Bắt đầu với cuộc chiến thanh khoản DeFi, đến cơn sốt NFT – và giờ chúng ta lại đang trong “kỷ Cambri” bùng nổ các nền tảng hợp đồng thông minh? Khi Solana, Cardano, Polkadot, Terra, và Avalanche đồng loạt gia tăng giá trị, và cộng đồng cũng vô cùng phấn khích về sự kiện ra mắt giải pháp mở rộng Arbitrum trên nền tảng Layer 2 (L2) của Ethereum, dường như các sự việc đều đang ủng hộ quan điểm trên.
Làm thế nào mà các đối thủ có giá trị vốn hóa thị trường tương đối như BSC và Polygon lại giữ được lợi thế mạnh mẽ từ mức sử dụng ‘thực tế’, và làm thế nào mà Arbitrum một đứa-trẻ-mới-đến lại chiếm được vị trí trong top 10 TVL nhanh đến thế, vượt lên trên cả quy mô của nó? Các dự án này có điểm chung nào không?
EVM vs non-EVM
Dù vậy, Ryan Watkins chỉ ra trong bài báo gần đây về “đầu cơ và cuộc chiến giữa các hợp đồng thông minh”, hành động giá không phải là tất cả. Hoạt động thật sự diễn ra bên trong các nền tảng này (được thể hiện qua giá trị TVL như hình phía dưới) khác xa những mức định giá gây sốt dành cho các EVM sidechain như Polygon, với giá giao dịch chỉ bằng một phần nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh mới phát hiện.
Như có thể thấy từ bảng trên, 70% các Nền tảng Hợp đồng Thông minh trong top 10 đều tương thích với EVM, trong khi 30% còn lại thì không. EVM (Ethereum Virtual Machine) là một “bộ máy ảo” chạy các hợp đồng thông minh, đầu tiên là trên Ethereum, và bây giờ là trên một lượng lớn các sidechain và L2 – những giải pháp đang phát triển nhanh chóng. Bạn có thể hiểu như hệ điều hành Android – chạy các ứng dụng mà bạn yêu thích trên điện thoại Google, cũng như hàng loạt các thương hiệu khác. Tại sao chi tiết này liên quan đến việc đánh giá các Nền tảng Hợp đồng Thông minh? Ai lại quan tâm điều này?
Câu trả lời là các nhà phát triển, họ quan tâm. Và những nhà phát triển, như Steve Balmer đã luôn cố gắng thuyết phục chúng tôi, lại chính là chìa khóa tới thành công. Nếu như bạn đang xây dựng một nền tảng, người dùng trọng tâm là những nhà phát triển – họ tạo ra những điểm thu hút để dẫn lối người dùng đến gần hơn với “công viên giải trí” của bạn. Điều này khiến cho lựa chọn nền tảng là một trong những biến số quan trọng mà các nhà phát triển phải quyết định ngay từ đầu.
Cuộc chiến lựa chọn nền tảng bắt đầu với nhà phát triển, sau đó là người dùng
Điều này có thể giải thích rất nhiều. Khi chúng ta nhìn lại bảng xếp hạng top 10 các dự án theo giá trị TVL, nhưng lần này kèm theo danh sách hệ sinh thái các ứng dụng phi tập trung tương ứng, xu hướng sẽ được thể hiện rõ hơn:
Bảng trên cho thấy nếu như bạn chọn theo hướng non-EVM cho nền tảng hợp đồng thông minh, bạn sẽ bị phân mảnh. Nếu theo EVM, những nền tảng hợp đồng thông minh mới nổi rõ ràng có thể chiến thắng những dự án DeFi hàng đầu hiện tại, và cả đám đông xung quanh. Chuỗi non-EVM, dù có thú vị đến đâu, vẫn phải bắt tay vào xây dựng hay sao chép lại từ đầu từng dự án, đồng thời phải phòng tránh hiệu ứng mạng (network effect) tiêu cực cũng như vòng xoáy mà các sản phẩm OG DeFi mang theo. Điều này đưa chúng ta đến điểm tiếp theo: thị trường sẽ hỗ trợ bao nhiêu loại nền tảng hợp đồng thông minh trong thời gian dài?
Chỉ 2 cái tên có thể thống trị
Chỉ hai cái tên có thể cùng thống trị một thị trường: Apple và Microsoft, Android và iOS, Chrome và Firefox, Java và .Net, AWS và Azure, Intel và AMD, Nvidia và AMD… Nếu như bạn nhìn vào hệ thống khắp các nền tảng, bạn sẽ tìm thấy một xu hướng chung: trong khi sản phẩm/ứng dụng dành cho người dùng thì rất nhiều, những nền tảng công nghệ lại thường chỉ tồn tại 2 dự án thống trị độc quyền trong 1 phân khúc:
Hiện tại, chúng ta rõ ràng chỉ đang trong giai đoạn “before” của nền tảng các hợp đồng thông minh, với sự bùng nổ của rất nhiều giải pháp tiềm năng. Nhưng sẽ còn bao lâu trước khi sự hợp nhất bắt đầu? Và nếu như điều đó xảy ra, chúng ta có thể tưởng tượng được về tương lai mà EVM có thể không phải là 1 trong 2 cái tên độc quyền hay không?
Có thật sự rằng các Nền tảng Hợp đồng Thông minh non-EVM chỉ đang đấu tranh để trở thành 1 trong 2 cái tên thống trị? Hãy nhớ lại về trường hợp của hệ điều hành Windows và Mac như một ví dụ.
Windows là một hệ điều hành mà nhiều nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturers) sử dụng để tạo ra sản phẩm của riêng họ, trong khi MacOS lại chỉ được dùng cho các PC của Apple. Điều này không hề khác với không gian blockchain – một nền tảng hợp đồng thông minh là cần thiết cho mọi nhà phân phối “máy tính” khổng lồ. Một vài chuỗi (đóng vai trò như “nhà sản xuất thiết bị”) sử dụng EVM như “hệ điều hành”, trong khi những chuỗi khác lại thích sử dụng bộ máy ảo mà họ tự xây dựng theo nhu cầu riêng của mình. Và cũng như cuộc chiến giữa các hệ điều hành máy tính, sự lựa chọn trong thiết kế dẫn đến nhiều hệ lụy đáng kể.
Các nhà phát triển ứng dụng phi tập trung, phần lớn tập trung theo nhóm nhỏ, thường không thể nhắm vào một danh sách dài các loại EVM – họ có xu hướng chỉ nhắm vào vị trí thứ 1 và thứ 2 trong thị trường, và thêm tính tích hợp vào các chuỗi nhỏ hơn theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Việc họ chọn EVM hay non-EVM có thể dựa vào chiến lược Đại dương Xanh hay Đại dương Đỏ – một là đánh bại tất cả mọi đối thủ trong cuộc chiến các hệ sinh thái EVM đông đúc, hai là nhân bản – mở rộng – trở nên khác biệt trong một hệ sinh thái mới sắp lớn dần, với hy vọng có thể chiến thắng lâu dài. Một ví dụ của chiến lược này là Serum DEX xây dựng trên Solana.
Trong khi DEX (Decentralized Exchange) tiêu chuẩn trong thế giới EVM là một mô hình Automated Market Maker sử dụng các pool thanh khoản hai chiều, Serum lại tận dụng tốc độ và môi trường phí thấp của Solana để tạo ra mô hình Central Limit Order Book (CLOB) – sổ lệnh giới hạn trung tâm nằm hoàn toàn trên chuỗi – theo kiểu DEX. Định dạng CLOB cho phép một bộ ứng dụng hoàn toàn khác được xây dựng trên nền tảng, nhưng lại phải hy sinh khả năng tương tác liên kết với EVM.
Cho đến khi một đối thủ thực sự của EVM trỗi dậy, có vẻ như xu hướng sau đây vẫn sẽ tiếp diễn: một tập hợp các ứng dụng phi tập trung được triển khai khắp các chuỗi EVM, đối chọi lại với một không gian non-EVM tách biệt – nơi mà mỗi nền tảng đều ấp ủ một “bộ sưu tập” các ứng dụng phi tập trung của riêng mình. Vậy thì làm cách nào bạn có thể quyết định là có nên theo EVM hay không?
Bảng so sánh phía trên đem đến một framework tiềm năng để đánh giá những dự án thú vị nhất hiện tại, giữa hai hướng đi: EVM hoặc non-EVM.
Theo lối EVM
Những sidechain, rollup và L1 dựa trên EVM về cơ bản đều đang cạnh tranh cho một nhóm ứng dụng phi tập trung và người dùng giống nhau. Vòng quay vốn diễn ra không thể kiểm soát, với những ý tưởng phát triển dự án mới nổ ra liên tục nếu như vẫn còn lợi ích có thể nắm bắt và tận dụng.
Khi miếng bánh vẫn còn đang to ra, đây không hẳn là một trò chơi có tổng bằng 0. Ngành công nghiệp vẫn còn trẻ, những dự án vẫn có thể sống sót với các cơ hội xoay vòng, miễn là có đủ khả năng để cạnh tranh về giá và hiệu quả, trong khi vẫn khuyến khích người dùng tham gia hoặc ở lại trong “khu vườn mở”. Trở nên khác biệt là một vấn đề mơ hồ, các rollup trên Ethereum tuyên bố họ có tính phi tập trung cao hơn các đối thủ L1, nhưng quan tâm của thị trường vẫn chưa đặt nặng vấn đề này.
Sẽ có tiềm năng các tổ hợp đa nền tảng phát triển khi càng nhiều protocol mang khả năng tương tác xuất hiện. Điển hình, cung cấp thế chấp trên một chuỗi và vay nợ trên một chuỗi khác sẽ mở rộng khả năng sử dụng toàn bộ nền kinh tế. Không gian này tương tự một thị trường mở với đa dạng các nền tảng đang chen chúc nhau để thu hút sự chú ý của người dùng – như cách vận hành của thị trường máy tính hệ Windows.
Đem đến điều khác-biệt-nhất
Theo hướng hoàn toàn đối lập, các nền tảng non-EVM sẽ cần phải nuôi dưỡng và phát triển cơ sở người dùng ngay từ đầu, đem đến trải nghiệm khác biệt so với mô hình Ethereum. Điều này khiến cho các nền tảng phải tìm thấy điều khiến mình khác biệt nhất và là tốt nhất trên thị trường, ít nhất là khác với những mối quan tâm thường thấy cho một hợp đồng thông minh.
Những dự án này sẽ cần phải lập luận và thuyết phục vì sao “khẩu vị” hợp đồng thông minh, hoặc môi trường thực thi của họ là tốt nhất, cũng như sử dụng các chương trình incentive hoặc tài trợ funding để thu hút người dùng – điều mà Arbitrum, điển hình của EVM, không cần phải lo tới để có thể phát triển.
Cho dù những nền tảng này có thể phát triển trong một không gian ít đông đúc hơn, họ có thể sẽ phải cạnh tranh trong cuộc chiến gay gắt hơn để chiếm lấy chỉ một vị trí thống trị độc nhất. Khó có thể để tưởng tượng những nhà phát triển ứng dụng, người dùng hoặc cả những công ty cung cấp ví sáng tạo nhất, thành công trong việc quản lý hàng loạt nền tảng với ngôn ngữ, kiến trúc, lịch trình cập nhật cũng như lộ trình phát triển khác biệt của một danh sách dài dự án.
Theo cuộc tranh luận này, có vẻ như chỉ một người thắng cuộc có thể tiếp tục phát triển và tiến đến cuộc cách mạng, thu hút hết mọi cơ sở người dùng của toàn bộ nền tảng non-EVM và lặp lại xu hướng độc quyền – như cách Apple phát triển chỉ một hệ sinh thái nhà phát triển duy nhất. Điều này có thể kết thúc cuộc chiến về cách thực thi và cách gây quỹ mà các nền tảng đang cố gắng “khác biệt hóa” để gây ấn tượng – lợi ích lớn nhất có lẽ vẫn trong tay các dự án được xây dựng lâu đời, và mạnh mẽ.
Tuy vậy, một hướng đi khác dành cho các nền tảng này là trở thành một ứng dụng chuyên biệt. Terra là một ví dụ, với mục tiêu tập trung xây dựng những tính năng sử dụng xung quanh native stablecoin.
Tóm lại là?
Khi đánh giá một nền tảng hợp đồng thông minh, sẽ rất hữu dụng khi xác định được nền tảng đang theo quỹ đạo EVM hay non-EVM. Việc này giúp chúng ta nhìn nhận được triển vọng của nền tảng theo góc độ của chiến lược Đại dương Xanh hay Đỏ – những nền tảng dựa vào EVM sẽ cạnh tranh nhau trên cơ sở về giá, hiệu quả và chương trình incentive; trong khi nền tảng non-EVM sẽ tập trung tấn công vào những vùng lãnh thổ chưa được khám phá với mong muốn đem đến những khác biệt lợi ích cao độ.
Cả hai chiến lược đều có khả năng giành được thắng lợi, như cách mà những newbie như Solana và Arbitrum đã chứng minh gần đây. Liệu viễn cảnh Hợp đồng Thông minh sẽ tồn tại theo dạng độc quyền nhóm hay tiến tới quá trình chọn lọc khốc liệt để phân thành độc quyền đôi, đây sẽ là một xu hướng quan trọng cần được chú ý theo dõi trong những năm sắp tới.
Bài viết được Chloe Phạm thuộc FXCE crypto biên tập từ “To EVM or not to EVM? That is the question” của Ramshreyas Rao, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
—————————————————
Cập nhập tin tức và thảo luận crypto tại
FXCE Crypto | Các cập nhật khác