Portal DeFi là một nền tảng kết hợp tốt nhất của Bitcoin và Layer 2
- Với Portal, DeFi trở nên không thể thay đổi (uncensorable), ngang hàng (peer to peer) và tối thiểu hoá sự tin cậy (trust minimized)
- Portal swaps chuyển việc thực thi các cross-chain contract sang Layer 2 và Layer 3, cho phép tốc độ và tính thanh khoản (liquidity) của các lựa chọn thay thế centralized với sự đảm bảo tối thiểu hoá độ tin cậy (trust minimized) của Bitcoin. Hơn nữa, các giao dịch này nhanh và rẻ hơn nhiều cho với các giao dịch trên Layer 1.
- Dự án Portal được xây dựng trên thị trường dữ liệu và tính toán Fabric (market for data and computation) – một thị trường miễn phí cho các dịch vụ DeFi. Công nghệ swap atomic (hoán đổi nguyên tử) của Portal layer 2 và layer 3 có thể được sử dụng cho thị trường này
Portal Defi là gì?
Portal Defi là một nền tảng DeFi kết hợp tốt nhất của Bitcoin và Layer 2. Với Portal, DeFi trở nên ko thể thay đổi (uncensorable), ngang hàng (peer to peer) và tối thiểu hoá sự tin cậy (trust minimized).
Cũng giống như các thuộc tính cơ bản của Bitcoin, Portal swaps chuyển việc thực thi các cross-chain contract sang Layer 2 và Layer 3, cho phép tốc độ và tính thanh khoản (liquidity) của các lựa chọn thay thế centralized với sự đảm bảo tối thiểu hoá độ tin cậy (trust minimized) của Bitcoin. Hơn nữa, các giao dịch này nhanh và rẻ hơn nhiều cho với các giao dịch trên Layer 1.
Dự án Portal được xây dựng trên thị trường dữ liệu và tính toán Fabric (market for data and computation) – một thị trường miễn phí cho các dịch vụ DeFi. Công nghệ swap atomic (hoán đổi nguyên tử) của Portal layer 2 và layer 3 có thể được sử dụng cho thị trường này.
Với mục tiêu là thay thế mô hình server web vốn có xu hướng tập trung hoá theo thiết kế và kết cấu bằng một thị trường miễn phí cho data và computation. Fabric, giao thức cơ bản Portal sử dụng để mở rộng chức năng của Bitcoin ngày nay mà không cần bất kỳ một BIPs (Minter Network) nào.
Vấn đề đặt ra?
“DeFi” ngày nay đã được chứng minh là không “decentralized” – vì vẫn có sự tham gia của các bên thứ 3, cần sự tin tưởng để giữ tiền của người dùng, các hệ thống vẫn tồn tại những lỗ hổng không rõ ràng gây mất tiền của người dùng, và quyền riêng tư của cá nhân hoàn toàn bị bỏ qua khi lịch sử các giao dịch on-chain được ghi lại và công khai.
Giải pháp Portal Defi đưa ra
Ngược lại, Portal là P2P layer trên Bitcoin, cho phép trao đổi thực sự tự chủ. Từ lựa chọn spot market đến quyền chọn (options), lending và borrowing, Portal mở ra tiềm năng của Bitcoin để thực sự Decentralized Finance.
Điều gì khiến Portal trở nên độc đáo
Người dùng Portal có thể kiếm được Bitcoin (và các loại cryptocurrencies khác) bằng cách đóng vai trò là “facilitators- người hỗ trợ” cho các trader trên thị trường bằng cách sử dụng “Portal Swap Protocol”, một công nghệ off-chain mạnh mẽ giúp bảo mật dữ liệu giao dịch. Protocol đảm bảo các thuộc tính sau:
- Fairness (“Priced Optionality”) – Công bằng (Giá quyền chọn): Traders trả một mức giá thị trường hợp lý trong suốt thời gian của ưu đãi swaps, đảm bảo không có “free option” nào được cung cấp cho đối tác, một vấn đề gây khó khăn cho các giao thức atomic swap khác. Trong Portal, mọi thứ đều là thị trường, bao gồm tổng hợp orderbook.
- Facilitation (Tạo điều kiện thuận lợi): Các thành viên trong mạng lưới được khuyến khích về mặt kinh tế để hỗ trợ các người dùng ngang hàng khác trong việc tăng cường kết nối của họ với network, đảm bảo chi phí thấp, hiệu quả cao của định tuyến thanh khoản (liquidity routing). Bằng cách cung cấp tài nguyên của họ (trái phiếu quỹ – capital bonds, lưu trữ dữ liệu, xác thực và thậm chí là tính toán cho mục đích chung), các network nodes kiếm được “round token”, có thể đổi lấy một phần phí tích lũy của network.
- Trust-minimization (Giảm thiểu sự tin cậy): Contracts trong Portal là sự tự chủ (self-sovereign), nghĩa là bạn và chỉ bạn mới có quyền kiểm soát tài sản của mình. Sử dụng một tính năng của Bitcoin được gọi là “point time-locked contracts” Portal đảm bảo bạn duy trì quyền kiểm soát đối với các khoản tiền được cung cấp trong giao dịch, ngăn ngừa rủi ro đối tác và mất tiền.
Các kênh truyền thông của Portal Defi
Website: https://portaldefi.com/
Twitter: https://twitter.com/portal_finance
Medium: https://medium.com/@Portal_team
Telegram: https://t.me/portalgroupchat
Announcements: https://t.me/getportal
Portal Defi Team
Team của Port là đội ngũ thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain và cryptocurrency.
Nổi bật là Co-Founder, CEO Eric Martindale, người có hơn 10 năm trong thị trường này, Head of Open Source tại Blockstream, Engineering tại BitPay, Adsior của Lemiscap…
COO Jack Mills, Kỹ sư tại ĐH Stanford, là người có kinh nghiệm chuyên môn phong phú khi đóng vai trò quan trọng trong: Ecosystem and Architecture tại CasperLabs, Director of Enterprise Platforms Lab tại Intel, VP of Research and Development tại Appgenesys, Founder và CTO của Học viện Locke-Rand, VP and Board of Director tại Salvus Group, Founder and CEO của GoalWerks Inc., VP tại Aditazz, v.v.
Co-Founder, CMO Geoge Burke, là người có hơn 8 năm kinh nghiệm về Cryptocurrency và Blockchain, tự hào khi có kinh nghiệm chuyên môn khi có 3 lần xuất hiện trong các công ty starups P2P, bao gồm: nền tảng đầu tiên về “ebook lending service” eBookFling, club cho thuê sách “Netflix-style” đầu tiên BookSwim, và sàn giao dịch Bitcoin Crypto Street…
Co-Founder, Products Dr.Chandra Duggirala với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về thế giới kinh doanh và chuyên môn trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Là Tiến sĩ Vật lý sinh học, từ năm 2008 đến nay, là Founder tại Novobionics Inc, CEO tại tryFuel.com. Hiện tại đảm nhiệm Co-Founder & CEO tại FounderPool và là Chairman của Portal Project.
Co-Founder, CTO Manoj Duggirala, Kỹ sư tại ĐH Stanford, là một doanh nhân, nhà công nghệ và angel investor dày dặn kinh nghiệm, với sở trường là hiểu được các xu hướng thay đổi trong công nghệ, thị trường và xu hướng kinh tế xã hội, đồng thời hình dung ra các sản phẩm và công dụng trước mắt của chúng, ví dụ như: thiết kế cảm biến vi mô, xây dựng hệ thống robotic, viết ứng dụng dành cho người tiêu dùng và các sản phẩm phân tích B2B Big data…. Ngoài ra, Manoj Duggirala còn là Advisor tại FoundersSpace và Co-founder của 3 startups, bao gồm cả Portal.
Portal Defi Investor

Portal đã qua qua 4 lần gọi vốn, từ 15/9/2019 tới 21/9/2021, và ở lần gọi vốn mới nhất của mình, Portal đã được đầu tư 8.5 triệu đô. Với Lead Investor Là Coinbase Ventures, ngoài ra những investor còn lại của Portal thực sự là những VC có tiếng trong giới blockchain hay DeFi như: Arrington XRP Capital, OKEx Blockdream Ventures, AU21 Capital, Krypital Group, B21 Capital, NGC Ventures….
Đây cũng là một điểm cộng, nền tảng cho Portal có thể tiến xa hơn nhờ backer như thế này.
Portal Defi Tokenomics
Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất khi có thêm thông tin.
Công nghệ của Portal Defi
Fabric: A Decentralized Computation Market for Executing Financial Primitives
Fabric là 1 thị trường layer 3 peer-to-peer cho việc tính toán. Hệ thống triển khai cơ sở hạ tầng tính toán riêng biệt bằng cách sử dụng Smart Contracts trên các blockchain khác nhau ( tức là Bitcoin và các chain giống Bitcoin như Zcash, Litecoin, …., Etherum và các smart contract dựa trên chain).
Một người dùng có thể soạn một sơ đồ đa bên an toàn mà qua đó họ có thể tính toán một số chương trình, thường được viết bằng ngôn ngữ có cấp độ cao hơn hoặc được soạn thảo trực quan hơn bằng trình chỉnh sửa. Điều này dựa trên nguồn cung cấp thông tin được mã hoá cho chương trình như một hệ thống mật mã được mã hoá đồng hình (homomorphically-encrypted crytosystem).
Sơ Đồ Các Thành Phần Của Fabric/Portal
- Alice tạo ra một số chương trình thử P
- Alice cung cấp một số lượng A của digital currency C
- Alice công bố một bằng chứng tồn tại một lớp các giải pháp trong đó kết quả X là kết quả từ một số không gian đầu vào I
- Alice đưa tới một số dữ liệu được mã hoá đồng hình D, thông qua I
- Các giải pháp tính toán ngang hàng mở khóa tiền từ A
Trong trường hợp của Portal, chương trình thử (Prover programs) là các yêu cầu swap được xây dựng dưới dạng HTLCS. Nếu Alice muốn lấy Bitcoin của mình để lấy Ethereum, cô ấy sẽ đưa lời đề nghị của mình ra thị trường để thực hiện đúng sơ đồ chỉ định bằng cách tạo và phát (broadcasting) yêu cầu swap.
Giao dịch giao ngay (spot), quyền chọn (options), cho vay (lending) và đi vay (borrowing), các công cụ phái sinh (derivatives) trở thành “chương trình tính phí – programs for fee”.
Thực hiện contract, sắp xếp orderbook, chứng minh rằng các giao dịch swap được thực hiện dựa trên các quy tắc được đặt ra trong công cụ hỗ trợ, định giá theo thời gian thực của các quyền chọn, lãi suất (interest), và tiền gửi (deposits), tất cả đều trở thành chương trình thử (Prover programs). Các agent cung cấp bằng chứng về việc thực hiện đúng có thể mở khóa tiền từ HTLCS.
Atomic Swap: The Fundamental Primitive of DeFi
Một swap contract (hợp đồng hoán đổi) là giao dịch giữa các tài sản thuộc hai blockchain khác nhau và tạo thành đơn vị giao dịch cơ bản giữa hai bên. Thật không may, cho đến nay, vấn đề “swapping” coin thuộc hai blockchain khác nhau vẫn chưa giải quyết được vấn đề thiếu độ tin cậy.
Layer 1 Atomic Swaps
“Atomic swaps”, ban đầu được coi là giải pháp cho vấn đề trao đổi trust-minimized cross-chain, nhưng chưa đủ tiến bộ để cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho centralized exchanges.
Atomic swap đầu tiên được đề xuất như một giải pháp cho “exchange risk – rủi ro hối đoái” vào năm 2013. Atomic swap cổ điển của Tier Nolan sử dụng Hash Time Locked Contracts (HTLCs – Hợp đồng khoá thời gian) và được hiểu rõ là có những vấn đề sau:
- Facilitation (Tạo điều kiện thuận lợi): Atomic swap cổ điển của Tier Nolan không có các ưu đãi (incentives) được tích hợp trong chính giao thức (protocol) để swaps được tạo điều kiện bởi bất kỳ bên thứ ba nào.
- “Inadvertent Call Option” (Quyền chọn mua vô tình): Trong một giao dịch, bên nắm giữ preimage nhận được một quyền chọn nhưng không có nghĩa vụ phải mua coin của đối tác với tỷ giá hối đoái cố định trước khi thời gian khóa hết hạn. Đây được gọi là “Inadvertent American call option – Quyền chọn mua vô tình của người Mỹ”. Nếu như giá cả đi ngược lại với giao dịch, nó có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào.
- Liquidity Trolling/Lockup Griefing: Bên hành động thứ hai (tức là bên không có preimage) có thể làm cho bên có preimage khóa thanh khoản trong khoảng thời gian đáng kể mà không có ý định theo dõi.
- Speed:Trên Bitcoin và các chain khác, thời gian khóa của HTLCS phải đủ lâu vì bảo mật đến từ sự chênh lệch thời gian khác nhau giữa người nắm giữ quỹ khoá preimage và đối tác trong HTLCS và thời gian sản xuất các block, vì chu kỳ xác nhận là trung bình thời gian xoay quanh các block.
- Coordination Costs (Chi phí điều phối): có thể thất bại sau khi trao đổi thỏa thuận swaps theo tỷ giá (wasted negotiation-thương lượng lãng phí) bởi vì các thỏa thuận trước khi cam kết của cả hai bên là không ràng buộc (non-binding). Điều này không khuyến khích các bên đàm phán.
Một môt hình đơn giản của Tier Nolan Atomic swap
Layer 2 Swaps
Kể từ khi viết bài này, chỉ có một Layer 2 swaps protocol tồn tại. Arwen được thiết kế để giao dịch giữa sàn giao dịch tập trung (centralized exchange) và người dùng của nó. Lưu ý rằng trong trường hợp này, sàn giao dịch không đóng vai trò là “sàn giao dịch – exchange” mà là trading desk hoặc OTC desk, đối tác của nó là người dùng.
Ở Arwen, cả người dùng và sàn giao dịch đều khóa coin của họ trong các smart contracts ký quỹ on-chain và “pair- ghép nối” các khoản ký quỹ của họ bằng cách trao đổi Public Key Hash (PKH) tương ứng. Đây là việc 2 bên cập nhật số dư từ ký quỹ giữa sàn giao dịch tập trung và người dùng cho đến khi đóng ký quỹ. Do đó, giao dịch nhanh chóng và xảy ra với chi phí gần như bằng không.
Hạn chế của Portal Defi
- Phụ thuộc vào danh tính (Dependence on identity): Arwen protocol phụ thuộc vào danh tiếng trong thế giới thực của các công ty trao đổi tập trung để vượt qua vấn đề “quyền chọn mua vô tình”. Họ phải hành động theo cách bảo vệ danh tiếng của mình và không có chiến lược huỷ bỏ giao dịch. Nhưng nó không phải là một đảm bảo được thực thi bởi protocol. Người dùng cần tin tưởng rằng sàn giao dịch quan tâm đến danh tiếng của nó đủ để tự nguyện bỏ qua lợi nhuận từ các tùy chọn miễn phí mà nó sở hữu.
- Giả định rằng “rủi ro danh tiếng – reputational risk” là đủ để ngăn chặn các thao tác chiến lược đối với orders và orderbooks không phải là bằng chứng. Bất chấp chi phí lớn của việc thao túng orderbooks, nhiều sàn giao dịch hàng đầu thế giới vẫn tiếp tục hoạt động này. Các Arwen protocol không có động cơ kinh tế hợp lý để giảm thiểu điều này.
- Not Peerable: như tác giả thừa nhận trong whitepaper của họ. Arwen được xây dựng nhằm mục đích cho người dùng giao dịch các sàn giao dịch tập trung, không phải với các giao dịch ngang hàng khác tại các sàn tập trung. Một ẩn danh peer-to-peer ko thể thực hiện trao đổi cross-chain khi sử dụng Arwen.
- Không tương thích với mô hình kinh doanh “trao đổi”: Arwen protocol yêu cầu tập trung để trở thành desks và market makers, cải tiến các mô hình kinh doanh hiện có của họ.
Kết luận về Portal Defi
Mặc dù Portal DeFi chưa có sản phẩm cụ thể để chúng ta có thể testnet, từ đó đánh giá được chi tiết hơn; nhưng với định hướng, ý tưởng của Team, cộng với sự hỗ trợ từ những Investor có kinh nghiệm thì trong tương lai Portal DeFi có thể là một giải pháp DeFi đáng để chúng ta trải nghiệm, và sẽ tiếp cận được nhiều người dùng hơn nữa.
Trên đây FXCE đã cung cấp một vài thông tin tổng quan về dự án Portal DeFi, team sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về dự án này để gửi đến các bạn. Cùng FXCE đưa ra những quan điểm của mình về dự án Portal DeFi nhé!
Bài viết được FXCE Ventures biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin