Nội dung chính
- Router Protocol là gì? Đó là một giao thức truyền thông điệp cross-chain (cross-chain messaging) hiện đang ở giai đoạn alpha mainnet. Giao thức sử dụng kiến trúc mesh network để tạo điều kiện giao tiếp giữa các chain khác nhau.
- Router cung cấp một bộ sản phẩm bao gồm ứng dụng chính, Voyager, một widget linh hoạt và một SDK có tên CrossTalk.
- Voyager cho phép hoán đổi (swap) tài sản cross-chain bằng cách tận dụng thanh khoản DEX và các trình tổng hợp như 1inch.
- CrossTalk SDK và widget cho phép các ứng dụng và nhà phát triển khác xây dựng khả năng tương tác trực tiếp vào hệ thống của giao thức.
- Router cho phép người dùng thanh toán phí chuyển giao bằng gas token gốc của chain nguồn, USDC, ROUTE hoặc DFYN với các khoản rebate cung cấp cho các khoản phí được thanh toán bằng ROUTE.
Giới thiệu Router Protocol
Khả năng tương tác ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cách hệ sinh thái crypto phát triển. Khi ngày càng có nhiều Layer-1 và Layer-2 trở nên chuyên biệt, thì càng nhiều giá trị trở nên mờ nhạt, giải quyết một vấn đề nhưng lại tạo ra một vấn đề khác.
Các hệ sinh thái này không thể tương tác theo mặc định. Chúng tạo ra một tập hợp các môi trường biệt lập, nhưng tất cả các chain và ứng dụng được xây dựng trên đó cần phải trao đổi với nhau để phát huy hết tiềm năng. Vấn đề này đã làm dấy lên một làn sóng giải pháp cầu nối mới với mục tiêu kết nối các hệ sinh thái này.
Phương pháp thiết kế phổ biến nhất cho các bridging chain liên quan đến việc sử dụng các chain chuyên dụng làm cầu nối, còn được gọi là middlechains – tương tự như Wormhole hoặc Ronin. Các middlechain này kết nối hai blockchain bằng cách thiết lập giao tiếp hai chiều trên cơ sở 1-1 (ví dụ: Ethereum với Solana).
Nhưng cách tiếp cận này bị hạn chế. Việc thêm một chain mới vào mạng trở nên khó khăn hơn theo cấp số nhân đối với mỗi chain được thêm vào. Đối với mỗi chain mới, các kết nối mới hoặc cầu nối 1-1 cần được thêm vào để chain được kết nối với mạng mới. Router Protocol đã thực hiện một cách tiếp cận sáng tạo để loại bỏ sự phức tạp và chi phí bổ sung của quá trình này.
Thay vì triển khai một cầu nối 1-1 cho mọi kết nối, Router tổng quát hóa quá trình cắm (plugging) vào các chain mới. Giao thức áp dụng kiến trúc mesh network nơi các chain có thể cắm vào và được kết nối ngay lập tức với các chain tham gia khác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Router Protocol là gì, các tính năng và lộ trình cũng như những gì mà giao thức tìm cách tạo ra trong thế giới ngày càng cross-chain này.
Các giao thức cầu nối cross-chain
Khi xem xét các giải pháp cầu nối, tất cả các phương pháp thiết kế đều có những đánh đổi nhất định và cần những giả định tin cậy nhất định. Như đã được Berezon phác thảo trong tác phẩm Blockchain Bridges – có ba cơ chế xác thực phổ biến hiện đang được sử dụng:
External Validator và Federation – như tên cho thấy, chúng bao gồm một tập hợp validator bên ngoài nằm giữa chain nguồn và chain đích.
Light Client và Relay – cả chain nguồn và chain đích đều triển khai light client và các relayer tạo điều kiện cho việc truyền thông điệp giữa chúng.
Mạng thanh khoản (liquidity network) — các node thanh khoản riêng lẻ nắm giữ cả tài sản chain nguồn và chain đích hoạt động trên cơ sở P2P.
Tất cả chúng đều có thể được so sánh bằng cách chúng tối ưu hóa cho một số yếu tố sau:
- Bảo mật
- Tốc độ
- Khả năng kết nối
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Trạng thái (Statefulness)
External Validator và Federation được sử dụng rộng rãi nhất nhờ thể hiện sự kết hợp hấp dẫn giữa trạng thái, kết nối và tốc độ.
Tuy nhiên, để đổi lại khả năng cung cấp sự kết hợp hấp dẫn giữa trạng thái, kết nối và tốc độ, External Validator và Federation phải hy sinh tính bảo mật. Người dùng phải dựa vào sự bảo mật của cầu nối thay vì các chain cơ sở.
Light Client và Relay là cơ chế phổ biến thứ hai và tối ưu hóa cho tính trạng thái, hiệu quả sử dụng vốn và bảo mật. Mức độ trạng thái cao là điều có thể đạt được do có nhiều loại dữ liệu có thể được truyền qua các hệ thống header relay. Cơ chế cũng hiệu quả về vốn. Cuối cùng, Light Client và Relay cung cấp khả năng bảo mật cao vì không cần thêm các giả định tin cậy. Yếu tố hạn chế là khả năng kết nối vì thêm các chain mới không đơn giản.
Mạng thanh khoản cung cấp tốc độ và bảo mật vì các node hoạt động theo kiểu ngang hàng. Các node không yêu cầu sự đồng thuận với phần node còn lại, đó là lý do tại sao chúng được gọi là “hệ thống được xác minh cục bộ hay locally verified system”.
Mạng thanh khoản cũng khá hiệu quả về vốn vì vốn không phải là một thành phần quan trọng để đảm bảo hệ thống. Tuy nhiên, cơ chế này phải hy sinh tính trạng thái, vì mạng bị giới hạn trong khả năng thực hiện calldata (gọi dữ liệu).
Router Protocol là gì?
Lược sử
Router được thành lập vào tháng 8 năm 2020 bởi Ramani Ramachandran, Shubham Singh, Chandan Choudhury và Priyeshu Garg. Sau sự ra đời của các Layer-1 mới và các giải pháp mở rộng, team đã nhận thấy nhu cầu về cơ sở hạ tầng khả năng tương tác tốt hơn. Các giải pháp cầu nối gốc quá chậm và chỉ tập trung vào việc kết nối hai hệ sinh thái.
Dự án đã huy động được 485,000 USD ở vòng seed round ban đầu và vào tháng 10 năm 2021 đã huy động được thêm 4.1 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Polygon và Coinbase Ventures.
Cách hoạt động của Router Protocol
Router Protocol là một cross-chain bridge có thể mở rộng được xây dựng như một mạng lưới các chain được kết nối thông qua một loạt các node. Các node này có các bridge contract được triển khai trên mỗi chain được kết nối với mạng.
Các bridge contract có thể tiếp thu và thực hiện các giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao giá trị giữa các chain. Việc chuyển giao giá trị có thể xảy ra theo một số cách như lock tài sản trong chain nguồn và unlock hoặc mint tài sản trong chain đích. Giao thức cũng có thể được sử dụng để chuyển tiếp dữ liệu giữa các chain để thực hiện các hành động cross-chain mà không cần chuyển tài sản qua cầu nối.
Router Protocol hiện kết nối chín chain dựa trên EVM bao gồm Ethereum, Polygon, BNB Chain, Avalanche, Fantom, Arbitrum, Cronos, Harmony và Optimism. Team hiện đang làm việc để thêm Aurora và Moonbeam vào mesh. Team cũng đang làm việc để tích hợp các non-EVM chain như Solana, Algorand và hệ sinh thái Cosmos vào mesh. Bước đầu tiên của team sẽ là hệ sinh thái Cosmos thông qua việc xây dựng trên mô-đun CosmWasm.
Với giai đoạn đầu, Router hiện đang ở phiên bản sản xuất giới hạn. Trong phiên bản này, team kiểm soát ba node bảo mật hệ thống. Tuy nhiên, team đang làm việc để di chuyển giao thức sang một mạng blockchain lớp cơ sở, độc lập được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK.
Router Protocol có thể được phân loại như một cầu nối tổng quát, không giống như các loại cầu nối khác chủ yếu bao gồm:
- Tài sản cụ thể — WBTC, WMATIC
- Chain cụ thể — Avalanche bridge
- Ứng dụng cụ thể — THORChain
Router Protocol được gọi là “tổng quát hóa hay generalized” vì giao thức có thể thực hiện cả ba chức năng trên một giao thức.
Ví dụ: Router có thể lock các tài sản gốc và unlock hoặc mint các tài sản đại diện được wrap theo tỷ lệ 1: 1 trong một chain khác, chẳng hạn như các cầu nối tài sản và chain cụ thể. Giao thức cũng có thể thực hiện các hành động dành riêng cho ứng dụng vì các nhà phát triển có thể tận dụng giao thức để xây dựng các ứng dụng cross-chain, ví dụ: crosschain DAO hoặc cho vay cross-chain.
Trong trường hợp của Router Protocol, kiến trúc của giao thức bao gồm một mô hình liên kết đáng tin cậy (trusted federation model), trong đó cơ chế xác thực được xử lý bên ngoài thông qua một tập hợp các node.
Do đó, bảo mật từ chain nguồn hoặc chain đích được chuyển sang các node operator.
Các tính năng của Router Protocol
Voyager: Hoán đổi bất kỳ token nào
dApp Voyage của Router Protocol cung cấp cho người dùng khả năng hoán đổi bất kỳ token nào trên chain nguồn lấy bất kỳ token nào trên chain đích.
Có bảy tình huống trong đó việc chuyển đổi có thể diễn ra với Router và các tài sản liên quan có thể thuộc ba loại. Ba loại tài sản này là:
- Tài sản dự trữ (Reserve Asset) – Đây là những tài sản mà Router Protocol tích cực duy trì thanh khoản. Người dùng có thể stake các tài sản này trong các bridge contract của Router để kiếm lợi nhuận. Sau khi gửi tài sản, người dùng nhận được các tài sản được wrap hoặc R-asset đại diện cho đối tác gốc, ví dụ: AVAX – RAVAX.
- Tài sản dự trữ giúp giảm chi phí giao dịch cross-chain bằng cách cho phép Router duy trì quỹ luân chuyển (inventory) của các tài sản phổ biến thay vì dựa vào DEX. Các tài sản dự trữ hiện tại của Router là MATIC, BNB, AVAX, FTM, ETH và USDC.
- Tài sản có thể mint (Mintable Asset) – Đây là những tài sản mà Router có thể mint và burn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển cross-chain trực tiếp thông qua các bridge contract, nhưng chúng không phải là tài sản dự trữ. Các tài sản có thể mint hiện bao gồm ROUTER và Dfyn token (DFYN) của đối tác cross-chain.
- Tài sản bất kỳ (Arbitrary Asset) – Những tài sản này có thể được xem là phần còn lại không thuộc là tài sản dự trữ hoặc tài sản có thể mint, ví dụ: AAVE, WBTC, SOL,…
Dưới đây là một số ví dụ về các kịch bản chuyển đổi có thể được thực thi thông qua Router Protocol:
Chuyển tài sản dự trữ Stable-to-Stable
Nếu một người dùng muốn chuyển USDC từ chain A sang chain B.
Đây là trường hợp đơn giản nhất. Trong trường hợp này, một stablecoin như USDC sẽ bị lock trong chain nguồn và được unlock trên chain đích. Tuy nhiên, nếu không có đủ thanh khoản trên chain đích, người dùng sẽ nhận được phiên bản dự trữ của tài sản, trong trường hợp này là RUSDC.
Chuyển tài sản dự trữ Stable sang Non-Stable
Nếu một người dùng muốn chuyển USDC từ chain A sang MATIC trên chain B. Có hai cách chuyển có thể xảy ra:
Trong trường hợp này, USDC bị lock trên chain nguồn và sau đó được unlock trên chain đích. USDC đã được unlock sau đó sẽ được hoán đổi để lấy MATIC.
Các điều kiện thanh khoản thay đổi theo chain, do đó tuyến đường (route) này có thể có lúc không khả thi. Điều này đưa chúng ta đến tuyến đường thứ hai:
Router sẽ hoán đổi USDC lấy MATIC và lock trên chain nguồn và unlock MATIC trên chain đích.
Chuyển tài sản bất kỳ sang tài sản có thể mint
Nếu một người dùng có APE trên chain A và muốn hoán đổi APE lấy ROUTE trên chain B.
Khi đó, Router sẽ hoán đổi APE lấy ROUTE, lock ROUTE trên chain nguồn và mint số ROUTE tương ứng trên chain đích.
Chuyển tài sản bất kỳ sang tài sản bất kỳ
Nếu một người dùng muốn hoán đổi AAVE từ chain A lấy JOE trên chain B.
Router sẽ hoán đổi AAVE lấy USDC trên chain nguồn và lock số USDC đó. Sau đó, sẽ unlock số USDC đó và hoán đổi lấy JOE trên chain đích.
Các tùy chọn thanh toán phí Router Protocol
Router Protocol cung cấp cho người dùng một số tùy chọn khi thanh toán phí giao dịch. Người dùng có thể thanh toán bằng gas token gốc trên chain nguồn (ví dụ: thanh toán phí bằng ETH nếu trên mạng Ethereum).
Người dùng cũng có thể thanh toán bằng USDC, nhưng nếu thanh toán phí giao dịch bằng ROUTE hoặc DFYN thì người dùng sẽ nhận được ưu đãi tương ứng là 50% và 20%. Ví dụ: nếu phí giao dịch là 4 USD bằng USDC, thì người dùng chỉ cần trả 2 USD nếu thanh toán bằng ROUTE. Khoản rebate này có thể thay đổi trong tương lai.
Thuật toán Pathfinder
Router triển khai một thuật toán pathfinder độc quyền được chạy off-chain với mục đích tìm kiếm tuyến đường hiệu quả nhất để chuyển giao giá trị giữa các chain.
Tùy thuộc vào loại chuyển giao, Pathfinder Algorithm sẽ chạy các trường hợp khác nhau để xác định “route” nào là tối ưu nhất. Các tuyến đường này có thể được lựa chọn giữa việc sử dụng các pool thanh khoản của riêng mình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tài sản, tận dụng đối tác DEX Dfyn hoặc dựa vào DEX của bên thứ ba trên một hoặc cả hai chain.
CrossTalk SDK và Widget
Mục tiêu cuối cùng của các dự án như Router không chỉ đơn thuần hoạt động như cầu nối mà còn là nền tảng của nhà phát triển.
Các nền tảng này sẽ cho phép các nhà phát triển mở ra các trường hợp sử dụng mới chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tương tác đồng thời của nhiều chain. Các nền tảng nhà phát triển này sẽ là các layer mới mà ứng dụng có thể được xây dựng và loại bỏ các tương tác phức tạp diễn ra trong background từ người dùng cuối.
Với ý tưởng đó, Router đã và đang phát triển SDK chuyên dụng và widget có thể tùy chỉnh để các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng cross-chain tận dụng Router Protocol.
$ROUTE
ROUTE là token tiện ích/quản trị của Router Protocol. Đây là token chuẩn ERC-20 dựa trên Ethereum với số lượng cung cấp tối đa 20,000,000.
ROUTE được ra mắt vào ngày 16 tháng 1 năm 2021 thông qua listing trực tiếp trên AscendEx. ROUTE cũng có mặt trên các DEX như Uniswap và các sàn giao dịch tập trung như Kucoin.
ROUTE có thể được sử dụng cho bốn mục đích chính:
Quản trị
ROUTE holder có thể tham gia vào quản trị của Route bằng cách bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến các sửa đổi và nâng cấp của giao thức trên Snapshot. Bao gồm các vấn đề như thiết lập thời gian khai thác thanh khoản hoặc đề xuất thêm chain mới vào mạng.
Chia sẻ doanh thu
Doanh thu từ Router Protocol được tạo ra từ phí giao dịch được phân bổ giữa các validator và nhà cung cấp thanh khoản.
Ưu đãi phí giao dịch
Router cung cấp cho người dùng khả năng thanh toán phí giao dịch theo nhiều cách, nhưng nếu người dùng thanh toán phí giao dịch bằng ROUTE hoặc DFYN hiện sẽ nhận được ưu đãi tương ứng là 50% và 20%.
Kết hợp phí gas và phí giao dịch
Người dùng có thể kết hợp phí gas và phí giao dịch cho các giao dịch cross-chain bằng cách thanh toán bằng token ROUTE. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể trả phí bằng gas token gốc của chain nguồn.
Ứng dụng
Router Protocol đã khởi chạy công cụ hoán đổi (swapping engine) ban đầu giữa Polygon và BNB Chain vào tháng 1 năm 2022. Vào tháng 3 năm 2022, giao thức tiếp tục với việc bổ sung Avalanche và sau đó là Fantom và Ethereum. Router hiện hỗ trợ tổng cộng chín chain. Nhìn chung, khối lượng tích lũy trên mesh network vượt 215 triệu USD, với hơn 25,000 giao dịch.
Kết nối Polygon-Fantom hiện là tuyến đường được giao dịch nhiều nhất, với khối lượng hơn 200 triệu USD. Kết nối Polygon-Arbitrum gần đây cũng đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động, đạt hơn 2.25 triệu USD về khối lượng và có hơn 2,500 người dùng mới, với phần lớn khối lượng tích lũy kể từ khi công bố chiến dịch khuyến khích cầu nối (incentivized bridging campaign) vào ngày 21 tháng 6.
Mặc dù rất khó để phân biệt (trong dữ liệu giao dịch) giữa hoạt động của con người và bot, hoạt động tổng thể trong giao thức đã tăng đáng kể xung quanh ba cuộc thi khuyến khích cầu nối (incentivized bridging competition) của Router. Nhìn vào tổng giá trị chuyển tài sản của các địa chỉ trên toàn bộ cơ sở người dùng cho thấy mức độ lan rộng của khối lượng do các cá nhân trong cơ sở người dùng đóng góp.
5 địa chỉ hàng đầu chiếm hơn 14,000 tổng số giao dịch và phần lớn khối lượng chung. Sự tập trung này không khác biệt so với các giao thức DeFi lớn khác, như Dustin Teander đã lưu ý, trong đó một địa chỉ ví duy nhất tiếp tục chiếm gần 25% tổng số nợ trên Aave với hơn 1 triệu USD.
Khi giao thức hoàn thiện, tạo kết nối trên các chain mới và ngừng các chiến dịch khuyến khích cầu nối, hoạt động của bot có thể sẽ ổn định và nhu cầu sử dụng tự nhiên sẽ tăng lên.
Router Protocol Roadmap
Tích hợp Non-EVM chain quý 2 – quý 3 năm 2022
Router đã đặt mục tiêu không chỉ kết nối các EVM chain. Giao thức muốn kết nối mọi chain có thể hỗ trợ bridge contract. Danh sách bắt đầu với các chain như Solana, Algorand và Terra. Độ khó của việc kết nối các chain này sẽ khác nhau theo từng chain, nhưng Router team đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc triển khai bridge contract với các non-EVM chain đầu tiên thông qua mô-đun CosmWasm.
Ra mắt CrossTalk Library quý 2 – quý 3 năm 2022
Gần đây, team đã khởi chạy cross-chain SDK có tên là CrossTalk. CrossTalk cho phép chuyển tiếp các thông điệp chung và chuyển đổi trạng thái giữa các chain khác nhau, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng cross-chain gốc.
Framework trước đây đã trải qua ba lần kiểm tra bảo mật từ Certik, Halborn, Hacken và hiện đang thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung. Tuy nhiên, các nhà phát triển hiện có thể bắt đầu xây dựng trên môi trường dev.
Router tuyến V2 ra mắt trên Dedicated Chain quý 4 năm 2022 2022 đến quý 1 năm 2023
Router dự kiến sẽ chuyển sang blockchain chuyên dụng của riêng mình được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK. Hoạt động như một chain dành riêng cho ứng dụng sẽ có một số lợi ích. Cụ thể, Router sẽ có thể duy trì một on-chain account của tất cả các hành động được thực hiện bởi giao thức cũng như tăng cường khả năng tương tác thông qua framework quản trị của IBC và Cosmo.
Trong khi kiến trúc cấp cao sẽ vẫn giữ nguyên, cơ chế xác thực hiện tại sẽ chuyển từ một tập hợp các Router node chạy trên phiên bản GoLang sang Cosmos Hub chain của chính Router với xác thực dựa trên đồng thuận Tendermint.
Cạnh tranh và các rủi ro
Router cạnh tranh trong một thị trường đa dạng với một số giải pháp tạo điều kiện chuyển giao hàng tỷ USD hàng tháng. Tuy nhiên, đây là một thị trường non trẻ và không có khả năng thấy động lực của power law (hoặc người chiến thắng sẽ giành được tất cả) như lĩnh vực AMM.
Trái ngược với lĩnh vực DEX, nơi Uniswap thống trị khoảng 77% thị trường, thị trường dành cho những người chơi trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng khả năng tương tác có thể sẽ được phân bổ đồng đều hơn. Các giải pháp khả năng tương tác có không gian thiết kế rộng hơn, trái ngược với mô hình khó cải thiện của AMM.
Một số dự án đã nhanh chóng được chấp nhận nhờ các giải pháp độc đáo: WRAPPED có tính năng bắc cầu theo tài sản cụ thể; THORChain tập trung vào hoán đổi tài sản gốc; và Synapse tận dụng các pool thanh khoản multichain của riêng mình. Sự thành công của các dự án khác nhau thể hiện nhu cầu cao về các giải pháp cầu nối với các trọng tâm khác nhau.
Bảo mật tiếp tục là một yếu tố chính trong lĩnh vực khả năng tương tác, vì đã có nhiều trường hợp các cầu nối bị khai thác được ghi nhận đầy đủ, gần đây nhất là Ronin. Router đã thực hiện nhiều biện pháp như thực hiện các cuộc kiểm tra khác nhau và khởi chạy bug bounty program kết hợp với Immunefi.
Ở cấp độ contract, Router đã triển khai một kiến trúc proxy chuyên dụng cho phép nâng cấp contract trong trường hợp có lỗ hổng hoặc bug. Giao thức cũng có một pallet thực thi biệt lập cho phép các lệnh gọi hàm chống giả mạo (tamper-proof).
Quản trị
Team cốt lõi hiện là bên đóng góp code duy nhất và quản lý nội bộ ba validator hiện đang hoạt động. Tuy nhiên, team cam kết chuyển sang mô hình phi tập trung hoàn toàn. Quá trình chuyển đổi sẽ bắt đầu với việc chuyển sang blockchain dựa trên Cosmos sắp tới, nơi Router sẽ áp dụng framework quản trị dựa trên Cosmos. Ngoài ra còn có kế hoạch triển khai một validator program.
Team cũng đã cởi mở hơn trong việc quản trị của cộng đồng cho các đề xuất quản trị khác nhau, hiện đang hoạt động thông qua Snapshot. Một số ví dụ bao gồm bỏ phiếu về các thông số đánh giá cho các nhà đầu tư ban đầu và xác định các tích hợp EVM chain cần ưu tiên.
Đánh giá Router Protocol
Vô số chain hiện đang hoạt động rõ ràng đang ở một giai đoạn khác nhau về số lượng tài sản, ứng dụng được xây dựng trên chain và thanh khoản tương ứng. Cũng có những trường hợp có các virtual stack khác nhau, ví dụ: EVM/ non-EVM.
Do những khác biệt này, các điều kiện cho hoạt động cross-chain, cụ thể là chuyển giao giá trị giữa chúng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự kết hợp chain nguồn và chain đích. Vì lý do này, một giải pháp cầu nối cạnh tranh sẽ cần tính mô đun cao về mặt chức năng.
Một giao thức như Router có thể giải quyết những vấn đề này. Router Protocol có thể tận dụng tốt nhất các phương pháp tiếp cận giải pháp cầu nối có thể so sánh như truyền dữ liệu cross-chain để thực hiện các hành động cross-chain.
Router Protocol cũng có thể tận dụng các pool thanh khoản multichain của riêng mình. Giao thức cung cấp khả năng chuyển tài sản gốc cũng như cắm vào bất kỳ DEX nào có sẵn và kết hợp thành một giải pháp duy nhất. Thông qua kiến trúc của mình, Router có thể tạo điều kiện cho khối lượng chuyển giao lớn với TVL thấp, do đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Cho đến nay, Router Protocol đã kết nối thành công chín chain EVM. Giao thức cũng cung cấp Voyager, cung cấp một UX giống DEX trực quan với chức năng bổ sung là chọn chain nguồn và chain đích của tài sản. Tuy nhiên, Router vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn nhất là chiếm được một phần đáng kể thị trường cơ sở hạ tầng cross-chain. Bao gồm:
- Phi tập trung cơ chế xác thực – Router cần cải thiện bảo mật bằng cách không dựa vào một vài key player.
- Thêm các non-EVM chain – Cho đến nay, chưa có giao thức cơ sở hạ tầng cross-chain nào chuyển giao thành công giải pháp cung cấp tài sản nhanh chóng, trực quan và toàn diện làm cầu nối giữa EVM và non-EVM chain.
- Cung cấp một nền tảng phát triển mạnh mẽ – Tương lai của cross-chain không chỉ là cầu nối giữa các tài sản. Mà sẽ là việc xây dựng các ứng dụng trên các cơ sở hạ tầng cross-chain gốc này. Các ứng dụng này sẽ cho phép các nhà phát triển thực hiện các hoạt động phức tạp mà không cần chuyển tài sản từ chain này sang chain khác.
Router ra đời để giải quyết những thách thức này bằng cách hoàn thiện kế hoạch đầu tiên để lưu trữ Tendermint-based chain của riêng mình. Sau khi được triển khai, Router sẽ có thể phi tập trung hoàn toàn validator set.
Team cũng đang bổ sung hỗ trợ cho các non-EVM based chain, bắt đầu với Cosmos thông qua CosmWasm, tiếp theo là Solana và Algorand. Router cũng vừa phát hành CrossTalk, một framework giao tiếp cross-chain dành cho các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng cross-chain gốc. CrossTalk sẽ giúp Router xây dựng nền tảng như một nền tảng phát triển chain-agnostic.
Cuối cùng, nếu Router triển khai thành công các giải pháp nói trên, giao thức có thể ở vị thế độc nhất để nắm bắt người dùng và thị phần.
Bài viết được Huyền Trang biên tập từ “Router Protocol: Infrastructure for the Cross-Chain World” của tác giả Guillermo Avilés; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin