phát xảy ra
Tuy nguyên nhân lạm phát có rất nhiều trường hợp, nhưng dưới đây là 7 nguyên nhân lạm phát chính.
Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation)
Nguyên nhân lạm phát do cầu kéo được gây ra bởi sự gia tăng tổng cầu (Aggregate Demand – chi tiêu xã hội) vượt quá nguồn cung hàng hóa của xã hội, dẫn đến áp lực tăng giá. Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Những nhu cầu này bao gồm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ, cũng như nhu cầu xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.
Mô hình dưới đây minh hoạ cho áp lực tăng giá khi tổng cầu vượt qua tổng cung:
Khi tổng cầu tăng từ AD0 lên AD1, mức giá tăng từ P0 lên P1. Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, tổng cung cũng tăng theo. Nguyên nhân lạm phát do cầu kéo xảy ra bởi vì:
- Đầu tiên là việc tăng chi tiêu của chính phủ. Khi chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu có thể tăng trực tiếp thông qua đầu tư vào khu vực chính phủ hoặc gián tiếp thông qua chi tiêu xã hội, tăng trợ cấp thất nghiệp và tăng giá hàng hóa. Nếu chính phủ chi quá nhiều cho nguồn thu ngân sách, chính phủ sẽ phải vay thêm tiền từ các ngân hàng trung ương và huy động thêm tiền từ các ngân hàng nước ngoài, điều này có thể dẫn đến lạm phát gia tăng kéo dài.
- Nguyên nhân lạm phát do cầu kéo thứ hai là chi tiêu hộ gia đình. Nếu mức thu nhập tăng hoặc lãi suất giảm, tổng cầu sẽ tăng, gây áp lực lên lạm phát. Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tăng lên cũng góp phần vào lạm phát cầu kéo.
- Nguyên nhân thứ ba là do chính sách tiền tệ mở rộng. Các ngân hàng trung ương đã tăng cường phát hành tiền và hệ thống trung gian cũng đã ưu đãi lãi suất và nới lỏng các điều khoản tín dụng. Điều này sẽ khuyến khích chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến tăng giá nhanh hơn.
- Ngoài ra, các yếu tố khác hình thành nguyên nhân lạm phát do cầu kéo như: biến động tỷ giá, giá hàng hóa nước ngoài so với hàng hóa cùng loại trong nước, thu nhập bình quân ở thị trường nước ngoài có tác động lớn không chỉ đến giá cả trong nước mà còn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu.
Nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation)
Lạm phát do chi phí đẩy được tượng trưng cho áp lực tăng giá khi chi phí sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động, làm giảm nguồn cung hàng hóa của xã hội. Chúng ta có thể biểu diễn lạm phát do chi phí đẩy, có thể được biểu diễn bằng mô hình sau:
Chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ tăng từ P0 lên P1, dẫn đến cung hàng hóa giảm từ AS0 xuống AS1. Chi phí sản xuất có thể tăng vì nhiều lý do, bao gồm:
- Tốc độ tăng tiền lương đã vượt tốc độ tăng năng suất lao động. Tăng lương có thể được thúc đẩy bởi thị trường lao động chặt chẽ, nhu cầu của người lao động về mức lương cao hơn hoặc lạm phát dự kiến sẽ tăng. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn giữ lợi nhuận của họ sẽ tăng giá hàng hóa và dịch vụ của họ.
- Một nguyên nhân khác là giá hàng nhập khẩu trong nước tăng do áp lực lạm phát ở nước xuất khẩu, đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, hoặc do khủng hoảng kinh tế.
Các nguyên nhân trên tác động trực tiếp đến chi phí lao động tiền lương hoặc phi tiền lương thực tế của lao động, làm tăng chi phí sản xuất, đẩy mặt bằng giá cả bình quân lên cao, dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu lượng cầu của một hàng hóa này giảm và lượng cầu của một hàng hóa khác tăng lên, nếu thị trường là độc quyền và giá cả thị trường có tính chất cứng nhắc (nó chỉ tăng chứ không giảm), thì lượng cầu của cải tồn tại sẽ vẫn còn và sẽ có cùng mức giá. Mặt khác, lượng cầu tăng sẽ làm tăng giá hàng hóa và làm tăng mức giá chung trên thị trường, trở thành nguyên nhân lạm phát xảy ra.
Nguyên nhân lạm phát do do cơ cấu
Khi một công ty hoạt động hiệu quả trên thị trường, lợi nhuận của nó cũng tăng lên. Điều này cũng sẽ làm tăng tiền lương danh nghĩa của người lao động. Mặt khác, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả và không tạo ra mức lợi nhuận như mong đợi, thì nó không thể tăng lương danh nghĩa cho người lao động. Nguyên nhân lạm phát cơ cấu xảy ra là khi các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhưng buộc phải tăng giá sản phẩm của họ để đảm bảo lợi nhuận dự kiến. Điều này gây áp lực lên nền kinh tế và dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng sẽ kéo theo lượng hàng hóa huy động cho hoạt động xuất khẩu tăng lên, đồng thời lượng cung hàng hóa cho thị trường trong nước sẽ giảm, làm cho tổng cung nhỏ hơn tổng cầu. Mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu là một trong những nguyên nhân lạm phát xảy ra.
Nguyên nhân lạm phát do do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu tăng (do nhu cầu trong nước tăng, giá cao hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài hoặc đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ), chi phí tiêu thụ của các sản phẩm nội địa nhập khẩu cũng tăng lên, mức giá của các hàng hóa và dịch vụ khác trong nước, đẩy giá cả lên cao và tạo thành nguyên nhân lạm phát.
Lạm phát do ngân hàng trung ương muốn giữ ổn định giá trị của đồng nội tệ
Khi ngân hàng trung ương cung ứng đồng tiền của mình ra thị trường và mua ngoại tệ để ngăn đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, lượng nội tệ trong lưu thông cũng tăng lên.
Kiểm soát hiện tượng lạm phát
Từ những nguyên nhân lạm phát chính trên, có một số cách để kiểm soát được áp dụng trong nền kinh tế, chẳng hạn như:
- Giảm lượng tiền trong lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất huy động, đồng thời giảm chi tiêu hộ gia đình.
- Sử dụng nguồn viện trợ từ nước ngoài
- Thiếp lập chính sách cải cách tiền tệ
- Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng bằng cách thúc đẩy thương mại tự do, cắt giảm thuế.
Với bài viết trên đây, chúng ta đã tìm được câu trả lời cho nguyên nhân lạm phát xảy ra và những cách kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế. Hy vọng bạn có thể tận dụng những kiến thức mà bài viết trên cung cấp vào công cuộc giao dịch của mình và chớp lấy thời cơ thành công.
Theo dõi các trang mạng xã hội để cập nhật tin tức nhanh chóng: