Bài viết được thành viên Bui Huynh Nhu Phuong thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Uniswap v3 Charms The Market” của Ashwath Balakrishnan với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
THÔNG TIN TIẾT LỘ: DELPHI VENTURES ĐÃ ĐẦU TƯ VÀO UNI & CHARM. ĐIỀU NÀY NHẰM VẠCH TRẦN MỌI XUNG ĐỘT LỢI ÍCH VÀ KHÔNG NÊN XEM NHƯ MỘT GỢI Ý CHO VIỆC TRAO ĐỔI CÁC TOKEN. NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO NÀY CHỈ NHẰM THAM KHẢO THÔNG TIN VÀ BẠN KHÔNG NÊN ĐƯA RA CÁC QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN NÓ. LẦN CUỐI, ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ.
Các luận điểm rút ra:
Uniswap v3 thực hiện “thanh khoản tập trung”, bằng cách nén các đường cong tỷ giá XYK, mở rộng bán-vô hạn, vào một phạm vi mà LP hướng tới. Nó cũng loại bỏ phí giao dịch cố định 0,30% V2 hiện có, thay thế nó bằng mức phí: 0,05%, 0,30% và 1,00%. Ngay từ ban đầu, phí trung bình V3 đã là 0.22%.
Khả năng tập trung thanh khoản và sở hữu các pools với các mức phí khác nhau đã dẫn đến các nhà giao dịch <> LP dynamics. Ví dụ: khi so sánh các pool phí 0,05% và 0,30% cho ETH-USDC, các pool có phí thấp hơn đã tạo điều kiện cho volume hơn 165% so với các pool có phí cao hơn, không kể chỉ có 35% thanh khoản. Ngay cả khi có rất ít thanh khoản, pool có phí thấp hơn vẫn có thể định giá tốt hơn cho các nhà giao dịch bởi vì với tính thanh khoản tập trung, sự trượt giá đã được giảm thiểu đáng kể.
UniV3 mang đến trải nghiệm linh hoạt hơn nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. Đối với các LPs nhỏ lẻ đã quen với việc sử dụng thụ động của UniV2 thì những thay đổi này có thể khiến cho họ muốn có nhiều hơn. Sự khác biệt này đã tạo điều kiện cho các protocol khác phát triển trên Uniswap và loại bỏ đi sự phức tạp.
Charm Finance là một trong những giao thức xây dựng UniV3 vaults chủ động quản lý và cân bằng lại thanh khoản để giảm thiểu IL, đồng thời cung cấp các LPs một trải nghiệm sử dụng thụ động tương tự như V2. Chiến lược chung của Charm’s Alpha Vaults hiện đang là một trong những nguyên lý đảo ngược. Về cơ bản, nếu tỉ giá lệch quá xa so với mức trung bình theo cả hai hướng tăng/giảm thì chiến lược sẽ tự định giá để nó trở lại giá trị trung bình ban đầu.
Mặc dù chiến lược khá hợp lý, Charm’s Alpha Vault v2 đã hoạt động kém hơn so với các UniV2 LPs kể từ khi được thành lập, khi phí được đem ra so sánh. Nhưng trên thực tế, hầu hết các UniV3 LP protocols, không kể đến Charm có hiệu quả kém hơn so với UniV2 ngoại trừ Aloe Blend trên cặp ETH-USDT. Điều này có thể được dự kiến sớm hơn, nhưng theo thời gian Charm và các protocols tương tự sẽ đưa ra các chiến lược mới và điều chỉnh các chiến lược hiện có. Cuối cùng, tất cả sẽ phụ thuộc vào một chiến lược có khả năng tối ưu hóa tốt nhất để giảm thiểu IL và tối đa hóa các mức phí.
Uniswap v3: Tầm nhìn mới
Uniswap V3 đang mở ra hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn cho các nhà cung cấp thanh khoản và định giá tốt hơn cho các nhà giao dịch. Để làm được điều này, nó phải thông qua một cơ chế mới được gọi là “thanh khoản tập trung”. Với Uniswap V2, tính thanh khoản do LPs bổ sung được duy trì theo tỷ lệ 50-50 bởi phương trình tạo thị trường của protocol (XYK, hoặc nhà tạo lập thị trường sản phẩm không đổi). Đường cong XYK cung cấp một lượng từ hơn 0USD đến xấp xỉ vô hạn. Do đó, mật độ thanh khoản thấp và phí LP cũng không có gì đặc biệt (mặc dù vẫn thu hút). Vì rất hiếm khi có khả năng giá ETH sẽ tăng lên 10USD hoặc tăng đột biến lên đến vô hạn trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nên việc cung cấp tính thanh khoản ở những mức cực đoan này có thể được coi là sự lãng phí.
Tính thanh khoản tập trung được V3 kích hoạt sẽ cải thiện điều này bằng cách cho phép các LPs đặt phạm vi tùy chỉnh. Ví dụ: giả sử có một LP nghĩ rằng ETH sẽ không vượt quá 5kUSD hoặc dưới 2kUSD. Với UniV3, giờ đây họ có thể cung cấp thanh khoản chỉ trong mức dao động từ 2kUSSD đến 5kUSD. Một lần nữa, điều này trái ngược hoàn toàn với UniV2, khi trước đây đã có tính thanh khoản rộng ở phạm vi bán-vô hạn. Mô hình này cũng xoá bỏ tỉ lệ 50-50 cố định trong một pool, điều này đã tạo điều kiện cho sự linh hoạt về vị thế.
Nếu bạn đã quen thuộc với cách các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp cung cấp thanh khoản theo sổ lệnh orderbook, bạn có thể nghĩ điều này tương tự như việc có một khối lượng lớn các yêu cầu (tức là lệnh bán của nhà sản xuất) được xếp chồng lên nhau từ mức giá hiện tại cho đến giới hạn dưới.
Mặc dù Uniswap v3 chưa từng có khối lượng giao dịch bùng nổ kể từ khi ra mắt trong tháng 5, nhưng điều này không quá thất vọng. Trong vài tuần gần đây, UniV3 đã liên tục có những ngày tạo điều kiện cho khối lượng lớn hơn 1 tỷ USD.
Tính linh hoạt của LP không chỉ là điều duy nhất được thay đổi với UniV3, cấu trúc phí cũng vậy. Uniswap V2 có phí giao dịch cố định 0,30% được trả cho các nhà cung cấp thanh khoản của pool. UniV3 đã loại bỏ phí cố định, thay vào đó sẽ có 3 mức phí: 0,05%, 0,30% và 1,00%. Do sự đổi mới phân cấp này, mức phí trung bình của Uniswap sẽ thay đổi theo thời gian mặc dù phần lớn nó thấp hơn 0,30%, ta có thể thấy ở biểu đồ dưới đây. Phí V3 trung bình là 0,22% kể từ lúc khởi đầu.
Sự ra đời của các mức phí đã nhường chỗ cho các pool dynamics. Về mặt lý thuyết, các LPs nên thu hút mức phí pool cao hơn vì đây là nơi họ có thể nhận được lợi nhuận nhiều nhất. Ngược lại, các traders sẽ có có cho mình những lựa chọn hợp lý với mức phí thấp hơn do rẻ hơn. Điều quan trọng là, những gì được cho là “rẻ” đối với một trader không chỉ phụ thuộc vào phí giao dịch mà còn là sự trượt giá phát sinh khi thực hiện giao dịch. Chính vì điều này, đôi khi mức phí cao hơn thực sự lại là lựa chọn rẻ nhất cho trader vì tính thanh khoản sâu hơn, do đó sự trượt giá sẽ thấp hơn. Thanh khoản tập trung cũng có thể giảm thiểu sự trượt giá đáng kể, tùy thuộc vào mỗi tình hình.
Về mặt khái niệm, tất cả đều có ý nghĩa nhưng bạn có thể thấy rằng, có rất nhiều biến đổi trong thực tế. Vậy dữ liệu đã tiết lộ điều gì về cách trader và LP dynamics thực sự hoạt động trong UniV3? Hãy cùng khám phá điều này qua một ví dụ cụ thể ở đây khi so sánh các pool của cặp ETH-USDC trên V3 – một cái có mức phí 0,30% và cái còn lại có phí 0,05%. Chúng ta sẽ bắt đầu với pool có phí lớn hơn, có thể thấy ở biểu đồ bên dưới. Trong khi thanh khoản đã giảm ~22% từ mức các mức cao nhất vào đầu tháng 6, khối lượng giao dịch hàng ngày giảm ~74% từ các mức cao nhất trong tháng 5. Ở đây, chúng ta thấy rằng các nhà cung cấp thanh khoản nhanh chóng bị thu hút về mức phí cao hơn, nhưng cuối cùng thì họ sẽ bắt đầu tìm nơi khác.
Bây giờ, hãy xem xét đến các phí pool thấp hơn (0,05%) hiện chỉ có thanh khoản dưới 120 triệu USD. Mặc dù TVL thấp hơn, pool này đã đạt đến khối lượng trung bình 421 triệu USD mỗi ngày vào tháng 8 năm 2021. Phí pool thấp hơn đã tạo điều kiện cho khối lượng nhiều hơn 165% so với phí pool cao hơn, chỉ với 35% thanh khoản. Bởi vì mức phí thấp hơn sẽ định giá tốt hơn cho các traders. Và điều này chỉ có thể xảy ra bởi vì, với tính thanh khoản tập trung, mức trượt giá cực kỳ thấp đối với các traders mặc dù họ khai thác vào pool với số vốn ít hơn nhiều. Ngay cả khi V2 có các mức phí linh hoạt, điều này sẽ không thể thực hiện được do không có tính linh hoạt trong quá trình cung cấp thanh khoản.
Kể từ khi ra mắt, phí pool 0,05% đã có khối lượng trung bình/ tỉ lệ TVL là 4,25, so với phí pool 0.30% là 0.9, điều này đã cho thấy mức sử dụng cao hơn gấp 5 lần đối với nhóm phí pool 0,05%.
Uniswap v3 mang lại rất nhiều chức năng mới cho table. Nhưng sự phức tạp vốn có khiến một số người dùng nhỏ lẻ thiếu hiểu biết muốn nhiều hơn thế. Ví dụ, thanh khoản tập trung có một số mức độ vốn có của đòn bẩy. Tóm lại, những điều nó làm là nén đường cong XYK, kéo dài bán-vô hạn, vào một phạm vi mà LP chọn. Quan trọng là tính thanh khoản tập trung có khả năng tăng mức lỗ nếu không được sử dụng đúng cách.
Và đây là lúc layer sản phẩm tiếp theo xuất hiện. Một số nhóm hiện đang xây dựng vaults chiến lược trên Uniswap v3. Mục tiêu là tận dụng khả năng thanh khoản tập trung, đồng thời sử dụng các cơ chế tái cân bằng để giảm thiểu IL. Những sản phẩm như vậy sẽ loại bỏ sự phức tạp của việc cung cấp thanh khoản V3 cho người dùng cuối, những người mà thay vào đó có thể tận hưởng LP-ing thụ động thông qua vaults. Các protocols đằng sau việc tạo ra vaults và bảo trì sẽ chịu trách nhiệm cho những phần khó.
Một trong những sản phẩm như vậy là Charm Finance. Các Alpha Vaults của họ là vault cung cấp thanh khoản Uniswap V3 lâu đời nhất và hoạt động khá tốt kể từ khi thành lập. Hãy cùng xem Charm Finance và cách hoạt động các vault.
Charm Finance’s Alpha Vaults
Charm là một protocol xây dựng một bộ sản phẩm giao dịch sáng tạo. Dự án ban đầu được xem như một protocol tùy chọn, nhưng khi Uniswap V3 được công bố, nhóm đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của vaults quản lý thanh khoản Uniswap cho chúng ta. Như đã đề cập ở trên, Uniswap V3 đem lại nhiều phức tạp hơn cho table so với Uniswap V2. Mục tiêu của Charm là xây dựng vaults có thể tiếp cận một cách chủ động để quản lý tính thanh khoản trong khi mang lại cho LP trải nghiệm sử dụng thụ động giống với V2.
Charm’s Alpha Vaults hiện đang sử dụng một chiến lược độc quyền quản lý tính thanh khoản theo điều kiện thị trường. Chiến lược chung là một trong những nguyên lí đảo ngược. Về cơ bản, nếu tỉ giá lệch quá xa so với mức trung bình theo cả hai hướng thì chiến lược sẽ tự định giá để nó trở lại giá trị trung bình ban đầu. Một cách thẳng thắn, chiến lược này khá linh hoạt trong bất kỳ thị trường nào vì sự đảo chiều là một hiện tượng phổ biến.
Các chi tiết cụ thể của chiến lược rất phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng chia nhỏ nó theo một cách đơn giản. Nó bắt đầu bằng cách cung cấp tính thanh khoản trong cái được gọi là “base order”. Base order là vị thế LP được đặt trong một phạm vi rộng (dựa trên các tham số độc quyền). Đó là giới hạn trên và giới hạn dưới của vị thế LP. Đây là nơi chứa phần lớn thanh khoản của vault. Mục tiêu là đảm bảo rằng giá vẫn trong phạm vi base order càng lâu càng tốt để có thể tối đa hoá các khoản phí nhận được.
Ở giới hạn trên, vị trí LP của vault sẽ 100% là USDT và 0% là WETH và ngược lại ở giới hạn dưới. Tuy nhiên, các phạm vi này biến động theo giá. Vì vậy, nếu không có bất kỳ sự biến động bất thường nào, trong đó tỉ giá thay đổi trên 50% trong một khoảng thời gian ngắn, tỉ giá sẽ không bao giờ chạm đến giới hạn của base order.
Sau base order, có một bộ lệnh thứ hai – “limit orders”. Limit orders là một loại lệnh phổ biến trên các thị trường tài chính. Charm sử dụng lệnh giới hạn Uniswap để cân bằng lại các vị thế khi đang có dư một token trong pool. Khi giá chạm vào lệnh giới hạn trên hoặc dưới, sự cân bằng sẽ diễn ra để bán các token dư thừa. Thanh khoản này sau đó được thêm vào base order.
Về cơ bản, limit order sẽ cân bằng lại các vị trí LP khi vượt quá một token trong pool. Sự tái cân bằng giúp LP giảm tổn thất tạm thời vì nó định kỳ đưa các pool trở về trạng thái cân bằng (50:50). Ngưỡng limit order được chủ động chọn nhưng chúng phải được thực hiện một cách thụ động (và không tính phí). Thay vì chỉ cần hoán đổi một tài sản này cho một tài sản khác trong quá trình cân bằng, Charm tạo ra một vị trí LP 1 chiều bao gồm rất nhiều token. Khi limit order được thực thu, các token dư thừa được chuyển đổi hoàn toàn từ token này sang token khác.
Phạm vi cho vị trí này rất hẹp, vì vậy khi nó chạm đến cuối phạm vi trong quá trình đảo ngược, tài sản vượt quá ở đó sẽ được tự động chuyển đổi sang tài sản khác. Nói một cách đơn giản, limit order dựa vào các swappers của Uniswap V3 để thực hiện việc tái cân bằng và như vậy, các Charm LP sẽ nhận được phí (không phải trả phí) cho các lệnh này.
TLDR: Base orders có phạm vi rộng xung quanh mức giá hiện tại là nơi mà hầu hết các khoản lợi nhuận được tạo ra; limit orders nằm ngay trên hoặc dưới mức giá hiện tại và được sử dụng để cân bằng lại việc phân bổ tài sản của pool khi giá biến động.
Các chi tiết của chiến lược này khá phức tạp. Vì vậy, nếu lời giải thích ở trên không đủ rõ ràng, chúng tôi sẽ nói qua ví dụ để làm rõ hơn nữa cách hoạt động của nó:
1. ETH đang giao dịch ở mức 2500 USD. Một vault ETH-USDT của Charm với 1 ETH và 3000 USDT triển khai thanh khoản vào pool. 1 ETH và 2500 USDT được đặt làm base order trong một phạm vi khoảng 2500 USD.
2. Số tiền vượt quá 500 USDT được xem là một limit order (vị trí LP một chiều) từ 2500 đến 2200 USDT trên mỗi ETH. Khi cặp giá ETH-USDT biến động, phạm vi của base order luôn thay đổi để thích ứng với sự biến động này. Limit order chỉ được thực hiện dưới 2500 USDT trên mỗi ETH và được thực hiện đầy đủ ở mức 2200 USDT trên mỗi ETH.
3. Giá ETH tăng lên đến $ 2800 trên Uniswap V3. Điều này có nghĩa là các nhà giao dịch trên Uniswap đã mua ETH bằng USDT – có nghĩa là các pool của Charm hiện có ít ETH hơn và nhiều USDT hơn.
4. Charm’s base order đã bán USDT cho ETH, cung cấp tính thanh khoản và thu phí hoàn toàn. Nhưng thành phần của 500 USDT limit order không thay đổi vì giá không biến động vào ngưỡng limit order (2200-2500 USDT).
5. Giả sử bây giờ có (ở mức $ 2800 ETH) 0,7 ETH và 3300 USDT trong base order. Base order được triển khai lại với 0,7 ETH và 1960 USDT (theo một cách gián tiếp là tỷ lệ 50-50 ở mức 2800 USDT trên mỗi ETH), ngụ ý vượt quá 1340 USDT (3300-1960).
6. 1340 USDT này được kết hợp với 500 USDT dư thừa trước đó (của limit order không được thực hiện) để đặt một limit order mới cho 1840 USDT trong khoảng từ 2800 đến 2500 USDT (thấp hơn giá thị trường hiện tại).
7. Với một limit order lớn hơn nằm ngay dưới giá thị trường hiện tại, thì sẽ có sự tái cân bằng lớn hơn trở lại mức 50:50 nếu hoặc khi giá quay trở lại mức trung bình (giảm, trong tình huống này). Nếu giá của ETH giảm, limit order sẽ giúp các Charm LPs kiếm thêm phí khi tất cả đổi ETH lấy USDT.
8. Mục tiêu chính của base order là định vị vault’s inventory để tận dụng nhu cầu của thị trường đối với một tài sản cụ thể. Mục đích của limit order là để giảm tổn thất tạm thời mà không phải chịu bất kì phí hoán đổi và trượt giá nào.
Tình hình cạnh tranh xung quanh tính thanh khoản của Uniswap
Mặc dù chiến lược là đúng đắn, nhưng hiệu suất của nó đã ngang bằng với vị trí của Uniswap V2 LP trong ETH-USDT, không bao gồm phí. Điều này có nghĩa là, khi bao gồm phí, LPs Uniswap V2 sẽ thực sự vượt trội hơn các Charm LPs. Vòng lặp hiện tại của chiến lược Charm chỉ mới hơn 2 tháng- và thị trường V3 LP đang trở nên khá cạnh tranh với những cái tên như Visor, Aloe và LPs thông minh, tất cả đều tranh giành mức phí trong một phạm vi giá tương tự.
Trong thực tế, hầu hết mọi chiến lược Uniswap V3 cho ETH-USDT đều kém hơn một chút so với Uniswap V2. Aloe Blend là chiến lược Uniswap V3 duy nhất vượt trội hơn so với danh mục V2, bởi vì nó được thiết kế chính xác cho hiệu suất cận biên vượt trội so với v2. Mục tiêu của Charm, theo thời gian, là khi có nhiều dữ liệu được “unlocked”, nhiều chiến lược hơn sẽ có thể được đưa ra – và chiến lược hiện tại có thể được thay đổi hợp lí. Team đang nghiên cứu các chiến lược và cải tiến mới cho việc triển khai hiện tại.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn vì họ cũng sẽ mở ra những hiểu biết mới. Cuối cùng, tất cả phụ thuộc vào chiến lược nào có thể tối ưu hóa tốt nhất để giảm thiểu IL và tối đa hóa mức phí. Bất kể protocol nào có thể chiếm được nhiều thị phần nhất, rõ ràng Uniswap V3 đang thay đổi cách thức hoạt động thanh khoản của DEX – theo hướng tốt hơn.
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.