Tiêu điểm chính
- Trong quý 3, $BTC phần lớn đã mất khả năng phòng ngừa lạm phát và lưu trữ giá trị trên thị trường sau khi giảm 72% so với ATH.
- Khi nhu cầu về không gian block (blockspace) giảm thì số lượng giao dịch Bitcoin và phí giao dịch đã giảm lần lượt 3% và 23%. Giá trị trung bình hàng ngày được giải quyết giảm 44% theo QoQ (Quarter on Quarter).
- Việc giá năng lượng tăng mạnh, cùng với đó là hashrate đạt mức cao nhất từ trước đến giờ, giá bitcoin giảm và phí giao dịch thấp hơn đã khiến các miner ngày càng rơi vào tình thế khó khăn.
- Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng đã nêu ra những lo ngại về việc mô hình Proof-of-Work có thể cản trở nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc chống lại biến đổi khí hậu như thế nào, và việc sử dụng phương pháp mining sử dụng nhiều năng lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và giá cả của lưới điện ra sao.
- Mặc dù chỉ trích Proof-of-Work nhưng báo cáo của OSTP nhấn mạnh rằng hoạt động mining BTC có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang lưới điện tái tạo.
Bitcoin là gì?
Bitcoin ($BTC) là mạng lưới giải quyết thanh toán ngang hàng dựa trên sự đồng thuận, chống kiểm duyệt, permissionless phi tập trung đầu tiên.
$BTC – tài sản gốc của blockchain Bitcoin – là tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới không có ngân hàng trung ương hoặc người quản lý. Thường được gọi là vàng kỹ thuật số, Bitcoin có một chính sách tiền tệ ổn định, có thể dự đoán được; chính sách này hoạt động tự chủ, giúp mang lại cho mạng lưới các thuộc tính lưu trữ giá trị lý tưởng.
Để bảo mật mạng của mình, Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận được gọi là Proof-of-Work (PoW) để giải quyết “vấn đề gian lận lặp chi” (double-spend problem). PoW yêu cầu những người tham gia (miner) đóng góp sức mạnh tính toán để giải các câu đố toán học tùy ý để thêm một block mới vào blockchain. Bitcoin được trao cho miner giải được câu đố đầu tiên, giúp mint bitcoin mới.
“$BTC giống như một tấm gương, câu chuyện (narrative) nóng bỏng nhất của mạng lưới phản ánh những gì xã hội cần nhất” – Chris Burniske
Các chỉ số chính của BTC
Điểm nổi bật trong Phân tích Hiệu suất Quý 3
Vụ sụp đổ thị trường gần đây nhất đã trở thành một công cụ phá vỡ câu chuyện marketing và kiểm tra giá trị thực tế cho các tài sản tiền mã hóa hàng đầu.
- Phòng ngừa lạm phát – Với nguồn cung cố định và chính sách tiền tệ cứng rắn, người ta kỳ vọng BTC sẽ hoạt động như một hàng rào chống lại lạm phát. Nhưng thay vào đó, BTC đã có chu kỳ mới ở mức thấp ngay cả khi lạm phát CPI ở Mỹ đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
- Lưu trữ giá trị – Kể từ khi đạt mức cao nhất từ trước đến nay là $69.000 vào tháng 11 năm 2021, BTC đã giảm 72% trong bối cảnh môi trường vĩ mô rủi ro. Thay vì là một kho lưu trữ giá trị thì hành động giá lại tương tự như hành động giá của vốn chủ sở hữu công nghệ với hệ số beta cao của Hoa Kỳ. Giá BTC bị ảnh hưởng khi Cục Dự trữ Liên bang chuyển sang một chế độ bảo thủ hơn với tính thanh khoản thấp hơn và tỷ giá cao hơn.
- Tài sản bear vượt trội hơn – Ngay cả trong khi vật lộn với thị trường bear thì đồng coin hàng đầu cũng đã mất ưu thế về vốn hóa thị trường. Lý do chính là sự hoạt động hiệu quả vượt trội của Ethereum khi tiến tới quá trình chuyển đổi sang Proof-of-Stake.
- Tài sản tổ chức đáo hạn với mức độ biến động thấp hơn – Nhiều tổ chức đã từ bỏ BTC, trong đó đáng chú ý nhất là Tesla đã bán phần lớn BTC của mình vào quý 2 năm 2022. Sự đầu hàng (capitulation) từ các nền tảng cho vay và quỹ lớn góp phần vào sự biến động. Do đó, các tài sản vẫn chưa “đáo hạn” đến phổ rủi ro thấp hơn, mặc dù một số tổ chức đã đạt mức độ biến động này.
Drawdown trên 70% hầu như không phải là điều mới mẻ đối với BTC và những người nắm giữ loại tiền mã hóa này. BTC đã được biết đến với khả năng hồi sinh. Trong khi khó có thể tìm thấy sự tăng trưởng về người dùng và giao dịch nhưng hoạt động không giảm nhiều như giá.
Với mức giá ở mức thấp nhất trong nhiều năm, những kẻ tham quan đã rời đi nhưng mạng lưới vẫn tiếp tục hoạt động. Thị trường bear là thời gian để các nhà xây dựng xây dựng và để các tín đồ tích lũy thêm BTC.
“Bitcoin is dead. Long live Bitcoin.”
Các chỉ số Thị trường
Lợi nhuận của Bitcoin ngày càng có sự tương quan với các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ kể từ khi thị trường bull được thúc đẩy bởi tính thanh khoản kết thúc vào cuối năm 2021.
Trong quý 3, mối tương quan trung bình giữa Bitcoin và NASDAQ 100 là 0,6 khi lạm phát và các đợt tăng lãi suất chiếm ưu thế trong câu chuyện. Đáng ngạc nhiên là vàng kỹ thuật số và vàng vật chất lại có ít sự tương quan hơn. Mối tương quan trung bình trong quý giữa hai tài sản này là 0,2.
Bitcoin có sự biến động với xu hướng giảm khi phục hồi dần dần trong Quý 3. Mức biến động trung bình trong 30 ngày trong tháng 8 là 60%, so với hơn 80% trong tháng 6. Mức biến động thấp hơn của bitcoin dẫn đến thanh khoản thấp hơn cho thị trường tiền mã hóa rộng lớn.
Tổng giá trị thanh lý dài hạn trong tháng 8 là $5 tỷ, chưa bằng một nửa so với tháng 6 ($10,8 tỷ). Tổng số thanh lý ngắn hạn cũng thấp hơn đáng kể: $3,5 tỷ trong tháng 8 so với $6,6 tỷ trong tháng 6.
Tình hình mạng lưới BTC
Các giao dịch hàng ngày của mạng lưới hầu như không thay đổi trong cả năm, trung bình khoảng 250.000 lượt giao dịch mỗi ngày. Phí giao dịch trung bình đã ở mức rất thấp kể từ đợt tăng giá đầu tiên vào năm 2021. Tính từ đầu quý đến nay (Quarter-To-Date), phí trung bình cho mỗi giao dịch chỉ là $1,4 – giảm 21% trong quý và 55% trong năm.
Lần tăng phí cuối cùng xảy ra vào đầu năm 2021 khi giá BTC đạt mức cao mới. Thông thường, trong các đợt tăng giá, người dùng sẵn sàng trả phí cao hơn để đảm bảo các giao dịch của họ được giải quyết sớm nhất có thể.
Sự tăng trưởng về số lượng các địa chỉ được tài trợ bị chậm lại. Trong Quý 3, số địa chỉ được tài trợ chỉ tăng 1,1% so với mức 2,5% trong Quý 2 năm 2022. Trong khung thời gian hàng tháng, số lượng địa chỉ được tài trợ đã giảm lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2022 sau 10 tháng tăng trưởng ổn định.
Các địa chỉ hoạt động hàng ngày trung bình ở mức 890.000, đã giảm 4% so với Quý 2 năm 2022. Các địa chỉ đang hoạt động dường như đã trở lại mức hoạt động cơ bản, sau khi chu kỳ đạt đỉnh vào Quý 4 năm 2021 cùng với giá. Một số hoạt động cũng chuyển sang các giải pháp Layer-2 như Lightning Network, điều này cũng giải thích cho việc giảm phí.
Lightning Network trên BTC
Lightning Network (LN) là mạng lưới kênh thanh toán Layer-2 được xây dựng trên giao thức Bitcoin. LN nhằm mục đích hỗ trợ tăng thông lượng của mạng lưới trong khi vừa có thể giảm thời gian giải quyết giao dịch. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015, phương pháp mở rộng quy mô của Lightning đã trở nên phổ biến theo thời gian và hiện được coi là giải pháp mở rộng quy mô thực tế cho BTC.
LN đã ở trong thị trường bull tách biệt của riêng mình trong năm qua, cách ly khỏi sự suy thoái chung của thị trường. Khi giá token giảm, việc sử dụng và hoạt động trên mạng có xu hướng giảm theo. Tuy nhiên, các chỉ số chính của LN đã tăng trưởng đều đặn, mặc dù giá BTC đã giảm 57% trong năm qua.
Ngoài ra, việc áp dụng Lightning tăng lên khi nền tảng kỹ thuật của mạng lưới đã hoàn thiện. Thêm vào đó, nhiều công ty đã xây dựng các công cụ và dịch vụ cần thiết cho BTC và LN để có sự áp dụng phổ biến. Ví dụ, Voltage cung cấp dịch vụ lưu trữ dễ sử dụng cho các node BTC và Lightning trên đám mây.
Dung lượng BTC được nắm giữ trong các kênh công khai trên LN đạt mức cao mới là 4.618 bitcoin, trị giá $93 triệu. Sự kết hợp của sự gia tăng áp dụng và tích hợp đã dẫn đến sự tăng dung lượng đáng kể – ở mức 96% trong năm qua. Một số công ty đã áp dụng Lightning vào năm 2022 là Cash App, Kraken, BitPay và Robinhood.
Số lượng kênh và số lượng node Lightning cũng tăng trưởng đều đặn, lần lượt tăng 24% và 14% theo năm. Sự tăng trưởng này cho thấy rằng LN đang phát triển từ một mạng lưới được ưa thích để trở thành một mạng lưới thanh toán tài chính trưởng thành.
Mining
Năm 2021 là một năm đặc biệt đối với các miner trên Bitcoin. Hầu như tất cả các hoạt động mining đều có lãi khi giá Bitcoin tăng nhanh hơn hashrate (tỷ lệ băm_ của mạng lưới.
Trong thị trường bull năm 2021, nhiều công ty mining đã tận dụng lợi thế của việc tăng giá bitcoin bằng cách huy động vốn thông qua việc phát hành vốn chủ sở hữu và nợ mới để phát triển hoạt động của mình. Cổ phiếu thuộc các công ty ở mảng mining đã bùng nổ cùng với $BTC. Tuy nhiên, môi trường vĩ mô rộng lớn hơn đã khiến sự hưng phấn này đột ngột dừng lại vào năm 2022.
Chi phí lớn nhất cho các miner Bitcoin là chi phí dành cho năng lượng. Chỉ trong năm nay, giá năng lượng trên toàn nước Mỹ đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc giá năng lượng tăng trên toàn cầu, nhiều miner sẽ phải chịu áp lực, đặc biệt là những người không có hợp đồng mua bán điện (PPA) tại chỗ.
Bước sang năm 2022, đã có một lượng các đơn đặt hàng ASIC chưa giao với trị giá khoảng $5 tỷ đang được thiết lập để được giao cho các miner công khai. Khi giá bitcoin có xu hướng giảm thì các miner bắt đầu sử dụng ASIC mới khi tham gia để bắt đầu được hoàn vốn. Điều này đã đẩy tỷ lệ băm và độ khó của mạng lên cao hơn.
Khi tỷ lệ băm và giá năng lượng tăng lên trong khi giá bitcoin giảm, các miner ngày càng rơi vào tình thế khó khăn. Nhiều miner công khai đã phải bán bitcoin để tiếp tục tài trợ cho hoạt động và thanh toán các khoản nợ của mình. Việc các miner bán bitcoin thay vì tiếp tục chiến lược HOLD đã làm tăng thêm áp lực giảm giá.
Doanh thu của thợ đào BTC
Miner có hai nguồn thu nhập: phần thưởng block và phí giao dịch. Doanh thu của họ được xác định bởi giá bitcoin và nhu cầu đối với không gian block Bitcoin.
Vào quý 4 năm 2021, doanh thu của miner đạt đỉnh $4,8 tỷ, nhưng con số này đã giảm cùng với $BTC kể từ đó. Doanh thu hàng quý của các miner trong Quý 1 năm 2022 và Quý 2 năm 2022 lần lượt giảm 28% và 22%. Giả sử trong trường hợp $BTC vẫn bị giới hạn trong phạm vi (range-bound) cho đến cuối Quý 3 thì doanh thu hàng quý của miner có thể sẽ tiếp tục xu hướng giảm do giá năng lượng cao.
Phần thưởng block của Bitcoin tạo nên phần lớn doanh thu của miner. Trong quý này, tổng doanh thu từ phí của miner là 1,7%. Mặc dù mức phí tăng 0,1% so với quý trước, nhưng con số này thấp hơn đáng kể so với mức phí mà các miner kiếm được trong thị trường bull năm 2021.
Hiện tại, phí thấp không phải là một vấn đề lớn vì các miner được khuyến khích nhờ vào trợ cấp block nhiều hơn là phí để bảo mật mạng lưới. Tuy nhiên, tính bảo mật dài hạn của Bitcoin có thể gặp rủi ro nếu những khoản phí thấp này vẫn tiếp diễn khi trợ cấp block tiến gần đến mức 0.
Tỷ lệ băm (hashrate)
Vào tháng 5 năm 2021, lệnh cấm mining Bitcoin của Trung Quốc đã khiến hashrate giảm nhanh 50%. Hai tháng sau, hashrate bắt đầu tăng sau khi các máy khai thác xuất khẩu từ Trung Quốc đã được khởi động lại. Đến tháng 12, hashrate của mạng lưới đã hoàn toàn phục hồi về mức trước tháng 5.
Vào tháng 6 năm 2022, hashrate bắt đầu giảm khi giá năng lượng tiếp tục tăng, điều này khiến một số miner phải rút nguồn máy mining của mình. Do việc phân phối ASIC cho các miner đã đặt hàng vào năm 2021 vẫn tiếp tục nên hashrate hiện ở gần mức cao nhất mọi thời đại.
Khi hashrate tăng lên trong thời kỳ giá bitcoin giảm, các miner có thể buộc phải chuyển hướng khỏi chiến lược HODL và bán bitcoin được giữ trên bảng cân đối kế toán của mình.
Mặc dù lệnh cấm mining của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến hashrate và giá BTC ban đầu, nhưng cuối cùng điều này đã mang lại lợi ích cho mạng lưới.
Trước khi có lệnh cấm, các miner Trung Quốc chiếm ưu thế về hashrate của mạng tính trên cơ sở từng quốc gia. Sau lệnh cấm, các hoạt động mining của Trung Quốc đã di chuyển sang các nước như Hoa Kỳ, Kazakhstan và Canada – những nơi ít có sự bất ổn về quy định hơn. Kết quả là, mạng lưới Bitcoin trở nên phi tập trung và linh hoạt hơn, tránh rủi ro địa chính trị khi một quốc gia chiếm một phần hashrate quá lớn.
Tổng hashrate của Hoa Kỳ đã tăng từ 16% vào tháng 5 năm 2021 lên 38% vào tháng 1 năm 2022. Các pool mining của Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi từ lệnh cấm mining của Trung Quốc với Foundry USA trở thành pool lớn nhất. Kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2022, pool Foundry USA chiếm 24% hashrate của mạng lưới, tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu thụ năng lượng
Gần như không thể xác định mức tiêu thụ điện chính xác của mạng BTC do tính chất phi tập trung của nó. Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF) sử dụng mô hình thời gian thực (real-time model) để ước tính tải điện hàng ngày của mạng lưới BTC trong phạm vi giả định.
So với quý 2 năm 2022, mức tiêu thụ năng lượng ước tính chỉ tăng 2% trong khi hashrate tăng 6% và đạt mức cao nhất từ trước đến giờ. Sự tách rời tương quan (decoupling) có thể đến từ việc các ASIC mới hơn với khả năng tiết kiệm năng lượng hơn và hashrate cao hơn.
Phân tích tâm lý thị trường
Làn sóng HODL phân loại các đầu ra giao dịch chưa chi tiêu (UTXO) của BTC theo thời điểm di chuyển lần cuối trên chuỗi. Những người nắm giữ ngắn hạn (dưới 6 tháng) đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm và chỉ sở hữu 23% nguồn cung BTC tính đến ngày 31 tháng 8. Trong 7 năm qua, những người nắm giữ ngắn hạn của BTC đã chạm đáy sáu lần, trong năm tiếp theo luôn mang lại lợi nhuận dương.
Số lượng người nắm giữ ngắn hạn đã từng là một chỉ báo hàng đầu về đỉnh giá BTC. Khi bắt đầu đạt được mức cao mới, BTC sẽ đi vào vòng xoay tin tức (news cycle) và thu hút nhiều người mua hơn. Tuy nhiên, mức đỉnh cuối cùng vào tháng 11 năm 2021 đã không thu hút các nhà đầu tư mới theo cách như vậy, nguyên nhân có lẽ do các yếu tố môi trường vĩ mô.
Tỷ lệ vốn hóa thị trường trên giá trị thực (MVRV) so sánh vốn hóa thị trường hiện tại với giá BTC khi chúng di chuyển lần cuối đối với tất cả BTC đang lưu hành. Như vậy, tỷ lệ cho thấy mức độ sinh lời tích lũy của những người nắm giữ.
Vào cuối tháng 8, MVRV đã giảm xuống dưới mức key level 1 (vùng giá quan trọng), điều này cho thấy những người nắm giữ đang thua lỗ về tổng thể. Hiệu ứng phân bổ trong tài chính hành vi cho thấy rằng các nhà đầu tư nắm giữ các khoản đầu tư thua lỗ của mình với hy vọng đảo ngược tình thế. Do đó, MVRV dưới 1 là vùng tích lũy cho các nhà đầu tư dài hạn.
Xu hướng tìm kiếm của Google giúp củng cố quan điểm rằng không có nhiều người mới tham gia vào chu kỳ trước. Thông thường, số lượng tìm kiếm trên Google giảm cùng với sự giảm giá của BTC. Tuy nhiên, Bitcoin đã có mức tìm kiếm thấp hơn kể từ năm 2017. Trên hết, đợt tăng giá thứ hai vào năm 2021 chỉ có một nửa lượt quan tâm tìm kiếm so với đợt đầu tiên.
Sự phân tách (decoupling) giữa xu hướng tìm kiếm của Google và giá BTC có thể cho thấy rằng có ít người mới tham gia vào không gian này hơn.
Quy định Phân tích Định tính
PoW
Với việc giá năng lượng ngày càng tăng và sự biến đổi khí hậu ngày càng trở thành một vấn đề chính trị quan trọng thì việc tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường của BTC đã bị giám sát chặt chẽ hơn.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng (White House Office of Science and Technology Policy) đã xuất bản một báo cáo về tác động của khí hậu và năng lượng của hoạt động mining tiền mã hóa theo sắc lệnh của Tổng thống Biden.
Nhìn chung, báo cáo nêu lên những lo ngại về cách cơ chế Proof-of-Work có thể cản trở nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc chống lại biến đổi khí hậu và việc mining sử dụng nhiều năng lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy và giá cả của lưới điện như thế nào.
Báo cáo kêu gọi một số cơ quan liên bang phát triển các tiêu chuẩn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo chất lượng của năng lượng. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, báo cáo nói rằng Quốc hội và Chính quyền nên tìm cách hạn chế hoặc loại bỏ hoạt động mining PoW.
Bất chấp những lời chỉ trích từ Nhà Trắng về việc mining PoW, báo cáo đề cập đến việc hoạt động mining PoW có thể mang lại kết quả tích cực cho khí hậu thông qua các hoạt động mining thay thế. Ngoài ra, báo cáo cho biết mining PoW có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang lưới điện tái tạo bằng cách đóng góp vào các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nhanh chóng cần thiết và cung cấp thêm doanh thu cho các nhà phát triển năng lượng tái tạo.
Texas đã đóng vai trò là một case study xuất sắc trong việc xác nhận cả hai tác động PoW tích cực được đưa ra trong báo cáo của Nhà Trắng, do lập trường thân thiện với doanh nghiệp của bang đối với hoạt động mining. Nhưng không phải tất cả các bang đều thoải mái với việc mining PoW như Texas. Q
uay trở lại tháng 6 năm 2022, Thượng viện New York đã thông qua dự luật tạm hoãn hai năm đối với các hoạt động mining PoW mới sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Dự luật vẫn chưa được thống đốc New York ký nhưng sẽ được thông qua.
Bên ngoài Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu đã và đang thành lập bộ quy định của riêng mình, được gọi là Thị trường trong tài sản tiền điện tử (Markets in Crypto Assets – MiCA). Được đưa ra vào năm 2020, luật này nhằm mục đích tạo ra luật để quản lý các tài sản tiền mã hóa. Dự thảo ban đầu bao gồm việc đề xuất cấm các dịch vụ tiền mã hóa sử dụng các tài sản tiền mã hóa trên PoW.
Tuy nhiên, đề xuất này đã bị các nhà lập pháp bỏ phiếu chống từ tháng 3 năm 2022. Vào tháng 6 năm 2022, các nhà lập pháp EU và các thành viên đã hoàn thiện khung pháp lý sau khi loại trừ đề xuất cấm mining PoW.
Giám sát Quản lý
Trong vài năm qua, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã nãy sinh mâu thuẫn về việc ai nên có quyền tài phán đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Vào tháng 8 năm 2022, Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng Hàng hóa Kỹ thuật số (Digital Commodities Consumer Protection Act) đã được đưa ra tại Thượng viện Hoa Kỳ. Đạo luật này sẽ cung cấp cho CFTC sự giám sát quản lý trực tiếp đối với thị trường giao ngay của BTC và ether.
Đầu tháng 9 năm 2022, Gary Gensler, Chủ tịch của SEC, đã tỏ vẻ ủng hộ việc trao quyền quản lý CFTC cho các token không bảo mật như bitcoin. Động thái này có khả năng mở ra con đường pháp lý cho ETF BTC giao ngay và khả năng loại bỏ khoản chiết khấu GBTC có vấn đề.
ESG
Từ góc độ ESG, việc mining BTC dường như khá rắc rối. Hoạt động mining bitcoin tiêu thụ một lượng năng lượng đáng kể và tạo ra lượng khí thải carbon xấp xỉ một nửa so với lĩnh vực trung tâm dữ liệu (data center). Tuy nhiên, như đã nêu trong báo cáo mining của Nhà Trắng thì trong đúng hoàn cảnh, việc mining có thể giảm phát thải khí nhà kính và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang lưới điện tái tạo.
Ngay cả với những lợi ích có thể thấy từ hoạt động mining BTC, ngành công nghiệp vẫn đang thúc đẩy hỗn năng lượng (energy mix) bền vững hơn. Hội đồng mining BTC (Bitcoin Mining Council – BMC) – một diễn đàn toàn cầu tự nguyện của các miner – đã và đang nỗ lực để mang lại sự minh bạch và tính thực tiễn tốt nhất cho ngành mining kể từ tháng 6 năm 2021.
BMC bao gồm 45 công ty mining đến từ năm quốc gia, đại diện cho 50,5% hashrate của mạng lưới BTC. Trong báo cáo quý 2 của mình, BMC đã cho biết rằng mạng lưới mining Bitcoin toàn cầu có hỗn hợp năng lượng bền vững (trung tính carbon) là 59,5%. So với các quốc gia, BTC có hỗn hợp năng lượng bền vững lớn nhất, trong khi vị trí thứ hai thuộc về Đức với 48,5%.
Theo BMC, hỗn hợp năng lượng bền vững của mạng lưới đã tăng 62% trong 18 tháng qua do sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, dữ liệu BMC đang được giám sát chặt chẽ vì nó dựa trên những báo cáo do các miner tự cung cấp.
Để xác nhận sự phát triển của mạng lưới đối với nhiều năng lượng tái tạo hơn, Daniel Batten đã thực hiện một phân tích độc lập bằng cách sử dụng thông tin công khai. Batten nhận thấy rằng trong 18 tháng qua, hỗn hợp năng lượng bền vững của mạng lưới có mức tăng tối thiểu 10,9%, điều cho thấy rằng mạng lưới đang đi đúng hướng.
Nguồn năng lượng Carbon-Negative (carbon âm)
Trong quá trình định lượng phần carbon trung hòa của mạng lưới, BMC đã không đánh giá các nguồn năng lượng âm carbon. Batten phát hiện ra rằng 2m36% mạng được cung cấp bởi các nguồn năng lượng âm carbon. Các BTC miner sử dụng khí đốt tự nhiên mà lẽ ra sẽ được sử dụng bởi ngành công nghiệp dầu khí.
Khi Bitcoin miner đốt cháy khí thay vì thải nó ra dưới dạng metan vào khí quyển, họ sẽ giảm 63% lượng khí thải CO2 tương đương (CO2e). Kết quả là, 2,36% nguồn năng lượng carbon-negative cuối cùng sẽ làm giảm cường độ carbon của mạng lưới xuống 4,02%.
CoinShares ước tính rằng 69 TWh điện năng lãng phí ở Hoa Kỳ là dành cho hoạt động đốt (flare), việc này tạo ra lượng khí thải carbon lên tới 78 triệu tấn CO2e. Nói cách khác, năng lượng lãng phí cho hoạt động khí đốt ở Hoa Kỳ bằng 78% năng lượng được sử dụng bởi mạng lưới BTC toàn cầu vào năm 2021 (89 TWh).
Việc thay thế năng lượng khí đốt cho việc khai thác BTC sẽ làm giảm đáng kể lượng khí nhà kính xâm nhập vào bầu khí quyển – đủ để bù đắp tất cả lượng khí thải CO2e của mạng lưới hoặc thậm chí làm cho nó trở nên carbon negative.
Giao thức và Phát triển Hệ sinh thái
Thị trường bear là cơ hội để xây dựng. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, có rất nhiều sự phát triển đang diễn ra trong hệ sinh thái:
- BIP-119 hướng đến mục tiêu cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cách BTC được sử dụng.
- BIP-300 and 301 với mục tiêu mở rộng chức năng của BTC với các sidechain chủ động tham gia (opt-in sidechain) mà không làm thay đổi lớp cơ sở. Các đề xuất có thể mang lại các hợp đồng thông minh cho BTC và cung cấp một biện pháp khả thi để duy trì giao thức thông qua phí giao dịch.
- Taro là một giao thức chạy bằng Taproot mới do Lightning Labs ra mắt. Giao thức nhằm mục đích đưa stablecoin và các tài sản khác vào Lightning Network.
- Lightning Pool and Magma đã giúp tạo ra lợi nhuận trên BTC theo cách non-custodial (không lưu ký).
Trong suốt quý 3, nhiều nhà phát triển đã rời bỏ vai trò duy trì Bitcoin Core của mình. Vào tháng 7, Peter Wuille đã thông báo đang thu hẹp lại các khoản đóng góp của mình. Vào tháng 8, Wladamir van der Laan – người bảo trì đứng đầu (Lead Maintaine) lâu nhất cho Bitcoin Core – đã tuyên bố từ chức.
Khả năng của Hợp đồng Thông minh
Chức năng của BTC bị giới hạn bởi thiết kế để giảm diện tích bề mặt có thể phát sinh các lỗ hổng tiềm ẩn. Mặc dù BTC có khả năng hợp đồng thông minh nhưng nó không Turing complete – không cho phép các vòng lặp logic. Thay vì thay đổi lớp cơ sở BTC và hy sinh tính bảo mật để tăng khả năng lập trình thì có một cách để đưa các hợp đồng thông minh vào BTC đó là sử dụng blockchain Layer 1 với cầu nối gốc đến BTC.
Stacks là một blockchain layer 1 cho phép các nhà phát triển viết các hợp đồng thông minh được hưởng lợi từ tính bảo mật của BTC. Blockchain này sử dụng Clarity – một ngôn ngữ lập trình có thể quyết định – để đọc và phản ứng với blockchain Bitcoin.
Stacks sử dụng một cơ chế đồng thuận mới được gọi là proof-of-transfer (PoX) để bảo mật blockchain của mình. PoX phục hồi cơ chế PoW của BTC để có thể hưởng lợi từ sự phân quyền mà không gây ra thêm bất kỳ tác động môi trường nào.
Các sự kiện chính
Tháng 7
- Tesla bán lỗ 75% BTC trên bảng cân đối kế toán.
- Đạo luật Công bằng về Thuế Tiền tệ ảo được ban hành, nhằm mục đích miễn thuế lên tới $50 cho các giao dịch bitcoin được.
Tháng 8
- BlackRock ra mắt quỹ tín thác tư nhân BTC giao ngay (spot bitcoin private trust) cho các khách hàng tổ chức.
- Nhóm Đầu tư Kỹ thuật số New York (NYDIG) công bố một dự án tăng tốc Lightning hướng tới các nhà phát triển đang làm việc trên Lightning, Taro; và các giao ước.
- Iran thông qua luật thiết lập một khuôn khổ cho việc bitcoin được sử dụng làm phương tiện thanh toán cho hàng nhập khẩu.
Tháng 9
- Fidelity Investments có kế hoạch cho phép các nhà đầu tư cá nhân giao dịch bitcoin trên nền tảng môi giới của mình.
- Bộ Tài chính Nga và Ngân hàng Nga đã xem xét lại quan điểm đối với các loại tiền mã hóa và thừa nhận rằng cần phải hợp pháp hóa chúng cho các khu định cư xuyên biên giới.
- MicroStrategy nộp hồ sơ lên SEC xin bán tới $500 triệu cổ phiếu để mua thêm BTC.
Lời kết về BTC trong Q3
Trong suốt Q3 năm 22, một số câu chuyện về BTC đã không thể tiếp tục. Trong suốt năm qua, BTC không phải là một hàng rào chống lại lạm phát hay một kho lưu trữ giá trị. Ngoài ra, các chỉ số trên chuỗi cho thấy sự chậm lại trong số lượng giao dịch, người dùng mới và người dùng đang hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động phát triển và việc sử dụng trong các hệ sinh thái BTC ngoài chuỗi như Lightning và Stacks đã tăng lên đáng kể.
Về mặt mining, có một đám mây đen bao trùm lên ngành công nghiệp này khi giá năng lượng và lạm phát tiếp tục tăng trong môi trường vĩ mô thanh khoản thấp.
Ngoài ra, với việc hashrate đạt mức cao nhất mọi thời đại và giá bitcoin đang chật vật để duy trì trên mức $20.000 thì doanh thu của các miner đang gần rơi xuống mức không có lãi. Nếu giá bitcoin vẫn bị giới hạn trong phạm vi hoặc giảm hơn nữa, một số công ty và miner sẽ buộc phải bán thêm bitcoin để thanh toán các khoản nợ và chi phí hoạt động.
Như đã nói, BTC đã từng tồn tại ở tình trạng tồi tệ hơn nhiều trong suốt lịch sử của mình. Cuối cùng, những câu chuyện mới có khả năng xuất hiện để thay thế những câu chuyện cũ. Các nhà phát triển đang xây dựng để mang lại chức năng mới cho giao thức và hợp đồng thông minh cho Bitcoin.
Hoạt động mining bitcoin cũng có thể trở thành một biện pháp để chống lại biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí thải và tăng cường lưới điện. Với sự khó đoán của Bitcoin thì chu kỳ tiếp theo có thể được thúc đẩy bởi câu chuyện về bitcoin như một tài sản ESG.
Bài viết được Hiền Lê biên tập từ “State of Bitcoin Q3 2022” của tác giả Sami Kassab & Kunal Goel; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.