Nhiều nhà đầu tư có thể đã nghe nói về hệ sinh thái Polkadot, nhưng khi cố gắng tìm hiểu, họ vẫn không thể hiểu được thuật ngữ riêng biệt của Polkadot. Cho đến nay, việc không thể sàng lọc được thuật ngữ đã khiến nhiều nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội khi Polkadot đã nhanh chóng vươn lên top 5 tiền mã hóa hàng đầu và trở thành một trong những hệ sinh thái blockchain mới nổi thú vị nhất trong ngành.
Nếu vẫn còn đang nghiên cứu về những giải thích trước đây, thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tầm nhìn của Polkadot và những tác động đối với hệ sinh thái nếu dự án thành công.
Chúng tôi trình bày những điểm chính về nguồn gốc, cách hoạt động, điểm mạnh và rủi ro của Polkadot. Tham vọng của Polkadot là rất lớn. Người sáng lập cùng với một cộng đồng lớn các nhà phát triển đã và đang đi đúng hướng để vượt qua mọi thách thức.
Nguồn gốc của Polkadot
Whitepaper đầu tiên của Polkadot được phát hành vào tháng 10 năm 2016, bởi Gavin Wood – người đồng sáng lập Ethereum. Ông được ghi nhận công lao vì đã tạo ra ngôn ngữ lập trình Solidity để xây dựng hợp đồng thông minh và cho ra mắt nền tảng Ethereum. Phần lớn tài liệu trong whitepaper của Polkadot đến từ nghiên cứu ban đầu của Gavin về cách mở rộng quy mô Ethereum.
Khi rời Ethereum vào năm 2016, ông đã thành lập hai tổ chức sẽ tạo ra Polkadot, được gọi là Parity Technologies và Web3 Foundation (W3F). W3F là chi nhánh R&D (nghiên cứu và phát triển) phi lợi nhuận trong khi Parity là công ty phần mềm vì lợi nhuận được W3F ủy quyền phát triển và duy trì Polkadot.
Họ đã gọi vốn được bao nhiêu?
Lịch sử gây quỹ do W3F quản lý, như sau:
- Vào tháng 10 năm 2017, W3F đã tiến hành mở bán private sale Polkadot và huy động được lượng ETH có giá trị 145 triệu USD cho 50% nguồn cung token DOT. Vài tháng sau, do một lỗi kỹ thuật, 98 triệu USD (68%) trong các quỹ ICO đó đã bị khóa vĩnh viễn. Đây không phải là vấn đề đầu tiên của Parity vì họ từng bị hack 350,000 ETH (khoảng 30 triệu USD) vào tháng 7 năm 2017. Nhóm của Polkadot đã thực hiện kế hoạch phát triển của họ với 47 triệu USD còn lại.
- Tháng 6 năm 2019: Web3 Foundation đã bán 500,000 DOT cho các nhà đầu tư tư nhân. Số tiền thực tế huy động được trong vòng này chưa được xác nhận nhưng được đồn đoán là 60 triệu USD, có thể định giá dự án là 1,2 tỷ USD.
- Tháng 7 năm 2020: Polkadot huy động thêm 43 triệu USD (3,982 BTC) trong một đợt private sale với giá 125 USD cho mỗi token (1,25 USD sau khi tái định giá – tìm hiểu thêm về điều này bên dưới).
Việc một dự án token có ba lần private sale là điều hiếm thấy, điều này nói lên nhu cầu từ các quỹ đầu tư và dự án làm việc với Polkadot.
Các quỹ đầu tư nổi tiếng bao gồm Pantera, Placeholder, Three Arrows Capital và Polychain.
Polkadot đang cố gắng thực hiện điều gì?
Polkadot mong muốn trở thành một nền tảng đa chuỗi kết hợp khả năng tương tác và cho phép khả năng mở rộng. Các blockchain hiện tại thường là silos. Ví dụ: không có cầu nối (bridge) thì không thể chuyển thông tin từ blockchain của Bitcoin sang blockchain Ethereum.
Polkadot như một “meta-protocol”, tìm cách kết nối tất cả các blockchain để chúng có thể xử lý thông tin song song. Nói cách khác, mục đích của Polkadot là trở thành một giao thức của các giao thức – một giải pháp Layer0 kết nối tất cả các blockchain Layer1 (ví dụ: Bitcoin và Ethereum) và các ứng dụng của chúng (ví dụ: token ERC-20). Ý tưởng này cũng có thể được coi là một ý tưởng “thực thi đồng thuận”.
Polkadot cũng đã thay thế việc sử dụng “hard fork” để nâng cấp mạng của mình bằng sự kết hợp giữa cập nhật node tự động và quản trị trên chuỗi. Điều này trái ngược với các blockchain như Bitcoin và Ethereum, vốn yêu cầu người dùng phải tích cực điều phối và thực hiện các thay đổi thiết kế giao thức.
Các node không nâng cấp được sẽ không khởi động được mạng lưới. Hầu hết các giao thức có hệ thống quản trị trên chuỗi không khác nhau. Trong khi người dùng có thể biểu hiện sự ủng hộ của họ đối với các đề xuất thay đổi bằng cách sử dụng token, thì các nhà vận hành node phải cập nhật thủ công các thiết lập để chúng vẫn được đồng bộ hóa với mạng.
Polkadot sử dụng mô hình quản trị trên chuỗi tương tự, nơi người dùng có thể bỏ phiếu bằng token của họ để thực hiện các thay đổi. Logic được sử dụng để gọi và thực thi bất kỳ tính năng mới hoặc bản sửa lỗi nằm trong chuỗi, không nằm trong phần mềm máy khách. Việc chạy các bản phát hành phần mềm mới mang lại một số lợi ích về hiệu suất, nên các nhà vận hành node không phải tính toán thủ công cho mỗi lần thay đổi mạng.
Họ có thể chạy phần mềm máy khách cũ mà vẫn đồng bộ với mạng vì các node chỉ đơn giản là thích ứng với logic của chuỗi. Đó là một cách tiếp cận no-node-left-behind (không node nào bị bỏ lại) nhằm ngăn chặn blockchain Polkadot khỏi bị phân mảnh bất ngờ, điều vốn có thể gây tai hại cho mạng quản lý đồng thuận đa chuỗi.
Liên tưởng: Một cách giải thích việc nâng cấp Polkadot so với các phương pháp truyền thống là so sánh việc nhận được thanh toán qua séc với tiền gửi trực tiếp. Khi ai đó chọn séc thì phải gửi tiền vào tài khoản ngân hàng theo cách thủ công, nếu không tiền sẽ không bao giờ đến. Với hình thức gửi tiền trực tiếp, mọi người có thể yên tâm thu nhập sẽ chuyển về tài khoản ngân hàng của họ mà không cần phải mất nhiều công sức tham gia vào quá trình này.
Cuối cùng, Polkadot hướng đến mục tiêu phí rẻ nhưng an toàn cho các blockchain và ứng dụng mới ra mắt. Khung phát triển của Polkadot được gọi là “Substrate”, là một khuôn khổ xây dựng blockchain dành cho lập trình viên.
Substrate là mô-đun, vì các nhà phát triển có thể chọn thủ công từ danh sách các khối xây dựng được tạo sẵn (gọi là pallet) để xây dựng một blockchain mới trên Polkadot. Khả năng tùy chỉnh này cho phép các dự án tối ưu hóa chuỗi của họ cho các mục đích sử dụng hoặc lĩnh vực cụ thể (chẳng hạn như DeFi, Bảo mật, Stablecoin, Oracle, Thanh khoản, …vv). Nó cũng cho phép các chuỗi Polkadot thích ứng với nhu cầu của nhà phát triển.
Ví dụ: Substrate có mô-đun Máy ảo Ethereum (EVM). Mặc dù ngôn ngữ cơ sở của Substrate là Rust, nhưng mô-đun EVM sẽ mở ra cánh cửa để các nhà phát triển chuyển các hợp đồng Solidity của Ethereum sang các blockchain Polkadot.
Liên tưởng: Giống như một thiết bị chỉnh nhạc, Substrate cho phép các lập trình viên drag-and-drop (kéo và thả) sự đồng thuận của blockchain. Hay nói cách khác, nó giống như một bộ chỉnh âm với các nút xoay để tăng hoặc giảm các tính năng nhất định
Làm cách nào để Polkadot thực hiện được điều này?
Relay Chain
Để hiểu cách thức hoạt động, chúng ta hãy xem cấu trúc của Polkadot. Về cơ bản, nó là một loạt các blockchain kết nối với một layer cơ sở. Những chuỗi liên kết với nhau này được gọi là “Parachain” (viết tắt của chuỗi Parellel (song song) vì chúng chạy song song) và tất cả chúng đều kết nối vào một mạng gọi là Relay Chain.
Relay Chain là trung tâm của hệ sinh thái Polkadot. Nó quản lý các validator của Polkadot và điều phối bảo mật cho các Parachain đang hoạt động. Relay Chain đơn giản nhưng có chủ ý so với Parachain. Nó không hỗ trợ phát triển ứng dụng và không nên nhầm lẫn với nền tảng hợp đồng thông minh. Thay vào đó, nó phục vụ ba vai trò chính yếu trong hệ sinh thái Polkadot: bảo mật, khả năng tương tác và quản trị.
- Bảo mật: Relay Chain quản lý tất cả các validator trong hệ thống Proof-of-Stake (PoS) của Polkadot. Nếu ai đó đang stake DOT, họ đang stake trên Relay Chain. Validator của Polkadot giúp bảo mật và xử lý các giao dịch cho cả lớp mạng trung tâm (core layer) và các parachain hoạt động.
- Parachain về cơ bản đang thuê bảo mật do các validator và staker cung cấp. Parachain sẽ không cần khởi động bộ validator mà vẫn đủ an ninh kinh tế để ngăn những kẻ tấn công. Thay vào đó, mỗi người sẽ nhận được phần bảo mật do Relay Chain cung cấp (việc bảo mật được chia sẻ thêm bên dưới).
- Khả năng tương tác: Relay Chain cũng là lớp giao tiếp trung tâm cho tất cả các parachain. Nó sẽ định tuyến và xác thực thông tin được chuyển giữa các parachain khác nhau để đổi lấy phí. Toàn bộ hệ thống giống như cách Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Providers – ISPs) cung cấp quyền truy cập Internet cho người dùng. Trong trường hợp này, Relay Chain hoạt động như ISPs và các parachain hỗ trợ các ứng dụng người dùng cuối.
- Quản trị: Relay Chain chứa hệ thống quản trị trên chuỗi của Polkadot. Tất cả các đề xuất Polkadot và các thay đổi mạng được chủ sở hữu DOT chấp thuận sẽ được xử lý trên Relay Chain. Mặc dù mỗi parachain có một hệ thống quản trị độc lập, nhưng các quyết định do lớp quản trị trung tâm thực hiện có thể tác động đến tất cả những chuỗi được kết nối. Các nhóm Parachain sẽ có khả năng đóng một vai trò tích cực trong hệ thống quản trị trên chuỗi của Polkadot.
Liên tưởng: “Relay Chain” là trái tim đang đập ở phần trung tâm của nhím biển. Các Parachain là các gai, các chuỗi riêng biệt được kết nối với trung tâm, giống như một plug-in. Mỗi gai (còn được gọi là phân đoạn) có thể hoạt động khác nhau và có các đặc điểm khác nhau nhưng toàn bộ hệ thống được kết nối với nhau.
Mỗi parachain giống như core của máy tính dành riêng để chạy một tác vụ duy nhất.
Parachain và Parathread
Có thể có hơn 100 Parachain khác nhau được kết nối với Relay Chain. Các chuỗi này thuộc hai loại chính:
- Chuỗi Layer-1: Mỗi parachain có thể cung cấp một chức năng chính dành riêng cho ứng dụng hoặc chúng có thể cung cấp một nền tảng chung để phát triển ứng dụng như Ethereum. Ví dụ: một số parachain sẽ được tùy chỉnh cho các trường hợp sử dụng khác nhau như token bảo mật, trao đổi phi tập trung hoặc gaming.
- Điều này là vì cùng một chức năng sẽ tối ưu hóa các yêu cầu tương tự bao gồm cả quản trị. Relay Chain của Polkadot cũng không hỗ trợ hợp đồng thông minh; do đó, hệ sinh thái sẽ yêu cầu các chuỗi đóng vai trò là nền tảng phát triển ứng dụng chung. Các vị trí parachain này được mua thông qua quy trình đấu giá (giải thích bên dưới) và được quản lý bởi các dự án vì lợi nhuận. Parachain có token của riêng mình và mỗi token có thể tạo ra một khối cho mỗi khối Relay Chain.
- Common Goods Chains: Các chuỗi này thường sẽ bao gồm các cầu nối với các mạng Layer 1 hiện có như các blockchain công cộng hoặc riêng tư (như: chính phủ, công ty hoặc tập đoàn tư nhân). Một vị trí “Common Goods” Parachain được trao miễn phí thông qua một cuộc bỏ phiếu quản trị vì chúng hữu ích cho hệ sinh thái Polkadot.
- Ví dụ: một cầu nối Bitcoin hoặc Solana giúp mang lại tính thanh khoản và cơ sở người dùng hiện có cho hệ sinh thái Polkadot. Interlay và ChainX đang bắc cầu với Bitcoin trong khi Snowfork, ChainSafe và Centrifuge đang bắc cầu với Ethereum.
Liên tưởng: Có những “Common Goods” Parachain được trao miễn phí để trợ giúp mạng lưới. Ví dụ: khi mua iPhone, bạn sẽ được lập trình sẵn các ứng dụng Mail, Apple Maps, Stocks và Health.
Các dự án khác muốn có Parachain phải đấu thầu trong những cuộc đấu giá. Vì vậy, Google Maps cố gắng giành chiến thắng trong cuộc đấu giá để giành được parachain. Như thế, người dùng có thể sử dụng ứng dụng chuyên biệt (Google Maps), khi nó bị lỗi hoặc biến mất, người dùng vẫn có thể truy cập vào tất cả các chức năng cơ bản thông qua các ứng dụng được lập trình trước đó.
Tại sao dự án phải trả tiền để trở thành Parachain? Có hai lợi thế rõ ràng khi tham gia vào Relay Chain thay vì khởi chạy một chuỗi độc lập: an ninh kinh tế và khả năng tương tác được tích hợp sẵn.
Không giống như các blockchain Layer-1 khác, Parachain không cần tốn thời gian và tiền bạc để thiết lập một bộ validator và xây dựng đầy đủ an ninh kinh tế để ngăn các cuộc tấn công với chi phí cao. Thay vào đó, họ có thể outsource các nhu cầu bảo mật của mình trên Relay Chain và tập trung vào việc phục vụ người dùng cuối.
Mô hình Parachain lý tưởng cho phép các nhà phát triển tạo ra các blockchain Layer-1 mới mà không yêu cầu số vốn trả trước lớn.
Nhược điểm của việc cho phép tối đa 100 chuỗi chia sẻ an ninh kinh tế được cung cấp bởi các validator của Polkadot là một vấn đề nếu có cuộc tấn công vào Polkadot, nó có thể phá hủy toàn bộ hệ thống. Cũng có khả năng tổng giá trị của Parachain vượt quá giá trị bảo mật do Polkadot cung cấp, điều này có thể sẽ mở ra một cuộc tấn công.
Tuy nhiên, việc có đủ DOT để khởi động một cuộc tấn công sẽ rất khó khăn nếu các validator và Parachain liên kết hầu hết nguồn cung.
Về khả năng tương tác, các Parachain sẽ giao tiếp và truyền thông tin với nhau bằng cách sử dụng Relay Chain làm bộ định tuyến thông tin.
Ví dụ: mạng lưới oracle phi tập trung của Chainlink có một parachain chuyên dụng. DeFi Độc lập hoặc Parachain Nhận dạng có thể truy vấn dữ liệu ngoài chuỗi (ví dụ: chữ ký kỹ thuật số dựa trên danh tính hoặc tuyên bố xác minh) bằng cách gửi yêu cầu đến các oracle của Chainlink thông qua Relay Chain. Người dùng phải trả phí cho validator khi chuyển dữ liệu ra ngoài Parachain và vào Relay Chain.
Việc sử dụng parachain di chuyển các yêu cầu lưu trữ và tính toán ra khỏi lớp mạng trung tâm. Trong khi Ethereum lưu trữ vĩnh viễn mọi hợp đồng thông minh và tương tác mạng, thì Relay Chain của Polkadot chỉ lưu trữ và xử lý các đoạn thông tin mà nó nhận được từ các parachain. Parachain sẽ xử lý phần lớn hoạt động của người dùng, nhờ đó Relay Chain tương đối hiệu quả về mặt lưu trữ.
Nếu thiết kế của Polkadot hiệu quả, thì Polkadot có thể tăng số vị trí parachain lên hơn 100 mà không làm giảm hiệu suất đáng kể. Việc chuyển hoạt động sang các parachain tạo chỗ cho nhiều parachain hơn trong hệ thống (cho đến một thời điểm) mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ sinh thái.
Parathread là một loại Parachain phụ, gửi thông tin định kỳ đến Relay Chain với chi phí cố định. Trong khi Parachain vẫn kết nối với Relay Chain khi đang chiếm giữ vị trí, thì Parathread thanh toán cho các đảm bảo an ninh của Polkadot khi cần. Mối quan hệ giữa Parathread và Relay Chain giống như mô hình pay-as-you-go (dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu) sẽ rẻ hơn so với việc mua một vị trí parachain.
Ví dụ: một công ty dự báo thời tiết chỉ cần kiểm tra dữ liệu lượng mưa 24 giờ một lần hoặc một công ty bảo hiểm chỉ cần xử lý yêu cầu bồi thường 12 giờ một lần. Trong hai trường hợp trên, thanh toán cho một vị trí parachain (cho phép dự án đạt được một khối giao dịch sau sáu giây) sẽ không tiết kiệm chi phí.
Liên tưởng: Nếu “Relay Chain là trái tim đang đập ở phần trung tâm của nhím biển và “Parachain” là gai, thì “Parathread” là những sợi lông trên mỗi gai.
Parachain giống như việc đăng ký thuê bao di động trả trước. Còn Parathread giống như tùy chọn pay-as-you-go, nơi bạn trả tiền cho những gì bạn sử dụng.
Làm cách nào để một dự án có thể trở thành một parachain?
Các cuộc đấu giá Parachain vẫn chưa bắt đầu (được đoán là vào mùa hè năm nay), nhưng khi diễn ra, các dự án có thể dùng DOT làm tài sản thế chấp để thực hiện đấu thầu nhằm đảm bảo vị trí Parachain trong thời gian từ sáu tháng đến hai năm.
Số tiền này có thể là từ ngân quỹ của chính dự án, nguồn vốn tư nhân hoặc từ DOT mà cộng đồng cho vay. Để khuyến khích cộng đồng, dự án có thể phát hành các token gốc để giao dịch. Đây được gọi là Crowdloan, là sự thay thế của Polkadot cho ICO. Các DOT được ủy quyền này bị khóa trong Relay Chain và nhóm parachain sẽ không bao giờ động vào. Sau đó, DOT được trả lại sau khi hết thời gian đấu giá vị trí parachain.
Mỗi vị trí parachain sẽ dần được đấu giá cho các dự án, sử dụng “Đấu giá theo nến (candle auction)” để chọn ngẫu nhiên một thời điểm trong khoảng thời gian đã biết. Dự án có nhiều DOT nhất tại thời điểm đó sẽ thắng cuộc đấu giá. Điều này dùng để ngăn chặn việc đặt giá thầu nhanh vào phút cuối như bạn từng thấy trên eBay.
Một số dự án muốn trở thành người đầu tiên giành được Parachain trong khi những dự án khác lại muốn chờ đợi. Các Parachain đầu tiên có lợi thế của người dẫn đầu. Ví dụ: nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên ra mắt dưới dạng Parachain sẽ trở thành lựa chọn bắt buộc (và là lựa chọn duy nhất) cho các nhà phát triển ứng dụng đang tìm cách xây dựng trên chuỗi dựa vào Substrate.
Như chúng ta thấy, với Ethereum, hiệu ứng của hệ sinh thái và mạng lưới nhà phát triển trong crypto rất mạnh mẽ. Nền tảng có nhiều dự án và người dùng tích cực nhất có thể trở thành nền tảng có giá trị nhất.
Tuy nhiên, những dự án dẫn đầu sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn khi cố gắng thu hút các nhà phát triển và người dùng khi phần còn lại của mạng lưới khan hiếm. Các parachain dành riêng cho ứng dụng (hoặc các dự án ít được biết đến) sẽ hưởng lợi khi chờ cho đến khi cơ sở người dùng được xác định rõ ràng và tương tác cross-chain tiềm năng xuất hiện.
Lợi thế tiềm năng khác để chờ đợi là mức giá thấp hơn cho các vị trí Parachain. Các khoản huy động vốn cộng đồng đầu tiên sẽ thu hút nhiều sự chú ý từ những người nắm giữ DOT và các vị trí parachain đầu tiên này có thể sẽ được trả nhiều tiền hơn (bằng cách buộc phải có nhiều DOT hơn hoặc phân phối tỷ lệ phần trăm lớn hơn nguồn cung token gốc cho người cho vay).
Những dự án đến sau có thể mua bằng việc đảm bảo một vị trí với chi phí thấp hơn nếu nhu cầu về các khoản vay từ cộng đồng giảm xuống. Tuy nhiên, các dự án không nên chần chừ quá lâu khi mua vị trí vì số lượng Parachain mà Relay Chain hỗ trợ là hữu hạn. Những người chậm trễ có thể sẽ buộc phải trả nhiều hơn cho một vị trí Parachain vì Polkadot gần đạt đến dung lượng parachain tối đa.
Thời gian sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của dự án để có được vị trí parachain.
Liên tưởng: Khi là người đi đầu tiên bạn sẽ được hưởng lợi, ví dụ như nền tảng Amazon. Tuy nhiên, nếu bạn là người đầu tiên tham dự một bữa tiệc, bạn sẽ không có ai để nói chuyện cùng. Bạn phải đợi người khác đến.
Token DOT dùng để làm gì?
DOT có một số công dụng chính bao gồm liên kết, staking, quản trị và dùng làm phí giao dịch.
- Liên kết: như đã đề cập ở trên, nếu muốn bảo đảm sở hữu một parachain, các dự án phải cam kết bằng DOT. Nếu các dự án không muốn có parachain nữa, DOT sẽ được mở khóa và trả về.
- Staking: Đây là điều quan trọng đối với sự đồng thuận trên Relay Chain. Validator stake DOT để có cơ hội tạo các khối mới trên Relay Chain lõi. Điều này khuyến khích hành vi tốt vì những validator gian lận sẽ bị cắt giảm cổ phần. “Nominator” (những người tham gia stake) chọn những validator trên mạng lưới mà họ muốn góp DOT. Họ stake DOT trên tối đa 16 validator và kiếm được phần thưởng khối của validator.
- Phí giao dịch: DOT dùng làm phí để chuyển dữ liệu đến Relay Chain. Điều này cũng có thể được thực hiện bằng token gốc của parachain.
- Quản trị: DOT dùng để bỏ phiếu trên chuỗi cho các nâng cấp, thay đổi phí mạng, quy tắc đấu giá để có được parachain và các đề xuất khác. Ví dụ: đã có một cuộc bỏ phiếu được thông qua với 86% ủng hộ việc rebase DOT lên 100 lần vào tháng 8 năm 2020, khi đó 10 triệu DOT thành 1 tỷ DOT.
Ai là người nắm giữ DOT?
- Các đội ngũ dự án muốn có parachain sẽ phải cam kết đủ DOT và/hoặc nhờ cộng đồng ủy thác DOT cho họ để đạt được số tiền tối thiểu nhằm giành được vị trí parachain. Điều này nghĩa là cả đội ngũ, người dùng và cũng có thể là những người ủng hộ các dự án đó cần đến DOT
- Parachain sẽ phải tích lũy DOT (thông qua người dùng của họ) để trả phí giao dịch khi gửi dữ liệu
- “Fisherman” stake DOT để giám sát động thái của validator và collator, họ sẽ được thưởng nếu xác định được bất kỳ thông tin nào sai lệch
- Quyền biểu quyết: Đối với quản trị trên chuỗi, DOT yêu cầu chúng ta phải có tiếng nói về tương lai của blockchain. W3F nói rằng họ sẽ không tham gia vào quản trị trừ khi cần phải có một cuộc bỏ phiếu quyết định.
Việc biểu quyết của Polkadot hoạt động thế nào?
Việc biểu quyết được thực hiện bởi tất cả các chủ sở hữu DOT, Polkadot Council (Hội đồng Polkadot -13 thành viên được bầu) và Polkadot Technical Committee (Ủy ban kỹ thuật Polkadot). Có xác định ngưỡng bỏ phiếu tối thiểu tùy thuộc vào tỷ lệ cử tri bỏ phiếu.
Bất kỳ ai cũng có thể đề xuất sáng kiến nếu muốn được Polkadot Treasury (Ngân quỹ Polkadot) góp vốn (chi tiết bên dưới), nhưng họ phải đóng góp 5% tổng số DOT mà dự án sẽ chi trả (tối thiểu 100 DOT). Nếu được chấp nhận, 5% sẽ được trả lại và dự án sẽ được tài trợ. Nếu bị từ chối, DOT sẽ bị đốt.
Phải thừa nhận rằng đây là một áp lực tương đối lớn với người đề xuất nếu họ muốn Ngân quỹ tài trợ cho sáng kiến. Cuộc biểu quyết đầu tiên là bỏ phiếu cho việc tái định giá 100:1, với tỷ lệ cử tri bỏ phiếu là một phần ba ngay cả khi W3F và Parity Technologies bỏ phiếu trắng.
Một trong những điều không rõ ràng về Polkadot là các sự kiện gây tranh cãi được hoàn tác, làm ảnh hưởng các thuộc tính bất biến của Polkadot.
Vào tháng 9 năm 2020, có một đề xuất gây tranh cãi về việc khôi phục cổ phần bị cắt giảm của validator đã hoạt động ngoại tuyến trong 14 giờ. Tình cờ, validator này được đặt tên là Web3Italy nhưng hoàn toàn không liên quan đến W3F. Trong khi một thành viên của W3F nói rằng anh ta sẽ bỏ phiếu chống lại đề xuất này nhưng nó vẫn được cộng đồng thông qua.
Trong DeFi, có vài cuộc tấn công nghiêm trọng trong năm. Một số người tin rằng việc tấn công diễn ra công bằng trong các cấu trúc được thiết lập bởi hợp đồng thông minh, trong khi những người khác lại nghĩ rằng các sự kiện này có ẩn khuất. Trong những trường hợp gây tranh cãi thế này, họ đặt ra một tiền lệ rằng nếu bất kỳ điều gì cũng có thể hoàn tác khi bỏ phiếu thành công thì các giao dịch có thể bị vô hiệu hóa.
Polkadot làm cách nào giải quyết những bất đồng để tránh hard fork?
Thông thường, khi có các bản cập nhật lớn hoặc gây tranh cãi đối với một blockchain, cần phải có một đợt fork. Mã code mới được triển khai và các node phải đồng ý chạy với mã code mới. Nếu họ không làm như vậy, thì cộng đồng sẽ bị chia rẽ bởi một đợt hard fork.
Với Polkadot, các blockchain có thể cập nhật thông qua cơ chế bỏ phiếu trên chuỗi được tích hợp trong Relay Chain. Người tham gia có thể bỏ phiếu về việc nâng cấp và bảo mật mạng. Ngay cả các Parachain cũng có cơ chế quản trị riêng – đó là lý do tại sao nên chuyên môn hóa theo từng trường hợp sử dụng.
Nguồn cung DOT và Tokenomic
Phát hành
Polkadot không có giới hạn về nguồn cung. Mạng lưới sẽ phát hành phần thưởng staking vĩnh viễn để khuyến khích người dùng stake và bảo đảm đền bù chi phí cao nếu Relay Chain bị tấn công. Có 10% lạm phát hàng năm để staker và validator đóng góp tài nguyên cho bảo mật mạng lưới. Trong khi tỷ lệ lạm phát là ổn định, thì số lượng token mới phát hành mà validator nhận được là linh động và phụ thuộc vào số lượng DOT đã stake.
Validator sẽ nhận tất cả DOT vừa được mint nếu 50% DOT đang được stake. Nếu số lượng stake thực tế khác “giá trị mục tiêu” (cao hơn hoặc thấp hơn), thì tỷ lệ phần thưởng dành riêng cho validator sẽ thay đổi để khuyến khích người dùng stake (nếu thấp hơn) hoặc unstake và tìm lợi nhuận ở nơi khác (nếu cao hơn). Lượng phát hành mới không đến validator sẽ được chuyển đến ngân quỹ.
Đốt token
1% của bất kỳ Ngân quỹ nào không được chi tiêu trong 24 ngày của ngân sách sẽ bị đốt. Số lượng stake liên quan đến đề xuất quản trị khi bị từ chối cũng sẽ được đốt.
Token bị khóa
Khi validator staking, họ đang khóa DOT để kiếm một phần trong số phần thưởng khối đó.
Các dự án và cộng đồng ủy quyền DOT cho các dự án phải liên kết các DOT của họ để đảm bảo quyền kiểm soát đối với parachain đó.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, 63% tổng số DOT lưu hành đang được stake trên mạng lưới.
Sàn giao dịch nào tiếp theo sẽ niêm yết Polkadot?
Huobi, OKEx, Binance và Kraken đã sớm niêm yết Polkadot. Huobi cũng tạo ra quỹ phát triển trị giá 5 triệu USD và Binance là quỹ 10 triệu USD để hỗ trợ các dự án crypto xây dựng trên Polkadot.
Mọi sự chú ý đang hướng về Coinbase. Vào tháng 9 năm 2019, sàn giao dịch lớn nhất ở Hoa Kỳ cho biết rằng họ đang cân nhắc niêm yết DOT và bộ phận lưu ký đã hỗ trợ phần thưởng staking DOT và Polkadot.
Ngân quỹ Polkadot hoạt động thế nào?
Ngân quỹ tài trợ cho các dự án và sáng kiến trong hệ sinh thái. Yêu cầu tài trợ phải được phê duyệt bởi Hội đồng Polkadot. Ngân quỹ hiện đang nắm giữ hơn 12 triệu DOT. Thiết lập quy mô tăng khoảng 1,6 triệu DOT mỗi năm, được tài trợ từ một phần trong đợt phát hành 10% hàng năm của Polkadot. Theo giá hiện tại, Ngân quỹ trị giá khoảng 400 triệu USD.
Bên cạnh việc phát hành mới, Ngân quỹ cũng tích lũy DOT từ một phần phí mạng, bất kỳ khoản stake nào bị cắt giảm từ những validator và collator thiếu sự hợp tác thì phí được trả bởi Parathread. Việc ước tính tích lũy vào Ngân quỹ rất phức tạp vì Ngân quỹ có thể nhận được nhiều hơn khi có quá ít hoặc quá nhiều khoản staking.
Năm ngoái, Ngân quỹ Polkadot đã góp vốn cho 23 đề xuất trị giá 118,466 DOT. Riêng vào năm 2020, quỹ của Web 3 Foundation đã tài trợ cho hơn 200 dự án.
Kusama là gì và tại sao nó tồn tại?
Kusama cũng là một mạng có thể mở rộng gồm các blockchain chuyên biệt được xây dựng bằng Substrate và gần giống mã nền tảng như Polkadot. Kusama đôi khi được gọi là “canary network” vì nó là một mạng có giá trị thấp hơn Polkadot và có thể báo hiệu lỗi với các tính năng mới trước khi chúng được triển khai trên Polkadot.
Tương tự như Polkadot, Kusama có token gốc KSM và nó chưa khởi động các cuộc đấu giá Parachain, nhưng được đồn đại là vào tháng 3 năm 2021.
Nhiều blockchain có testnet không mang giá trị tiền bạc. Lý do Polkadot chọn làm trung gian giữa testnet và mainnet là vì việc quản trị và bỏ phiếu không thể được diễn ra trong một testnet vô giá trị (không có kết quả mang lại lợi nhuận). Do đó, để thực sự mô phỏng việc bỏ phiếu, Kusama tạo các tiêu chuẩn tham gia thấp hơn, cho phép quản lý và nâng cấp quy trình nhanh chóng, nhưng khuyến khích cộng đồng hành động thực tế.
Mạng lưới là một môi trường phát triển thử nghiệm cho các đội ngũ muốn lặp lại quy trình nhanh chóng để chuẩn bị triển khai trên Polkadot. Thời gian bỏ phiếu của Kusama (quản trị trên chuỗi) là bảy ngày, nhanh hơn bốn lần so với 28 ngày của Polkadot. Việc chấp nhận rủi ro và tính nhanh nhẹn của Kusama cho thấy cộng đồng đã phát triển độc lập với Polkadot.
Cuối cùng, có hai blockchain nghĩa là đối với cùng một lượng công việc, các nhà phát triển có thể ra mắt gấp đôi lượng token và được tài trợ gấp đôi. Ví dụ, đội ngũ đứng sau Acala (được đồn rằng sẽ đấu thầu cho Polkadot parachain đầu tiên) sẽ ra mắt Karura trên Kusama. Mặc dù Polkadot không coi mình là đối thủ cạnh tranh với các blockchain khác, nhưng đây là một gói kích thích kinh tế để thu hút các nhà phát triển.
Liên tưởng: Polkadot là Major League Baseball (Liên đoàn Bóng chày Mỹ) và Kusama là Minor League (Các giải đấu nhỏ).
Hai hệ sinh thái cũng sẽ là cầu nối, vì vậy sẽ hợp lý khi các token của cùng một dự án có tên khác nhau để tránh nhầm lẫn.
Vậy Polkadot có mạng thử nghiệm không?
Việc kiểm tra được thực hiện trên các mạng thử nghiệm gọi là Westend hoặc Rococo. Rococo là mạng thử nghiệm parachain và Westend là mạng thử nghiệm chung tương tự như Ropsten (mạng thử nghiệm của Ethereum). Quy trình parachain điển hình sẽ bắt đầu với Rococo trước khi chuyển sang mạng chính Kusama và kết thúc bằng việc triển khai tới mạng chính Polkadot.
Những rủi ro chính xung quanh Polkadot là gì?
Các quy định
- Rủi ro bên ngoài lớn nhất đối với Polkadot là giống vụ kiện giữa Ripple và SEC. Các vòng gọi vốn đáng chú ý của Polkadot diễn ra bên ngoài Hoa Kỳ. Vào tháng 10 năm 2020, Polkadot đã công bố cơ chế huy động vốn từ cộng đồng được gọi là Initial Parachain Offerings (Đợt chào bán Parachain đầu tiên) (IPOs). Tuy nhiên, tên này nghe có vẻ giống một đợt IPO chứng khoán, vì vậy họ đã đổi tên thành Crowdloan.
Cạnh tranh
- Polkadot đang cạnh tranh về nhà phát triển và người dùng. Mặc dù Polkadot không phải là một nền tảng hợp đồng thông minh như Ethereum, Solana hoặc Cardano, nhưng chắc chắn họ đang cạnh tranh để giành được mindshare (thước đo mức độ phổ biến) từ cùng một cơ sở người dùng và nhóm nhà phát triển.
- Những nhà phát triển muốn xây dựng dự án trên Parachain phải đợi Parachain có chức năng thích hợp để khởi chạy. Do đó, đội ngũ có thể phát triển ứng dụng của họ trên một nền tảng khác thay vì đợi Polkadot kích hoạt chức năng Parachain đầy đủ.
Hệ sinh thái Polkadot
- Sự chậm trễ: Các cuộc đấu giá parachain vẫn chưa ra mắt. Đây là một nâng cấp phức tạp về mặt kỹ thuật có thể gặp phải sự chậm trễ hơn nữa.
- Ví: Trong dự án Polkadot, không rõ DOT được phân phối như thế nào giữa các nhà đầu tư private sale và cá voi. Cũng không biết quỹ crypto hoặc dự án hệ sinh thái nào sở hữu nhiều DOT nhất
- Lạm phát: Lịch phát hành token hiện đang rất gay gắt. Rất khó để dự đoán có bao nhiêu DOT mới được mint sẽ được lưu hành.
Lỗi: Như đã đề cập ở trên, một trong những sản phẩm đầu tiên của Parity Technologies đã khiến người dùng bị mất tiền do một lỗi và sau đó là một vụ tấn công. Đội ngũ và ngân quỹ hiện đã phát triển hơn và Polkadot tin rằng những trục trặc ban đầu của nhà phát triển chỉ là quá khứ. Dự án cũng được góp vốn nhiều, điều này cho phép khả năng chi trả cho các cuộc kiểm tra bảo mật bên thứ ba.
Bài viết được bạn Hồng Mai thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Polkadot Primer” của tác giả Mira Christanto & Wilson Withiam, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin