Làm thế nào để các nền tảng công nghệ chiếm lĩnh thị trường và gia tăng giá trị trong dài hạn? Theo a16z, yếu tố cốt lõi để nắm bắt giá trị trong các giao thức Web3 là sự phù hợp của các biện pháp khuyến khích giữa đội ngũ phát triển và người dùng.
Điều này thường tạo thành một vòng lặp phản hồi tích cực (positive feedback loop) giữa phát triển code (code development) và cách sử dụng ứng dụng: việc phát triển code bền vững thúc đẩy tạo ra các ứng dụng được sử dụng rộng rãi; mặt khác, việc sử dụng ứng dụng rộng rãi thúc đẩy sự phát triển hơn nữa các chức năng của giao thức mới.
Vòng lặp phản hồi tích cực này khác với mô hình tạo ra thu thập dựa trên quảng cáo trong các nền tảng Web2 do Amazon, Youtube hay Uber đang áp dụng. Mặc dù giá trị trong nền tảng Web2 thường được tạo ra bởi người tạo nội dung, nhưng họ chỉ nhận được một phần nhỏ từ doanh thu quảng cáo. Để có thể duy trì và tăng giá trị theo thời gian, nền tảng Web2 thường khuyến khích người tạo nội dung tiếp tục tạo ra nội dung có giá trị về lâu dài.
Ngược lại, sự liên kết khuyến khích trong Web3 đơn giản hơn, một phần là nhờ vào tính minh bạch hơn của phát triển phần mềm nguồn mở (open-source software development). Cơ chế của sự liên kết khuyến khích này như sau: Các ứng dụng được phát triển bởi các cộng đồng nguồn mở trên các giao thức Web3. Khi các ứng dụng này được người dùng chấp nhận, nhiều nguồn vốn hơn sẽ chảy trở lại các giao thức.
Do đó, giá trị được tích lũy ở lớp giao thức. Điều này thường chuyển thành các chức năng giao thức cao cấp để hỗ trợ các ứng dụng mới. Khi các ứng dụng mới này được nhiều người dùng chấp nhận hơn, các nhà phát triển được khuyến khích xây dựng thêm trên các giao thức Web3 “có thể kết hợp”.
Khi các hệ sinh thái Layer 1 ngày càng được chấp nhận, việc phát triển code bền vững là điều tối quan trọng để tạo ra hiệu ứng lock-in để “grows the pie” (tạo ra nhiều thị trường và cơ hội hơn) theo thời gian.
Tuy nhiên, khi phân tích sự thành công của giao thức Web3 trong dài hạn, rất ít nhà phân tích đánh giá hoạt động phát triển code một cách có hệ thống. Trên thực tế, hầu hết các phân tích tập trung vào các số liệu on-chain về việc sử dụng (ví dụ: số lượng ví, số lượng ứng dụng, dòng tiền, khối lượng giao dịch, sự ủng hộ của cộng đồng hoặc nhận diện truyền thông).
Trong khi hầu hết các phân tích on-chain đều đồng ý về tầm quan trọng của việc phát triển code đối với sự thành công của giao thức Web3 trong dài hạn, nhưng đến nay chủ đề này vẫn được xem là một khía cạnh trừu tượng.
Phần còn thiếu: Các chỉ số phát triển trong hoạt động của Layer 1
Để giúp thu hẹp khoảng cách này, Santiment và CoinGecko cung cấp các chỉ số hoạt động của nhà phát triển tùy chỉnh (custom developer activity metrics). Các chỉ số này cố gắng cập nhật quá trình phát triển code trong các kho lưu trữ GitHub một cách riêng biệt, trên cơ sở một dự án cá nhân.
Gần đây Galaxy Digital đã đưa ra một báo cáo về mặt phát triển code, các Layer 1 thay thế (các layer 1 thay thế Ethereum như: Solana, Binance Smart Chain, Near,…) đang bám sát Ethereum.
Trong khi thừa nhận những khó khăn trong việc định lượng hoạt động phát triển, báo cáo cung cấp một so sánh tĩnh về số lượng bookmark cho các kho lưu trữ GitHub cốt lõi đại diện cho nơi tài năng/nguồn lực hiện đang tập trung vào.
Một báo cáo gần đây khác từ The Block cung cấp một mô hình để so sánh các giao thức Layer 1. Báo cáo thừa nhận tầm quan trọng của các hoạt động của nhà phát triển trong việc tìm hiểu triển vọng tăng trưởng. Là một đại diện cho quy mô cộng đồng các nhà phát triển, báo cáo sử dụng lượt theo dõi trên mạng xã hội từ snapshot tại thời điểm viết báo cáo của dữ liệu Github và Discord.
Tuy nhiên, điều mà cả hai báo cáo còn thiếu là sự hiểu biết chung, theo chiều dọc về các xu hướng phát triển code bền vững trong bối cảnh cụ thể. Để giải quyết vấn đề còn thiếu sót này, hãy cùng phân tích sự phát triển mã nguồn mở GitHub về:
- Hoạt động phát triển: Tổng hợp số lượng code đóng góp trong GitHub
- Cộng đồng các nhà phát triển: Tổng hợp số lượng nhà phát triển đã tạo ra ít nhất một code chung
Dưới đây, chúng tôi đưa các số liệu này vào như một phần của nghiên cứu so sánh bốn trong số các giao thức Web3 lâu đời nhất được sắp xếp theo độ tuổi: Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana. Có thể áp dụng phương pháp tương tự này cho bất kỳ giao thức Web3 nào khác đạt được sức hút.
Hoạt động phát triển Layer 1
Hoạt động phát triển tổng thể đang tốt và có xu hướng tích cực trên cả bốn giao thức. Ethereum đã cố gắng giữ được lợi thế đi đầu kể từ năm 2014, trong khi sự phát triển của Cosmos, Polkadot và Solana bắt đầu tăng đáng kể so với năm 2018.
Trong khi Solana có lượng đóng góp code hàng tháng cao (khoảng 500) trong ba năm qua, Polkadot đang có xu hướng tăng cao hơn vào năm 2021. Nói một cách tổng thể, Polkadot đã vượt qua Cosmos kể từ quý 1 năm 2021 và ngang bằng với Solana kể từ Quý 3 năm 2021.
Sự tăng trưởng này trong hoạt động phát triển giao thức Polkadot dường như xảy ra trong khoảng thời gian của các bản phát hành trước phiên đấu giá vị trí Parachain đầu tiên vào tháng 11 năm 2021. Đồng thời, Cosmos dường như duy trì tốc độ phát triển ổn định và lâu dài của mình.
Đây là xu hướng nhất quán khi so sánh mức đóng góp hàng năm dưới đây. Theo hướng này, hoạt động phát triển ở Polkadot đã tăng lên đáng kể trong năm nay so với Cosmos, Solana và Ethereum.
Tiếp theo, hãy xem xét quy mô của các đóng góp vào các Layer 1, được đo lường bằng các dòng code (bổ sung hoặc sửa đổi) đã đóng góp. Trong khi tính đến sự khác biệt giữa các ngôn ngữ lập trình, những đóng góp lớn hơn có xu hướng tương ứng với những thay đổi đáng kể hơn trong code. Do đó, quy mô của các code contribution vào các Layer 1 có thể là một yếu tố thích hợp để đánh giá sự phát triển code.
Theo hướng này, Ethereum rõ ràng nổi bậc so với những Layer 1 còn lại khi là dự án thụ hưởng các khoản đóng góp lớn hơn so với Cosmos, Polkadot và Solana. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cả Polkadot và Ethereum đều cho thấy xu hướng tăng đáng kể qua các năm. Điều này phù hợp với phân tích phía trên về số lượng đóng góp code vào các Layer 1.
Cộng đồng các nhà phát triển hệ sinh thái Layer 1
Các cộng đồng nhà phát triển tích cực tiếp tục gia tăng đối với từng giao thức trong số bốn giao thức: Ethereum đã đạt gần 250 nhà phát triển hoạt động hàng tháng, trong khi Cosmos, Polkadot và Solana tương đối ngang bằng với nhau khoảng 50 nhà phát triển hoạt động hàng tháng.
Điều thú vị là Polkadot, Cosmos và Solana đều đã thu hút được số lượng ngày càng tăng các nhà phát triển hoạt động hàng tháng trong thời gian gần đây. Điều này phù hợp với việc dịch chuyển vốn và nhân tài hiện đang diễn ra từ Web2 sang phát triển Web3.
Xu hướng tăng lên về quy mô cộng đồng nhà phát triển này là một tin tuyệt vời cho lĩnh vực blockchain: các nhà phát triển đã tiếp cận để đồng hành và thúc đẩy nỗ lực hơn nữa vào sự phát triển giao thức bền vững.
Góc nhìn hệ sinh thái
Bản thân các giao thức chỉ tạo ra giá trị khi chúng có hệ sinh thái phát triển mạnh gồm các ứng dụng hữu ích và được sử dụng. Các hệ sinh thái ứng dụng này được phát triển bởi các cộng đồng nguồn mở trên chính các giao thức. Trong nỗ lực định lượng hoạt động phát triển ở cấp hệ sinh thái ứng dụng:
(1) tất cả các dự án trong số 300 dự án hàng đầu theo vốn hóa thị trường trong CoinGecko tương ứng với từng hệ sinh thái giao thức đã được chọn (Cosmos, Polkadot và Solana)
(2) không tính đến các dự án cross-chain.
Điều này dẫn đến: Hệ sinh thái Cosmos có 15 dự án trong top 300; Hệ sinh thái Polkadot có 9 dự án trong top 300; Hệ sinh thái Solana với 13 dự án trong số 300 dự án hàng đầu, tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2021. Lưu ý: Ethereum bị loại khỏi so sánh trên do là việc đếm tất cả các dự án mới hiện đang được phát triển trên Ethereum là không thực tế tại thời điểm này do tốc độ phát triển rất nhanh và quy mô khổng lồ của hệ sinh thái.
Hoạt động phát triển hệ sinh thái Layer 1
Trong khi cả ba hệ sinh thái Layer 1 đều có hoạt động phát triển ổn định thì hệ sinh thái Cosmos thực sự nổi bật hơn cả. Biểu đồ bên dưới cho thấy các nền tảng và ứng dụng được xây dựng dựa trên mỗi giao thức trong số ba giao thức thu hút nỗ lực phát triển đáng kể. Sự phát triển này được duy trì theo thời gian.
Chi tiết hơn khi so sánh đóng góp hàng năm, hoạt động phát triển trong hệ sinh thái Polkadot đang tăng trưởng hàng năm, đặc biệt là so với hệ sinh thái Cosmos và Solana. Một lần nữa, hoạt động tăng trưởng này trong hệ sinh thái Polkadot diễn ra trước phiên đấu giá vị trí Parachain đầu tiên vào tháng 11 năm 2021.
Xét về quy mô đóng góp (được đo lường bằng việc bổ sung hoặc sửa đổi đóng góp vào code) tính theo năm, hệ sinh thái Polkadot (+ 32%) nổi bậc so với các hệ sinh thái Solana (+ 9%) và Cosmos (+ 5%). Điều này phù hợp với xu hướng phía trên về lượng đóng góp.
Cộng đồng nhà phát triển hệ sinh thái Layer 1
Về sự phát triển trong cộng đồng nhà phát triển hệ sinh thái Layer 1, cả ba hệ dường như đang thu hút ngày càng nhiều nhà phát triển, đặc biệt là sự tăng trưởng trong hệ sinh thái Solana và Polkadot.
Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng này, nhưng một lời giải thích khả dĩ cho sự thu hút này là việc phát triển ứng dụng trên blockchain Solana và Polkadot được thực hiện bằng Rust – ngôn ngữ mã hóa được các nhà phát triển yêu thích nhất.
Rust là một ngôn ngữ mã hóa quen thuộc đối với cộng đồng các nhà phát triển nói chung. Điều này có thể giúp các nhà phát triển xây dựng nhiều ứng dụng dễ dàng hơn, do đó có khả năng đóng góp vào sự phát triển hàng năm của cả hệ sinh thái Polkadot và Solana.
Kết luận
Việc phát triển code bền vững là điều tối quan trọng đối với các giao thức Web3 để duy trì giá trị về lâu dài. Ngoài sự thổi phồng xung quanh các giao thức Web3 thì phát triển code vẫn đang ổn định trên tất cả các giao thức chính và hệ sinh thái của chúng.
Từ góc độ giao thức, cả Polkadot và Ethereum đều cho thấy xu hướng tăng đáng kể về số lượng và quy mô đóng góp. Đồng thời, các cộng đồng nhà phát triển cho thấy sự phát triển ổn định trên tất cả các Layer 1 chính, Ethereum hiển nhiên đã tách biệt so với phần còn lại khi là cộng đồng nhà phát triển lớn nhất và tích cực nhất. Hiện tại, Ethereum vẫn giữ lợi thế đi đầu so với tất cả các giao thức chính khác.
Từ góc độ hệ sinh thái ứng dụng, hoạt động phát triển hệ sinh thái Polkadot đã tăng trưởng mạnh mẽ gần đây, phù hợp với các cuộc đấu giá Parachain; đồng thời, sự hấp dẫn trong cộng đồng nhà phát triển của hệ sinh thái Solana và Polkadot có thể là do việc xây dựng ứng dụng trên cả hai blockchain tương đối dễ dàng.
Tóm lại, các nhà phát triển đã và đang đồng hành cùng “grow the pie” thông qua các phát triển giao thức Web3 bền vững. Đây là một tin tuyệt vời cho các hệ sinh thái ứng dụng đang xây dựng dựa trên các giao thức Web3 chính.
Bài viết được Huyền Trang biên tập từ “Grow the Pie: Protocol Development Is Here to Stay” của Mihai Grigore; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin