Những điểm chính
- Yield Guild Games Splinterlands SubDAO (YGGSPL) được thiết kế trở thành game SubDAO đặc trưng nhất của Yield Guild, đem lại cho cộng đồng YGG-Splinterlands nhiều quyền tự chủ và quyền kiểm soát hơn đối với các tài sản NFT Splinterlands của YGG.
- 90% token YGGSPL sẽ được phân phối cho người chơi hoạt động, cộng đồng và kho bạc SubDAO. 10% còn lại sẽ được phân bổ vào kho bạc của Yield Guild.
- 10% cổ phần trong SubDAO Splinterlands của Yield Guild có vai trò quan trọng trong việc trở thành chỉ số SubDAO. Điều này càng rõ ràng khi ngày càng có nhiều YGG SubDAOs xuất hiện. Mỗi YGG SubDAO mới sẽ phân bổ vào Yield Guild một tỷ lệ phần trăm trong nguồn cung token và do đó tạo nên thành công của nền kinh tế SubDAO.
- Splinterlands tung ra token quản trị Splintershards (SPS) vào ngày 26 tháng 7. Từ đó, người dùng hoạt động hàng ngày (daily active users – DAUs) của Splinterlands đã tăng khoảng 1890%. Về cơ bản giá DEC bằng với giá tại thời điểm SPS được ra mắt, dù đã tăng gần 500% vào tháng 10. Doanh số bán và giao dịch thẻ Splinterlands lần lượt tăng 408% và 115%.
- Splinterlands đã có cách tiếp cận thú vị trong một số khía cạnh của trò chơi, chọn ra airdrop dựa trên điểm hàng ngày (daily point) trong 12 tháng, stake SPS với quy trình rút tiền kéo dài 4 tuần thật đáng kinh ngạc và “capture rate” giảm dần cùng với một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập của người chơi.
_____________________________________________________________________
Sơ lược về Yield Guild Games
Yield Guild Games tiếp tục định vị là một stakeholder chính trong hệ sinh thái play-to-earn (P2E) đang ngày càng mở rộng của Metaverse. Những người theo dõi sát sao hành trình này được một loạt các thông báo hợp tác (partnership announcements), vòng đầu tư hạt giống (seed investments), mua lại NFT (NFT acquisitions), các sự kiện cộng đồng đặc biệt và các bản thử nghiệm alpha của game mới nhất sắp ra mắt.
Yield Guild thành công ở tất cả điều trên và các học giả trên 10K+, chúng ta tự hỏi làm thế nào mà quy mô này từ số lượng học giả tăng lên hàng trăm nghìn – và một ngày là hàng triệu. Enter: SubDAO.
Các SubDAO như YGGSPL (SubDAO đặc trưng cho Splinterlands), tìm cách khắc phục sai lầm mà các tổ chức phi tập trung như Yield Guild gặp phải khi mở rộng càng nhiều game với số lượng học giả tăng vọt. Splinterlands là trò chơi trung tâm SubDAO mới của Yield Guild. Đây là một game digital trading card được xây dựng trên Hive, nhưng cũng có chức năng trên một số blockchain khác như Ethereum, WAX, Tron và BSC.
Game xuất hiện từ năm 2018 trong thị trường gấu (bear market) như Axie Infinity. Các trận chiến trong Splinterlands diễn ra nhanh, chỉ mất vài phút. Điều này là do người chơi lập chiến lược và chọn bài trước trận đấu. Khi bắt đầu, kết quả được xác định tự động dựa trên các thẻ được chọn, tạo nên một trò chơi có nhịp độ nhanh làm nhiều người chơi đổ xô vào – đặc biệt từ khi token SPS ra mắt vào đầu năm nay.
Trong báo cáo gần đây “Dawn Of The Guilds”, tác giả đã giới thiệu khái niệm về các SubDAO và vai trò của chúng trong hệ sinh thái lớn hơn của Yield Guild. Báo cáo này sẽ xem xét cụ thể YGGSPL, mối quan hệ của nó với Yield Guild và lý do đằng sau các SubDAO đặc trưng.
Chúng ta đi sâu vào Splinterlands với sự tăng trưởng nổi bật của người dùng hoạt động (active users), hoạt động thị trường (marketplace activity) và giá token đồng thời khám phá cách tiếp cận của game với airdrop, stake, P2E và game economic.
Tìm hiểu Yield Guild Games Splinterlands SubDAO
Việc thành lập YGGSPL SubDAO tập trung vào Splinterlands dẫn đến cơ cấu lại quản trị và quyền sở hữu vì liên quan đến NFT Splinterlands của Yield Guild. Việc kiểm soát các địa chỉ nắm giữ NFT Splinterlands sẽ do YGGSPL đảm nhiệm. Quyền sở hữu các NFT Splinterlands sẽ được mã hóa hiệu quả khi SubDAO phát hành YGGSPL token.
YGGSPL đại diện cho cổ phần trên tài sản tỷ lệ với số lượng token sở hữu. Việc phân phối token hoàn toàn theo định hướng cộng đồng (biểu đồ bên dưới). Để đổi lấy quyền kiểm soát NFT Splinterlands, Yield Guild sẽ nhận 10% tổng nguồn cung token YGGSPL do đó có cổ phần đáng kể trong việc quản trị YGGSPLs và thành công trong tương lai.
YGGSPL được cộng đồng Splinterlands của Yield Guild sở hữu với 60% token YGGSPL được phân bổ cho những người chơi, 15% token YGGSPL trong Kho bạc YGGSPL và 15% tiếp theo được phân bổ cho việc bán YGGSPL ra cộng đồng. Token sale mở cho những người chơi đang hoạt động, những người có huy hiệu YGG và công chúng – nhưng trong 3 sự kiện phân phối. Cuối cùng, 10% token YGGSPL sẽ được chuyển vào Kho bạc của Yield Guild.
Chúng ta hãy xem điều này góp phần thế nào vào khả năng nắm bắt giá trị của YGG (sơ đồ bên dưới).
Việc phân phối YGGSPL token theo kế hoạch sẽ đem lại cho cộng đồng Yield Guild Splinterlands nhiều quyền tự chủ và quyền kiểm soát hơn với các NFT. Điều này sẽ gắn kết ưu đãi với các bên thích hợp hơn thông qua quyền sở hữu token. Thành công mà người chơi có được sẽ chuyển thành phần thưởng tài chính hiệu quả hơn khi token YGGSPL nắm bắt giá trị theo thời gian.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt giá trị (capture value) của YGG, nhưng có 3 yếu tố chính: Giá trị của tất cả các tài sản NFT và lợi suất của chúng; giá trị của token SubDAO như YGGSPL và cơ sở người dùng ngày càng tăng. Các yếu tố ít quan trọng hơn là: cho thuê NFT, bán vật phẩm, e-sport và nhân giống NFT. Yield Guild đã đưa ra một phương trình về các cơ chế nắm bắt giá trị của YGG:
Giá trị token YGG = A + B + C +… + Z
- A = lợi nhuận được tạo ra bằng cách sử dụng tài sản của mỗi subDAO như được giải thích trong phần bên dưới “YGG như một chỉ số SubDAO”.
- B = giá trị của tất cả tài sản NFT và lợi suất của chúng.
- C = bội số từ cơ sở người dùng ngày càng tăng.
- D – Z = các khía cạnh khác của việc tạo ra và nắm bắt giá trị, ví dụ như cho thuê NFT, bán vật phẩm, e-sport, các hoạt động nhân giống NFT và các thứ liên quan. Kho bạc Yield Guild sẽ sở hữu một tỷ lệ phần trăm của nguồn cung token của YGG SubDAO. Một phần giá trị token của YGG sẽ có được từ doanh thu hoặc giá trị quyền sở hữu token YGG SubDAO của nó – như YGGSPL.
Khi Yield Guild tiếp cận mở rộng nhiều game hơn, các SubDAO khác sẽ tự phát sinh từ các thành viên cộng đồng YGG sau các game nói trên. Điều này làm tăng sự phân chia của cộng đồng Yield Guild lớn thành nhiều cộng đồng con nhỏ hơn.
YGG là một chỉ số SubDAO xuất phát từ ý tưởng rằng lượng SubDAO của Yield Guild sẽ ngày càng tăng, YGG sẽ có cổ phần nhỏ trong tất cả các SubDAO này. Dưới đây, chúng tôi đã đưa vào các khung khái niệm từ báo cáo trước đó “Dawn Of The Guilds”.
YGG tự định vị mình là chỉ số của SubDAO và sẽ trở thành một chỉ số hiệu quả của lĩnh vực P2E. Do đó khiến YGG trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư muốn đặt cược vào thành công của phong trào P2E nói chung, nhưng không thể hoặc không muốn đặt cược vào các game riêng lẻ.
Cùng nhìn vào của sức hút của Splinterlands (Splinterlands’ Traction)
Có mối quan hệ khá rõ ràng giữa việc Splinterlands tung ra token quản trị SPS và giai đoạn tăng trưởng đáng kể người dùng hoạt động hàng ngày. Người dùng hoạt động hàng ngày đã tăng từ 19 nghìn vào ngày 26 tháng 7 lên 379 nghìn vào ngày 10 tháng 1 (+ 1890%).
Trong bảng trên, chúng tôi so sánh tùy chọn chơi miễn phí với chế độ chơi hoàn chỉnh của Splinterlands – yêu cầu người chơi phải mua Summoner Spellbook.
Có thể thấy, bạn không thể làm được nhiều ở chế độ miễn phí: bị giới hạn khả năng chiến đấu và khả năng nhận quà từ người chơi khác. Bất chấp những hạn chế đó thì chế độ chơi miễn phí phục vụ cho mục đích của nó – cho phép những người chơi tiềm năng thử trước khi họ mua. Điều này hoàn toàn trái ngược với Axie Infinity – bị những lời chỉ trích vì các rào cản gia nhập cao hơn, điều cuối cùng đã làm nảy sinh scholarship model.
Trong Splinterlands, người chơi có thể xem họ có thích trò chơi hay không, quyết định liệu đó có phải là trò chơi chơi để kiếm tiền hay không và có thể học một số kỹ năng chơi game mới trong quá trình này – giống như thực tập không lương trong Metaverse.
Dữ liệu trong biểu đồ trên cho thấy phần lớn người chơi mới đang chọn chế độ chơi thử miễn phí trước khi đầu tư vào Summone Spellbook để có đầy đủ các chức năng. Đáng chú ý là Axie Infinity cũng có kế hoạch cho chế độ chơi miễn phí như một phần của bản cập nhật trong tương lai. Những con số thế này chứng minh rõ ràng nhu cầu về quyền lựa chọn.
Sự ra mắt token thúc đẩy các hoạt động của Splinterlands
Có thể thấy trong biểu đồ trên, số lượng giao dịch và khối lượng tổng thể đều tăng đáng kể sau khi ra mắt SPS vào ngày 26 tháng 7. Đây là một chỉ báo khác về sức mạnh của token trong việc kích thích hoạt động xung quanh nền kinh tế của game.
Sự cường điệu tạo ra do ra mắt SPS là một phần nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng hoạt động trên thị trường, nhưng cũng có những yếu tố khác. Việc hold các NFT Splinterlands khác nhau góp phần vào “điểm airdrop” tổng thể của người chơi, tạo động lực kinh tế để mua và giữ NFT. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về vấn đề này trong phần sau của báo cáo.
Những người hold SPS có thể stake token vào hợp đồng stake của Splinterlands để kiếm lợi nhuận. Tỷ lệ APR tính đến ngày 10 tháng 1 là 37,6%. Với fan của Splinterlands, đây là phần thưởng cho sự đầu tư của họ vào game. Điều đáng xem xét là việc stake SPS phải kéo dài bốn tuần.
Sau khi stake token hoàn thành, chúng sẽ được phát hành vào nguồn cung thanh khoản (liquid supply) với tốc độ 1/4 mỗi tuần trong bốn tuần. Ngược lại, người sở hữu có thể nhận phần thưởng stake bất cứ lúc nào, sau đó được cộng vào số dư SPS thanh khoản.
Với những người chỉ muốn hướng đến game P2E, điều này không quá hấp dẫn so với các tùy chọn khác. Khi xem xét tổng vốn hóa, AXS dẫn đầu thị trường và vẫn đang mang lại lợi nhuận 89% khi stake tài sản đơn lẻ mà không bị khóa. Lợi suất của Splinterlands gần ngang bằng với ILV của Illuvium trong pool chính của họ, APR khoảng 31,5%.
Trong bảng dưới đây, chúng tôi làm nổi bật việc phân phối SPS theo tỷ lệ phần trăm của tổng nguồn cung và lịch phát hành theo lịch trình.
Phần lớn SPS được thiết lập để cuối cùng thuộc về cộng đồng Splinterlands. 73,33% trong cộng đồng được airdrop, P2E và các phần thưởng stake/LP/oracle. 10% SPS dành cho Splinterlands DAO, và cuối cùng 16,66% được chia cho nhóm Splinterlands, các đối tác/cố vấn và private sale SPS.
Ngược với phân phối ILV của Illuvium, trong đó 45% token được chia cho pre seed, seed, team và launchpad. 55% còn lại được phân bổ vào kho bạc, phần thưởng trong game và yield farming.
Vẫn chưa thấy tác động lâu dài của việc phân phối token cho cộng đồng lớn hơn của Splinterlands, nhưng có thể đoán rằng phân phối nhiều token hơn cho người chơi sẽ điều chỉnh tốt các động lực và tạo tích cực cho cộng đồng cũng như trong nền kinh tế của game.
Điểm độc đáo trong việc phân phối token SPS chính là airdrop. Airdrop được phát hành trong 12 tháng, khác với sự kiện airdrop của nhiều dự án khác như Uniswap, Axie Infinity và gần đây là Paraswap. Chúng ta cùng tìm hiểu hệ thống tính điểm airdrop của SPS trong phần dưới.
Splinterlands đã có cách tiếp cận độc đáo với airdrop cộng đồng. Thay vì một lần retroactive lớn thưởng cho những người dùng đầu tiên (early users) cho nhiều hoạt động khác nhau, SPS sẽ được hàng ngày trong suốt 12 tháng để liên tục thưởng cho những người tham gia – bất kể điểm vào của họ.
Điều này tạo thêm động lực cho những người bắt đầu chơi game mà không cảm thấy bỏ lỡ một phần lợi nhuận tài chính. Team tuyên bố rằng mục tiêu của airdrop này là khuyến khích tích lũy và nắm giữ tài sản Splinterlands trong thời gian dài hơn, tránh việc hoạt động cao dẫn đến ngừng hoạt động sau khi xử lý tài sản tràn lan.
Splinterlands sử dụng hệ thống dựa trên điểm để tính lượng SPS cần phân phối cho mỗi người chơi hàng ngày. Số điểm của người chơi phụ thuộc vào loại và số lượng tài sản Splinterlands mà họ nắm giữ, gồm cả token và NFT (như trong bảng bên dưới).
Khoảng 1,1 triệu SPS được phân phối mỗi ngày, giữa tổng số điểm airdrop trên tất cả tài sản Splinterlands. Thẻ mới được tạo hàng ngày và nguồn cung DEC không đổi nên tổng điểm airdrop cũng dao động. Ví dụ: Nếu có tổng 5 tỷ điểm airdrop trên tất cả các tài sản vào ngày hôm đó, người chơi sẽ nhận được 0,00022 token SPS (1,1 triệu/ 5 tỷ) cho mỗi điểm airdrop mà họ có vào hôm đó.
Các bảng trên trình bày số điểm ứng với các tài sản Splinterlands khác nhau. Các tài sản sẽ được YGGSPL kiểm soát, lên tới khoảng 23,75 triệu điểm airdrop. Con số này chiếm 0,22% tổng số điểm airdrop trên tất cả các tài sản của Splinterlands, kể từ ngày 13 tháng 1.
Số điểm đó gần bằng với một đợt airdrop hàng ngày là 2.433,4 SPS hay 442 USD. Chưa hẳn là sinh lợi cao nhất, nhưng số điểm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận được tạo ra bởi Yield Guild từ hệ sinh thái Splinterlands.
Token P2E của Splinterlands, DEC, cũng đã tăng đột biến về khối lượng và giá khi ra mắt SPS. Ảnh hưởng của việc tung ra SPS lên các chỉ số chính của Splinterlands đang chứng tỏ rằng việc tung ra token có thể thúc đẩy sự quan tâm đến một dự án. Cả DEC và SPS đều sụt giảm đáng kể kể từ mức cao nhất vào tháng 10 năm 2021 cùng với phần còn lại của thị trường, với những điểm tương đồng trong hành động giá SLP của Axie.
Các token P2E này phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của người dùng, nên có khả năng xu hướng sẽ bắt đầu đảo ngược khi làn sóng người chơi tiếp theo xuất hiện, làm tăng nhu cầu một lần nữa.
DEC là Splinterlands còn SLP là Axie Infinity. Đó là token khía cạnh trung tâm P2E của Splinterlands. Nó tiện trong game và cung cấp thu nhập thực cho người chơi. Cân bằng nền kinh tế trong game là một thách thức khá phổ biến với tất cả các game P2E, bao gồm cả Splinterlands.
Việc này khá đơn giản, chính là hành động cân bằng cung và cầu đối với token. Tóm lại, nếu không đủ nhu cầu về DEC thông qua tiện ích trong game, thì sẽ có nỗi lo dài về việc cung vượt quá cầu và giá giảm theo thời gian.
DEC được mint ra khi người chơi hoàn thành các giải đấu (tournaments), trận đánh xếp hạng (ranked battles) và nhiệm vụ (quests). DEC bị burn khi người chơi mua các gói miniset, skin và potions; cũng bị burn bởi Guild Contributions. Số DEC người chơi có thể kiếm được phụ thuộc vào một số biến số khác. Một số yếu tố được làm nổi bật trong bảng dưới đây.
Trong bảng trên, có nhiều biến số ảnh hưởng đến tiềm năng kiếm tiền của người chơi. DEC capture rate có ảnh hưởng đáng kể. Nó xác định phần trăm phần thưởng người chơi nhận được và giảm dần theo mỗi trận chiến. Nó cũng được sạc lại khi người chơi không chơi game.
Ví dụ: Khi tỷ lệ nắm giữ (capture rate) của một người chơi là 100%, họ sẽ giữ 100% thu nhập từ trận chiến đó. Khi nó giảm xuống 78% sau một số trận chiến, người chơi sẽ chỉ giữ lại 78% và cứ tiếp tục như vậy. Tỷ lệ nắm giữ có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất của một người chơi, chẳng hạn họ đang tham gia giải đấu nào hay họ đang có chuỗi chiến thắng.
Các yếu tố khác bao gồm NFT Splinterlands do người chơi chọn, ví dụ như họ sử dụng Gold Foil Cards hoặc Alpha/Promo Cards. Một điều thú vị ảnh hưởng đến thu nhập là số lượng người chơi chiến đấu cùng một lúc. Ít người chơi hơn sẽ share phần thưởng lớn hơn.
Hiệu quả này đóng vai trò như một con lắc khuyến khích có thể thu hút nhiều người chơi hơn trong thời gian hoạt động tương đối thấp hơn. Hoạt động với các bang hội cũng có thể làm tăng khả năng kiếm tiền, với tiền thưởng lên đến 20% tùy thuộc vào Quest Lodge của Guild.
Với sự tăng trưởng người dùng ấn tượng, giao dịch và khối lượng giao dịch trong các tháng sau khi ra mắt token quản trị SPS, Splinterlands đã tuyên bố mình là một trong những game cần chú ý vào năm 2022.
Yield Guild Games SubDAO (YGGSPL) một lần nữa củng cố vị thế meta-guild trong nhóm P2E, với mỗi SubDAO mới sẽ mở rộng sự hiện diện khi xuất hiện trên khắp các nền kinh tế ảo mới nổi. YGG đang thực sự trở thành chỉ số mạnh nhất trong lĩnh vực. Sự kết hợp giữa crypto và game chỉ mới bắt đầu!
Bài viết được bạn Hồng Nhung thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Splinterlands and the Emergence of Yield Guild’s SubDAOs” của tác giả Jayden Andrew và Piers Kicks; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin