- EUR/USD tăng tốc và mở rộng chuyển động phục hồi từ mốc 1,1400.
- Đồng bạc xanh tiếp tục chịu áp lực bán ra và thử nghiệm lại vùng 95,00.
- Lợi suất TPCP Đức kỳ hạn 10 năm tiếp tục các mức tăng của ngày thứ Sáu xung quanh khu vực -0,03%.
Nhà đầu tư dường như đã lấy lại sự lạc quan về đồng tiền chung Châu Âu và tỷ giá EUR/USD đã quay trở lại vùng 1,1430 vào đầu tuần.
EUR/USD vẫn được hỗ trợ quanh mốc 1,1400
Sau chuyển động kéo ngược vừa phải về khu vực 1,1400 vào thứ Sáu, EUR/USD đã lấy lại đà đi lên trong bối cảnh những người tham gia thị trường quay trở lại với các tài sản rủi ro và đồng bạc xanh yếu hơn, trong khi các dữ liệu kinh tế vĩ mô được công bố trước đó của Trung Quốc cũng là một chất xúc tác khác cùng với tâm trạng lạc quan.
Đồng bạc xanh đã bắt đầu tuần thấp hơn sau các dữ liệu đáng thất vọng từ Hoa Kỳ vào thứ Sáu mặc dù lợi suất TPCP Mỹ tăng khá tốt.
Trên thực tế, các dữ liệu trước đó từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 4,0% trong quý IV năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, trong khi Sản lượng công nghiệp đã tăng vượt ước tính ở mức 4,3% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 12. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước vẫn yếu kém sau khi Doanh số bán lẻ tăng ít hơn dự báo ở mức 1,7%, cũng trong quý IV năm 2021. Những dữ liệu này về nền kinh tế Trung Quốc có thể thúc đẩy PBoC thực hiện nới lỏng hơn nữa, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các đồng tiền có tính rủi ro hơn.
Xu hướng đi lên của cặp tiền này có vẻ được củng cố bởi các mức tăng của lợi suất TPCP Đức kỳ hạn 10 năm lên vùng -0,03%, kéo dài các mức tăng vào thứ Sáu.
Trong phiên giao dịch tại Châu Âu, dữ liệu lạm phát chính thức của Ý cho tháng 12 sẽ là dữ liệu duy nhất được công bố, trong khi Eurogroup dự kiến sẽ họp vào cuối ngày.
Tìm kiếm gì xung quanh EUR
Tỷ giá EUR/USD đã chịu áp lực bán ra sau khi lập mức cao kỷ lục mới trong vùng 1,1480. Triển vọng cho cặp tiền này có vẻ đã được cải thiện trong các phiên trước đó, đặc biệt là sau khi cặp tiền vượt lên trên đường kháng cự 4 tháng vào ngày 12 tháng 1, hôm nay nằm ở gần 1,1380. Trong khi đó, sự khác biệt về chính sách giữa Fed và ECB cùng với các chuyển động của lợi suất trái phiếu dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy hành động giá xung quanh cặp tiền này trong thời gian tới. Các quan chức ECB gần đây đã lên tiếng khá nhiều và đã thừa nhận rằng tỷ lệ lạm phát có thể tiếp tục duy trì ở các mức cao hơn trong khu vực đồng euro, làm dấy lên những đồn đoán mới về việc ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022. Ở một khía cạnh khác, sự lây lan không ngừng của đại dịch virus corona vẫn là yếu tốc chính cần xem xét khi nói đến triển vọng tăng trưởng kinh tế và niềm tin của các nhà đầu tư trong khu vực.
Các sự kiện chính trong khu vực đồng euro tuần này: Cuộc họp của Eurogroup (Thứ Hai) – Cuộc họp Ecofin, Khảo sát ZEW cho Đức/Liên minh Kinh tế Tiền tệ Châu Âu (Thứ Ba) – chỉ số CPI chính thức của Đức cho tháng 12 (Thứ Tư) – Chỉ số CPI chính thức của Liên minh Kinh tế Tiền tệ Châu Âu cho tháng 12, Biên bản cuộc họp của ECB (Thứ Năm) – phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde, dữ liệu sơ bộ về Niềm tin của người tiêu dùng Châu Âu (Thứ Sáu).
Các vấn đề nổi bật phía sau: Sự phục hồi kinh tế không đồng đều sau đại dịch ở khu vực đồng euro. Lập trường/phản ứng tiềm năng của ECB đối với lạm phát liên tục ở mức cao trong khu vực. Suy đoán về lộ trình giảm bớt kích thích/tăng lãi suất của ECB. Cuộc bầu cử Tổng thống Cộng hòa ở Ý vào cuối tháng Giêng. Cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp vào tháng Tư.
Các mức giá của cặp EUR/USD cần theo dõi
Cho đến nay, tỷ giá giao ngay đang tăng 0,10% ở mức 1,1426 và đối mặt với ngưỡng kháng cự tiếp theo ở mức 1,1482 (mức cao nhất năm 2022 vào ngày 14 tháng 1), tiếp theo là 1,1501 (SMA 100 ngày) và cuối cùng là 1,1511 (SMA 200 tuần). Ở phía ngược lại, một chuyển động giảm xuống dưới 1,1398 (mức thấp nhất vào ngày 14 tháng 1) sẽ đưa cặp tiền hướng đến mức 1,1351 (SMA 55 ngày) trên đường đến 1,1272 (mức thấp nhất năm 2022 vào ngày 4 tháng 1).