Bài viết recap nội dung chính cuộc trò chuyện giữa Host là Ash Bennington, Senior Editor của Real Vision và Khách mời Benjamin Cowen, Founder & CEO của Into the Cryptoverse. Buổi phát sóng xoay quanh chủ đề phân tích kỹ thuật chuyên sâu về Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác.
Ben đã chia sẻ cách anh ấy phân tích thị trường crypto trong nhiều năm qua. Kinh nghiệm đặc biệt này sẽ bổ sung những kiến thức phân tích và tầm nhìn hiếm có cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Hãy tìm hiểu về chúng ngay sau đây!
Biểu đồ hồi quy logarit (logarithmic regression)
Đây là điều mà Ben đã nói đến vài lần, việc ta nên làm khi phân tích là xem xét chung toàn bộ asset class (loại tài sản), ở đây là crypto. Bạn thường tập trung vào một dự án crypto, nhưng thực sự nếu nhìn đến toàn bộ asset class, nó là một câu chuyện khá thú vị. Một điều bạn sẽ khám phá qua lịch sử của cả asset class là giá vĩ mô, nơi được vốn hóa thực sự, mọi người có thực sự hiểu thứ này sẽ được sử dụng để làm gì hay không.
Cách tốt nhất để mô hình hóa nó theo Ben là thông qua hồi quy logarit (logarithmic regression).
Tại sao nó hoạt động tốt?
Khi vốn hóa thị trường càng thấp, thì việc đẩy giá lên cao hơn sẽ càng dễ dàng, do cần ít khối lượng hơn để làm được. Một đồng crypto nhỏ dễ dàng đạt mức 10x vốn hóa thị trường hơn so với một đồng lớn. Khi asset class phát triển, cần ngày càng nhiều khối lượng để thực sự đẩy giá lên cao hơn.
Xem xét toàn bộ asset class và nhìn vào biểu đồ trên. Vào năm 2011 và 2012, toàn bộ asset class chỉ có $10 triệu vốn hóa. Trải qua nhiều năm, chúng ta thấy rõ ràng nó vẫn tiếp tục tăng cao hơn.
Lý do hồi quy logarit hoạt động tốt là vì các loại đường xu hướng này cho thấy tăng trưởng nhanh hơn ngay từ ban đầu. Sau đó, khi asset class tiếp tục phát triển và trưởng thành, sự tăng trưởng đó sẽ giảm đi dần. Ben muốn gói gọn điều đó bằng cách sử dụng một phương trình duy nhất.
Và một lý do khác là bởi vì bản chất của hồi quy logarit. Về bản chất, nó giải thích cho ý tưởng lợi nhuận giảm dần. Thật không may, lợi nhuận giảm dần là một phần của trò chơi này. Bạn sẽ nhận ra những gì đã từng có thể đạt được sau một ngày cuối tuần giờ đây mất vài tuần hoặc vài tháng để đạt được khi vốn hóa thị trường cao hơn.
Fair value của cả thị trường crypto
Vào ngày 18/03/2022, toàn bộ asset class khi được tổng hợp là $1,82 nghìn tỷ. Fair value (giá trị hợp lý) theo hồi quy logarit của Ben khi kết hợp tất cả dữ liệu là khoảng $1,49 nghìn tỷ, thấp hơn một chút. Điều này thể hiện asset class đang được overvalue (định giá cao hơn) khoảng 22%.
Việc định giá quá cao này không thực sự quá tệ. Nhìn vào biểu đồ, ta đã trải qua thời gian dài overvalue, thời gian dài undervalue, nhưng ít nhiều thì nó đã xoay quanh fair value đó. Không tệ đúng không? Nó không quá thấp như hồi cuối 2017 và thậm chí không quá cao như đầu 2021 so với fair value.
Dù toàn bộ asset class ít nhiều dao động quanh giá trị vốn hóa thị trường nhưng fair value là một hàm tăng đơn điệu. Nếu ta giữ nguyên giá trị này trong ba tháng tới, thì việc định giá quá cao cuối cùng sẽ trở thành định giá quá thấp. Bởi vì ta giả định rằng asset class có fair value tăng dần theo thời gian.
Đó là vị trí hiện tại của chúng ta, ít nhiều gần đúng fair value. Đây sẽ là ba hoặc bốn tháng khá nhàm chán trong của asset class crypto. Ben cho rằng thị trường đang thực sự điều chỉnh theo mức bình thường mới. Vốn hóa thị trường không tăng 10 20 lần mà không phải trả giá một chút cho việc này, thị trường nhàm chán trong một thời gian là phải có.
Đó là lý do mà lúc này ta thấy vốn hóa cao hơn một chút so với fair value, nhưng bạn biết nên rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều thứ cần cho đi.
Đường xu hướng đỏ và dải màu xanh lá
Đường màu đỏ là kết quả sau khi tối thiểu hóa hàm logarit. Trước hết, Ben giảm thiểu sự khác biệt logarit giữa vốn hóa thị trường và fair value, nhưng fair value được tính toán lặp đi lặp lại. Bạn vận hành nó qua một solver (bộ giải toán) và chờ đợi nó hội tụ. Nghĩa là, giảm thiểu việc tổng hợp mọi điểm dữ liệu, giảm thiểu sự khác biệt giữa đường hồi quy và fair value hay sự khác biệt logarit.
Đó là những gì Ben làm trên mọi điểm dữ liệu: tổng hợp nó, giảm thiểu nó thông qua một hàm lặp lại. Và những gì bạn nhận được là đường màu đỏ. Điều hấp dẫn về đường màu đỏ là nó có xu hướng, công bằng mà nói nó hoạt động khá tốt.
Nó hiển thị thị trường tăng giá (bull) và giảm giá (bear) vĩ mô. Khi ta ở trên, thị trường nóng lên. Khi ta ở dưới, rất nhiều người sẽ không quan tâm đến crypto, nhưng đó thực sự là thời điểm tốt nhất để tham gia nếu xem xét dấu hiệu trong quá khứ.
Các đường màu xanh lá về cơ bản chỉ là phản chiếu của đường cong này, cho các trường hợp bạn dịch chuyển đường đỏ. Nếu dịch chuyển đường màu đỏ xuống một chút, nó bám sát khá tốt hoặc tương đối gần tất cả các đáy. Một đường xu hướng tương tự ở trên cùng kết nối ba đỉnh vĩ mô trước đó ta đã thấy vào các năm 2011, 2013 và 2017.
Vấn đề là nó không phải là một biểu đồ ngắn hạn, chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong một tuần hoặc một tháng. Những gì chúng ta có thể thấy là theo thời gian fair value tăng lên, một lần nữa, gia tăng có tính đơn điệu, nghĩa là không bao giờ giảm, vốn hóa chỉ tuần hoàn bên dưới hoặc bên trên nó.
Điều tốt nhất cần làm là nhận ra ta đang ở đâu nếu cách xa đường hồi quy. Nếu ta đang ở trên vài trăm phần trăm, có lẽ tốt hơn nên có thiên kiến nghiêng về xu hướng giảm. Nếu dưới khoảng 50%, tốt hơn nên có thiên kiến nghiêng về xu hướng tăng.
Khi nhìn vào những đường nét đứt xanh lá và đường hồi quy đỏ, nó không đối xứng. Có một khoảng cách rộng hơn giữa đường đỏ và đường xanh lá phía trên so với đường đỏ và đường xanh lá phía dưới.
Ben cho rằng 3 đường này cuối cùng sẽ hội tụ tại một điểm. Lý do bạn đang thấy như vậy là vì ta đã thấy các tập hợp parabol bùng nổ đến thế nào với asset class. Đôi khi, nó sẽ không theo lý thuyết, khó để biết mọi thứ sẽ tăng cao như thế nào. Nhưng qua thời gian, Ben có tưởng tượng rằng mọi thứ cuối cùng sẽ đi xuống. Đó là một thứ bất cân xứng và chính nó đã tạo ra crypto trong lịch sử.
Đặc biệt là vào năm 2019 và 2020, nó có vẻ như là một vở kịch hay và nó vẫn sẽ tiếp diễn. Khi nhìn vào nó ở bất kỳ năm nào, nếu ở xung quanh fair value, bạn đang ở giữa, đó là một rủi ro vừa phải, vốn hóa có thể đi xuống, có thể đi lên. Nếu xem cuối năm 2017, ta đang overvalue khá xa. Giá trị bất cân xứng này có lẽ đã kết thúc quá trình tăng trưởng và cần phải giảm đi một thời gian.
Khi đang đến gần xu hướng thị trường giảm, rủi ro vào thời điểm đó là rất lớn, fair value thấp hơn nhiều so với vốn hóa phản ánh. Nhưng miễn là bạn có thể duy trì qua khoảng thời gian từ hai đến ba năm, nó đã hoạt động rất tốt theo lịch sử.
Thị trường bùng nổ: 3 đỉnh chu kỳ
Mọi người có xu hướng xem 3 điểm được đánh dấu là đỉnh chu kỳ thị trường. Không phải ai cũng đồng ý với khái niệm chu kỳ thị trường, và quan điểm chu kỳ thị trường với những người đồng ý chắn chắn có tính chủ quan. Ít nhất là về mặt lịch sử, các lần bùng nổ lớn có xu hướng tăng dần theo thời gian. Bạn có thể thấy đỉnh đầu tiên trên biểu đồ xảy ra chỉ sau khoảng một năm hoặc lâu hơn một chút kể từ khi ta ghi nhận dữ liệu lần đầu tiên.
Khoảng cách giữa đỉnh thứ nhất và thứ hai là khoảng hai năm rưỡi. Khoảng cách giữa đỉnh thứ hai và thứ ba khoảng bốn năm. Vào cuối năm 2021, bitcoin đã có một đỉnh kép tính đến nay là 64k và 69k. Nhưng vốn hóa vẫn chưa chạm đến dải hồi quy trên, đồng nghĩa chưa đạt đến đỉnh.
Bạn luôn có thể tranh luận rằng khi asset class dần trưởng thành, vốn hóa sẽ dành nhiều thời gian quanh fair value hơn là xuống quá thấp hay lên quá cao so với giá trị này. Nhưng khi nhìn vào biểu đồ, asset class vẫn có thể phát triển rất nhiều trong những năm tới mà không cần phải trải qua thị trường bear kéo dài một đến hai năm hay hơn nữa.
Vì vậy, đó là những gì điều khiến Ben đặc biệt tầm nhìn vĩ mô lạc quan về asset class. Việc cần làm là nhìn xem chúng ta đang ở đâu, cách bao xa so với fair value. Nó có thể không xa như ta đã từng và có thể đi theo quy luật hiệu suất giảm dần (diminishing returns). Khoảng cách từ fair value đến dải trên màu xanh là giai đoạn trước. Dải phía dưới giống như một phản chiếu của dải màu đỏ nhưng dải phía trên lại là chính nó.
Và vì vậy bạn có thể nhìn thấy khoảng cách từ dải màu đỏ đến đường màu xanh lá cây phía trên, nó đang nén dần theo thời gian. So với khoảng cách đầu năm 2011, dải xanh và dải đỏ đang dần hội tụ lại với nhau qua thời gian. Có ba đỉnh chính rõ ràng về vốn hóa asset class.
Năm 2021, ta đã có hai đỉnh cục bộ, không có gì phải nghi ngờ về điều đó. Ít nhất đã có ít nhất các đỉnh cục bộ – đáng kể khi bạn nói về mức điều chỉnh 50. Nhưng không thể thuyết phục mọi người rằng nó là đỉnh chu kỳ thị trường chỉ vì khoảng cách so với fair value khi ta thực sự không nhìn thấy một đỉnh bùng nổ nào. Có thể đó là dấu hiệu của một asset class trưởng thành giống như chứng khoán, bạn không thực sự nhìn thấy đỉnh bùng nổ..
Rất tiếc, có lẽ chúng ta đang thấy sự chuyển đổi từ việc nhìn thấy đỉnh bùng nổ crypto sang nhiều đỉnh phân phối hơn với vài tuần hoặc vài tháng ở các đỉnh cục bộ trước khi giảm lại. Vì vậy, đó là những gì bạn thấy được từ những đỉnh vĩ mô này. Và thậm chí, thực sự năm 2013, chúng ta đã có một đỉnh trung gian trước khi đạt đỉnh vĩ mô thực tế vào cuối năm.
Lý giải tương quan chặt chẽ giữa 3 đỉnh chu kỳ và đường hồi quy
Mọi người đang bắt đầu hòa vào tư tưởng về bong bóng thị trường nổ và ngày càng front run. Có thể hiểu đc khi một lần nữa quay trở lại với quy luật hiệu suất giảm dần. Lợi nhuận ngày càng giảm không chỉ vì asset class trở nên khó bị lung lay hơn, mà còn vì ngày càng có nhiều người tham gia hiểu được bản chất của thị trường – mua khi giá thấp bán khi giá cao.
Giờ đây việc thích nghi dễ dàng hơn so với những năm trước. Và vì thế, họ front run nhiều hơn so với trước đây.
Vậy, bạn không chỉ thu lại lợi nhuận giảm dần từ góc độ vốn hóa thị trường ngày càng tăng mà còn từ việc ngày càng nhiều người cảm thấy mệt mỏi trong chu kỳ này. Họ thực sự muốn thu lợi nhuận sớm hơn một chút là chờ đến chu kỳ cuối, họ thà đến sớm và kiếm ít tiền, hơn là đến muộn và mất tất cả.
Nếu bạn lấy ba đỉnh được đánh dấu, xem mối quan hệ giữa các đỉnh và các mốc thời gian trên biểu đồ arrhenius plot. Đỉnh tiếp theo được đặt vào tháng 08/2023. Điều này thú vị vì đây không là thời điểm mà nhiều người tưởng tượng đỉnh sẽ xuất hiện.
Nhưng đó là đỉnh tiếp theo dựa trên ngoại suy. Bất kỳ nhà khoa học nào cũng cho rằng phép ngoại suy rất nguy hiểm, đặc biệt là trên biểu đồ arrhenius plot chỉ với ba điểm dữ liệu. Nó cực kỳ nhạy với dữ liệu trước đó nên chắc chắn đây không phải là thứ bạn có thể hoàn toàn không nghi ngờ. Ít nhất, nó cũng cho thấy điều ta đang nói: Mất nhiều thời gian hơn để thu được những lợi ích tương đương như trong quá khứ, và lần này cũng vậy.
Niềm tin về một ATH mới
Đây không phải là một mô hình vật lý. Nó phản ánh hành vi con người, những gì bạn đang thấy là con người tương tác và phản ứng với giá. Sau mỗi cú vấp ngã và rút ra bài học, mọi người càng có xu hướng front run, và bạn có thể thấy điều đó ở phần dưới đường hồi quy.
Nhìn lại năm 2015, 2016, ta đã men theo phần dưới cùng của dải hồi quy trong một thời gian dài. Trong khi đó, năm 2019 và 2020, ta duy trì ở trên nó. Và có vẻ như một phần lý do là vì có rất nhiều người tin tưởng việc bitcoin đang quay trở lại mức ATH.
Năm 2018, ngay cả khi bitcoin ở mức $3000, vẫn có nhiều người tham gia vào thời điểm đó hơn so với 2014. Năm 2014, Ben thậm chí không hoàn toàn tin rằng bitcoin sẽ quay trở lại mức ATH khi đã giảm từ $1200 xuống dưới $200. Không ai biết chính xác điều gì sẽ xảy ra và mọi thứ dường như bị bán tháo. Có thể thấy trong thời gian đó, ta đã ở phần thấp hơn trong dải hồi quy.
Điều đó cho thấy mọi người từng ít tự tin hơn so với thị trường bear gần đây. Mặc dù thị trường bear vừa qua khá tàn bạo, nhiều dự án crypto đã sụt giảm đáng kể, thậm chí bitcoin đã giảm 80%. Có vẻ như mọi người đã tự tin hơn một chút về việc bitcoin cuối cùng sẽ đạt mức ATH mới.
Giá trị Vs Xu hướng
Xem xét đường cong hồi quy logarit. Bước đầu cần thực hiện là tính toán khoảng cách từ fair value đến vùng được overvalue – đường màu xanh phía trên. Có thể thấy rằng nó đang được nén lại theo thời gian.
Tiếp theo, tính theo phần trăm chênh lệch giữa vốn hóa thị trường của asset class so với fair value và lập biểu đồ số liệu sau đây.
Bất cứ điểm nào dưới 100 đều bị undervalue, trên 100 thể hiện overvalue. Biểu đồ này thực sự là những gì cho thấy rằng bạn thấy khoảng cách giảm dần so với fair value. Đỉnh chu kỳ đầu tiên cao hơn fair value khoảng 2000%. Đỉnh thứ hai chỉ cao hơn khoảng 1200%, đỉnh thứ ba khoảng 8-900%. Chúng ta đang tìm kiếm đỉnh thứ tư. Đến nay ta đã vượt qua nó khoảng 300%.
Có cơ hội gì trong ba năm tới không? Có khả năng thị trường tăng trở lại vào cuối năm 2022 hoặc một điều gì đó vào năm 2023? Quay lại đường nét đứt màu trắng, bạn sẽ thấy khoảng cách từ 4-500% so với fair value tính ở hiện tại, nghĩa là vốn hóa phải x4-x5.
Nếu fair value bây giờ là $1,5 nghìn tỷ, vào cuối năm nay, fair value sẽ khoảng 2 nghìn tỷ, mức định giá gấp 5 lần trên $2 nghìn tỷ sẽ mang lại vốn hóa 10 nghìn tỷ. Hoặc con số này có thể đạt được nếu định giá gấp 4 lần và tiềm năng fair value 2,5 nghìn tỷ. Ben tin là fair value sẽ đạt 2,5 nghìn tỷ vào năm 2023. Về vĩ mô, dù sao đi nữa thì asset class có cơ hội thực sự đạt 10 nghìn tỷ trong vòng vài năm tới.
Có vẻ khó xảy ra, đặc biệt là với tình hình vĩ mô bất định hiện tại trên thế giới, lạm phát và điều chỉnh cân đối của Fed. Thị trường cũng có thể phát sinh những gì bạn ít mong đợi nhất. Vì vậy, ta cần phải theo dõi chặt chẽ.
Nếu nó kết thúc với mức overvalue vài trăm phần trăm trong thời gian tới, ví dụ 18 tháng hay sao đó, nhiều khả năng là chúng ta phải xem xét một chu kỳ thị trường khác. Đây chỉ là một trong những biểu đồ thực sự cho thấy overvalue so với undervalue. Không ai thực sự biết nó sẽ đi đến đâu.
Đầu tư chỉ là rất nhiều câu lệnh if-then quen thuộc. Nếu đi đến khu vực undervalue, dựa trên dữ liệu lịch sử, đó là một thời điểm tuyệt vời, đó là một điểm chấp nhận rủi ro tuyệt vời. Nhưng nếu đi lên vùng định giá cao hơn, thì bạn phải hiểu rằng bạn đang chiến đấu trong một trận thua vào thời điểm đó. Nó không thể duy trì những mức overvalue đó trong một khoảng thời gian rất dài nữa.
Vì vậy, nếu đi đến đỉnh của đường xu hướng đó khi có cơ hội, ta sẽ phải quay trở lại thị trường giảm trong một thời gian. Hoặc nếu chúng ta xuống đáy tại thời điểm đó, khả năng chúng ta có thể quay trở lại đỉnh cao hơn rất nhiều.
Một sự bùng nổ đáng kể đến vốn hóa $10 nghìn tỷ
Ben đăng tải biểu đồ này trên kênh youtube vào ngày đầu tiên mỗi tháng. Lần đầu đăng tải, asset class chỉ khoảng $1-200 tỷ, Ben cũng từng đề cập đến tiềm năng lên đến $10 nghìn tỷ vào giữa đến cuối năm 2023. Từ mức vốn hóa thị trường $2,5 nghìn tỷ lên $10 nghìn tỷ, đó là con số rất lớn, và có thể mất nhiều thời gian hơn nữa.
Nhưng, từ $1-200 tỷ, ta đã tăng gấp 10 lần. Ở một mức độ nào đó, đây là một bước tiến lớn. Ta sẽ đạt $10 nghìn tỷ, Ben hy vọng điều đó xảy ra vào năm 2023. Nếu xem xét ta đã đi được bao xa, có vẻ nó không hoàn toàn nằm ngoài dự đoán.
Mọi người đã từng nghĩ vốn hóa tài sản kỹ thuật số $1 nghìn tỷ là một con số huyền ảo. Và giờ đây ta đang ở gần số 2! Và ta đã đạt 3 trước đó vào năm 2021. Về cơ bản nếu vốn hóa tăng gấp 3, điều đó tương đương với giá dự án crypto giá tăng gấp 3 đến 4 hay giá bitcoin từ 1-200k, giá ETH từ 10-20k. Vì vậy, hãy quan sát asset class nói chung trong những năm tới.
Quan hệ với Bitcoin
Bitcoin Dominance Index (BDI hay chỉ số thống trị của Bitcoin) chiếm khoảng 42% trên tổng vốn hóa các tài sản kỹ thuật số. Vậy việc sử dụng mô hình tương tự cho tài sản duy nhất là Bitcoin có hiệu quả không?
Câu trả lời là có. Có lẽ bạn không trông đợi bitcoin $500k trong hai năm tới nhưng 1-200k là có thể. Đó là lý do biểu đồ hồi quy asset class liên quan trực tiếp đến bitcoin, rất dễ để tính vốn hóa asset class bằng cách nhân với một bội số. Bởi vì một số coin có thể tăng giá hơn rất nhiều so với Bitcoin. Nhưng khi chỉ tính bitcoin và nghĩ về sự thống trị của bitcoin, cuối cùng ở đỉnh chu kỳ, Bitcoin có thể đạt từ $1-200k.
Nó có thể phù hợp với cùng một phong cách hồi quy logarit và các dải trên chỉ với giá bitcoin, bạn sẽ thấy một xu hướng rất giống nhau. Xem biểu đồ sau đây để thấy điều đó.
Hình trên là giá bitcoin, bạn có thể thấy cả dải hồi quy fair value màu xanh phù hợp với dữ liệu “non-bubble” và dải hồi quy logarit trên tập trung vào các đỉnh chính trên thị trường. Hiện tại, ta đã quay trở lại quá gần đỉnh một lần nữa, ở trong giai đoạn có rủi ro cùng tình hình bất định đang diễn ra trên thế giới. Không ai biết điều gì có thể xảy ra, liệu mọi thứ có trở nên tồi tệ hơn nhiều.
Nhìn tại biểu đồ này và dải màu đỏ, bạn có thể thấy phần dưới của dải màu đỏ đang tăng, không lâu nữa, toàn bộ dải màu nói chung sẽ ở trên mốc $100k, có thể là vào năm 2023. Hãy nhớ rằng đây là thang đo logarit, có thể nó đang đánh lừa bạn. Dải hồi quy sẽ trên $100k và cao nhất là $200k vào năm 2023.
Xem xét vùng mà chúng ta đang ở hiện tại, giá có thể giảm, hoặc tăng. Ben có thiên hướng tăng giá vì tin rằng asset class nói chung sẽ tăng trưởng. Đại loại là bây giờ ta đang chơi bóng bàn giữa dải hồi quy trên và dưới mà không thực sự đi sâu vào một trong số đó. Hiện giờ ta thực sự gần với dải dưới hơn, phần trên của dải hồi quy dưới hiện đang ở mức 30k, đó cũng là đáy của dải đó cũng là đáy mà ít nhiều chạm vào mùa hè 2021.
Quay trở lại với biểu đồ 3 đỉnh chu kỳ của cả asset class. Đây là biểu đồ tương tự nhưng nó thực sự cho thấy rằng có rất nhiều sự bất định về thời điểm mọi thứ có thể xảy ra. Ai cũng thích dự đoán khi nào nó sẽ xảy ra một lần nữa. Dự đoán tốt nhất có lẽ là mùa hè năm 2023, về mặt chạm được dải trên dù thời điểm sớm nhất mà toàn bộ asset class có thể đạt $10 nghìn tỷ là vào mùa hè này.
Nếu chỉ nhìn vào dải hồi quy trên, khoảng thời gian sớm nhất mà dải hồi quy trên có thể đạt $10 nghìn tỷ là vào mùa hè năm 2022. Nhưng quan sát cả dải hồi quy dưới, một nghìn tỷ lần đầu tiên đạt được vào giữa năm 2023, nhưng toàn bộ asset class nói chung sẽ không quá 1 nghìn tỷ cho đến cuối năm.
Vì vậy, khi nhìn vào những mô hình này, hãy chỉ duy trì một số quan điểm về nó. Nhìn vào giới hạn dưới, nhìn vào giới hạn trên, và đưa ra một mốc thời gian chung mà bạn thực sự muốn chú ý.
Biểu đồ mức rủi ro tương ứng giá bitcoin
Một biểu đồ khác thực sự hữu ích. Đây là số liệu cụ thể hàng đầu Ben sử dụng (trên channel và nói chung) để điều hướng bitcoin. Về cơ bản, nó thể hiện độ rủi ro của bitcoin, chỉ dựa trên các chuyển động trước đó trong asset class hoặc bitcoin. Nó đang xem xét sự biến động và hiệu suất giảm dần. Nó cho thấy rủi ro của bitcoin, mã hóa màu từ xanh sang đỏ, màu xanh đại diện cho rủi ro thấp gần bằng 0 và màu đỏ đại diện cho rủi ro cao gần bằng một.
Ý tưởng chung là không có giải pháp nào phù hợp với mọi nhà đầu tư, luôn có người nói rằng họ đang bán, luôn có người nói họ đang mua, và luôn có người chế giễu một trong hai người. Mỗi người có một mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Một số người cảm thấy thoải mái khi mua bitcoin ở rủi ro 0,3 hoặc 0,4.
Nhưng có những người khác sẽ mua bitcoin với mức rủi ro lên đến 0,7 khi họ không thực sự quan tâm đến các động thái ngắn hạn thậm chí trên cơ sở năm. Họ chỉ muốn tích lũy cho cả chục năm sau dù có chuyện gì xảy ra.
Khi nhìn vào biểu đồ, ta có thể đoán được phần nào là khi thị trường quá nóng. Vào tháng 03/2020, bitcoin đã giảm xuống 3800 và tại thời điểm đó, mức rủi ro là 0,12 – một mức rủi ro rất thấp. Bạn có thể thấy điều đó trên biểu đồ về mức đầu tư vào tháng 03/2020. Ta đã quay trở lại vùng tích lũy trong một khoảng thời gian. Sau đó, ta đã có cú bùng nổ parabol, mức độ rủi ro cuối cùng lên tới đỉnh 0,94 tương ứng với $58.000 vào đầu năm 2021.
Ben đã nghĩ bitcoin sẽ giảm vào thời điểm đó, không phải vì có thể có xu hướng cao hơn, mà vì nó đã tăng quá nhanh, quá nhiều, trong một khoảng thời gian quá ngắn. Vì vậy, ta thấy nó tăng lên mức rủi ro cao nhất và sau đó quay lại các mức rủi ro thấp hơn và sau đó tăng trở lại.
Ta đang ở mức độ rủi ro vừa phải, ngay bây giờ theo số liệu này là 0,36. Miễn là bạn có tầm nhìn vĩ mô đúng đắn, nó vẫn có vẻ hợp lý. Trong ngắn hạn, những mức độ rủi ro thấp hơn có thể áp dụng khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nhưng ở vĩ mô, dưới mức rủi ro nhất định, mọi người sẵn sàng tích lũy, trên một mức rủi ro nhất định, ngừng tích lũy. Ngồi chờ đến trên một mức rủi ro nhất định, họ sẽ bắt đầu chốt lời.
Vì vậy, về cơ bản đây chỉ là một số liệu để điều hướng asset class và nhận biết khi nào thị trường lạm phát rõ rệt, khi nào bị undervalue, phân tách cảm xúc của mọi người với những gì đang diễn ra bằng một quan điểm định lượng.
Mọi người có xu hướng nghĩ rằng nó giống như dựa trên hồi quy logarit, nhưng thực tế không phải vậy. Đây là một số liệu hoàn toàn riêng biệt, vì Ben muốn tạo ra các số liệu không phụ thuộc quá nhiều vào nhau. Sẽ rất hữu ích khi xem xét điểm chung của nhiều số liệu khác nhau.
Vào đầu năm 2021, ta đã gõ cửa dải hồi quy phía trên ở mức khoảng 60k, và ta cũng ở mức rủi ro 0,9 đến 1. Nếu biết dữ liệu này, ta sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn trong mức rủi ro này. Nhìn vào các chu kỳ thị trường trước đây, mỗi khi đến mức rủi ro cao nhất đó, ta chỉ ở đó trong vài ngày ngắn ngủi.
Thật khó tưởng tượng ra sự hưng phấn vào thời điểm này trừ khi bạn thực sự ở đó. Nhiều người tham gia thị trường đã phải chịu đựng giá thấp đi trong một thời gian. Nhiều khả năng ta sẽ quay trở lại một cuộc bùng nổ vào một thời điểm nào đó, vấn đề chỉ là kiên nhẫn và chờ đợi. Đây là một game dài hạn.
Biểu đồ sóng HODL (Hodl Waves)
Một trong những điều thú vị về crypto nói chung là ta có thể truy cập vào những dữ liệu mà bạn không làm được trên nhiều asset class khác. Đó là dữ liệu on-chain.
Tất nhiên luôn có những tuyên bố miễn trừ trách nhiệm, điển hình cho dữ liệu Bitcoin on-chain và nó không ghi lại mọi thứ. Ví dụ nó không ghi lại hoạt động trên các sàn giao dịch, thậm chí về việc giao dịch chuyển ra ngoài là mua hay bán, hay chỉ là chuyển sang ví khác. Nhưng nó kể một câu chuyện thú vị và điều này trên dữ liệu chain cung cấp bởi coinmetrics.io.
Ta có các cụm sóng ở đây, mỗi cụm sóng được mã hóa bằng màu sắc chỉ một nhóm người khác nhau dựa trên thời gian họ đã nắm giữ số bitcoin đó trong một khoảng thời gian nhất định. Và bạn thấy những sóng này đảo lộn ở một đỉnh nhất định, hoặc ngay sau đỉnh đó.
Một trong những lý do chính là vì thời gian đó có rất nhiều người đang thực hiện các động thái trong danh mục đầu tư của họ. Những thời điểm khác, họ không làm gì với danh mục đầu tư của mình và do đó thời bitcoin được giữ trong một số ví nhất định đang tiếp tục tăng lên.
Điều thú vị là nếu bạn nhìn vào hình này, nó làm nổi bật sóng giữ bitcoin trong vòng chưa đầy một ngày với màu đỏ, đến sóng giữ trong hơn 10 năm với màu tím. Ta có thể xét riêng từng nhóm để dễ phân tích như những holder dài hạn. Ở đây, ta xét bất kỳ ai đã nắm giữ bitcoin trong ít nhất sáu tháng và loại bỏ tất cả những số liệu khác.
Bạn nhận thấy điều gì khi nhìn vào biểu đồ này? Nó giảm xuống đáng kể ở các đỉnh chu kỳ. Năm 2011, một sự sụt giảm khá lớn, ngay tại đỉnh với người nắm giữ dài hạn. Sóng rỗng khi chỉ thấy được ở những người đã nắm giữ ít nhất sáu tháng trở lên.
Điều thú vị nữa là bạn thấy hai lần sụt giảm năm 2013, một lần vào giữa năm 2013 ở đỉnh trung gian đầu tiên và một lần khác ở đỉnh cuối cùng vào cuối năm 2013. Bạn cũng thấy một đợt sụt giảm lớn vào cuối năm 2017 và đầu năm 201. Rõ ràng như vậy chữ V hình thành ở sóng rỗng trước khi nó quay ngược trở lại, khi ta đang tích lũy lại và chờ điều tiếp theo xảy ra. Đó là điểm hấp dẫn về số liệu này.
Có một chữ V rất lớn hình thành trong sóng rỗng ở đỉnh 64k đầu tiên. Tại đó, Ben đã khá tích cực take profit. Nhưng ở đỉnh 69k, không có nhiều thay đổi trong hành vi của người nắm giữ dài hạn, không có chuyện rút tiền. Lý do có lẽ là những người chơi dài hạn hơn có khả năng tích lũy bitcoin ở mức 3k và 5k và 10k và nếu họ định chốt lời, thì điều đó đã xảy ra từ đỉnh đầu tiên khi đến vùng 60k.
Bitcoin đi xuống trong 03 tháng và sau đó Ben nhận ra những holder dài hạn không có khả năng take profit, vì nếu có họ đã không nằm khu vực holder dài hạn. Điều này cũng có thể đã đóng vai trò tác động, để họ lại bắt đầu tích lũy trong một khoảng thời gian dài, sau khi chứng kiến mức điều chỉnh 50k.
Rất nhiều người mua mới khi bitcoin thoái lui 50k và nó đã tăng lên 64k, sau đó ta quay trở lại 28-29k, bạn sẽ thấy rất nhiều người nắm giữ dài hạn bắt đầu vào. Tháng 05 cho thấy một mức đỉnh khá đáng kể về tỷ lệ người nắm giữ dài hạn dù ta không thấy điều đó trong tháng 11. Vì vậy, giống như một cú hồi lại nhưng không thực sự dẫn đến bất kỳ giá ATH mới nào.
Và thông thường khi bitcoin đạt ATH, nó sẽ tiếp tục tạo ra mức ATH mới, trong nhiều tháng tiếp theo, nhưng lần này ta đã không thấy vậy. Một lần nữa nó chứng minh không có gì là chắc chắn trong ngắn hạn trên thị trường, và có rất nhiều nhà đầu tư dài hạn tin tưởng vào Bitcoin. Chúng vẫn tích lũy tốt ngay cả với những mức giá này, không có khả năng bán ngay bây giờ vì chúng đã trở lại giá đầu năm 2021.
Thị trường đang trở nên quen thuộc hơn với bình thường mới. Bất cứ khi nào giá tăng nhanh, phải mất một thời gian để thị trường chấp nhận nó như fair value của tài sản, trước khi có thể tăng cao một cách bền vững. Những gì chúng ta đã thấy là tâm lý chờ đợi và vội vàng, khi Bitcoin từng ở mức 10k và mọi người trông đợi nó nhanh lên tới vùng 40k. Nhưng chờ đợi là tất cả những gì chúng ta làm trong năm qua.
Asset class chỉ đang từ từ trưởng thành, mọi người dần quen với những điều bình thường mới, những người nắm giữ lâu dài tiếp tục giữ vững niềm tin của họ. Bạn không thực sự thấy sự bán tháo lớn của những holder dài hạn ở giai đoạn này.
Các chỉ số xã hội (social statistics)
Một điều nữa mà chúng ta có thể xem xét. Ta đã nói về hồi quy logarit, dữ liệu on-chain, ta cũng có thể xem số liệu thống kê xã hội. Chúng cho biết những điều mà dữ liệu on-chain không kiểm tra được. Dữ liệu on-chain thực sự là thông tin về nguồn cung tuyệt vời, nhưng có rất nhiều dữ liệu nguồn cung ngoài chain chưa được xác định. Nếu chúng ta muốn biết thêm về nhu cầu, ta có thể tìm hiểu về nhu cầu là xem xét các chỉ số xã hội.
Hai biểu đồ trên là số người đăng ký mới kênh youtube của Ben và số các nhận xét subreddit crypto mới hàng tuần. Đây là những thứ mà nhiều người có thể không nghĩ đến việc xem lại khi bạn biết tâm lý chung trong ngành. Nhưng các trader nhỏ lẻ không còn như trước, vào đầu năm 2021.
Những người đăng ký mới trên youtube không chỉ kênh của Ben mà còn rất nhiều kênh crypto khác giảm đáng kể. Ngoài ra, các bài đăng mới hoặc nhận xét trên reddit bị giảm đáng kể. Lý do là sau khi bitcoin thay đổi mô hình lớn mới ở mức 64k, bạn sẽ thấy một đợt trở lại của các trader nhỏ lẻ. Đó là một chỉ báo lagging, chúng không thực sự hiển thị cho đến khi có các mức ATH mới.
Vậy một khi bitcoin đạt ATH, ta có thấy sự gia tăng trader nhỏ lẻ hay không?
Về đỉnh thứ cấp 69k xảy ra vào cuối năm 2021, không thực sự thấy sự bùng nổ của trader nhỏ lẻ. Hãy nhìn vào các bình luận mới của subreddit, nó đang trong xu hướng giảm, dù bitcoin đã đạt ATH mới. Những người đăng ký youtube mới có một chút biến động, nhưng nó vẫn chưa duy trì. Vì vậy, đây chỉ là một chỉ báo mà chúng ta có thể xem xét thêm.
Nếu bitcoin quay trở lại mức ATH mới, thì ta có thấy nhiều trader nhỏ lẻ đi kèm không? Họ đang đổ xô trở lại hay nó vẫn còn khá tệ? Và nếu nó suy yếu, đây có thể sẽ không phải là một sự đột phá bền vững trong ngắn hạn. Nhưng nếu trader nhỏ lẻ quay trở lại, ta sẽ tín nhiệm hơn về một sự đột phá bền vững, đi đến xu hướng cao hơn.
Tổng kết dữ liệu Bitcoin
Vì vậy, lấy số liệu xã hội, hồi quy logarit, mở rộng ra asset class, xem xét dữ liệu on-chain là những cách cho bạn biết và hiểu ta đang ở đâu cùng rủi ro liên quan. Hãy tìm hiểu xem bạn có sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đó hay không.
Bài viết được Phan Thị Thu Uyên biên tập từ “How To Make Sense of Bitcoin’s On-Chain Metrics”; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin